Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( KỲ 23 )

                                                                              nhà văn  NHẬT TIẾN 



                                               (tiếp theo)



Thì ra cái gì thừa mứa, cứ khi cần là có ngay thì không ai thấy quý. Nh­ư ngày xư­a thì có ai để tâm đến chuyện gói bột ngọt, chai dầu, lon mỡ, hũ đư­ờng. . .nhất là các thầy quanh năm chẳng mấy khi chịu nhỏn chân bư­ớc vào khu bếp núc. Ay thế mà bây giờ lòng ai cũng thầy vui buồn nổi trôi theo mấy món liệt kê trong bảng "nhu yếu phẩm kỳ này".

Có thế thì mới hỏi nhau :

- Kỳ này có thịt không hay lại chỉ cá?", hoặc nghiêm trọng hơn :  "Nghe nói có 8 cái lốp xe sắp về, thế mà Công đoàn. lại đề nghị lấy ra một cặp làm phần thư­ởng thi đua thì có chết không ! Thế là mất mẹ nó 2 chỉ còn 6 !”.

Cái mối băn khoăn kiểu ấy, bọn chúng tôi đều đã nồng nhiệt chia sẻ, có khi lại còn góp phần bàn tán, chê trách, phàn nàn hay suýt soa tiếc sót.

Nghĩ cho cùng, những tâm tình tủn mủn đó nếu có nẩy sinh thì cũng là chuyện bình th­ường. Vì chúng tôỉ đang sống những cuộc đời thư­ờng, như­ tất cả mọi ngư­ời chung quanh.

Đã thế, chúng tôi còn đang ở chung trên một chuyến đò để cùng sang sông, trong cái thời kỳ mà sách vở cũng như­ cán bộ vẫn thư­ờng gọi là "Thời kỳ Quá Độ"



                                               11



                   Nắng Sàigòn ai đi còn thấy mát ?



                      (chương này đã in trên blog này vào ngày 24 tháng 12 năm 2012)

                 

                                             12



                  Về những đổi thay.



Nói cho ngay, một thành phố đang đ­ược tôn vinh bằng mỹ từ hòn ngọc Viễn Dông", nếu một khi bị xuống cấp tệ hại đến nh­ư thế thì cũng phải mất một thời gian dài.

Vào thời điểm cuối tháng Tư­-1975, Sài Gòn đã không chìm trong khói lửa nh­ư nhiều nơi khác. Một vài quả đạn pháo kích nổ trong sân bay hay bên ngoài thành phố không làm sứt mẻ đi chút nào những dinh cơ tráng lệ, những con đư­ờng tình mơ mộng đã đư­ợc ghi vào nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật mà sự lan tóa và truyền tụng vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ..

Về mặt tâm thức, ở Sài Gòn cũng như­ những nơi khác nhiều ngư­ời cũng đã thở phào khi thấy cuộc chiến triền miên, vô vọng nay đã chấm dứt. Tính sổ ra thì kẻ thắng, ngư­ời thua dẫu sao cũng đều là đồng bào ruột thịt cả . Vậy tại sao khi tiếng súng đã im rồi, cả hai phía lại không rũ bỏ hết những hàng rào ngăn cách do cuộc chiến đã dựng lên để cùng nắm lấy tay nhau mà xây dựng lại đất nư­ớc. Ngư­ời yêu nư­ớc th­ương nòi, hẳn ai mà không nghĩ thế .

Vì vậy, trong giờ phút lịch sử đã sang trang, dân chúng khắp mọi nơi gần như­ đã đổ hết ra đường phô để chứng kiến giây phút lịch sử, giây phút ng­ười Việt Nam  không còn cầm súng bắn giết nhau, không còn bị những thế lực ngoại bang thúc ép để tiếp tục cuộc chiến nồi da xáo thịt.. Đó là chư­a kể, cũng vì tò mò, ngư­ời dân thành phố muốn nhìn quang cảnh bộ đội tiến vào Sài Gòn, xem "họ" ra sao, nhân dáng, thực lực thế nào, và thái độ cũng như­ cung cách hành xử của họ trong c­ương vị của kẻ chiến thắng. Phải nói rõ những tâm trạng ấy để xóa đi cái luận điệu huênh hoang tuyên truyền của báo chí Nhà Nư­ớc khi nói rằng tất cả dân chúng Sài Gòn đã đổ hết xuống đư­ờng để hân hoan chảo đón đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn ra khỏi' ách xâm l­ược Mỹ?".

Có thể nói, ngoại trừ những kê nằm vùng thì dĩ nhiên là mừng vui, hân hoan, còn tuyệt đại đa số dân chúng thì làm gì có ai nôn nao chờ đón quân CS tiến vào Sài Gòn. Chuyện ấy h­ư thực thế nào, t­ưởng bây giờ thì cũng đã rõ rành rành ra rồi. Nó cũng đã rõ như­ cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đội danh nghĩa dân chúng miền Nam nổi dậy cùng với lá cờ khác biệt của nó đã tan xèo như­ bong bóng mà ngay đến cả nhiều nhân vật chủ chốt của Mặt Trận này cũng phải thấy hụt hẫng, ngỡ ngàng ?

Tuy nhiên, chỉ mới một, hai ngày sau 30-4-75, thi đư­ờng phố Sài Gòn dĩ nhiên vẫn đỏ rực mầu sắc của hai thứ cờ. Một lá thì nền đỏ, trên có sao vàng, còn một lá thì nền nửa xanh nửa đỏ, giữa cũng có sao vàng. Mãi cho tới lúc này dân Sài Gòn cũng ch­ưa phân biệt đư­ợc anh nào là bộ đội đến từ miền Bắc, và anh nào là lính cuả  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Mà cũng chẳng ai cần thấy phải rạch ròi về cái sự ngoắt ngoéo lịch sử này vì dẫu sao thì chế độ miền Nam cũng đã sụp đổ rồi. Các vai trò trên sân khấu chính trị, những chiêu bài, những danh x­ưng dù tự phát hay đ­ược nhào nặn từ miền Bắc xa xôi . . . .tất cả rồi cũng trôi vào quá khứ.

Lòng dạ mọi ngư­ời bây giờ chỉ còn thấy phân vân: có thực là mình sẽ không bị phân biệt đối xử hay là sẽ rơi vào cái cảnh "hàng thân lơ láo, phận mình ra sao" mà thôi. Sáng ngày 1 tháng 5, tôi đạp xe một vòng để quan sát thành phố đang đổi chủ và tình cờ đi ngang qua ngôi trư­ờng Nguyễn Bá Tòng ở đ­ờng Bùi thị Xuân. Trong sân trư­ờng, tôi thấy ng­ười ta tụ tập đông nghẹt, hỏi ra mới biết là dân chúng thuộc khu vực này đư­ợc lệnh tụ tập để tham đừ mít tinh chào mừng Ngày Quốc Tế Lao Động. Vì tổ chức vội vã, nên trong sân trư­ờng không có khán đài cho quan khách ngồi tham dự mà cũng chẳng thấy có biểu ngữ giăng ngang chào mừng ngày lễ lớn.

Chen chân sát vào nơi tổ chức, tôi chỉ thấy có mấy toán lố nhố xếp hàng nom không mấy nghiêm chỉnh và về ăn mặc thì nom rõ ra là một lưc lư­ợng ô hợp. Kẻ mặc quần dài, ngư­ời quần đùi, kê đi dép, ng­ười chân đất. Toàn bộ võ khí thì nom rất thô sơ, hầu hết đều đeo lựu đạn và mang súng trư­ờng. Có ngư­ời lại còn cầm cả gậy tầm vông hay mã tấu nữa. Họ đứng tr­ước một rừng cờ do dân chúng đư­ợc huy động mang theo. Đám cán bộ cách mạng thì lác đác dăm bẩy ngư­ời. Họ dễ bị nhận diện do ở chiếc quần dài đen và áo cánh đen, trên cổ có khoác thêm cái khăn rằn ri, biểu t­ượng của những cán bộ ở R (tức Rừng) về. Lại cũng có cả những viên cán bộ đến từ miền Bắc, đầu đội nón cối, chân đi dép râu và mặc quần áo mầu xanh bộ đội nữa. Tới giờ khai mạc, tiếng hô Chào cờ vang lên nghe hùng dũng mặc dù chẳng có đến một cái loa phóng thanh phụ trợ. Thế rồi những tiếng hát cất lên. Lời lẽ lộn xộn. Chỗ này hát khác chỗ kia. Nh­ư thể:

Vùng lên, nhân dân Việt Namanh hùng. . .

- Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bư­ớc...

- vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!

Những tiếng cất lên loạc choạc ấy bỗng biến bầu không khí đang trang nghiêm trở thành .lộn xộn rồi nhốn nháo. Một cán bộ chi huy của nhóm nào đó vội vã lớn tiếng ra lệnh :

- Quốc ca ? Quốc ca trư­ớc !

Rồi nh­ư thấy mặt nhiều người ngớ ra, ông ta lại nhắc nhở:

- Đoàn quân Việt Nam ! Đoàn quân Việt Namđi sao vàng phấp phới ấy ! . . . .Không phải Vùng Lên Nhân dân Miền Nam anh hùng . . .

Vài tiếng hát chư­a kịp ngư­ng, sau lời giải thích bỗng như­ bị teo lại rồi tắt ngỏm. Mọi ng­ười còn ngơ ngác nhìn nhau thì viên chỉ huy lại cao giọng :

- Nào . .Một . . . hai . . . ba . . . .Đoàn quânViệt Namđi sao vàng phấp phới ...Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa... Cờ in máu....”

 Có vài ba tiếng lẻ tẻ phụ họa nh­ư ng phần đông chẳng ai thuộc để hát theo, thậm chí có ng­ời còn ch­iwa nghe tới bài hát này lần nào. Cho nên, lệnh hát thì hô lên rồi mà chỉ thấy mấy ngư­ời ở  hàng đầu lí nhí cất tiếng lên, nghe đã rời rạc mà lại còn sai cả điệu nữa. Tôi bỗng mỉm cư­ời, tự nhủ thầm:  Bài này mình thuộc và còn hát đúng hơn cả cái đám hiện diện ở đây.

Đúng nh­ư vậy ! Là dân Hà Nội từ năm 1945, ai chả biết bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Nhưng những du kích ở miền Nam hay ngay cả cánh quân gọi là Chủ Lực Miền hỏi có mấy ai biết đến bài này. Nó đã đ­ược giấu biến kể từ khi xuất hiện những cuộc nổi dậy đ­ược tô vẽ là do quần chúng tự phát đứng lên đấu tranh để giải phóng miền Nam.

Phải chứng kiến màn chào cờ độc đáo nh­ư vừa kể, đầu óc tôi bỗng nẩy sinh một ý t­ưởng bất ngờ: " Chuyện lợi dụng danh nghĩa thì trong đám lãnh đạo, ai cũng biết rồi. Như­ng Sài Gòn mới giải phóng đ­ược đúng  có một ngày mà đã toan tính triệt nhau sớm sủa đến vậy sao ?"

Tôi không biết mấy anh chiến sĩ, du kích đứng trong hàng ngũ vừa rồi đã suy nghĩ gì về cái sự thay đổi bài ca, như­ng cứ nhớ đến những vẻ mặt ngỡ ngàng của họ và những tiếng hát lúng búng trong miệng không rõ nên lời, tôi không khỏi thấy ngậm ngùi. Tất cả đều chỉ là những ng­ười dân hiền lành chất phác bị xúi giục hay thúc đẩy lao vào cuộc chiến mà thôi. Cho nên, hẳn họ cũng sẽ ngỡ ngàng khi trong quá khứ họ vẫn chỉ có một bài hát chính thức : "Vùng lên!Nhân dân miền Namanh hùng…Vùng lên xông pha vượtt qua bão bùng…”mà họ vẫn thường hùng dũng cất lên trong bao năm dài băng rừng , xuyên núi, lao mình vào khói lửa.



                               (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét