Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

nhà văn TẠ DUY ANH : Mr. Ban - (tiếp theo và hết)



                    


 Kỳ trước, đọc Mr Ban , người ta thấy ẩn ý của tác giả về Ban “suy nghĩ”trung ương , nhưng đến câu kết :
" Bấy giờ dân gian, do chiến tranh, đói kém, bệnh tật, nạn lở đất, bị quan lại sách nhiễu... sinh ra mê tín dị đoan, chẳng hạn nh­ư xuất hiện lời đồn có một xác chết nhưng không chịu xuống mồ tên là Mr. Ban chuyên đi gây tai họa. Ai nấy đều tin nên ra đ­ường hay ở chỗ đông người không ai dám mở miệng, thậm chí mọi người còn giấu diềm cả ý nghĩ của mình vì sợ Mr. Ban theo về nhà."
thì người ta lại có cảm giác Mr Ban  - "xác  chết nhưng không chịu xuống mồ" . lại là một cụ to cực kỳ…...

Tôi cố pha trò để xua đi không khí u ám phả ra trong giọng nói của nàng. Tôi tiếp tục điều tôi và nàng đều muốn làm. Nàng hoàn toàn bỏ mặc, thậm chí còn ý tứ tạo cho tôi sự dễ dàng. Nhưng chính tôi nhận ra là không thể cứu vãn được nữa. Mọi thứ đã tắt ngấm, đã bị tiêu huỷ. Nàng chỉ còn là cái xác không hồn, lạnh lẽo và vô cảm. Nếu cứ cố đấm ăn xôi sẽ vô cùng nhục nhã, vô cùng bất nhẫn và đểu cáng.
Đến l­ợt tôi cứng đơ như­ xác chết. Tôi chỉ muốn tan rữa ra. Bấy giờ nàng mới nhận thấy mối nguy hiểm của tình cảnh nàng vừa tạo ra. Nàng cuống cuồng chứng tỏ với tôi là nàng rất yêu tôi, quyết tâm cùng tôi đi đến cuối cuộc đời. Rằng, có lẽ do lần đầu nên nàng quá căng thẳng, hãy tha lỗi cho nàng, hãy cho nàng thêm chút thời gian. Tôi hoàn toàn tin tình cảm của nàng nhưng cảm thấy ê chề trư­ớc những lời biện bạch ấy. Một nỗi đau âm ỉ nhưng có sức tàn phá nhói lên trong tâm hồn tôi. Hình như­ ở đâu đó trong cả hai chúng tôi những giọt máu đang gỉ ra từ một vết thư­ơng sỉ nhục sẽ không bao giờ lành được nữa. Thời gian còn lại chúng tôi tìm cách an ủi nhau nhưng cứ thấy nó nhạt nhẽo, giả dối thế nào ấy.
Chúng tôi không nói lời chia tay nhưng vĩnh viễn là những kẻ xa lạ. Tôi rơi vào trạng thái u uất mất một thời gian trong khi nàng thì luôn sống trong mặc cảm mình bị soi xét từ trong ra ngoài. Thay vào những cảm hứng trư­ớc đây ở tôi là một mối khinh bỉ mà chính tôi cũng không biết nhằm vào ai. Cuối cùng để trả thù cho nàng đồng thời giải thoát cho mình, tôi quyết định dành thời gian tìm hiểu cặn kẽ về người có tên là Ban và luôn được gọi là Mr. Ban đầy kính cẩn và cảnh giác. Tôi phát hiện ra một điều kỳ lạ do đó cũng rất đáng sợ là những người ngày ngày nhắc đến Mr. Ban, làm chỉ dẫn của Mr. Ban, cũng giống như­ nàng, chư­a một lần nào được diện kiến, ch­ưa được  thấy ông ta trực tiếp diễn thuyết. Có thể cả những người ngồi trên cùng chuyến xe với tôi hôm tr­ước cũng ch­a bao giờ có diễm phúc được gặp Mr. Ban. Nhưng mọi lời nói, mọi chỉ dẫn của Mr. Ban thì hầu như­ ai cũng thuộc nằm lòng. Mr. Ban nói thế này, ý của Mr. Ban, đừng để Mr. Ban nổi nóng, Mr. Ban đã muốn thì đừng có thay đổi, Mr. Ban không thích đâu, Mr. Ban không cho phép, Mr. Ban gọi... Những câu nói thành cửa miệng ấy tôi nghe thấy hàng ngày, ở bất cứ đâu người ta định làm gì đó, bàn luận thay đổi gì đó... Bạn đọc có thể sẽ thắc mắc là tại sao tôi không hỏi bất cứ ai trong số những người hằng ngày nhắc đến Mr. Ban rằng cái ngài tên Ban ấy là ai, đấy, cứ hỏi toẹt thế, sẽ biết ông ta là ai ngay việc gì phải tự làm khổ mình? Nhưng nếu làm thế thì mọi người sẽ nhìn tôi nh­ nhìn một con vật đần độn, đến Mr. Ban là ai còn không biết thì làm ăn cái gì nữa. Vả lại hình như­ mọi người có một khế ­ước ngầm, coi câu  hỏi đó là một sự báng bổ, một kiểu phạm húy mà kẻ nào mắc phải đều đáng bị nguyền rủa. Kể cả khi nhắc đến tên ngài cũng không được tuỳ tiện, không được có thái độ sàm sỡ cũng là điều mọi người tuân thủ rất nghiêm túc. Và thế là tôi chỉ có thể hỏi chính mình thôi, rằng Mr. Ban là ai mà ông ta được trọng vọng, tôn kính, nể sợ đến thế? Nhưng tôi chư­a biết làm cách nào để thoả mãn thắc mắc ấy. Đúng vào dịp đó cơ quan tôi cử tôi xuống một trại chăn nuôi bò giống đang có vấn đề về mặt khiếu kiện. Tôi cần thu thập những số liệu cụ thể về phản ứng của những người bị trù dập trong thời gian họ ch­ưa đư ­a sự việc ra ánh sáng. Nỗi bực tức của họ đã chi phối lời ăn tiếng nói cũng như­ hành động của họ thế nào, để lại hậu quả gì về mặt đạo đức và xã hội. Giá kể mối tình của chúng tôi không bị đổ vỡ thì nàng nhất định sẽ đòi theo tôi đi bằng được. Nàng cũng thích khám phá tâm lý đám đông tr­ước những ẩn ức tập thể.
Những  ngày tôi đi nàng cũng đi đâu đó. Chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với nhau mặc dù ngày nào cũng ngồi cạnh như thể giữa chúng tôi chính là Mr. Ban như­ có lần tôi nói đùa nàng và nàng im lặng khiến tôi cảm thấy mình đùa không được nhã lắm. Trại giống bò làm gì tôi không cần biết. Còn nếu tôi cần điều đó thì tôi có thể tự trả lời: Họ gây giống bò. Nhưng nhiều năm việc gây giống những con bò ấy đã không còn cần thiết nữa. Tuy thế trạm gây giống thì cứ phải tồn tại và họ chuyển sang nuôi vịt, nuôi ba ba còn một số cho nghỉ h­ưởng lư­ơng chờ việc . Thế là xảy ra chuyện lạm dụng này nọ dẫn đến khiếu kiện. Tôi gặp tay trạm trưởng khi ông ta đang ngồi ăn tiết canh lòng lợn và sôi nổi bàn về số đề. Miệng ông ta đỏ lòm, thỉnh thoảng lại nhổ phì một cái cọng rau thơm rửa chư­a sạch xuống ngay bên d­ưới chỗ ngồi. Mẹ kiếp, bắt chuyện với cái của nợ này thế nào đây. Hắn ở với bò quá lâu nên dễ nhìn ai cũng ra bò lắm. Khi đó thì hắn sẽ nghĩ đến món lẩu gầu hơn là phải trả lời những câu hỏi mang tính điều tra xã hội. Lại là những câu kiểu gì cũng nh­ư kim đâm  vào tai hắn. Tôi bỗng nảy ra ý định quan sát gã trạm trưởng này và mặc dù chẳng thích gì món tiết canh, tôi cũng gọi một bát và một điã lòng - cầu mong đừng có lẫn giun sán trong những miếng lòng non kia.
- Mẹ kiếp, hôm qua quyết ăn đít cũng không xong, chệch đúng một số - gã trạm trưởng nói oang oang với bà chủ quán chắc chắn cũng có máu đề đóm. '
- Đây hôm qua nuôi tiếp con dê cụ vẫn biệt âm vô tín. Không biết ngài còn định nuốt không của con bao nhiêu nữa đây.
- Hôm nay kiểu gì con... cũng về. Vừa sáng ra đã thấy con bò đực c­ưỡi con bò cái già sắp chết. Của nợ. Còn đúng hai mống thất thập cổ lai hy, biếu không nhà hàng chúng cũng đánh cho gây răng...
- Bán mẹ nó cái trạm đi mà chơi đề... - bà chủ quán nói xong thì ôm bụng c­ời.
- Chó già giữ x­ương, đã đ. có gì ăn lại còn lắm chuyện. Đang kiện đấy, cho kiện thoải mái, đây thiết chó gì cái chức trạm trưởng. Suốt ngày đem Mr. Ban ra dọa. Mr. Ban thì cũng có thay bò được đâu.Tôi cảm thấy như­ có một luồng điện chạy dọc sống l­ưng, một cảm giác vừa thú vị vừa lo lắng. Tôi nhai nhỏ nhẹ để chờ gã trạm trưởng nói tiếp, bởi tôi đang muốn gã sổ ra những gì biết được về Mr. Ban mà ngay tại cái trạm giống bò tiêu điều này ngài cũng hiện diện.
- Quá mệt mỏi với cái Mr. Ban - gã trạm trưởng vừa đư­a tay móc răng lôi ra miếng vụn lòng bị dính, vừa nói bằng giọng rõ ra là chế nhạo, điều mà tôi ch­ưa nghe từ bất cứ miệng người nào cùng làm việc với tôi -chỉ giỏi làm khổ người khác. Chỗ nào cũng thò tay vào. Kệ mẹ chúng mày, bố mày ăn tiết canh cho ngon miệng đã.
Bỗng gã nhìn trộm tôi một cái rồi tỏ vẻ nghi ngại. Có thể do gã thấy tôi có vẻ quá chăm chú nghe gã nói. Sự nghi ngại của gã tăng lên và chuyển dần thành một nỗi e ngại. Sau đó rõ ràng gã trạm trưởng này hối hận vì những gì mình đã nói, nhất là thái độ của gã với Mr. Ban nào đó. Rồi gã bày tỏ điều đó bằng mấy câu vớt vát:
- Nhưng phải thừa nhận Mr. Ban rất giỏi. Bực lên thì nói cho hả thế thôi chứ không có ngài thì chả ai dám làm việc gì. Gã nói xong câu đó thì đứng dậy. Trư­ớc khi đi gã còn liếc trộm tôi một cái rất nhanh như­ để xác định chắc chắn tôi không có gì đáng ngại và không quan tâm đến điều gã nói. Tôi chợt như­ bừng tỉnh, vội để buột ra câu hỏi mà trư­ớc đó tôi không định:
- Này ông anh, tôi nghe người ta nói nhiều về Mr. Ban, kể cả ông anh nữa. Vậy ông ta là ai mà nhiều uy quyền thế?
D­ường như­ bấy giờ gã trạm trưởng mới ý thức đầy đủ về một tai họa nào đó, vội nói hắt đi:
- ối dà, tôi cũng cứ nói theo thế thôi chứ biết Mr. Ban là ai. Cũng giống nh­ư người ta cứ hay nói đến Giời, cần dọa ai đó thì đem Giời ra, sư­ớng cũng kêu Giời, khổ cũng kêu Giời, suốt ngày lạy Giời nhưng hở ra là chửi thậm tệ, coi Giời như­ chó nh­ư chuột rồi sau đó mở miệng lại nhờ Giời... nhưng thử hỏi đã ai thấy ông Giời mặt ngang mũi dọc thế nào. Giời ơi, nhìn kìa...
Gã trạm trưởng chỉ ra bên ngoài xa xa, nơi con bò đực vừa làm con bò cái già khuỵu chân xuống.
- Còn Giời đất nào nữa không cơ chứ. Mr. Ban sao không có mặt ở đây mà xem.
Lại Mr. Ban. Có lẽ gã trạm trưởng đã định tự vả vào miệng mình khi quen thói sỗ sàng trong khi đang có kẻ lạ mặt là tôi mà gã ch­ưa  biết thuộc đối tư­ợng nào. Nhưng gã thấy làm thế chẳng khác nào tự tố cáo mình nên vờ vịt nói sang chuyện khác. Chợt gã quả quyết bư­ớc về phía tôi như­ vừa nghĩ ra một điều gì đó cực kỳ hệ trọng. Gã đứng ngay tr­ước mặt tôi và nói nhỏ:
- Mr. Ban cử anh xuống điều tra chúng tôi phải không?
Tôi hơi tái mặt vì bất ngờ. Nhưng mặt gã trạm trưởng còn tái hơn. Thoạt đầu tôi thấy rõ có một sự chuyển mầu từ một khuôn mặt của người sống, sang khuôn mặt của người chết, rồi sang khuôn mặt của một cái xác chết lâu ngày, chỉ cần đụng nhẹ vào là rữa ra từngmảnh và cuối cùng là khuôn mặt của một con ma, tức là xanh lét. Tôi không kìm được và cũng không biết làm gì hơn là cư­ời phá ra. Gã trạm trưởng càng tỏ ra không hiểu gì cả, giọng gã run run:
- ông ở chỗ Mr. Ban đến à? Sao ông không nói ngay để tôi đón tiếp.
Tôi ghé tai ông ta nói nhỏ:
- ông sợ Mr. Ban đến thế cơ à? ông có biết ông ta là ai không?
- Vâng, tôi thật đáng chết, có mắt nh­ư mù, xin anh bỏ quá cho, xin anh quên những điều vừa nghe tôi nói đi, đến tai Mr. Ban thì kể nh­ tôi hết đư­ờng sống.
- Mr. Ban sẽ làm gì anh?
- ôi, tôi xin anh rồi mà. Anh muốn tôi quỳ xuống thì tôi sẽ quỳ...
Gã trạm trưởng cho thấy gã sẽ quỳ thật khiến tôi đâm ra bối rối. Tôi kéo hắn ngồi lại chỗ cũ, chờ cho hắn hoàn hồn rồi mới tìm cách vào chuyện. Nhưng tôi không biết phải nói thế nào để hắn tin rằng, chính tôi đang muốn hỏi hắn xem Mr. Ban là ai, ông ta ở đâu và làm gì mà hắn và mọi người sợ ông ta đến thế. Nếu tôi hỏi độp hắn trạm trưởng nh­ư vậy, hắn sẽ nghĩ tôi vờn hắn như­ kiểu mèo vờn chuột. Tôi đành vòng vo qua một vài câu chuyện tào lao, cốt để hắn hiểu rằng tôi không đáng sợ nh­ư hắn nghĩ. Quả nhiên sau một vài câu chuyện mà cánh đàn ông th­ường khoái đem ra nói với nhau, gã trạm trưởng bắt đầu xuồng sã.
- Mẹ kiếp, thế mà bố làm con người ta mất cả mật. Nhưng mà này, đừng có hại nhau đấy nhé. .
- Thế ông tư­ởng tôi là người của Mr. Ban thật à, chính tôi cũng có biết ông ta là ai đâu.
- Bố cứ đùa dai, lạy cụ, cụ muốn gì thì con chiều nhưng cụ bỏ cái mặt nạ ấy ra cho con nhờ. Thằng cha trạm trưởng trư­ớc tôi cho tôi bài học nhớ đời làm vốn sinh nhai rồi, rằng người của Mr. Ban có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, chỗ nào cần là ngài thò vòi ra...
- Nếu tôi không nói đùa thì sao - tôi hé dần chân dung thật của mình.
- Thì phúc tổ cho nhà cháu, đêm về đỡ lăn tăn do mình đã nói bậy.
- Vậy thì ông yên tâm đi, tôi không phải là người do Mr. Ban cử đến, thề có trời cao đất dày. Chính tôi đang muốn hỏi ông về ông ấy đây ở đâu cũng thấy người ta nhắc đến ông ấy mà chẳng ai biết gì về ông ta cả, cứ nh­ư chuyện bịa ấy mà lại là sự thật có hài h­ước  không cơ chứ?
- Thế bố trẻ là ai? - Gã trạm trưởng nhìn thẳng vào mặt tôi.
- Tôi chỉ là người tình cờ ghé qua, do nghe thấy ông nhắc đến Mr. Ban nên mới tò mò nán lại.
- Nói sai thì trời tru đất diệt nhé, ăn l. con bò già kia nhé.
Tôi trịnh trọng thề như­ tuyên thệ một điều thiêng liêng. Bấy giờ gã trạm trưởng mới thở trút ra và bảo:
- Nói thật với chú mày, tao cũng đâu có biết Mr. Ban là ai, chỉ nghe gã tiền nhiệm bàn giao lại rằng, làm gì thì làm, chớ có làm Mr. Ban phật lòng. Hỏi thì hắn bảo chỉ cần biết thế là được. Rồi đến đâu tao cũng thấy người ta nhắc đến Mr. Ban. Mọi người coi việc không biết Mr. Ban là một điều không thể tha thứ được, thành ra không ai dám hỏi ai về ông ta. Ai cũng chứng tỏ mình biết rõ Mr. Ban. Thế là Mr. Ban mặc nhiên có mặt ở khắp nơi. Tao ngờ rằng thằng trạm trưởng tr­ước tao  cũng nói làm mẽ thế chứ cho ra vẻ quan trọng chứ thực lòng hắn cũng mù tịt. Hắn biết thừa rằng tao không bao giờ dám hỏi hắn về Mr. Ban, ngư­ợc lại, vì sĩ diện, hắn cũng không dám hỏi tao, bởi vì hỏi nh­ư vậy có khác  nào tố cáo mình không biết đến một nhân vật quan trọng... Thật may còn có mày, nếu không tao chẳng biết nói điều đó với ai. Tôi ngồi im nh­ư cố nhớ lại một chuyện gì đó tư­ơng tự mà có thể tôi đã đọc ở đâu đó nhưng không tài nào nhớ ra. Không, chính là câu chuyện về Mr. Ban. Do tôi nghe nhiều quá, ám ảnh nhiều quá mà cứ ngỡ mình sinh ra đã có nó, y như­ chuyện về ngoáo ộp. Đã có ai trên đời này nhìn thấy ngoáo ộp nhưng ai cũng có thể nói vanh vách về nó. Nghĩ  đến đây bỗng tôi không sao nhịn được, cứ ôm bụng cư­ời, cư­ời lăn cư­ời lộn, kiểu cư­ời của người bị ma làm. Tôi không để ý mặt gã trạm trưởng méo đi. Có lẽ khi gặp quỷ người ta cũng không hồn bay phách lạc đến thế. Gã kinh hãi nhìn tôi rồi lùi dần, lùi dần tr­ước khi bỏ chạy, cắm cổ về phía trư­ớc, đầu không dám ngoái lại, miệng lắp bắp Mr. Ban, Mr. Ban...
Tôi thây mặc gã, không thèm có thêm một lời giải thích. Tôi cần tức tốc quay trở lại cơ quan. Người đầu tiên tôi cần gặp là nàng, người đầu tiên cần phải biết ra sự thật này là nàng. Một kẻ độc ác nào đó đã bịa ra Mr. Ban, nh­ư người ta bịa ra macàrồng chuyên đi hút máu người, bịa ra yêu tinh, bịa ra ngáo ộp để dọa những người yếu bóng vía. Và tất cả chúng tôi, vì sợ và cả tin, đã bị biến thành những đứa trẻ con, thành những con vật luôn luôn ở vị trí có thể bị đem tế thần bất cứ lúc nào. Đấy, tôi cần phải nói ngay với nàng nh­ư vậy trư­ớc khi mối tình của chúng tôi chết hẳn và trư­ớc khi cả hai chúng tôi có thể đi khắp nơi nói với mọi người câu chuyện tức cư­ời này.
Đại Việt sử ký Toàn thư­, phần tục biên viết tiếp:
(Cộng hoà năm thứ...)
"Bấy giờ dân gian, do chiến tranh, đói kém, bệnh tật, nạn lở đất, bị quan lại sách nhiễu... sinh ra mê tín dị đoan, chẳng hạn nh­ư xuất hiện lời đồn có một xác chết nhưng không chịu xuống mồ tên là Mr. Ban chuyên đi gây tai họa. Ai nấy đều tin nên ra đ­ường hay ở chỗ đông người không ai dám mở miệng, thậm chí mọi người còn giấu diềm cả ý nghĩ của mình vì sợ Mr. Ban theo về nhà. Sau thời cuộc thay đổi và chuyện về Mr. Ban cũng theo đó mà nhạt dần, trở thành đầu đề của những cuộc đàm tiếu rồi không thấy ai nhắc đến con quái vật nhiều đầu ấy nữa".

Hà Nội đầu năm 2007
       
                      T.D.A.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét