(kỳ 1)
Một .
Chuyện tệ hại nhất trong năm thực chẳng ngờ xảy tới đúng vào đêm cuối cùng.
“Vâng, thưa ông cảnh sát, lúc gần sáng , tôi quả có nghe tiếng động nhà dưới nhưng tôi thấy chẳng có lý do gì phải dậy nên lại ngủ tiếp cho tới lúc các ông đập cửa, dựng tôi dậy,đẩy lên xe, đưa về đây .”
Tiếng còi xe cảnh sát bất chợt rúc lên chói óc trong khi gã cố moi xem “tiếng động nhà dưới “ là tiếng gì ?
“Đúng , vấn đề là ở chỗ đó, anh đã nghe thấy ,vậy nhất định phải là một âm thanh nào đó chớ.Tiếng kéo cửa sắt ? Tiếng một vật rơi ?Hoặc là tiếng một người kêu ? “
Chịu, không tài nào nhớ được cho dù ông cảnh sát đã trợn cả đôi mắt quá cỡ, xoáy vào mặt, làm gã lúng túng quay đi,đăm đăm nhìn lên tấm bản đồ treo tường vô vàn chấm nhỏ địa danh mà dù mắt gã mở hết lớn sau cặp kính cũng không sao đọc nổi lấy một chữ .
Ong cảnh sát chừng đã sốt ruột, nhưng vẫn nén, không đập tay lên bàn nữa, ngược lại, nhoài người rót chén nước đưa gã.
“Chuyện này rất quan trọng. Anh phải cố nhớ lại cho bằng được …”
Gã cầm chén nước, lắp bắp cảm ơn, rồi như e thẹn về sự bất lực của trí nhớ, gã lại cúi mặt, khe khẽ gõ ngón tay lên bàn.
Ông cảnh sát chừng không chờ được, đành quay sang những câu hỏi khác về việc dùng thời giờ của gã ngày hôm qua, đã gặp những ai, ăn những món gì ? May quá, gã nhớ được hết và vui sướng thấy ông ta hài lòng ngoáy lia lịa cây bút trên xấp giấy từ nãy vẫn nằm chờ trí nhớ của gã hoạt động. Gã rất muốn biết ông ta hỏi và ghi cặn kẽ thế làm gì nhưng lại nhớ ông đã dặn từ đầu buổi hỏi cung gã chỉ được phép trả lời chứ không được đặt câu hỏi nên gã lại im lặng.
“Vậy tiếng động nhà dưới anh nghe thấy là cái tiếng gì?”
Bất chợt ông ta trở lại câu hỏi tưởng đã được bỏ qua làm gã nhắm nghiền mắt, bóp chặt thái dương, cố hình dung cái phút thức giấc lúc gần sáng. Không, gã chẳng thấy được tiếng động nào ngoài ánh mắt soi mói,đầy giận dữ của ông cảnh sát.
“Tôi sợ! ...
Gã buột miệng, mở choàng mắt thấy ngay ông cảnh sát tóm lấy câu nói nhanh như mèo vồ chuột để xổ ra cả loạt câu hỏi khác. Quả thực, gã sợ một cái gì đó không sao cắt nghĩa nổi cho ông cảnh sát ghi vào xấp giấy. Tình thế gã lại càng phức tạp hơn khi ông cảnh sát lập luận rằng nếu không có tội thì chẳng việc gì phải sợ và khi đã sợ thì tức đã phạm tội .
“ Anh nên thành thực khai báo.Đó là lối thoát duy nhất cho anh sau này.”
Ông nói chắc như đinh đóng cột khi đưa gã ra khỏi phòng không hề chìa tay cho bắt. Ra khỏi sở cảnh sát , gã luôn luôn ngoái nhìn xem có ai theo dõi nên đâm sầm vào tủ thuốc bên hè phố. Để cô hàng nguôi giận, gã hào phóng mua hẳn nửa gói thuốc thơm đắt tiền rồi vừa gõ gót mặt đường ,vừa phì phèo điếu thuốc trên môi. Gã bỗng nhận ra vẻ quen thuộc của phố phường khi chiều xuống .Gã sung sướng hít thở và ngắm nhìn như một người đi xa lâu ngày trở về cho dù gã mới chỉ bị giữ trong Sở cảnh sát chưa quá một ngày .
Thôi quên chuyện đó, không lẽ cuộc sống cứ thẳng đuột và liền mạch đường ray, đôi khi cũng phải trục trặc chứ? Gã triết lý vậy trong lúc ngồi chờ bát phở bò tái ở quán bình dân. Mọi ngày vào lúc này hẳn gã đang loay hoay nấu cơm chiều trong căn phòng tám mét vuông khu nhà tập thể để rồi ngồi xệp giữa nhà, một mình nhấm nháp những món ăn mà đôi khi mải đọc sách, gã bỏ quên cháy khét trên bếp điện .Bát phở được bưng tới, khói thơm ngào ngạt đánh thức cái đói réo ùng ục trong bụng khiến gã ăn hộc tốc, quên nhâm nhi thưởng thức vị ngọt của thịt bò nhúng tái và mùi béo ngậy của nước dùng.
“ Thế nhưng ta phạm tội gì kia chứ ?”.
Câu hỏi bất chợt thúc nhói khi gã đặt chiếc bát không lên bàn . Không , chắc nhầm lẫn gì đây bên phía mấy ông cảnh sát và chỉ nay mai họ sẽ phải tới xin lỗi . Gã nghĩ vậy và bất giác cười to, khoái chí châm điếu thuốc thơm .Thế rồi qua làn khói lơ lửng gã chợt nhận thấy đôi mắt người đàn ông phía bên kia có vẻ đang chăm chú nhìn gã. Đúng hắn rồi - cái đuôicảnh sát gài theo bám gã. Gã vội vàng rút ví trả tiền và hấp tấp bước khỏi hiệu phở. Không, không nên ngoái lại chỉ tổ thêm nghi ngờ, gã tự nhủ rồi cuống lên vẫy xích lô,vội vã nhảy lên.Khi chiếc xe lao vun vút qua buổi tối còn mới nguyên trên phố phường, lòng gã bỗng run lên mừng rỡ. A ha , đừng hòng theo tớ nhá.Cứ về trình thủ trưởng rằng thằng cha ấy,tên tội phạm đã xơi một bát tái nạm thật là to. Rồi thì khi đẫy tễ, hắn nhảy lên một chiếc xích lô và … bay mất lên trời .
Trong cơn cao hứng gã bảo gã xích lô cứ đạp thẳng, muốn đi đâu đi, muốn tới đâu tới . Gã này khạc ra một tiếng cười tinh quái sau khi quanh co mấy dãy phố tối, gã trỏ mấy cô gái đứng rải rác gốc cây :
- Cậu ưng cô nào cứ chỉ, thích thì ‘’đi đêm ‘’, nếu phải về trình diện bà xã thì ‘’dù ‘’một cái .
Khi chiếc xích lô thong thả diễu sát vỉa hè, các cô gái lần lượt nhô hết người khỏi bóng tối nhìn gã với cái nhìn ứng viên hoa hậu trước ông Chủ tịch hội đồng giám khảo .Dẫu trong đầu có chứa gần chục cuốn sách về thẩm mỹ học, gã vẫn bối rối trước kích thước và sắc màu rất khác nhau khiến mọi chuẩn tắc gã đã đọc biến đâu mất trước thế giới vô cùng sống động của cái đẹp .
- Em đây, em đây này, anh hai …
Cuối cùng, chẳng cần chờ những ngẫm nghĩ chậm chạp của gã, một cô đã nhảy bổ lên xe, ôm gọn lấy gã với cái nháy mắt đồng loã của gã xích lô . Không được làm đau người phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa - ý tưởng từ cuốn sách xưa cũ ngăn không cho gã gỡ đôi cánh tay tròn mềm, thoang thoảng mùi Camay cuộn tròn quanh cổ gã .Vả chăng cái triết lý nếp sống ‘’trật đường rầy’’ gã nghiền ngẫm trong hiệu phở càng làm gã yên tâm phó mặc gã xích lô lôi tuột theo cô gái tới căn phòng hẹp sau một hồi quanh co mấy con hẻm tối .
Gã còn ngơ ngẩn ngắm nghía ngọn đèn toả mờ xuống chiếc giường đôi có phủ vải trắng, thoắt cái đã thấy cô gái bước ra từ phòng tắm, trên người không mảnh vải, ngoại trừ chiếc khăn mặt vắt vai.
-Anh cởi quần áo ra chứ? Sao đứng ngó hoài vậy?
Và rồi không kịp để gã phản đối, cô sấn tới giúp gã cũng trần truồng như cô .
-Tên em hả ?Tên là Tình.Nhiêu tuổi hả ?Hai mươi hai.Tại sao làm nghề này? Thôi cha, lẹ lẹ đi, hỏi ẩm ương .
Cô kéo gã ngã xuống giường, đốt lên ngọn lửa dục trên từng phân vuông da thịt ,vờ vĩnh rên rỉ và thở hổn hển.Sau một lúc hăm hở không đạt kết quả , cô kêu lên:
“Sao thế? Anh sao thế ? Phải chú ý vào chứ. Anh cứ nghĩ đâu đâu thế?
Gã vội vàng phân bua rằng ngoài cái thân thể tuyệt đẹp của cô, gã chẳng còn nghĩ đi đâu. Cô cười khúc khích và lại đẩy gã vào đợt tấn công mới dữ dội hơn khiến cả cái giường chao đảo chẳng khác gì chiếc bè Méduse giữa cơn hồng thuỷ . Nhưng hỡi ôi, cái của ta nhưng không hề vâng theo ý ta, cô gái vỗ đánh đét vào mông gã, kêu to:
“ Chết mẹ, bố”bịnh” phải không? “
Để mặc bàn tay cô gái chà xát một cách căm tức phần kín đáo nhất của cơ thể, gã cãi lại một cách hùng hồn :
“Bệnh gì đâu? Anh khoẻ như voi ấy mà… “
Cô gái đẩy bật anh ra, cười nhạt :
“Voi… thiến hả? Mất bao công sức của người ta mà vẫn “mít ướt” thế này ! Giờ “bố” tính sao đây?”
“Mình cứ nằm ôm nhau …nói chuyện tâm tình lại chẳng hơn ư ? “
Cô gái ngẩn ra, bật cười :
“Càng tốt. Nhưng sáng mai anh vẫn…trả tiền em chứ? “
“ Đương nhiên, anh còn “bo” em một chầu ăn sáng nữa chớ.”
Cô gác cả đôi chân trần lên người gã, hút điếu thuốc thơm gã mời, thở khói khoan khoái:
“Từ bé tới giờ em mới gặp “sự lạ” như anh. Chắc có chuyện lo buồn phải không?”
Gã giật nảy người :
“Sao em biết?”
“Thì đấy, căng thẳng thần kinh lắm nó mới… buồn thiu vậy chứ? “
Gã không trả lời,lẳng lặng gục đầu vào khuôn ngực trắng ngần của cô gái với cảm giác con đà điểu rúc đầu vào bụi rậm khi bão cát .
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét