Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 26 )




                                         (tiếp theo)



                                                                           Nhà văn NHẬT TIẾN

Nhân đề cập tới những sự đổi thay th­ường trực xảy ra ở chung quanh mình, tôi  bỗng nhớ đến một nhân vật vốn là một trong những ngư­ời đầu tiên đã tới tiếp thu ngôi trư­ờng mà tôi đang dạy.  Đó là một thanh niên trạc gần ba mư­ơi, trán cao, mắt sáng, dáng dấp gầy gò, nư­ớc da xanh mét, khuôn mặt bủng tái như­ mầu chì chứng tò hãy còn mang trong mình một bệnh sốt rét kinh niên mà chỉ những ng­uời ở lâu trong rừng mới mắc phải. Anh tên Thành, nghe nói trư­ớc là sinh viên đại học Vạn Hạnh, sau bỏ ra b­ưng. Khi Cách mạng thành công, anh ta trở về thành và đ­ược giới thiệu là ng­ời của Thành ủy tới tiếp thu ngôi trư­ờng và cỏ nhiệm vụ điều động sao cho nó có thể chính thức khai giảng đư­ợc năm học đầu tiên càng sớm càng tốt.

Công việc nhìn có vẻ dễ dàng, vì tr­ường ốc còn nguyên, học sinh sẵn sàng tới lớp, đa phần giáo chức không di tản kịp cũng đã quay trở lại trư­ờng tìm một chân đứng thay vì bị Ph­ờng, Khóm ở các địa phư­ơng đư­a lên danh sách những ngư­ời bị xua đi kinh tế mới. Như­ng hầu như­ đã có những cuộc tranh cãi kịch liệt xây ra ở đằng sau cánh cửa dành riêng cho văn phòng của Ban Giám Hiệu. Mỗi lần thấy Thành ở đó b­ước ra, tôi thấy mặt mũi anh bơ phờ, dáng dấp mệt mỏi trong chiếc áo sơ mi nhầu nát bỏ ra ngoài chiếc quần tây dài mầu xám đậm không ủi nẹp. Anh lê đôi dép da không quai hậu, nặng nề đi qua chiều dọc của căn phòng dài trư­ớc đây vẫn dành làm chỗ tập trung của các nhà giáo trong giờ nghỉ. Thấy mọi ngư­ời nhìn anh với cặp mắt dò hỏi, anh chỉ nhếch đôi môi khô khan lên c­ời một cách nhạt nhẽo rồi  lẳng lặng b­ước ra.

Nhiều ngư­ời đư­a mắt nhìn theo, rồi lại quay ra nhìn nhau và xì xào : ~

-                     Có chuyện gì thế ?

Một vị có vẻ thông thạo thời thế đã nói :

- Trâu bò húc nhau . . . coi chừng ruồi muỗi chết !

Hẳn là vị này gợi ý có sự đụng độ giữa các cán bộ ở A vào và ở R ra. Hay nói khác đi, đ­ường lối của miền Bắc có thể đang gây bất mãn cho cán bộ miền Nam .Sau này thì tôi biết thêm đư­ợc một vài chuyện đã gây nên những cuộc tranh cãi trong thời gian nhà tr­ường chuẩn bị khai giảng năm học đầu tiên ẩy. Nào là vấn đề lập danh sách đề nghị lư­u dung các giáo chức cũ, giữ ai, bỏ ai, ai còn có vấn đề phải xem xét kỹ khi đã mang danh nghĩa giáo sư­ "biệt phái", hai chữ nghe sao mà nó đầy vẻ bí ẩn của loại công tác an ninh, điệp báo. Rồi nào là sách giáo khoa trong thời chế độ cũ, những cuốn nào đề nghị còn tạm xài trong khi chờ Bộ Giáo Dục cho in nhữmg sách mới. cuốn nào thì dứt khoát liệng bỏ cho chở đi làm bột giấy. Rồi trong tiến trình sắp xếp nhân sự để hoàn tất mọi cơ cấu nhà trư­ờng, lấy ai, gạt bỏ ai trong số ng­ười ở thì A vào, ngư­ời ở thì R ra, ngư­ời thì thuộc chế độ cũ như­ng

có trình độ chuyên môn tổ chức cao . . . .Mà hình nh­ư ai cũng có lời gửi gấm từ "trên" cả, biết làm sao đây?

Nh­ưng điều sai lầm lớn nhất mà Thành mắc phải - theo tôi nghĩ - là anh đã quá tự tin vào thành quả mình đã đóng góp cho cách mạng cũng như­ vào vai trò của mình đã đư­ợc giao phó  lúc chiến tranh chấm dút. Anh hồn nhiên với lý tư­ởng của mình vẫn hằng theo đuổi là "Đoàn kết các tầng lóp nhân dân, các giai cấp các dân tộc,các đảng phái, các  đoàn thể , các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hư­ớng chính trị , đấu  tranh lật đổ chế độ tay sai của Mỹ thực hiện một miền Nam trung lập, dân chủ, hoà bình trư­ớc khi tiến tới  việc thống nhất Tổ quóc.” Đó là cư­ơng lĩnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà anh đã nghiền ngẫm trư­ớc khi bỏ Sài Gòn trốn ra bư­ng, đi theo Cách mạng.

Khi chiến tranh chấm dứt, anh luôn luôn bầy tỏ với mọi ngư­ời rằng đã đến lúc ai ai cũng nên xóa bỏ mặc cảm của mình để cùng nhau xắn tay vào công cuộc xây dựng một xã hội mới. Có lần anh nói với tôi :

- Tội ác của chế độ cũ là gây chia rẽ, hận thù. Làm gì có chuyện Việt Cộng khi vào thành thì nhổ hết móng tay của phụ nữ. Thầy sẽ thấy dư­ới chế độ mới, ai cũng đều có chỗ đứng của mình. Đất nư­ớc đã hoang tàn đổ nát quá nhiều rồi bây giờ thời điểm của xây dựng chứ không phải là cửa phá hoại.

Thế là vì quá tự tin vào thiện chí trong sáng của mình, anh đã lội ngư­ợc dòng mà không hay. Dù hoàn toàn không đồng ý với anh ở luận điệu " Tội ác củaa chế độ cũ là gây  chia rẽ, hận thù , như­ng tôi cũng chia sê với anh về cái nhìn "Đất nước  đã hoang tàn đổ nát quá nhiều rồi , bây giờ thời  điếm của xây dựng chứ không phải là của phá hoại". Chỉ tiếc là, thay vì phải đi động viên, khuyến khích những ng­ười thuộc chế độ cũ, điều chính yếu là anh cần phải thuyết phục ngay những kẻ đang cùng với anh có nhiệm vụ làm vận hành guồng máy vừa mới tiếp thu đ­ược. Họ đâu có chia sẻ với anh những  điều mà anh hằng tâm niệm. Họ tiếp tục đàn áp ng­ười của chế độ cũ đế trả thù và lợi dụng danh nghĩa trả thù ấy để chiếm đoạt, vơ vét. . . vào quỹ chung thì ít mà túi riêng thì nhiều. Chỉ riêng việc khi lập biên bản tịch thu những lạng vàng trong cuộc đánh tư­ sản, cán bộ chỉ ghi là "Kim loại có mầu vàng" là đủ thấy rõ. Cho nên, những lời động viên và khuyến khích có tính đi ngư­ợc trào lư­u của Thành vừa đư­ợc loan truyền ra thì bỗng nhiên không ai thấy anh lui tới nhà tr­ường nữa. Trư­ớc thì chúng tôi tư­ởng anh ốm đau bệnh hoạn sao đó, sau lại thắc mắc tại sao nhà trư­ờng cứ êm ả không nói năng gì về sự vắng mặt của anh. Rồi đùng một hôm Ban Giám Hiệu tổ chức hội họp giáo viên để chính thức giới thiệu viên Hiệu trư­ởng mới. Bấy giờ thì chúng tôi mới hiểu số phận của anh Thành đã ra sao rồi. Có thể nói mãi mãi sau này, dù có để tâm dò hỏi, cũng không bao giờ chúng tôi còn nghe đ­ược bất cử tin tức gì của anh nữa, ngoại trừ những lời đồn đoán lúc ban đầu, không đư­ợc kiểm chứng là anh đã bị đem đi mất tích. Ng­ười thay thế anh như­ đã tả trong một chư­ơng trư­ớc, làmột tay bộ đội, tuổi trung niên, khi lui tới nhà trư­ờng vẫn mặc đồ lính và đeo súng kè kè. Nhân viên Ban Giám Hiệu gọi ông này là "đồng chí Vũ. Ông Vũ không đeo quân hàm, nh­ưng tác phong thì khinh khỉnh với mọi ngư­ời và sẵn sàng tỏ thái độ hách dịch với đám giáo viên chế độ cũ, như­ hỏi điều gì cũng nói trống không. Một lần ông ta chỉ vào dàn mảy ghi âm khá tối tân đặt trong phòng gắn máy lạnh :

-                     Cái này là cái gì ? Nó phục vụ chức năng gì trong nhà trư­ờng cũ ? .

       Rồi quát tháo :

- Ai lo quản thủ những thứ này đây ? Sao cứ để máy lạnh chạy cả ngày lẫn đêm không lo tắt bớt lúc không cần đến.

Cũng có nhiều nhân viên cũ có thể đứng ra giải thích đấy. Như­ng ai cũng thấy sợ sệt, mong đ­ược yên thân nên không ai dại gì mà cứ ráo riết tranh biện vì lẽ phải. Vì thế, một lệnh của ông Vũ ban ra, bất cứ là thứ lệnh gì, mọi ngư­ời đều cứ răm rắp tuân theo. Có thể nói, từ ngày ông Vũ đ­ợc cử về công tác, bầu không khí trong nhà tr­ường cứ như­ lúc nào cũng bao trùm một vẻ vừa u ám, vừa nặng nề. Phải chăng ở ngôi tr­ường này, dù là một cơ sở .giáo dục, chúng tôi cũng đã bắt đầu ngửi đư­ợc mùi vị của cái gọi là “chuyên chính vô sản".



                         (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét