Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI : Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 3



                          Hội nghị Hà nội – 3-2006

“Địch” đã đánh vào “tung thâm” rồi, sao còn    
                                                                ngồi yên ?

Sau hơn một tháng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đóng góp cho bản Dự thảo báo cáo chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận được khá nhiều ý kiến thẳng thắn thậm chí huỵch toẹt về sự cáo chung của chế độ ở Việt Nam. Đặc biệt giới cầm bút trong nước đã bớt hèn , đã dám “mở miệng”, nhất nhà thơ Trần Mạnh Hảo lớn lối, om sòm chửi bới Mác Lênin và cộng sản Việt Nam .
Theo thông lệ, hẳn sẽ có những bài viết phản công đánh phủ đầu, đánh cho chết những kẻ “dám có ý kiến khác “ như Hà Sĩ  Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Dương Thu Hương… đăng trên báo Công an, báo Quân đội nhân dân  như ngày xưa.
Vậy nhưng đã vài tháng trôi qua kể từ khi Trần Mạnh Hảo- Đỗ Minh Tuấn nhân tranh luận mà gọi Đảng bằng con c…, và nhất là sau cả chục bài “mắng mỏ” Mác Lênin và cộng sản Việt Nam của Trần Mạnh Hảo mà trên báo vẫn thấy im re, vẫn chưa thấy các “nhà văn của Đảng” nhảy ra “đao búa” diệt cho tan “chúng nó” để bày tỏ thái độ “bảo vệ Đảng” đến giọt máu cuối cùng .
Tạo sao thế ? Đã có chuyển biến mới rồi  chăng ?
Các “dầu gấu của Đảng” sốt ruột sốt gan lăm lăm “tay gươm tay bút ” chỉ chờ có lệnh là xông ra “quyết chiến, quyết thắng’  bọn “thế lực thù địch”, bọn “phản bội “, bọn “diễn biến hoà bình”, bọn  “lợi dụng các diễn đàn trên internet” chống phá cách mạng
Dịp may cho  các đồng chí tự nguyện làm “con đê chắn sóng cho Đảng ” bày tỏ lòng trung thành đã tới.
Trong 2 ngày 2-3 tháng 3 năm 2006, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lý luận ,  phê bình văn học , nghệ thuật toàn quốc” có tới trên 250 đại biểu tham dự, đứng đầu là ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban tư tưởng văn hoá, Chủ tịch “Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương “ cùng các quan chức cao cấp trong ngành văn hoá nghệ thuật.
Hội nghị lý luận, phê bình văn học và nghệ thuật khai mạc rất long trọng trong lúc các diễn đàn trên internet, các cơ quan thông tấn, báo chí hải ngoại vẫn om sòm  chửi bới , vạch trần chân tướng chủ nghĩa Mác-Lênin , đường lối xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là ”giả trá”, là vật cản, là nguồn gốc mọi tội ác cần phải loại bỏ khỏi đời sống dân tộc Việt Nam. Một khi “kinh Thánh”  đã không còn thiêng, “giáo đường’ sẽ ra sao ? Diện mạo của Đảng sau đại hội X phải chẳng sẽ được lộ hé đôi chút qua Hội nghị này ?
 Bởi thế Hội nghị lý luận phê bình văn học , nghệ thuật toàn quốc tuy vẫn  diễn ra hàng năm, nhưng thời điểm này , nó được quan tâm đặc biệt của sĩ phu cả nước . Các cây bút hàng đầu trung kiên với đảng tất nhiên phải nằm đầu sổ trong danh sách mời dự và đọc tham luận. Chẳng thế mà ông Giáo sư  Tiến sĩ  Mai Quốc Liên gào lên trên diễn đàn:
 :” Bọn phản động đã đánh chúng ta tới tung thâm rồi rồi sao các đồng chí vẫn án binh bất động? “ .
 Mai Quốc Liên đòi đảng ngay tức khắc phải lập lại trật tự , lấy lại thế chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng. Ong ta la lối  cả “cấp trên” :
Nhưng mặt tiêu cực như  : lẩn tránh, rụt rè , e ngại khi bầy tỏ thái độ trước những luận điểm sai đã rõ ràng ; chuyển lập trường sang mầu sắc “cấp tiến cực đoan” , đối lập. “tự do”, công khai đứng về phiá đối lập. Còn những cơ quan, những người có trách nhiệm…thì không thấy nói gì ?”
“ Cơ quan” và “người có trách nhiệm” còn ai khác ngoài đồng chí Nguyễn Khoa Điềm kính mến và Ban tư tưởng văn hoá của đồng chí. Cái kiểu “trứng khôn hơn rận”, cấp dưới lại chỉ đạo cấp trên thế này  xưa nay chưa từng thấy.
Mai Quốc Liên lấy thí dụ vụ “ Bóng đè” để chỉ điểm sự thờ ơ không chịu ra tay của các cơ quan “gác cửa” :
Có người vẫn viết bài ca ngợi Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm nhưng đồng thời cũng viết bài ca ngợi “ Bóng đè”.một tập truyện ngắn “phản động” như vậy mà “ Nhà xuất bản Đà Nẵng in, Nhà xuất bản Hội nhà văn in tiếp, quảng cáo rất dữ dội…Hội thảo tại Hà Nội trong mưa rất đông và báo chí ủng hộ trong đó có cả báo chí cận vệ của Đảng , nhiều báo đăng ý kiến ca ngợi, tường thuật , trong đó có một số ý kiến của những nhân vật quen mặt …Không có một cây bút phê bình hàng đầu nào lên tiếng cả …” .
Rồi Mai Quốc Liên chất vấn :
Tôi không rõ lắm sự chỉ đạo của cấp trên. Có người nói với tôi : sắp tới đại hội rồi, bới thối ra làm gì ? Với lại lỡ rồi . Không biết bên trong thì các tờ báo đăng sai như thế , nhà xuất bản in sai như thế, có được cấp trên chủ quản hay Ban tư tưởng –văn hoá trung ương có thái độ gì không, hay lại “chín bỏ làm mười”.
Đòi thu hồi “Bóng đè” đốt sách, kỷ luật…chưa đủ, Mai Quốc Liên còn la lối :
Lực lượng phê bình, lý luận văn học có còn hoạt động nữa không hay là né trốn đâu. Và trên có chỉ đạo gì không ? “
Sau cùng Mai Quốc Liên lên giọng “huấn thị” nghe còn “sắt máu” hơn cả Ban tư tưởng văn hoá:
Giữ vững trận địa tư tưởng theo tinh thần nghị quyết bổ sung về công tác tư tưởng của Hội nghị Trung ương 12 là trong đó có công tác lý luận, phê bình văn nghệ là một việc lâu dài, khó khăn, cấp bách…”
Một “ông kễnh bảo vệ Đảng” ở Sàigòn là Phó GS  TS Trần Trọng Đăng Đàn dịp này cũng lớn lối đề nghị Đảng phải giữ vững “định hướng xã hội chủ nghĩa trong cả…văn hoá”:     
“Thật tỉnh táo trước những xáo trộn về lý luận vừa xảy ra mấy thập kỷqua trên thế giới ; bám sát thực tiễn Việt nam để củng cố và xây dựng một hệ thống lý thuyết về văn hoá, văn nghệ Việt Nam giai đoạn đất nước phải thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”
Trong khi rất nhiều trí thức cả trong nước lẫn ngoài nước đòi xét lại cái vị trí “ duy ngã độc tôn”  của Đảng cộng sản Việt Nam vốn gây ra bao tổn thất, đau thương cho dân tộc , thì ông Giáo sư  công bộc của Đảng này lại yêu cầu :
“ Củng cố  và bồi bổ thêm để có được  một hệ thống lý luận về sự tất yếu Việt Namngày nay chỉ có một Đảng lãnh đạo là Đảng cộng sản Việt nam. Duy nhất đảng này có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước về mọi mặt trên mọi lĩnh vực : Chính trị – tư tưởng ; kinh tế - xã hội ; văn hoá – văn nghệ”
Tiếng kèn lạc lõng của ông Trần Trọng Đăng Đàn còn rú lên như tiếng còi cảnh sát khi có phương tiện giao thông đi ngược chiều :
Định hình một hệ thống lý thuyết để khẳng định rằng sự phát triển của Việt Namgiai đoạn lịch sử này tất yếu phải theo phương hướng tư tưởng chủ đạo là triết học Mác- Lênin”
Chẳng hiểu ông Giáo sư có bao giờ lên mạng internet để đọc bao nhiêu là bài viết vạch trần những sai lầm cốt tuỷ của triết học Mác- Lênin, bao nhiêu bi kịch lịch sử, bao nhiêu mạng người chết oan vì cái triết học “dao búa” này mà còn bắt đất nước Việt Nam  đau thương dưới chế độ cộng sản toàn trị này phải tiếp tục chịu sự chỉ đạo của triết học Mác – Lênin. Ong Giáo sư nói thật lòng hay chỉ giả vờ để được Đảng vứt cho khúc xương thôi đó. Rồi như sợ Đảng chưa hài lòng , ông Giáo sư còn “đi xa hơn nữa”, cố gắng ghép cả “bác Hồ” vào hai ông thánh Mác – Lênin thành bộ ba  hù doạ trí thức Việt Nam :
“ Phát triển rộng, khai thác sâu thành tựu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh để hình thành hệ thống lý luận về chủ nghĩa Hồ Chí Minh với khái niệm  chủ nghĩa Mác – Lênin thành khái niệm ghép, bộ ba chủ nghĩa Mác—Lênin-Hồ Chí Minh…”
Ghê chưa, xưa nay “Đảng ta” vẫn chỉ dám rụt rè đưa ra khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” thôi,  ông Giáo sư “bảo hoàng hơn cả nhà vua” này lại “cầm đèn chạy trước ô tô” tôn vinh tư tưởng Hồ Chí Minh thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” kia đấy.
Nhưng cái “chủ nghĩa Hồ Chí Minh “ ấy ra sao ? Chắc chỉ có mình Giáo sư Trần trọng Đăng Đàn nghiên cứu và nắm vững. Nhưng việc đó lớn lắm, nó cần phải được coi như một dự án. “Dự án nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Hồ Chí Minh ở trong nước và xuất cảng ra thế giới”. Vì là dự án nên bao giờ cũng phải có tiền , nhất là phải có nhiều tiền , chục tỉ, trăm tỉ trở lên và chủ dự án chắc chắn phải là ông Trần Trọng Đăng Đàn rồi…

                                       (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét