Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

NHÀ GIÁO - một thời nhếch nhác ( kỳ 14)




                                                                               (tiếp theo)

                                                     Nhà văn NHẬT TIẾN

                



Thấy buổi họp đã có mòi xoay ra "tố khổ" chế độ mới, tôi bèn phái chỉnh hướng lại:

- Thôi . . . thôi . . . chuyện điạ phương, Phường Khóm xin để về địa phương khiếu nại. Bây giờ mình qua tới mục tư tưởng chính trị và tác phong đạo đức cách mạng". . .

 Một thầy nói ngay :

- Cái này thì ai chẳng biết. Học tập rã người ra rồi.

Nhưng một cô khác lại hỏi:

- Nhưng nội dung cái mục này là những cái gì kia hè ?”.

Tôi giảng giải :

- Thì nó là cái sự soi rọi coi mình có chấp hành chủ trương, đường lối của nhà nước hay không này, có quán triệt những nội dung chính sách theo nghị quyết của Đảng không này, rồi lại còn tác phong làm việc có giúp đỡ học sinh, giúp đỡ đồng nghiệp, cũng như bà con nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Xã hội Chủ Nghĩa hay không nữa này . . .

 Một cô giáo cất tiếng hỏi ngay :

- Thế thầy thì sao ? Thầy có chu toàn được mấy đòi hỏi ấy hay không hả thầy ?

Tôi thủng thẳng đáp :

- Tôi ấy à ? Có phấn đấu đấy, nhưng cũng còn lâu mới đạt tiêu chuẩn !

- ủa ? Thế nghĩa là sao ? Xin nói cụ thể ?

- Thì có nghĩa là nội dung đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng và nhà nước nó rộng rãi bao trùm lên mọi thứ trên đất nước này, tôi hơi sức đâu mà nói quán triệt. Lại còn khoe là chu toàn nữa ! Nói thế là nói dối !

Mọi người cùng "à" lên một tiếng đồng tình. Có những cặp mặt nhìn tôi mang vẻ cảm thông, chia sê. Như thế là tôi đã phần nào phá vỡ được cái vỏ bọc oan uổng mà bấy lâu nay tôi phải chịu đựng. Bầu không khí buổi họp trở nên gần gũi, thân mật nhau hơn. Mọi người xoay ra nói đủ thứ chuyện, nào là chuyển đổi tiền, chuyện đánh tư sản, chuyện đi Kinh Tế Mới..v. . .v. . . Tuy nhiên cũng lại có một thầy nêu lên một câu hỏi cắc ké :'

- Mình có ghi những lời phát biểu này vào biên bản họp Tổ không ? .

Tôi vội vã xua tay :

= Ây chớ ! Mình chỉ ghi những cái gì thuộc về chuyên môn thôi. Còn những phát biểu linh tinh. . . .coi ..như ngoại khóa" !

Câu nói này của tôi lại như một liều thuốc xua tan thêm những sự nghi ngờ. Hiển nhiên là sau buổi họp này, một cô giáo tới gặp tôi, tâm sự:

- Trước tụi em cứ tưởng thầy . . . đáng ngại lắm. Nhũng bây giờ thì mới biết.

Tôi thở dài :

- Tôi cũng cảm nhận được sự e ngại của các cô. Nhưng cô nghĩ mà coi, thân phận nhà giáo bây giờ thì làm được cái gì. Đành là cứ phải chấp nhận thôi, miễn đừng có giở trò thì thụt báo cáo hãm hại cá nhân của nhau là được rồi.

Bước qua phần chuyên môn, Tổ chúng tôi thảo luận rất cởi mở vì chẳng có gì phải dè chừng nữa. Một cô giáo dạy Sinh vật nhăn nhó :

- Giáo án thì đã ghi: Mổ cá Chép. Nhưng bây giờ đào đâu ra cá Chép để mà mổ. Không lẽ đi chợ bỏ tiền túi ra mua.

Một cô hùa theo :

- Mà mua một con thì đâu có đủ. Cả lớp chia thành 4 nhóm thì ít ra cũng phải có tới 4 con.

Một thầy khác nói giọng bực bội :

- Theo đúng giáo án thì cứ đổ thóc giống ra mà ăn. như môn Hóa của tôi, trong bài học về đường Glucose có phần làm thí nghiệm tráng gương thì bây giờ đào đâu ra dung dịch Nitrat Bạc trong Am-mô-nhác ?

Có người hỏi :

- ủa ! Phòng thí nghiệm của nhà trường lúc trước không còn gì nữa sao ?

 Tôi trả lời thay :

- Tôi đã vô coi tất cả rồi. Món thì cạn khô, món thì quá date hết xài. Chai lọ, ống nghiệm nằm ngổn ngang như một đám ve chai. Căn phòng ấy đang có dự tính biến thành nơi sinh hoạt của Chi Đoàn.

 Có tiếng thở phào :

- vậy thì cứ dẹp giáo án qua một bên. Dạy tới đâu hay tới đó. .

Tôi cản lại :

- ấy không được đâu. Các cậu chả nghe ông Hiệu trưởng nói Giáo án là Pháp lệnh đó sao ? Cho nên cứ phải viết cho đầy đủ, còn trong thực tế, làm được tới đâu hay tới đó

Một cô thắc mắc :

 - Rồi lỡ khi đang dạy nhà trường tới kiểm tra thấy trật lấe thì làm sao ?

Tôi mỉm cười, nói nhỏ:

- Đừng có lo ? Họ nhắm là nhắm các vị dạy Văn, dạy Sử kìa. Mỗi giáo án bị xăm soi như bác sĩ đem kính hiển vi ra tìm vi trùng. Cho nên dạy hai môn ấy mà ấm ớ thì toi. Còn lũ mình chỉ có cá Chép với đường Glucose  thì nếu có kiểm tra cũng chỉ phơn phớt, qua loa thôi. Với lại ai chẳng biết bản thân còn phải nhá bo bo vẹo hàm, lấy tiền đâu mà mua Cá Chép để mổ khơi khơi. . .

Trong một lúc hứng chí, tôi đã tuôn ra mấy lời nói thật. Nhưng chợt thấy hối ngay vì tai vách mạch rừng , biết đâu mà lường trước. Đúng là cái câu mà chính tôi đã vừa nói ra : "ấm ớ là toi", vì vậy tôi lại phải nói thêm ngay :

- Nhưng dù thế nào thì mình cũng phải cố gắng khắc phục. như không mổ được cá thì cố vẽ hình lên đi. Cứ treo giữa bảng đen hình một con cá Chép to đùng, trên ghi đầy đủ các cơ phận đã mổ ra, nào mang, nào ruột, nào mật, nào bong bóng. . . .thế là cũng tạm chấp nhận được rồi. Hồi trước, cô cũng dạy môn này, tôi đâu có thấy cô mổ cá. Cô giáo đáp lại bằng một giọng chanh chua :

- Thưa có đấy ạ. Hồi trước em mổ cá ngoài chợ Trần Quốc Toán, thầy đâu có ghé qua mà biết được. Còn bây giờ, em sẽ biểu lũ học trò muốn coi mổ cá thì cứ xuống khu đằng sau nhà trường chờ các thầy cô xả thịt, chia cá thì cũng thấy ngay chớ gì !

Thế là mọi người lại hào hứng xoay qua chuyện phân phối nhu yếu phẩm kéo dài cho tới khi hết giờ, tan buổi họp. Lúc chia tay, tôi yêu cầu mọi người ky tên vào "biên bản mà trong đó tôi chỉ ghi vắn tắt có vài hàng như sau :

- Các tổ viên đã sốt sắng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng là góp ý nhằm nâng cao ý thức tụ giác phấn đấu bản thân để hoàn thành tốt công tác được giao phó trong cương vị của các giáo viên dưới mái nhà trường xã hội chủ nghĩa.

Mọi ngời đều sốt sắng ký tên. Riêng anh bạn tôi lúc ký xong lại còn nhún vai nhìn tôi. Cái nhìn thăm thẳm mang một nỗi chán chường sâu xa. Trong cái nhìn ấy, tôi cảm nhận được sự ê chề của đám nhà giáo chúng tôi khi đã phải cùng nhau đồng lõa trong sự giả dối.



                                                7.



                          Tuổi Trẻ nhọc nhằn.



Theo lời thằng Tửu kể cho tôi nghe thì các đàn anh, đàn chú của nó đã sinh ra trong mộl thời

kỳ mà nó nói là "cực kỳ gian khổ". Tôi làm bộ bật cười, giả lả:

 - Thì cũng đến chăn trâu, cắt cỏ, cầy ruộng chứ làm gì đến nỗi phải gọi là cực kỳ gian khổ.

Tưu trợn mắt :

- Được chăn trâu, cắt cỏ thì còn sướng. Thầy không biết hết đâu. Đừng có nói ?

Tôi vội vã :

- Vậy thì sao nào ? Kể cho thầy nghe đi.

Tửu tiếp :

- ớ ngoài đó, người ta vét hết thanh niên, thiếu nữ vào Thanh Niên Xung Phong, cái mà các chú em gọi là đám "đi trước về sau'.

Tôi ngạc nhiên hỏi :

- Sao lại gọi là đi trước về sau ?

- Khẩu hiệu nêu ra là "Chọc thủng Trường sơn mở đường Thắng lơi" . Cho nên họ phải xuyên thủng tuyến địch để mở đường cho bộ đội trước khi có trận đánh. Mà đâu có dễ, nào băng suối, nào xuyên rừng, mò mẫm thăm dò để đắp đường, dựng cầu, gỡ mìn hay đánh dấu những chỗ nghi có bom nổ chậm. Thế là đi trước. Rồi trong trận đánh Thanh Niên Xung Phong cũng phải cầm súng chiến đấu như ai. Đến khi trận đánh chấm dứt thì họ về sau, tức là phải ở lại để dọn dẹp chiến trường, tải thương binh ra Bắc, chôn liệt sĩ đã hy sinh. Thế mà không gọi là gian khổ cực kỳ à ? _ .

Tôi rùng mình khi nghe nó ehỉ vài lời vắn tắt mà cũng hình dung ra những đoạn đường khổ ải  mà thanh niên, thiếu nữ miền Bắc phải chịu đựng suốt bao nhiêu năm dài trong cuộc chiến.

Đã thế, Tửu còn nói thêm:

- Vậy mà quanh năm đói khát, thầy ơi. Chú của em nói tiêu chuẩn thì 9 kí gạo mà thường chỉ còn có 3, 4 kí thôi. Đã thế vào mùa khô ít mưa, len lỏi trong rừng cả ngày đường không có lấy một giọt nước. Xẻ dọc Trường Sơn đi "cứu nước" là như thế.

Tôi mỉm cười :

- còn em thấy sao ? Cái đời sống ở miền Nam này không khổ tận cùng để miền Bắc phải mất công đi cứu …

Tửu cười khì khì :

~ - Thế thì thầy hiểu sai rồi. Giải phóng miền Nam là để cứu dân miền Bắc chứ cứu gì dân Sài Gòn! Thầy không thấy bộ đội ùn ùn chở đồ ra Bắc à ?

Tôi vội vã nói :

- Ấy . cái này chủ yếu là nhằm Độc lập với Thống Nhất đất nước chứ đâu phải vì mấy cái khung xe đạp, Tivi hay tủ lạnh. . . .

Tửu nói nhô nhẹ:

- Thôi đi thầy? Nhân dân ta giản đơn, cụ thể, chỉ thấy cái gì gần gũi thôi !

- Vậy dân miền Bắc thấy được trong Nam những gì cụ thể mà đến hạt thóc cũng phải cắn đôi đem chia sẻ với đồng bào miền Nam xa lắc ?



                                           (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét