Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 104)


                                   (tiếp theo)


Từ đó đồng chí Bí thư nổi tiếng sáng tác thơ. Thơ ngâm trên đài phát thanh, thơ phổ nhạc trình diễn tại các đêm “vầng trăng cổ nhạc”, thơ in thành sách…Nếu không phải Bí thư thành uỷ, chắc Hội nhà văn Việt Nam dã kết nạp ông. Vì từ trước nay, trong hàng ngũ lãnh đạo đảng đặc cách có đồng chí Tố Hữu là vào hội , nhưng mà là hội viên danh dự. Còn cỡ uỷ viên trung ương như ông chẳng hội nào dám kết nạp . Thượng số mới chỉ là một ông Thứ trưởng nông nghiệp, thơ con cóc vẫn vào hội, vẫn trình diễn thơ phổ nhạc ở nhà hát lớn, nhưng thơ ông không nổi tiếng bằng những vụ móc túi công quỹ khiến suýt nữa ông phải gỡ lịch.
Khổ nỗi, tuy  nổi tiếng thơ văn vậy nhưng thỉnh thoảng mồm miệng thiên hạ vẫn cứ rộ lên  đồn thổi chuyện đồng chí Bí thư xài bằng rởm . Trong chuyện này người bực mình nhất không phải ông mà lại là vợ ông. Giá như bà ở nhà chuyên giữ chìa khoá két và tề gia nội trợ như các phu nhân cán bộ cao cấp khác thì chẳng sao vì chuyện bằng cấp của chồng là rởm  hay thiệt chẳng là cái gì , có thằng đéo nào không bằng rởm, cứ gì chồng tao, cái ghế  mấy ông mới là quan trọng, cứ giữ cho thiệt vững là chuyện gì cũng êm. Khốn nỗi phu nhân đồng chí Bí thư thành uỷ lại là nhà giáo, hơn thế nữa lại  dậy chính trị trường Đảng, dư luận chuyện học hành của lãnh đạo thành phố , nhất chuyện bằng rởm của chồng bà thường hay lây lan trong trường Đảng làm bà bực mình lắm. Có lần quá giận, bà về xài xể ông :
“ Ong bớt làm thơ đi cho tôi nhờ.Thiên hạ nó riễu ông là tiến sĩ rởm tức nó chê ông dốt, ông có làm cả trăm bài thơ cũng chẳng bịt được mồm tụi nó…”
Đồng chí Bí thư nhăn nhó :
“ Vậy bà bảo tôi phải làm gì ? Bằng của mình là bằng thiệt chớ bộ. Mình đăng ký đề tài, làm luận án, chỉ có điều mình bận trăm công nghìn việc, em út nó giúp đỡ chứ có gì đâu ?”
Bà bật cười :
“Ong chạy theo tụi nó mà thanh minh. Nếu không được thì đề nghị thường vụ ra nghị quyết từ nay cấm không được ai  bàn thảo tới  bằng tiến sĩ của đồng chí Bí thơ nữa…”
Đồng chí Bí thư thở dài:
“ Nếu ra nghị quyết mà bịt được miệng thiên hạ thì tôi làm từ lâu. Khổ nỗi liệu có đứa nào chấp hành không hay nó lại chửi cho…”
Bà đâp tay vào vai ông :
“ Cái ông này, người đâu mà thật thà, tôi nói giỡn chơi chớ ra nghị quyết vậy khác nào  lậy ông tôi ở bụi này …”
Đồng chí  Bí thư nhăn nhó :
“ Vậy bà bảo tôi phải làm gì cho chúng nó hết đồn thổi …”
“ Chúng nó chê ông dốt thì ông chứng tỏ là tao giỏi, tao trình độ cao, tao dậy được cả chúng mày vậy sao tao phải xài bằng rởm ?”
Đồng chí Bí thư tròn xoe mắt :
“ Dậy chúng nó ? Bà bảo tôi phải dậy cái gì ? Liệu tôi có …dậy được  không ?”
Bà vợ phì cười :
“ Thì lâu lâu ông cứ xuống trường Đảng giảng lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt nam. Rồi thì giảng 3 câu 6 điều về kinh điển Mác Lênin. Cái đó ai chả làm được …”
Ong Bí thư mừng rỡ :
“ ừ nhỉ, cứ tới trường đảng lên lớp dậy là chúng nó sáng mắt ra hết…”.
Thế là ông sai ngay Trưởng ban tuyên huấn thành uỷ thuê các giáo sư bên Viện Mác Lênin viết bài giảng . Từ đó tuần nào người ta cũng thấy đồng chí Bí thư phóng xe xuống trường Đảng giảng bài chẳng khác gì giáo sư thỉnh giảng chính cống.
Một lần có anh huyện uỷ viên được cử đi học, vì còn trẻ, lại đã qua trường quản trị nên học hành say mê, ham tranh luận, ham tìm tòi lắm. Vào một buổi học về Tuyên ngôn đảng cộng sản do đích thân  đồng chí Bí thư thành uỷ xuống giảng bài, anh ta hăng hái thắc mắc :
“ Báo cáo đồng chí Bí thư, có phải trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do Các Mác viết có ghi rõ :” Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất : Xoá bỏ chế độ tư hữu”. Có đúng không ạ ?”
Ong Bí thư vui vẻ :
“ Hoàn toàn đúng. Các đồng chí cứ giở Toàn tập Mác Lênin ra thế nào cũng tìm thấy câu cốt lõi của Mác đó. Đảng ta là đảng của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động, xoá bỏ tư hữu và bóc lột là phẩm chất cơ bản của người cộng sản.”
Anh huyện uỷ viên càng thêm hăng hái :
“ Báo cáo đồng chí Bí thư, đã chủ trương xoá bỏ tư hữu  vậy sao đảng  còn  cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, cho phép đảng viên đứng tên nhà, đất và mở tài khoản ngân hàng ?”
Ong Bí thư ngớ ra, xưa nay lời lẽ của ông Các Mác, ông Lênin, ông Hồ Chí Minh nghiễm nhiên là “thánh phán”, là chân lý bất di bất dịch , ngàn đời không sai, nhưng xoá bỏ tư hữu tức là xoá bỏ trang trại,  biệt thự, tài khoản gửi ngân hàng nước ngoài mà ngày nay mấy ông cán bộ đảng viên không ai là không có. Cán bộ càng to, “tư hữu” càng lớn, thử hỏi mấy cha Uỷ viên trung ương Đảng có cha nào không có biệt thự, đất đai, trang trại ?  Xoá cái đó đi à ? Có mà tan mẹ nó đảng, bác Hồ  sống lại cũng chẳng làm được chuyện đó. Ngược lại, cứ cái đà “múc” và “vét” công quỹ thế này thì đảng  ta lại càng phải khẩn trương thừa nhận quyền tư hữu, trước hết là tư hữu đất đai, phải thay ngay cái khái niệm dở hơi “ quyền sử dụng đất” bằng “quyền sở hữu đất” để hợp pháp hoá những thứ mà cán bộ đảng viên cướp được. Yêu cầu đó ngày nay đã trở nên bức xúc, đã trở thành “ý Đảng”. Cuộc sống đã diễn ra như vậy rồi mà vẫn nhắm mắt tụng kinh Mác Lê đòi xoá bỏ “tư hữu” ai mà nghe ? Nhưng mà “kinh điển” vẫn là “kinh điển” bố thằng nào dám động tới. Bởi vậy ông vẫn trợn mắt giải thích nào đảng ta là đảng của giai cấp vô sản, nào đảng ta lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm kim chỉ nam, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm đuốc soi đường, nào …vân vân và vân vân. Học viên gồm phần lớn cán bộ được cử đi học đã kinh qua nhiều năm công tác đảng mà nghe đồng chí Bí thư giải thích vẫn ù cả tai, hoa cả mắt . Sau cùng ông kết luận :
“ Các đồng chí phải tin tưởng Bộ chính trị , Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương lèo lái con thuyền của đảng đi đúng theo lý tưởng cộng sản Mác Lênin đã vạch ra cho nhân loại, đúng theo con đường bác Hồ đã chọn cho toàn dân ta…”
Anh cán bộ huyện uỷ xem ra chưa thông cho lắm, lại giơ tay thắc mắc :“ Báo cáo đồng chí Bí thư vậy đến bao giờ đảng ta mới xoá bỏ tư hữu đúng theo lời dậy của Các Mác…”
Ông Bí thư thành uỷ mặt đỏ tía tai, trợn mắt :
“ 10 năm…20 năm…100 năm …hoặc lâu hơn nữa…tuỳ theo sự giãy chết của chủ nghĩa tư bản. Các đồng chí phải tin tưởng, đừng nóng ruột, ngay đến sự nghiệp “trồng người “ bác Hồ nói phải mất cả trăm năm huống hồ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản vốn lâu dài và gian khổ, có khi phải mất cả ngàn năm ấy chớ…”
Cả lớp chợt cười ồ làm ông Bí thư nổi cáu :
“ Sao các đồng chí lại cười ? Tôi nói vậy không đúng sao ?”
Mọi người im thin thít, anh cán bộ huyện uỷ xem ra cũng hết cả thắc mắc, đứng dậy khúm núm :
“ Dạ báo cáo đồng chí Bí thư đồng chí nói đúng quá ạ. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ta vẫn còn đang mò mẫm vậy thì xây dựng chủ nghĩa cộng sản mất cả ngàn năm là đúng rồi ạ…”
Cả lớp lại ồ lên cười. Ong Bí thư tức quá cho tan học rồi không thèm ghé phòng giáo vụ như mọi lần, ông ra ngay xe ô tô đang chờ sẵn phóng về thành phố.

Câu chuyện “muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải mất cả ngàn năm” bay tới tai ông Hiệu trưởng trường đảng ngay tối hôm đó, lúc ông đang “thư giãn” tại quán karaoke “ Đồng Quê” với ông Giáo sư , tiến sĩ về môn sử Đảng.
Ong Hiệu trưởng vốn xuất thân học sinh tranh đấu thời trước 75 nên dù có mấy  em gái xinh như mộng ngồi bên cạnh tuổi 8x chẳng biết quốc gia với cộng sản là cái chi chi mà ông vẫn thích hát những bài “tiền cách mạng” như “Nào anh em nghèo đâu…liều thân cho đời sống…” rồi “ Vầng trời đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên…”. Tối hôm đó, sau khi em gái hát bài “ em chỉ yêu anh thôi”, chăng hiểu bộ máy tiêu hoá có gì trục trặc, ông Hiệu trưởng nổi hứng “cách mạng” giật micro uốn giọng véo von :”nếu là chim xin hãy là loài bồ câu trắng…nếu là người xin hãy chết cho quê hương…”. Hết một bài, ông chơi tiếp bài khác :” Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu…một trăm năm nô lệ giặc Tây…” Ong Sử Đảng đang lim dim “hát bằng tay” đằng sau áo em tiếp viên chợt nghe ba tiếng “một ngàn năm”, giật mình nhớ ngay tới vụ thằng cha huyện uỷ viên “chọc quê” đồng chí Bí thư thành uỷ lúc sáng.  Ong Sử Đảng vốn chúa ghét thằng này, một lần  đi thực tế xuống huyện đó, lẽ ra nó phải tìm tới ông hầu hạ, đãi đằng, thậm chí còn quà cáp theo lệ thường nữa kìa, đằng này không, suốt một tuần ông ở huyện, nó trốn mất tăm, đã vậy nó còn chửi xéo :” tao dự đủ giờ, làm bài tốt, chẳng cần xin điểm thằng đéo, bởi vậy tao cần gì phải hầu hạ ai.” Chuyện tới tai ông Sử Đảng, ông thâm tím ruột gan, thề sẽ trả thù cho bõ giận. Bởi thế dịp may đã đến, chờ cho hai em tiếp viên lau khăn mát cho “sếp” xong , ông Sử Đảng mới ghé sang ông Hiệu trưởng :
“ Anh Bảy có biết sáng nay ông Bí thư thành uỷ giảng xong bài là phóng xe ngay về thành phố không ?”
Dẫu đang đê mê vì da thịt mát rượi của mấy em tiếp viên, ông Hiệu trưởng rất thính nhậy về ba cái chuyện kiểu này, trố mắt lên hỏi :
“ Tao tưởng ổng có việc phải về liền. Chuyện gì vậy mầy ?”
“ Hôm nay ở giữa lớp có thằng dám “chọc quê” đồng chí Bí thư …”
Ong Hiệu trưởng tỉnh cả rượu, toát mồ hôi :
“ Í chết mẹ…thật không mày? Có chuyện đó nữa hả ? Thằng nào chọc ? Chọc ra sao ?”
Ong Sử Đảng làm ra vẻ quan trọng :
“ Chuyện này tưởng nhỏ mà hoá lớn đó nghen…”
“ Lớn nhỏ gì nói mẹ nó ra, cứ ấp úng hoài…”
Ong Sử Đảng làm cạn ly rượu từ trong tay em tiếp viên ghé vào miệng rồi mới chịu lên giọng:
“ Sàng nay đồng chí  Bí thơ vừa giảng xong Tuyên ngôn cộng sản, thằng cán bộ dưới huyện giơ tay thắc mắc hỏi đến bao giờ đảng ta xoá bỏ được tư hữu ?”
Ong Hiệu trưởng rền rĩ :
“ Trời ơi, hỏi gì mà hỏi ngu vậy ? Có đời nào đảng xoá bỏ tư hữu bao giờ ? Thử hỏi mấy cha trên tỉnh, trên trung ương có cha nào là không “tư hữu”, chức càng cao, tư hưữ càng lớn…”
“ Khổ nỗi câu đó lại ghi ngay trong Tuyên ngôn cộng sản kìa…”
“ Nó ghi đâu kệ cha nó. Đảng ta không làm chuyện đó là được rồi. Chẳng lẽ cả đời đi theo cách mạng mới gom được một mớ vàng nhẫn, nhà cửa, ruộng đất cho con cháu . Giờ phải trả lại hết ấy ư ? Có mà loạn. Mác nói thì kệ bố Mác chứ…”
Ong Hiệu trưởng nín bặt. Ay chết, khéo vạ miệng, cũng may xung quanh chỉ có mấy em tiếp viên mà ngay đến ông Nguyễn Phú Trọng đang sống nhăn các em còn chẳng biết là ma nào huống hồ ông Mác ông Lênin. Ong vội cười chữa ngượng :
“ Chuyện đó là chuyện “nhạy cảm” của đảng sao thằng đó dám hỏi công khai vậy ?”
Ong Sử Đảng mách thêm :
“ Nó còn riễu câu nói của ông Bí thư “ ngay đến sự nghiệp “trồng người “ bác Hồ nói phải mất cả trăm năm huống hồ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản vốn lâu dài và gian khổ, có khi phải mất cả ngàn năm …”
Mấy em tiếp viên chợt cười ré, đấm vào lưng nhau thùm thụp làm ông Hiệu trưởng nổi cáu:
“ Sao lại cười ?  Có vậy mà cười hả ? Thì  xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp trăm năm, xây dựng chủ nghĩa cộng sản chẳng phải mất cả ngàn năm là gì ?  Tất nhiên với thiên tài của Đảng ta thì có thể rút ngắn nhưng không vì thế mà được cười riễu . Biết chưa ?”
Mấy em  tiếp viên im phăng phắc, một em  đánh liều lên tiếng :
“ Tụi em cười con Lan xài Diana ‘siêu mỏng, siêu thấm” mà vẫn còn rây trên ghế kìa. Tụi em đâu có biết chủ nghĩa cộng sản là cái chi chi đâu ?”
Ong Hiệu trưởng hồ nghi :
“ Mấy đứa nói thực không ? Vậy nhà trường không dậy hả ? Không chịu đọc sách hả ?”
Một em gái cười ré :
“ Có biết chữ đâu mà đọc sách. Ba má tiền ăn còn chả có lấy đâu tiền  đi học ? Tụi em , nhỏ đi bán vé số , có đít có dzú rồi thì đi làm tiếp viên, lấy chồng Đài Loan. Vậy cộng sản là thế nào mấy anh ? Ở nhà có lần chỉ nghe má nói tới Việt cộng thôi, đâu có nghe tới cộng sản…”
Ong Hiệu trưởng tò mò :
“ Má nói Việt cộng ra làm sao ?”
“ Má biểu Việt cộng giàu lắm, giàu hơn cả Việt kiều kìa. Có điều Việt cộng già rồi, vợ đùm con đề lại ham gái trẻ chắc chết sớm. Mình làm vợ nhỏ, ráng chịu đựng vài năm, nó chết, mình  ôm một mớ tiền đi lấy chồng mới…”
Mấy em tiếp viên lại cười rúm vào nhau. Ong Hiệu trưởng rền rĩ :
“ Trời đất ôi, mẹ nào dậy con tầm bậy tầm bạ vậy?”
Một em gái cất tiếng hỏi :
“ Mấy anh có phải Việt cộng không ?”
Ong Sử Đảng vui vẻ :
“Việt cộng chính gốc đây, lấy anh không ?”
Một cô nhảy lên ôm lấy cổ ông :
“ Lấy liền, lấy liền , mình làm đám cưới luôn bây giờ nha?”
Ong Sử Đảng cười sằng sặc :
“ Vậy em không sợ con vợ anh ở nhà à ? Nó còn dữ hơn sư tử Hà Đông đó…”
Cô tiếp viên vênh mặt :
“ Sợ gì … nó là sư tử thì em là khủng long em dẫm nó chết tươi…”
Ong Hiệu trưởng lắc đầu :
“ Chịu các cô thiệt. Đến thế này làm sao mà giáo dục chính trị tư tưởng tiếp bước cha anh được kia chứ ?”
Cô tiếp viên ôm lấy ông Sử Đảng :
“ Giáo dục chính trị tư tưởng là thế nào hả anh ?”
Ong này làm một động tác gì đó làm cô ta kêu oai oái :
“ Ay chớ , chớ thò tay vào chỗ đó, nó cắn đấy…”
Ong Sử Đảng cười ha hả :
“ Đó…đó…là giáo dục chính trị tư tưởng đó…”
Cô ngồi bên cạnh ông Hiệu trưởng cũng làm cái gì đó làm ông giật nảy người  Cô cười rinh rích :
“ Phải thế này là tiếp bước cha anh không ?”
Ong Hiệu trưởng sởn cả gai ốc, cố giãy ra :
“ Tầm bậy, tầm bậy nào…í í buông tay ra…chết…chết…”


                                 (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét