Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

MIỀN.."CỤP LẠC" ( KỲ 11)


                               
                                    (tiếp theo)

Sau khi đếm đủ 118 con cá giống bé tí tẹo vẫn nguyên xi trong chậu thau, lão mới cho bà vợ bưng vào nhà và quay sang gã lúc này vẫn đang đứng bẽn lẽn như người có lỗi :
“ Nguồn sống chính của tôi đây. Mẹ kiếp, ba bằng đại học, bốn mươi năm hoạt động cách mạng, về già làm thằng gác cổng và nuôi cá… “.
Gã bước rảo ra phố như bị “ma ám”, đôi mắt “hai tròng” của lão cứ bám riết trong đầu làm gã nôn nao, quên béng ý định đi tìm cô gái làm tiền có tên là Tình. Gã cứ bước thấp bước cao dọc theo con phố lờ mờ đèn đường, lừng lững hai hàng cây cao và đôi khi một vệt đèn xe máy lướt qua , chói bên tai tiếng còi xe và tiếng chửi rủa ầm ĩ.
Có tiếng bước chân lạch bạch phía sau,  gã ngoái nhìn và nỗi sợ cố hữu đâm nhói trong ngực. Khổ người đẫy đà, hơi thấp, tóc cắt cao, mặt rộng, người đi sau gã giông giống lão cảnh sát lâu rồi gã không gặp.
Gã quay phắt như điện giật,cố bước thật nhanh đến đầu con hẻm phía trước và quặt vào đó. Không khí đầm ấm trong những ngôi nhà nhỏ sát nhau làm gã yên tâm . Một bộ xa lông trên đó mọi người quây quần xem ti vi, một ngọn đèn mờ tỏa xuống căn phòng nhỏ trong đó một cô gái đang chạy những hợp âm rải trên chiếc đàn piano, ở một ngôi nhà khác, gã thấy hai đứa nhỏ đang học bài… Vầ rồi quanh co hết mấy con hẻm, khi ra tới phố lớn, ngoái nhìn, gã bỗng giật mình, hắn vẫn lẽo đẽo theo  sau , mặt lầm lì, lạnh băng. Gã bước nhanh hắn rảo chân theo, gã đi chậm, hắn cũng bước chậm theo, trời ơi, phải về nhà, về nhà ngay lập tức. Gã cứ cắm đầu cắm cổ đi như chạy và khi tới cổng một ngôi nhà lớn treo đèn rực rỡ  gã đâm sầm vào một người đang đi vào. Không kịp để gã mở miệng xin lỗi, anh ta đã ôm chầm lấy, reo tướng :
“ Ối trời, hoá ra là cậu đấy hả ?  Thế mà tớ cứ nghe đồn cậu bán xới khỏi cái thành phố này rồi đấy. Vào đi, vào kiếm ghế ngồi không sắp hết chỗ thì chỉ có mà đứng. “
Gã cứ để anh ta lôi bừa qua đám người đang túm tụm dọc lối đi, len qua các hàng ghế kê kín sâu và phía trước là cái sân khấu buông kín mít tấm màn đỏ. Một người cao gầy từ trong lách ra gõ rột rẹt vào chiếc micro đặt trên bàn, hét to : " Một … hai… ba…bốn… năm … tôi thử máy… một… hai…  “.
Cuối cùng gã cũng nhận ra cái người đang lôi gã xềnh xệch  qua các hàng ghế chính là nhà thơ nổi tiếng Trẩm Hoài Tử. Suốt cả thời chống Mỹ, hầu như anh ta đã chiếm lĩnh các buổi tiếng thơ thường phát trước lúc đi ngủ bằng những bài thơ nóng hổi hơi thở chiến trường khiến người nghe phải nằm mơ thấy tiếng bom  rơi, tiếng thét xung phong và tiếng nhạc quân hành. Mấy năm nay, anh ta lại gây xôn xao bằng những bài thơ mang âm hưởng “ đổi mới tư duy, làm giàu đất nước” khiến những buổi anh đọc thơ tại các tụ điểm văn hoá kín đặc người nghe, tiếng vỗ tay rầm trời và lúc tan cuộc, hàng chục các chàng trai và cô  gái xinh đẹp cứ tua tủa đưa ra những cánh tay cầm sổ xin bằng được chữ ký.
- Ngồi đây, ngồi đây là tối ưu rồi.
Nhà thơ ấn gã xuống một cái ghế sắt , ngồi xuống bên cạnh rồi lại đứng phắt dậy, phóng tầm mắt nhìn khắp bốn xung quanh :
“ Ông Giám đốc Sở kìa, bà đại diện tuyên huấn thành uỷ kìa. Trời, cả anh Năm Đồng cũng đến nữa kia ư ? Quá năm phút rồi, khách mời đến cả rồi sao không thấy ai ra khai mạc ?”
Đến lượt gã cũng bắt chước  nhà thơ đứng người dậy nhìn khắp bốn xung quanh. Không, không thấy “cái đuôi” đâu cả, hắn đã bỏ cuộc hay ngồi lẫn trong đám người đông nghẹt kia ?
“Kìa, đã bắt đầu rồi kìa…”
  Nhà thơ kéo tay, ấn gã ngồi xuống và trỏ lên sân khấu, ở đó đang đi ra một người mặc comlê, thắt cravát, tay cầm cuộn giấy tiến tới microo, khom lưng xuống chào trịnh trọng :
“Để mở đầu đêm thơ  chủ đề “ đổi mới tư duy “,  tôi xin hân hạnh được giới thiệu… “
 Gã trợn tròn cả mắt, ù cả tai chẳng còn nghe thấy gì . Trời ơi, liệu có thể như thế được không, “hắn “ đó,  cái người đi theo gã trông giống hệt ông cảnh sát, mà có lẽ đúng ông ta thật chứ chẳng chơi, cái người đó chính là diễn giả đang đứng trên sân khấu đọc diễn văn khai mạc kia.
“Hay thật, cái lão này nói trúng vấn đè thật…”
  Nhà thơ vỗ đôm đốp  vào vai gã, không để ý gã đang nhớn nhác tìm lối ra. Chuồn cho nhanh khỏi nơi này thôi, gã nghĩ vậy, chuồn nhanh trước khi hắn đọc xong diễn văn và đi tới thộp cổ mình.
À, đừng có ra vẻ vờ vịt nhé, mình thừa biết hắn chả chú trọng tới những điều hắn đang đọc trong cuộn giấy kia đâu, hắn chỉ nhăm nhăm để mắt tới mình thôi. Đấy, hắn lại vừa liếc xuống đây đấy, chuồn thôi. Gã vừa dợm người đứng dậy bị ngay nhà thơ kéo xuống :
“ Cậu định đi đâu ? Ở lại dự với anh em chớ, lát nữa tớ sẽ đọc một chùm mới làm. Mà này, cố ở lại đi, cuối buổi sẽ có chiêu đãi bia hơi đấy”
“Tớ phải về… bận chút việc…”
“Thôi đi ông tướng, lại cắm đầu dịch truyện trinh thám chứ gì. Cậu hồi này bắt đầu sa đoạ rồi đấy. Chúng nó bảo cậu quẳng thơ đi rồi, suốt ngày chỉ lo kiếm tiền thôi, đúng không ? “
 Chao ôi, nom nhà thơ loẻo thoẻo thế kia mà đôi tay như hai cái kìm sắt giữ cứng gã trên ghế chẳng còn cựa quậy được.  Gã kêu lên tuyệt vọng : 
“Cậu cho tớ về… tớ bận việc thật mà…”
“Bận cái việc gì ?  Lúc này không có việc gì quan trọng bằng ngồi đây nghe anh em đọc thơ. Này, hôm  nay có cả nữ sĩ Hoài Thu đấy nhé, em vừa khoe là đã làm xong một chùm thơ thể nghiệm, tìm ra được âm điệu mới, báo hiệu trào lưu thi ca hiện đại. Tớ đọc xong là đến lượt nàng đấy. Cậu phải ngồi lại nghe mà mở mắt ra chớ. “
 Gã ngờ vực ngó sang nhà thơ. Quái, sao hắn sốt sắng giữ mình lại thế ?  Hắn muốn mình nghe thơ hắn hay chính hắn là cộng tác viên của lão cảnh sát ? Nếu vậy mình phải chờ tới lúc hắn lên đọc thơ thì mới chuồn được, nhưng trước hết mình phải giả vờ không biết  đang bị hắn theo dõi.
“Cái con mẹ này, đọc thơ mà cứ như ném chữ vào mặt người ta…”
 Nhà thơ Trầm Hoài Tử kêu lên trong lúc vẫn giữ chặt cánh tay gã : 
“ Đấy, ông đã thấy thế nào là thùng rỗng kêu to chưa ? Ay thế mà vô phúc bộ tuyển thơ nào thiếu tên Mộng Kiều là chết, mụ ta sẵn sàng kiện lên trung ương…”
  Lúc này gã mới để ý người đàn bà đang gào thét trước micro :
“ Hãy tiến xa hơn, xa hơn nữa… “, dẫu rằng  thân hình nhỏ thó ngược hẳn cái tên Mộng Kiều đã tiến tới mép sân khấu rồi. Chao ơi, trẻ ham nhà, già ham chùa, bà lão chắc đã có cháu nội rồi, bị ma ám sao đó vẫn cứ hò hét, hùng hổ thế kia ? Nhà thơ Trầm Hoài Tử vạch tay xem giờ,  kêu thất thanh : 
“Thôi chết, con mẹ này lạm giờ của anh em rồi, đã quy định mỗi người đọc ba bài ngắn thôi, mẹ đọc tuốt luốt cả bản trường ca thế kia thì bao giờ mới tới lượt mình. Cậu ngồi đây tớ phải có ý kiến với Ban  tổ chức…  “
Trống ngực gã đập thình thình  khi nhà thơ đã lẻn mất đằng sau sân khấu. Chuồn thôi, mình phải chuồn thôi, gã cứ lầm bầm mỗi câu đó trong lúc vội vã len qua các hàng ghế, thúc cả vào đùi một cô váy ngắn làm cô bừng tỉnh giấc mơ thơ, mắng xối xả vào mặt gã. Cuối cùng gã cũng ra thoát khỏi đám đông đang mê mẩn bởi cơn sốt ngôn từ, bước nhanh qua cổng và cắm đầu chạy thục mạng trong phố vắng. 
                          
                                                   (còn tiếp)

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

The world is playing football—American football—starting June 30 live on YouTube

The biggest thing in football right now is happening in Europe, at the UEFA Euro 2012 final. In the U.S., this form of “football” is generally considered to be “soccer.” While the Euro action has certainly been fantastic, American football fans -- the one with quarterbacks and end zones -- take heart! Beginning June 30, USA Football’s Under 19 International Federation of American Football (IFAF) World Championship series will air live on iBN Sports’ YouTube channel at youtube.com/user/ibnsportsnetwork.

The series pits eight countries against each other. In the first round on June 30, France plays Japan. France is rugby-crazy, after their appearance in last year’s World Cup, and Japan’s national sport is sumo wrestling: the players in this game may well demonstrate unique techniques and abilities based on backgrounds in these other very physical sports. The U.S. plays American Samoa that same day, and with many terrific Samoans playing pro football, the quality of football will be high. The other first round matchups are Panama vs. Austria and Canada vs. Sweden.

The winners of the first round play on July 4 (Games 1 and 2); the losers' bracket will be on July 3 (Games 1 and 2). The Gold Medal and Bronze Medal games will both be played on July 7.

YouTube is proud to host many live sports these days. Consider these world championships a warm-up for the high school football to be played across the country this fall. Be sure to subscribe to your favorite YouTube Sports Partner channel and don’t miss a minute of live action either this summer or this fall!

Roland Lange, YouTube Sports Partnerships, recently watched "Soccer training for kids"

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 54)




             Nhà văn Nguyễn Khải và nhà báo Nguyễn thị Ngọc Hải 
                               
                              ( tiếp theo )



Có thể nói không ngoa Nguyễn Khải là nhà văn Việt Nam đầu tiên lôi chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam ra pháp trường lần lượt nhằm bắn vào những yếu huyệt . Một mặt cái chủ nghĩa này chủ trương « đấu tranh giữa các mặt đối lập là động cơ của tiến hoá «  mặt khác trong « nội bộ Đảng » họ lại hạ xuống một cấp , không còn là « đấu tranh giữa các mặt đối lập nữa » mà chỉ còn là … »phê bình và tự phê bình ».

Nguyễn Khải thẳng thắn vạch ra cái trò «  phê và tự phê » đó là giả dối, vô tích sự :

«  Các đảng cộng sản đều coi phê bình và tự phê bình là cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ hữu hiệu nhất. Sự vật vận động sẽ sinh mâu thuẫn, giải quyết được mâu thuẫn sự vật mới có cơ hội phát triển, tiến lên. Phủ định và phủ định của phủ định, nghe vừa khoa học vừa huyền bí, như câu thần chú: “Vừng ơi, mở cửa ra!”, cứ đọc to lên là cánh cửa vào tương lai sẽ mở toang.(…). Nếu tin vào câu thần chú ấy thì Mao Trạch Đông đã không bày ra tấn tuồng “cách mạng văn hoá” để tiêu diệt mọi kẻ dám can ngăn những chủ trương đầy tính phiêu lưu của ông. Ấy là nói về những người nắm quyền lực cao nhất, còn những người nắm những cơ quan quyền lực thấp hơn cũng chả bao giờ họ tin vào cái phương pháp lãng mạn đó cả. Trong các cấp uỷ họ vẫn tự phê bình và phê bình nhau một cách sốt sắng giả dối. … »

Chính vì toàn thể cán bộ đảng viên cho tới nay vẫn đồng lòng và được phép diễn cái trò dối trá này nên cái xấu không hề bị tiêu diệt và cái ác ngày càng nảy sinh :

« Và ai nấy đều tự bằng lòng hơn sau những lễ xưng tội giải tội hết sức vui vẻ này. Và mọi thói xấu, kể cả tội ác nữa, vẫn nghiễm nhiên tồn tại như trước đây, vẫn là những vùng cấm chỉ những kẻ quá chán đời mới dám đơn độc xông vào (…). Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ? »

Bởi lẽ định nghĩa con người là « tổng hoà các mối quan hệ xã hội »nên những người cộng sản bỏ qua cái phần sâu thẳm, cái phần mù mờ, «  những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình » :

«  Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong. Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. « 

Mất cái khả năng « lắng nghe chính mình » hoặc không được phép thăm dò vào những vùng cấm đó, ngay đến các lãnh tụ cộng sản khi viết hồi ký cũng chỉ toàn một màu anh hùng :

«  Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác! (…). »

Mất cải khả năng ‘tự vấn », mất  cái khả năng « tự nhận thức », « tự tra vấn mình », các lãnh tụ cộng sản chỉ còn tìm tới những cái gây thích thú ở nơi  đám đống. Đó là những cái mà Nguyễn Khải vạch ra sơ sơ đã thấy hãi hùng :

«  Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì! »

Vậy chẳng hóa ra những người cầm quyền là những con thú say máu hít thở bằng tiếng « cuồng nộ của đám quần chúng » và bằng máu người. Nguyễn Khải quả thực đã rất « nhà văn » khi đi tới cùng việc vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của những người thành thạo thích kích động quần chúng để được nghe tiếng la hét cuồng nộ của đám đông.

 Thoát khỏi vòng kim cô của Đảng bắt ne bắt nét nhà văn phải viết thế này phải viết thế kia, Nguyễn Khải định vị lại cho chỗ đứng và bản chất của văn chương : 

»Tập thể không làm ra văn chương vì nó không có cảm nghĩ riêng, tâm sự riêng, tính cách riêng. Nó là vô danh. Một tâm sự mãn nguyện, những tiếng cười hoan lạc, một kiếp người quá đầy đủ cũng không thể có chỗ đứng trong văn chương. Vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiếng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu: thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu hạnh phúc… »

Vậy là văn chương tuyệt nhiên không thể là tiếng kèn xung trận các nhà văn thổi lên thật to để giúp Đảng đốc thúc , cưỡng ép hàng triệu, hàng triệu con người đi vào chiến tranh giành giật quyền thống trị trên cả nước . Ngược lại, văn chương phải là «  những tiếng kêu than của con người ».

Thực sự, Nguyễn Khải đã điểm đúng huyệt :

« Đời người là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại. Còn mọi thứ đều được biết, đều đầy đủ, đều mãn nguyện thì tôn giáo không còn, triết học không còn, và tất nhiên văn chương cũng không thể còn. Nó sẽ chết vì bị ngạt, vì không còn những khoảng trống huyền bí để suy nghĩ, để mơ mộng và để thở. Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người. Vì thượng đế đâu cần những con dòi béo quay lúc nhúc dưới chân Ngài. « 

Khi hứa hẹn một xã hội «  làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu », một xã hội « thiên đàng » thì họ đâu có biết họ đã giết chết con người .

«  Cũng may đó chỉ là những lời nói dối, tự dối mình và dối người của những con người đã phải sống nhiều trăm năm trong cùng khổ, trong tuyệt vọng. Còn hướng tới thiên đàng ư ? Là thiên đàng trần gian hay thiên đàng thượng giới cũng không một ai có thể sống nổi. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao những cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca! »

Vậy thì cái « thiên đàng vẫy gọi «  kia chỉ đáng giành cho đám giòi bọ. Một sự « tỉnh thức vĩ đại » của Nguyễn Khải không chỉ bằng sách vở, tư biện mà chính là ông đã « nghiệm sinh » trong đời sống :

« Những điều viết trên đây không do tôi tưởng tượng ra mà do những trải nghiệm bản thân mà có. Những năm còn trẻ cả vợ lẫn chồng đều ăn lương quân đội, lại phải nuôi dưỡng những bốn đứa con, nhà ở ven bãi sông năm nào cũng phải chạy lụt, lại quá chật có 15 mét vuông. Ăn thì mì hai phần gạo một phần, gạo phải nhặt sạn cả buổi mới dám nấu thành cơm.

Còn thức ăn ư? Chả nói nữa ai cũng ăn như thế, ăn dưa ăn mắm suốt mấy chục năm đã hoá quen. Cả nhà chỉ có hai cái giường, một cái bàn, hai cái ghế, tiếp khách ở đấy, mời cơm khách ở đấy, con học bài cũng ở đấy, và ông bố viết văn cũng chỉ có cái bàn ấy. Đêm đêm nằm cạnh hai thằng con trai lớn đạp ngang, quẫy dọc, rắm đánh thối um, vừa quạt cho hai thằng con ngủ tôi vừa mơ mộng đến một ngày nào đó, các con đã trưởng thành, tôi có được một phòng riêng để viết và tiếp bạn, mỗi bữa cơm đều có cá hoặc thịt, có cả chút rượu nữa càng hay.

Tôi không phải lo nuôi con, không phải lo cả trăm thứ vặt vãnh để tồn tại, chỉ có đọc sách, ngẫm nghĩ, đi chơi đây đó với bạn bè và viết, ắt hẳn tôi sẽ viết được một hai cuốn sách để đời. Bây giờ tôi đã ngoài bảy chục tuổi, đã có đầy đủ những gì tôi khao khát, có thể nói còn hơn cả khao khát. Tôi đã sống đầy đủ, sang trọng nữa, hơn nhiều nhà văn tôi được biết ở các nước Đông Âu. Và tôi đã nghĩ nếu chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam thì cũng chỉ cho được tôi đến thế. Khốn nỗi, lúc này tôi đâu còn năng lực làm việc bằng trí tuệ nữa mà cũng chả có nhu cầu nào phải đòi hỏi. Cuộc sống được vỗ béo của một kẻ ăn không ngồi rồi đã giết chết mọi tư tưởng ở trong tôi, rồi giết luôn đến đội quân chữ nghĩa, chúng đã hoá ra rỗng tuếch, vô hồn. Nhà văn mà hết chữ thì chỉ là cái xác chết. Xác chết con người với xác chết con dòi có gì là khác mà phải phân biệt ! »

Đó thực sự là những sám hối chân thực , dũng cảm và đanh thép.



                            (còn một kỳ cuối)




Choosing how you’re seen on YouTube

Maybe you’ve outgrown that username cutepuppies99, which seemed like such a good idea at the time. Or perhaps your friends are missing out on your mad origami skills, because they don’t know you are the genius behind origamiboy1981.

Starting today we’re giving you the ability to change how you appear on YouTube, with the option to use your Google+ profile on your YouTube channel. One Google-wide identity was something that proved popular with new YouTube users when we began offering it in March, so we are now extending it to existing users.

This is your identity, so you’re in the driver’s seat. First off, your name. If you are currently YouTube user joeysam87, you can now appear as Joey Samson, the full name from your Google+ profile (with an actual space in the middle!), along with any photo you uploaded:


Next step, your past activity. Maybe you posted a few things way back (all those “I love you Biebs!!” comments?) that you’d rather not associate with publicly. By clicking “Review my content,” you can see every video, comment or playlist you’ve ever posted, and decide whether you want it associated with your full name before making the change:


This will give you more options for how your videos are seen and discovered on YouTube. However, we realize that using your full name isn’t for everyone. Maybe people know you by your YouTube username. Perhaps you don’t want your name publicly associated with your channel. To continue using your YouTube username, just click “I don’t want to use my full name” when you see the prompt. Stay tuned for more ways to use this username in other Google products and services in coming months.

For many YouTube users with existing Google+ profiles, you’ll start seeing this option the next time you upload or comment on YouTube. For partners, brands and organizations, you won’t see this just yet. This will first be available in the US, with plans to make this available internationally soon. For more information, check out our help center.

John Fisher, Software Engineer, recently watched “Dogtown Days - Gerry Saint

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Movies and TV shows now available for purchase on YouTube and Google Play

About a year ago, we brought you thousands of full-length feature films from major Hollywood and independent studios to rent on youtube.com/movies. Following our launch yesterday, you can buy movies and TV content from shows like Revenge, Parks & Recreation and Breaking Bad, and top movie studios like ABC Studios, NBCUniversal and Sony Pictures.

Purchased movies and shows can be played back as many times as you like on YouTube, and on your Android device via Google Play. We’ll soon be bringing the experience to Google TV devices too.



Visit youtube.com/movies and youtube.com/shows today to discover and buy your favorite movies and TV shows, and check back soon for even more titles and shows in the coming weeks.

Jonathan Zepp, manager of TV/Film content partnerships, recently purchased and watched “The Walking Dead.”

MIỀN..."CỤP LẠC" (KỲ 10)


                                    
                                         (tiếp theo)

 Gã cười mủm mỉm, quả thực ngoài nỗi khát khao được ôm ấp người đẹp, gã chẳng chút mặc cảm có lỗi nào với anh chồng. 
- Chuyện với cậu lẩm cẩm bỏ mẹ. Tớ đi ngủ còn hơn… 
Hắn ngáp một cái thật dài rồi quăng mình xuống giường. Tối lâu rồi, kiểu này hắn làm một giấc tới sáng mai. Gã không lo nằm đất, chỉ ngại không biết hắn có giấy tờ gì tạm trú không ?  Gã đã hình dung trước sự nạt nộ của lão gác dan nếu dám qua mặt lão, lờ tịt cái chuyện cho một người ở trọ qua đêm. Gã lay người hắn : 
- Này, anh đưa tôi chứng minh nhân dân đi báo tạm trú.
Hắn mở mắt nhìn gã đầy riễu cợt :
- Chứng minh cái con cặc …  Lão gác dan đã đớp của tớ một tờ xanh rồi, khỏi bẩm báo gì hết. 
Hắn xoay người vào tường ngủ tiếp mặc gã loay hoay dọn dẹp tàn dư bữa rượu. 
Sáng hôm sau thức giấc ở dưới đất, gã đã không còn thấy tên giả hành khất nữa, hắn biến mất cùng với bữa rượu tối qua như thể những thứ đó chưa hề xuất hiện trong căn phòng gã.
 “ Đúng vào lúc luồng cảm khoái dâng lên ào ạt trong các mạch máu làm gã nhói đau, vòng tay trần nõn nà của người đàn bà ghì chặt quanh đầu gã, một tiếng nổ khô ngắn vang lên và cái hình ảnh cuối cùng gã nhìn thấy ở trên đời là nụ cười âu yếm, vấy máu của người đàn bà chỉ vừa  mới đây thôi đã ban tặng cho gã cái hạnh phúc tuyệt đỉnh chưa bao giờ gã được nếm trải… “.
Trang bản thảo dịch dở của gã nằm chơ vơ trên mặt bàn gắn mảnh giấy nhỏ, có dòng chữ  viết nguệch ngoạc tên ăn mày giả nhắn lại :
Tớ đã đọc hết, cậu dịch hay lắm, bán  chất xám thế này nên lắm, khỏi áy náy lương tâm”
Không ngày tháng, không chữ ký nhưng gương mặt rắn rỏi, đầy riễu cợt của hắn cứ hiện lên giữa các dòng chữ. Gã bực bội xé vụn tờ giấy thả cho gió bay qua cửa sổ.  Mẹ kiếp, hắn là cái thớ gì lên mặt dạy dỗ cơ chứ. Một thằng giả ăn mày lừa đảo khắp thiên hạ lại kiếm bẫm hơn bất cứ một gã hành khất thứ thiệt nào. Hoá ra đời nay “của giả”lại có giá hơn”thứ thiệt” ,  chân lý phổ biến ở khắp nơi nơi.
 Gã bỗng bật lên cười sằng sặc, gã vừa nhớ tới cô gái làm tiền có tên là Tình, phải rồi, ngay cả những ghì xiết, rên rỉ của em trong cái đêm hôm đó cũng là  giả cả thôi. Ý định tìm gặp lại cô gái nảy ra và bám riết trong đầu khiến gã chẳng dịch thêm được dòng nào.
“ Tròn em trăng trắng tay… Em qua loà nhoà gối mộng…”, bài thơ đánh dấu đêm gã đánh mất  ‘cái tân con trai” trở thành thằng đàn ông luôn ám ảnh đàn bà. Vậy mà từ đó tới nay chẳng thêm được bài thơ nào làm gã  ngạc nhiên lâu thế ”nàng thơ” vẫn chưa trở lại.
Cái chính là không còn lên” cơn sốt chữ nghĩa” như trước kia nữa, gã lẩm bẩm, đúng thế đấy, mình không có nhu cầu. Nỗi khao khát thường trực giờ chỉ còn mong nhìn thấy người đàn bà bên kia cửa sổ. Chao ôi, ngày hôm nay dễ có đến hai mươi lần gã hé mắt nhìn sang bên đó mà vẫn chỉ thấy cái ban công lạnh vắng với những dây phơi quần áo mà gã có thể nhận ra những thứ nào là của nàng.
Chiếc váy ngắn chiều qua nàng đã mặc, chiếc quần lót đen, chiếc nịt vú… gã không thể nào rời mắt khỏi những thứ ấy để quay vào bàn làm cái việc dịch dọt muôn thủa kia.  Gã đã yêu nàng rồi sao ?  Cái trạng  thái cảm xúc  này là quá mới mẻ với gã. Lòng bồi hồi, ruột gan nóng như lửa đốt, gã chẳng thể làm được gì hơn ngoài việc nằm dài trên giường, vắt tay lên trán tưởng nhớ buổi chiều qua nàng đã ban tặng gã những hình ảnh tuyệt vời của thân thể nàng. Và một lần nữa gã lại ngồi dậy, bước tới cửa sổ ghé mắt nhìn. Than ôi, cái người đang cất quần áo kia lại không phải nàng mà là người có diễm phúc được làm chồng nàng .
Nổi buồn vô cớ trĩu nặng khi gã ra khỏi nhà lang thang qua những cửa hiệu sáng đèn mọc nhan nhản khắp các đường phố !
“ Liệu về cho sớm nhé”- Lão gác dan  nháy mắt cười lúc gã đi qua cổng. Khác hẳn vẻ lầm lầm mọi ngày, tối nay chẳng hiểu sao lão bỗng vui vẻ, vồn vã.
“Tôi đã bảo mà, thỉnh thoảng anh phải rời cái “ chuồng cọp”  của anh xuống phố, hoà mình với xã hội, cứ ru rú trên đó không khéo người ta tưởng anh chứa hàng lậu hoặc in bạc giả cũng nên “
 Bắt chước thằng giả hành khất, gã cũng “ cắm vào miệng “  lão điếu thuốc thơm sót lại từ bữa rượu chiều qua :
“ Tôi có chút công việc, về trễ một chút, bác chờ cổng nhé.”
Lão cười gật gật :
“ Được, được, cứ “ mèo mỡ” thoải mái, nhưng về nhớ có quà đấy nhá… “.
Thói quen từ thời lão đương chức Giám đốc bền vững thế đấy , thảo nào lão chẳng mảy may hạch tội cho người ngủ lại không khai tạm trú. Tuy nhiên, trong chuyện này lão chỉ hành hạ được những “ phó thường dân” như gã thôi, với các quan chức, hoặc các gia đình “ có máu mặt “ , lão nhũn như con chi chi. Chẳng thế lúc ông trung tá lầu một phàn nàn với lão đêm nọ ông đi vắng, thằng con trai đưa bạn về mở vidéo, nhậu nhẹt nhảy nhót suốt  đêm làm mất trật tự khu tập thể, lại không trình báo tạm trú… chẳng để ông trung tá than vãn hết, lão đã xoa tay rối rít, có gì đâu, có gì quan trọng đâu, cả tuần bù đầu học hành, tối thứ bảy phải để các cô các cậu thoải mái tí chút chớ , đồng chí cứ yên tâm đi công tác, ở nhà chuyện gì đã có tôi .
Khi ông trung tá xách cặp nhảy lên xe con chạy đi , lão mới quay sang gã:
” Me kiếp, cứ khuân về lắm vidéo với trò chơi điện tử, con cái có ngày trấn lột cả bố mẹ. Cậu ấm cả mới hai chục tuổi  đầu đã hiếp con ở mang bầu làm bà lớn phải đưa nó đi nạo thai đấy. Anh có biết đêm thứ bảy vừa rồi chúng nó làm trò gì không? Oi chao ôi, tôi nhòm qua lỗ khoá thấy tô hô cả một bày như lợn cạo.  Nếu không phải con cái ông trung tá ấy à, tôi gọi cảnh sát xích tay đi hết.Cứ quanh năm ông xách cặp đi công tác rồi không khéo có ngày bà ấy tậu ngay cho một cặp sừng. Anh thử để ý coi , ngoài bốn mươi rồi mà cứ phây phây,  nom tức cả mắt, cứ ba ngày lại có một con bé xách túi đến rửa móng chân, cạo móng tay, tối thứ bảy  nào ông đi vắng là nhất định bà diện bộ, nhảy lên xe  CUB phóng mất, gớm, đi qua chỗ tôi, cứ thơm lừng cả lên…”.
Lão kể lể với giọng cay cú của kẻ đã về hưu rồi mà dại dột không vơ vét gì trước cảnh giàu sang, mỗi ngày mỗi phất của người đương quyền. Rồi lão tự an ủi: “ Ấy mình hưu trong thanh bạch nhưng ăn ngon, ngủ kỹ, chẳng lo ngay ngáy đứa nào viết đơn tố cáo. Đấy, khối anh hưu rồi vẫn phải ra hầu toà có nhục không ? “.
 Tuy nhiên, cứ theo lời vợ lão phàn nàn, thời làm giám đốc lão cũng chẳng liêm khiết gì, lão cho chở lén về nhà từ cái đồng hồ treo tường cổ lổ sĩ tới cái ghế gãy mà lão xếp vào loại hoá giá , có điều hồi đó đang làm ăn theo lối bao cấp, nhà máy thua lỗ, xơ xác nên lão có vơ vét cũng chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy bây giờ cứ nhìn đám bạn bè cũ hiện đương quyền Giám đốc mỗi ngày mỗi phất to, lão lại sôi gan sốt tiết lên :
“ Từ thuở  tôi đi thoát ly đến nay, chưa bao giờ lại loạn như bây giờ. So với thời tôi đang làm việc, anh Giám đốc ngày nay  thật sướng hơn vua, tới cơ quan có xe con đưa rước, về nhà có ti vi, tủ lạnh, video…  chẳng còn thiếu thứ gì, ngày lễ ngày tết cứ ngồi  nhà nhận quà biếu cũng mệt. Tôi hỏi anh dựa theo quan điểm nào Nhà nước mình lại trao cho mấy anh giám đốc quyền” ông chủ”  tự tung tự tác như thế ?  Tiền hàng nắm trong tay, tội gì nó không đút  túi. Thằng  Tạo ngày xưa chỉ là quản đốc phân xưởng, lính của tôi đấy, bây giờ một bước lên ông  Tổng Giám đốc, trong nhà nuôi cả chó bẹcgiê, gặp mình đạp xe ngoài phố nó cười nhạt, xì khói ra đằng đít  xe TOYOTA có gắn máy lạnh, rông tuốt. Mẹ kiếp, sao đời bây giờ nó bất nhân bất nghĩa thế không biết, mình hưu một cái là chúng nó giở mặt ngay lập tức… “.
Những lời lẽ lão gác dan chẳng mấy khi chui hết vào tai gã, nhưng đôi mắt lão như có hai tròng lồng nhau cứ  loe loé những ánh rất lạ, hút hồn gã vào cái chiều sâu tăm tối ấy. Gã hoảng sợ lùi xa ra ba bước làm bà vợ lão đang đi tới đâm sầm vào lưng, chậu thau nước trong tay bà đổ tung toé. Lão gác dan chứng kiến tai nạn vừa xảy ra với vẻ mặt của người lên cơn động kinh :
 “Có sao không ? Có sao không ? Xem kỹ có con cá giống nào rơi ra ngoài không ? Mà anh cũng chả ra cái đéo gì cả.  Đang đứng trò chuyện tử tế bỗng dưng bật ngửa ra như ma ám thế”.

                                  (còn tiếp)

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Take your channels with you on the new YouTube app

Last year we redesigned YouTube with the goal to make it easy and enjoyable to follow the channels you love. We added a guide to the homepage to quickly access your channel subscriptions and a feed of activity showing you the latest and greatest videos from your favorite YouTube channels. Now in the new YouTube app for Android, we’re bringing that experience to the app, while making YouTube better both on the go and at home.

A guide to all your channels
With less screen space on your phone than your laptop or TV, we want to focus the YouTube app on just the stuff you care about. You now have a guide on the left side of the screen that gives you instant access to your channels, and a feed constantly updating with new videos.


Faster on the go
When you’re watching YouTube on the go, watching a video buffer is as fun as waiting for the bus to show up. To spend more time with your video and less time with the spinning circle of boredom, you can now preload and temporarily cache videos from your subscribed channels on your phone anytime it’s charging and your WiFi is connected. Just enable “Preloading” in the Settings menu. You’ll still need a connection to play the video, but once you do it’s smooth sailing through the latest from your subscribed channels and Watch Later queue.

Watch it on the big screen
Back at home and want to watch that amazing video on your big screen? While the video’s playing on TV, with the new YouTube app or mobile website you’ll be able to use your phone to find the next great video to watch, comment, like or subscribe. We’re working to make this broadly available across connected TVs and living room devices, so stay tuned for updates.

To check out the new app, visit the Google Play Store on your Android phone for the latest version. The new YouTube app features are currently just available on phones with Android 4.0 and above, and you’ll start to see these features appear on other Android versions in coming months. If you’re using m.youtube.com or other versions of the YouTube app, you can still access your subscriptions by signing in and selecting “Subscriptions.”

So whenever or wherever you’re ready for some great channels, trust your YouTube app will have them ready to watch.

Andrey Doronichev, head of YouTube mobile, recently watched “JEFF BRIDGES goes Face to Face with "Weird Al" Yankovic.”

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 53)


                                   
                                   (tiếp theo)

Đó là viết về lãnh tụ, thế còn « quần chúng nhân dân ».
Xã hội miền Bắc vào những thập kỷ 60 luôn luôn náo động bởi những đợt « học tập chính trị » . Nào « chỉnh huấn mùa xuân…mùa thu… » nào « tình hình nhiệm vụ mới » trong đó Đảng luôn luôn không để cho dân chúng được yên mà thông qua những đợt « vận động «  đó để kiểm soát, rèn giũa tư tưởng sao cho toàn xã hội không còn le lói một tia sáng « phản loạn ». Nhận định về thời kỳ đó, Nguyễn Khải viết :
« Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền. Chứ cứ phải sống mãi từ năm này qua năm khác trong các phong trào cách mạng, lúc chống tả lúc chống hữu, những hội nghị toàn quốc và địa phương nối nhau không dứt, những hô hào la hét từ trong nhà ra ngoài đường như một lũ hoá rồ, các quan hệ xã hội và các giá trị thay đổi soành soạch thì còn biết đằng nào mà sống... »
Những « phong trào cách mạng », « những hội nghị toàn quốc », « những hô hào la hét ..như một lũ hoá rồ » …chính là những « liệu pháp » kích động cơn lên đồng tập thể của quần chúng để tập trung vào những mục tiêu mà Đảng dẫn dắt toàn xã hội phải chú ý tới. Chính vì vậy không còn « khoảng trời riêng » cho cá nhân, không còn « giây phút tĩnh lặng » để ngắm một bức tranh tĩnh vật. Dường như « âm thanh và cuồng nộ » là đặc trưng cơ bản nhất của một xã hội cộng sản nhất vào thời chiến tranh mà chiến tranh thì kéo dài liên miên khiến trong vòng nửa thế kỷ nó trở thành « vật bất ly thân »  của xã hội đó.
Trong suốt cuộc đời Nguyễn  Khải, dường như ông viết văn dưới sự cưỡng ép của những quan điểm văn học của Đảng, về cuối đời chưa giải thoát được nó trong sáng tác, thì ông rũ bỏ nó bằng tuyên ngôn . Trước hết ông vạch trần sai lầm của lý thuyết mác xít ảo tưởng « cải tạo con người « :
«  Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi »
Théo Nguyễn Khải, tất cả những thứ « cải tạo » đó là vô bổ, bởi lẽ :
« Về cái thế giới tinh thần của mỗi cá nhân hãy để cho mỗi cá nhân tự lo liệu lấy, nó không thích người khác can thiệp bằng bất cứ cách nào. « 
Chính vì quan niệm cần và có thể cải tạo được con người , Đảng đã chất lên vai nhà văn cái danh hiệu « kỹ sư tâm hồn », coi nhà văn như  nhà giáo :
« Nên mới gọi nhà văn là “kỹ sư tâm hồn”…Cái mục đích “tải đạo”, “giáo dục” của văn chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương tồi. « 
Nguyễn Khải cãi lại Đảng bằng những lời thật hào sảng :
« Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy, họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi tự mình ngậm ngùi với mình, ứa lệ với riêng mình. Chả trách ai cả, chả giận ai cả, cũng chả lên án một ai. Vì không có vật cản nào nảy sinh trong ta khi đọc nên chữ nghĩa của tác phẩm cứ mặc nhiên trôi vào tận những kẽ ngách trong cái tâm sự u uẩn, những khát vọng thầm kín của riêng ta, đọng lại trong ấy, rồi cứ thẩm thấu dần dần vào cái thế giới tinh thần của ta một cách vô thức, giúp ta nhận ra một vùng sáng mới lạ nào đó, gột rửa một vài thành kiến, thay đổi một vài quan niệm, và ta vẫn nghĩ một cách khoan khoái là chính tự ta đã chủ động thay đổi, tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả. Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. .. « 
Than ôi, lẽ ra trong sáng tác, Nguyễn Khải « tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả » như ông đang tuyên ngôn tiếc thay mọi việc đã diễn ra theo chiều ngược lại, ông đã tự cầm tù trong dòng « văn chương phải  đạo », viết ra hàng loạt, hàng loạt những tiểu thuyết truyện ngắn mà bây giờ chế độ cộng sản tuy còn đó mà văn chương xu phụ nó đã bị quăng vào sọt rác của lịch sử. Lẽ ra bằng tài năng, ông có thể viết ra một thứ văn chương để đời :
« Văn chương do con người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của họ. Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách vào lửa.  « 
Đó là thứ văn chương « tôn trọng mọi giá trị của cá nhân » chứ không phải thứ văn chương « phục vụ chính trị », « phục vụ kịp thời » như Nguyễn Khải đã để lại cho người đời sau. Và cuối đời nhìn lại, so sánh với các nhà văn trong « thế giới tự do », Nguyễn Khải đã thấy xót xa trong lòng :
« Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sĩ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “quê một cục” (…). Tôi còn sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử, muốn đánh lừa lịch sử! »
Tiếc thay , lời « phản tỉnh » này được nói ra ngay tại Sàigòn vào tháng 4 năm 1975 thì sự hoà hợp giữa các nhà văn của hai miền đã thành tựu được một bước khá dài. Cái thân phận « nhà văn cách mạng » được Nguyễn Khải nhớ lại nghĩ thật là thảm :
 « Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân(…). Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! Nói miệng mấy chuyện kỳ cục này đã khó nghe, lại còn viết thành văn mà các nhà văn không thấy ngượng sao? Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẻ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn. «  
Nhưng « bút ký chính trị » của Nguyễn Khải còn đi xa hơn chuyện văn chương.


                                                                              (còn tiếp)


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Music Tuesday: Pride icons, VideoSongs and more

Welcome back to Music Tuesday, the blog post in which we tell you what we’re featuring on our music page this week -- and why.

Pride Icons
June is LGBT Pride month, and people have been taking to the streets all over the world to honor love in its many incarnations. Today we close out the past month of non-stop celebrations with a playlist of queer musical icons and out and proud gay, lesbian, bisexual and transgender artists from our friends at Google Play.



If You Hear It, You See It
The videosong has two rules: 1. What you see is what you hear. 2. If you hear it, at some point you see it. We’ve seen what famous videosongers like Pomplamoose and Karmin do with the form; now...what about the rest of the world?



Incoming: Charlie Rae
The San Diego singer-songwriter Charlie Rae’s been writing songs and posting videos on her channel for several years. But a few weeks ago she was performing on a San Diego street when a passerby took a video of her performance and posted it (with her permission) on his work’s website. The video went viral -- at last count, it had over 400,000 views -- and Rae’s haunting original songs are beginning to get richly deserved recognition. Here’s the video that started it all.



Sarah Bardeen, music community manager, recently watched “Slum Village - Reppin.”

MIỀN ..."CỤP LẠC" (KỲ 9)



                           
                                (tiếp theo)

Không thể kéo dài mãi thế này được, nhất định sáng mai lên thẳng Sở tìm lão cảnh sát, nói với lão rằng chiếu theo luật hình sự, lão không có quyền khám xét lén lút thế, phải có giấy của viện kiểm sát, phải có chứng kiến của láng giềng, nhất đương sự là gã phải cs mặt.
Ờ, nhưng căn cứ vào đâu anh dám nói cảnh sát đã khám nhà anh, bằng cớ  đâu, dựng chuyện hoang đường nhằm mục đích gì, bôi nhọ cơ quan chuyên chính hả ? Thôi được, thôi được rồi, mình sẽ có cách, phải hành động gấp, con cá nằm trên thớt  còn giãy giãy, huống hồ… 
Gã vội lấy giấy bút ra viết hối hả :

Kính thưa ông cảnh sát.
 Tôi đã nghĩ kỹ rồi, tôi chẳng có tội gì hết, tôi cũng chẳng nhớ ra được cái” tiếng động nhà dưới đêm hôm đó” là cái thứ tiếng gì. Tôi yêu cầu ông ngừng ngay việc cho người lục soát buồng tôi trong lúc tôi đi vắng, làm như thế, chắc ông thừa biết, là vi phạm luật hình sự.
                                 Chào ông
                                       Ký tên                                                                                    

Đặt tờ giấy ngay ngắn trên bàn, gã bật cười khoái trá, rõ gậy ông đập lưng ông nhé, nói thẳng vào mặt lão thế này lão vẫn phải im thin thít như gái ngồi  phải cọc . Sáng mai gã sẽ đi vắng cho tới tối, thế nào lá thư này cũng lọt ngay vào mắt lão. Gã leo lên giường, thả màn xuống, nhấm nháp mãi nổi hả hê tội nghiệp, quên béng thói quen mọi ngày là tưởng tượng ra người đàn bà láng giềng  trước lúc buông  mình vào giấc ngủ. 

                                         *
                                      *    *
Suốt ba ngày liền gã lang thang vô ích để mỗi tối trở về đều nhìn thấy cái lá thư “ Kính thưa ông  cảnh sát” vẫn nguyên vẹn trên bàn, ngay tới sợi tóc gã gài bên dưới tờ giấy vẫn yên vị, không mảy may suy suyển.
 Lão ta bỏ cuộc rồi, gã nghĩ vậy, bỏ là đúng thôi, có theo cả tháng, cả năm, lão cũng chẳng moi thêm cái gì.
Tiếng động ở nhà dưới”, thôi quăng mẹ nó vào quên lãng, gã đốt  điếu thuốc và quyết định từ nay xếp hết mọi chuyện bắt tay vào dịch cuốn sách ngoài bìa có mụ đàn bà khoả thân cầm súng lục kia. Hoá ra công việc này chẳng phải động não nhiều, chỉ cần tự biến thành cuốn tư điển chuyển từ ngữ nọ sang ngữ kia những câu văn xuôi tai, dễ hiểu và chẳng mang ẩn ý gì. Thế rồi công việc cuốn gã cho tới khi tên si tình thứ ba trong truyện ngã gục dưới tay súng của cô nàng khoả thân sau một đêm truy hoan lăn lóc, gã mới chợt nhớ mọi thực phẩm trông nhà đã hết, đã đến lúc phải rời “ tháp ngà “ xuống phố kiếm cái bỏ bụng mới mong tiếp tục được cuộc phiêu lưu của cô nàng khoả thân.
Và rồi như mọi khi, trước lúc ra khỏi phòng, gã ghé mắt qua cửa sổ nhìn sang nhà đối diện, việc đó đã thành thói quen ngoài ý muốn, có lúc gã gặp may: người đàn bà láng giềng đang lúi húi phơi phóng, quét dọn, có lúc gã lùi phắt lại khi va phải bộ mặt đàng đằng sát khí của anh chồng cởi trần trùng trục, phì phèo điếu thuốc.
Nhưng hôm nay, chao ôi, vừa ghé đầu ra ngoài cửa sổ gã đã thấy bừng bừng cả người, người tình trong mộng của gã đang ngồi đó trên chiếc ghế mây, bộ đùi thon tròn, trắng mịn phô ra toàn bộ khỏi chiếc váy ngắn chặt căng. May quá, cả khuôn mặt nàng đã bị che khuất bởi cuốn sách đang đọc nên gã có thể yên tâm nhoài người khỏi cửa sổ, say sưa chiêm ngưỡng tuyệt phẩm thiên nhiên không sợ bị bắt gặp đang hành sự một việc thiếu lịch sự.
Gã cứ đứng ”hồn lìa khỏi xác “ như thế cho tới lúc  bất chợt chị hàng xóm hạ cuốn sách xuống, nhìn khuôn mặt thất thần của gã. Nhưng mà trời ơi, nàng không mảy may giận dữ, ngược lại, nhoẻn một nụ cười với gã, ngả người ra, lại còn thượng cả hai chân lên ghế, cứ như mời mọc gã  Chao ôi, ước gì mọc cánh bay sang đó, quỳ dưới chân nàng xin ban phát chút ái tình để rồi phải nhảy xuống đất, tan xác cũng cam.
Nàng lại cầm cuốn sách che ngang mặt như trước, nhưng cả thân hình lúc này lần lượt được phô bày  dưới nhiều tư thế khác nhau hệt người mẫu trình diễn dành riêng cho khán giả duy nhất là gã. Cảm ơn, cảm ơn em đã ban tặng anh những hình ảnh tuyệt vời, anh sẽ ghi nhớ để được sống với nó thường xuyên trong mộng tưởng.
Lúc cơn hứng khởi bay tới nơi cao nhất, tiếng gõ cửa cộc cộc sau lưng làm gã rơi trở lại căn buồng hẹp với biết bao phiền tạp trần thế.Lại lão già gác dan ? Lại cuộc họp dân phố ? Lại những câu hỏi dai nhách của lão cảnh sát ?
Nhưng không, người khách lạ xuất hiện sau cánh cửa làm gã ngớ ra. Ao pull, quần Jean  ôm lấy khổ người vạm vỡ, cắp dưới nách một cái bọc to, nom hệt thuỷ  thủ viễn dương mang hàng gạ bán.
- Sao ? Lạ lắm hả ? Không nhận ra hả ?
Hắn gạt gã sang bên, bước vào phòng, ném cái nhìn sắc sảo  khắp bốn phía, rồi bất ngờ gã vứt cái bọc lên bàn, mặt mũi nhăn nhúm lại, đau đớn như một kẻ vừa thoát nạn đắm tàu, mất trắng cơ nghiệp, gã co một chân lên, cả thân hình như muốn đổ sụp nếu không có trụ đỡ của… đôi nạng tưởng tượng. 
 A… tên hành khất, gã vụt nhớ ra và thầm reo lên. Nhìn bộ dạng của gã, hắn ôm bụng cười ngặt nghẽo :
- Nhận ra rồi phải không ? Thánh chưa ?
-  Sao… sao anh biết tôi ở đây ? 
- Dễ quá , cắm vào miệng lão gác dan điếu ba số là lão phun  bằng hết. Mà này, người lão già này sặc mùi “ cá ươn” đấy nhé, lão hỏi han, ghi chép chán chê về tớ rồi lại gạ gẫm dò hỏi về cậu . Dĩ nhiên tớ cho lão ăn” của rởm”  cả thôi.
Hắn đặt chai rượu lên bàn, gạt mọi thứ bản thảo, giấy tờ sang bên, nhanh nhẹn cắt thịt nguội, mở hộp cá, thoáng cái đã giơ ly rượu :
- Nào, chúc sức khoẻ cô láng giềng, người tình trong mộng của cậu…
- Sao… sao anh biết ?
- Dưới ánh mặt trời, có gì bí ẩn.
Hắn hắt cả ly rượu vào cuống họng, nhón tiếp một khúc cá, nhồm nhoàm :
- An đi đã, đừng có hỏi han, cậu đói xanh mặt rồi phải không ? Ay thế vẫn chịu trận đứng chiêm ngưỡng người đẹp .
- Sao… sao anh biết ?
- Bất kỳ ai, đàn ông hay đàn bà, tớ chỉ…  ngửi một cái là biết hết gan ruột . 
Gã phì cười, mặc cho hắn phét lác, ăn cái đã, quả thực lâu lắm rồi dạ dày mới được đón nhận một đại tiệc thế này, hết thịt nguội cá hộp, hắn lại lôi cây giò lụa, cắn vào răng cứ sướng tê đi , giá không gờn gợn cảm giác mọi thứ gã ăn đây đều từ của bố thí, hẳn còn ngon miệng nữa.
Tên giả hành khất đã uống đến ly rượu  cuối cùng, mặt tái sạm, mắt đỏ ngầu, văng tục :
- Mẹ kiếp, đời như con cặc.
- Tôi tưởng anh phải cám ơn đời mới phải chớ, người ta bố thí cho anh bao nhiêu thứ mà ngay đến tôi suốt ngày vắt óc  ra chữ cũng chẳng kiếm được một góc.
- Thế còn nhân phẩm ? Mẹ kiếp, anh đâu phải còng lưng xuống van lạy thiên hạ như tôi, dẫu chỉ giả vờ, tôi cũng đau, cũng nhục lắm chớ. 
Gã bỗng thấy thương hắn :
- Sao anh không đổi nghề ?
- Cậu bảo tôi đổi sang cái nghề gì ? Tôi đã thò một chân ra ngoài vòng pháp luật rồi, đổi nữa, chỉ có nước đi ăn trộm.
- Cũng được chứ sao ? Nếu như anh chỉ ăn trộm những thằng giàu, những thằng tham  ô , những thằng bóp nặn dân nghèo, những thằng buôn gian bán lận… 
Hắn bật cười ha hả :
- Ghê quá nhỉ, tư tưởng tân tiến gớm, cũng biết bênh vực cho gã  Raskônnhicôp đấy *… 
- Cái gì ? Anh vừa nói cái gì ? Anh đã đọc cả Đôstôiépski nữa rồi ư ?
- Vậy cậu tưởng cái đó là của riêng mấy thằng mọt  sách như cậu thôi hả ? Ghê nhỉ, các ông là lương tâm thời đại cơ đấy !
 Gã bỗng thấy buồn hẳn : 
- Không, tôi cũng… bán linh hồn cho quỷ rồi.
Hắn tròn xoe  mắt :
- Lại thế nữa kia ? Cậu bán thế nào ? Được bao nhiêu ?
- Một triệu hai trăm năm chục ngàn nếu tôi dịch xong cuốn sách trên bàn kia. 
- Nó nói cái gì vậy ?
- Trinh thám rẻ tiền. Vụ án về một mụ đàn bà cuồng dâm và những nạn nhân của mụ ta. Cái giá phải trả cho một đêm vui là tính mạng của chính họ.
- Có vậy thôi ư ? Nhưng kết thúc bao giờ cũng phải đền tội, đúng không nào ?
- Chắc thế. 
Hắn cười ngoác mồm :
- Có vậy thôi, lương tâm đã cắn rứt rồi hả ? Này cậu bé, sách giải trí cũng cần chớ, có phải ai cũng đọc được Đôt với ông Faulkner đâu. Giả dụ như… cậu là bác sĩ đại phẫu thuật, lương tâm cậu có cắn rứt khi cậu phải tiêm thuê để kiếm sống không ?
- Hẳn là không rồi. Nhưng anh ví dụ  vậy không ổn, đây là loại sách độc hại, nó đẻ ra tội ác … 
Gã lắc đầu :
- Tội ác là cái có sẵn trong con người,  chẳng sách nào đẻ được ra nó. Và nếu theo quan niệm của cậu thì người ta luôn phạm tội.  Giả dụ như mơ tưởng người đẹp hàng xóm, chính cậu cũng đã phạm tội “ giật vợ” người khác rồi. Vậy lương tâm cậu có cắn rứt không ?

                                                          (còn tiếp)

   * Nhân vật trong tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” của Đotstoiepki

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 52)

                                     
         
                                     (tiếp theo)

Khi Nguyễn Khải viết « đã từng có những quốc gia từng nghĩ từng viết rất tự hào, rất kiêu hãnh rằng dân tộc họ đã sải bước trước nhân loại cả trăm năm, sắp chạm tay vào cánh cửa thiên đàng rồi! «  thì tức là ông nhắm tới Liên xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà máu « thỏ đế » vẫn còn cho tới nhắm mắt xuôi tay nên không dám nói toạc ra.
Liên xô và phe XHCN xưa nay vẫn là mẫu mực trương lên trước mũi dân tộc như một tương lai xán lạn Đảng dẫn dắt toàn dân đạt tới, là  thành trì vững chãi làm chỗ dựa cho lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội  .
Than ôi, như sét đánh giữa trời quang, can qua nổi lên chỉ ngày trước ngày sau cả Liên xô lẫn thành trì phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ tan tành. Biến cố huy hoàng và vĩ đại từ độ ấy mà mãi nhắm mắt, Nguyễn Khải mới dám nhìn nhận nó :
« Trong những năm 90 của thế kỷ 20 nhiều vị lão thành cách mạng Việt Nam lấy làm kinh ngạc và đau đớn trước sự tiêu vong quá nhanh của một siêu cường mà chân móng của nó đã ăn sâu trong mảnh đất Nga non một thế kỷ. « 
Và lần đầu tiên ông nhà văn dám đặt bút lý giải sự sụp đổ có tính cách biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản đó :
«  Thật ra toà lâu đài kiểu mẫu của tương lai ấy không hề có chân móng. Nó được xây trên cát. »
Hoá ra vậy , hoá ra lâu nay « Liên xô thành trì vĩ đại » lại là công trình xây trên cát. Đó là sai lầm chết người của hệ thống. Liên xô đã vậy, còn giấc mơ cộng sản của Việt nam được  xây trên cái gì ? Ong nhà văn tuy có gan lý giải  nhưng chưa dám đi sâu vào cốt lõi :
«  Mọi thay đổi lớn đều dựa vào phong trào quần chúng được hình thành, được vận động chỉ bằng có tuyên truyền chứ không từ nguồn lực tự thân. Tất cả đều phải ép buộc, đều phải dàn dựng, và phải có các diễn viên chuyên nghiệp trình diễn theo một kịch bản độc nhất. Có hai nhà văn lớn của Châu Âu đều được mời xem màn diễn về một xã hội lý tưởng do người cộng sản lãnh đạo. Ông Romain Rolland thì khen không hết lời, còn ông André Gide thì chê từ đầu đến cuối. Vì một ông chỉ nhìn có cái mặt tiền, cái tổng thể, đến đâu cũng thấy dân chúng ca hát, nhảy múa và vẫy cờ, vẫy hoa. Còn một ông lại chỉ quan sát cái sân sau của chế độ và thân phận của nhiều cá nhân ông có dịp tiếp xúc. Đám đông thường cho ta cái cảm giác sai vì họ không thể giữ được tính độc lập trong tình cảm và phán xét. Còn cá nhân thì cái thân phận riêng tư của họ bao giờ cũng thuộc về nhân loại hôm nay và mai sau. »
Ong cho rằng sai lầm của mấy ông lãnh tụ cộng sản là chỉ biết tuyên truyền, tuyên truyền chứ không phải nguồn lực tự thân. Thực ra, sức mạnh của chế độ cộng sản không chỉ là tuyên truyền , sức mạnh của nó nằm trong nền « chuyên chính vô sản ». Nếu không có kìm kẹp, không có đàn áp, không có tù đầy, bắn giết thì « sự tuyên truyền » cũng chẳng có tác dụng gì nhiều . Chính cái nền chuyên chính đó đã tước đi của người công dân những quyền sống cơ bản :
« Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. « 
Khi Liên bang xô viết tan vỡ, người ta mới thấy sự liên kết giữa các nước trong khối liên bang là một cuộc hôn phối áp đặt chứ chẳng phải dựa trên « tình hữu nghị giữa các dân tộc » và lúc này sự tranh chấp mới nổ ra :
« Các quốc gia cùng sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng. Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong một cuộc đổi chác không công bằng. Thế là bắt đầu những cuộc tranh chấp các đường biên giới, đã có lúc phải dùng đến xe tăng, đại bác để nói chuyện. « 
Rồi quan hệ giữa các nước ngày xưa trong liên bang với « phe đế quốc » xem ra lại mặn mà hơn với « các đồng chí trong liên bang cũ » :
«  Khi Mỹ và NATO muốn đặt căn cứ quân sự trên đất nước họ, nhân danh chống khủng bố họ gật đầu liền đâu biết Mỹ là đối thủ của nước Nga anh em. Yêu Mỹ là tất nhiên vì Mỹ sẽ rót tiền vào những cái két rỗng của họ. Ghét Nga cũng là lẽ đương nhiên vì xưa kia anh bắt nạt tôi, lấn át tôi, xem tôi như chư hầu, như thuộc địa, bây giờ chính là lúc tôi có quyền trả thù. »
Tuy nhiên ông nhà văn Nguyễn Khải lại tỏ ra rất ngây thơ và nông cạn khi nghĩ rằng các nước SNG  trong Liên bang xô viết cũ mặc dầu đã « chia tay hoàng hôn » nhưng vẫn còn « tình đồng chí «  cũ :
«  Lúc giận nhau thì nghĩ nông cạn thế, còn bình tĩnh lại thì giữa các nước cộng hoà trong liên bang Xô Viết (cũ) vẫn có sự ràng buộc tự nhiên và máu thịt trong lịch sử vì họ đã là người một nhà non một thế kỷ, đã cùng nhau sống chết chống hiểm hoạ phát xít để bảo vệ sự tồn tại của Liên bang cũng như của các nước cộng hoà. Lại đã cùng nhau sinh con đẻ cái, đã pha trộn ngôn ngữ, văn hoá và kỷ niệm. Bây giờ mỗi quốc gia vừa được trở lại là chính mình, vừa có phần đóng góp thêm của các nền văn hoá lân cận, bạn bè, giàu có hơn trước, văn minh hơn trước. Rồi họ cũng sẽ sống với nhau như một cồng đồng của khu vực, nhưng lần này là tự nguyện, là do họ tự chọn một hình thức liên minh bình đẳng, dân chủ và hoàn toàn tự do. Bất cứ một thiết chế xã hội nào nhắm tới dân chủ và tự do, xây một xã hội mở, một liên minh mở sẽ có may mắn tồn tại được lâu dài với sự đồng thuận của mọi người và sự hài lòng của mỗi cá nhân ».
Nếu như ông Nguyễn Khải sống đến tận bây giờ để chứng khiến hai người anh em cũ là Nga và Gruzia mang xe tăng đại bác choảng nhau do tranh chấp vùng Nam Ossettia thì hẳn ông không còn có nhận định như trên nữa.
Nguyễn Khải cho rằng chỉ cần sống tới 90 tuổi thì sẽ « rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế,  vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội » sẽ « biết mọi bí mật của then máy tạo hoá » để « sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình… »
Thực ra chẳng chờ tới năm 90 tuổi, ngay từ năm 70 Nguyễn Khải đã nhận ra bao « sự khác lạ » về chủ nghĩa cộng sản, về lý tưởng của chiếc thẻ Đảng mà ông vẫn cất giữ để mà « phủ định chính mình ».
Một điều « khác lạ » mà Nguyễn Khải nhận ra là « quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ ». Trước hết ông «  hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại » để đi đến kết luận mà vào thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ắt hẳn ông đã bị bỏ tù :
«  Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với những khẩu hiệu, cờ quạt, kèn trống, diễn văn và đáp từ, vỗ tay và tặng hoa. Đám đông không thể đứng mãi dưới nắng để nghe lãnh tụ diễn thuyết. Họ luôn mong đợi được giải tán để về nhà. Con người ở nhà vẫn cũ kỹ nhưng là người thật chứ không phải là sự nhập đồng chốc lát khi đứng trong đám đông. Tôi thật lòng yêu mến, ngưỡng mộ Fidel, một nhà yêu nước kiên cường, một nhân vật đã thuộc về lịch sử của Cuba. Ông là một trí thức lớn, bạn tâm giao của Marquez, nghe nói trong túi lúc nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang đọc dở. Bởi vậy tôi mới lấy làm lạ khi ông buộc dân chúng phải đứng hàng nửa ngày dưới nắng để nghe ông cao đàm khoát luận về đủ mọi vấn đề. Lúc cách mạng mới thành công nói dài thế vì người dân còn đang háo hức với cuộc sống mới và các ngôn từ cách mạng cũng rất mới. Như một cặp tình nhân đang yêu nhau, đang cần nhau, nói với nhau đủ thứ chuyện vớ vẩn nhưng chả ai thấy thời gian là dài. Còn đã thành vợ thành chồng thì chỉ cần nói ít thôi, chỉ nói những việc cần làm thôi, chứ cần gì những thuyết lý dông dài. Mao Trạch Đông cũng thế, ông là một nhà chính trị thông kim bác cổ, quanh nơi ông làm việc và cả nơi ông nghỉ ngơi sách đang đọc xếp từng chồng, nhưng xem ra cũng chả hiểu đồng bào ông bao nhiêu. « 
Dám nói lãnh tụ là chẳng hiểu gì dân chúng thì quả liều mạng.

                                                                       (còn tiếp)