(tiếp theo)
III.- VIỆC ẤN HÀNH CUỐN
“TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG”
Trong bầu không khí sôi nổi về văn chương phản kháng ở trong nước như thế, nhiều anh em trong giới văn nghệ ở hải ngoại tự nhận thấy có nhu cầu phải thực hiện một điều gì khả dĩ góp phần phổ biến cho những tiếng nói ấy, một mặt để những sáng tác của họ được nhiều người biết đến hơn và một mặt khác để người trong nước nhận thấy cũng đã có những hỗ trợ tinh thần ở bên ngoài xoay quanh công cuộc phản kháng mà họ đang tiến hành.
Sáng kiến thu thập tài liệu rồi phân công viết bài nhận định để in thành một cuốn sách bắt nguồn từ đó.
Những vị tham gia công việc này kể là rất đông đảo, cả ở Mỹ, ở Canada, Âu châu, Nhật Bản hay Úc đại Lợi..v..v... Người ở xa thì sưu tập tài liệu từ trong nước, nhận phân công viết bài, người ở ngay Orange County (khoảng trên 10 vị) thì tụ họp hàng tuần để bàn thảo nội dung cuốn sách, góp ý cân nhắc để chọn lựa các tài liệu đã có, lập danh sách phân công viết bài.
Tuy nhiên những vị đóng góp công sức tích cực nhất thì có thể kể tên như : Trần Vịnh, Đỗ hữu Tài, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Quốc Trung, Lê Bửu Tấn, Nguyễn Bá Tùng, Trương đình Luân, Hoàng Sử Mai, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Đỗ Thái Nhiên….
Cuối cùng, cuốn TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG được thành hình, in trong loại sách khổ lớn dầy 800 trang, bao gồm 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước. Theo tôi, có lẽ đây là một lần duy nhất tính cho đến nay, đã có một nhóm cầm bút thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau ngồi lại được với nhau trong suốt ròng rã hơn một năm trời với những sinh hoạt sôi nổi, nhiệt tình và đầy thiện chí. Họ đã tiến hành một công trình văn học đến nơi đến chốn kể từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn tất, không có một trở lực nào mà họ không xúm lại cùng giải quyết để vượt qua. Cuối cùng, cuốn sách đã được in ra và phát hành ở Nam Cali vào khoảng tháng 8-1990.
IV- NỘI DUNG CUỐN
TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG
******
Lời nói đầu của nhà xuất bản
(Có in lại nguyên văn Lời Nói Đầu, xin coi trang 36 )
Nội dung cuốn sách gồm bẩy phần và một phần kết thúc gọi là CHUNG, theo thứ tự như sau :
PHẦN 1: Bối cảnh và Diễn tiến
PHẦN 2: Tác phẩm và Tác giả
PHẦN 3: Hai biến cố Phản Kháng tiêu biểu
PHẦN 4: Phân tích Chính trị
PHẦN 5: Tài liệu : Lý Luận văn Học và Tự Do Tư Tưởng
PHẦN 6: Văn Liệu
PHẦN 7: Nhìn từ nước ngoài.
CHUNG : Thư ngỏ gửi anh chị trong phong trào văn chương phản kháng
ở trong nước –Nhóm Chủ biên
Đóng góp bài vở cho 7 phần này gồm bài viết của 27 ngòi bút ở hải ngoại, theo thứ tự như sau:
- Từ phong trào Nhân văn Giai phẩm đến Cao trào văn nghệ
phản kháng (1986 -1989) - Thân Trọng Mẫn .
- Phong trào đổi mới văn học tại Việt nam: từ phản tỉnh đến phản kháng –
Nguyễn Hưng Quốc
- Tâm lượng kẻ hào sĩ - Nghiêm Xuân Hồng
- Nguyễn Minh Châu và Hoàng Ngọc Hiến, những người cầm bút trung thực
- Nguyễn Mộng Giác
- Nhà văn Nguyên Ngọc: suy nghĩ và hành động trong cao trào
văn nghệ phản kháng - Nhật Tiến
(Có in lại nguyên văn trong sách này, xin coi trang 55)
- Lưu Quang Vũ: chim sâm cầm đã chết - Vũ Hạ
- Đọc Những Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương -Phạm Việt Cường
- Trần Mạnh Hảo một con đường ly thân với quá khứ - Hoàng Chính Nghĩa
- Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp - Phan Tấn Hải
- Giới thiệu Trần văn Thủy - Thụy Khuê
- Tản mạn với Phạm thị Hoài - Phạm Kim Khải
- Dẫn nhập: Trường hợp tạp chí Langbian
- Dẫn nhập về đại hội nhà văn lần thứ IV - Hoàng Khởi Phong
- Dẫn nhập phần Bốn (Phân tích Chính trị)
- Những suy nghĩ chính trị về cao trào văn nghệ phản kháng
tại Việt Nam (1987-1989) - Đỗ Hữu Tài
- Từ đề cương 1943 đến nghị quyết 1987 - Đỗ Thái Nhiên
- Chung quanh cuộc tranh luận về quan hệ giữa chính trị và văn học –
Nguyễn Bá Tùng
- Dẫn nhập phần Năm (Tài liệu : Lý Luận văn Học và Tự Do Tư Tưởng)
- Hạnh ngộ cụ Nguyễn Mạnh Tường - Phạm Trần
- Ảo tưởng và thực tế qua một vài tác phẩm của
văn chương phản kháng trong nước - Nguyễn văn Sâm
- Dòng thơ từ phía khác - Hoàng Sử Mai
- Vai trò của Ký trong cao trào văn nghệ phản kháng - Trương Đình Luân
- Vài suy nghĩ liên quan đến văn chương phản kháng - Trương Vũ
- Ly thân hay ly đảng - Thi Vũ
- Cảm nghĩ rời - Nguyễn Đức Lập
- Lá thư Hoa Thịnh Đốn - Bùi Bảo Trúc
- Sĩ phu và sinh mệnh dân tộc - Thập Lang
- Văn chương phản kháng, nhìn từ hải ngoại - Nguyễn Trần Ngọc Thu
CHUNG
- Thư ngỏ gửi anh chị trong phong trào văn chương phản kháng ở trong nước – Nhóm Chủ biên soạn ( Có in lại nguyên văn trong sách này, xin coi trang 39.)
***
Nội dung cuốn sách cũng trích dẫn nhiều tác phẩm Thơ, Văn, Ký, Tham luận, Phỏng vấn..v.v..của 76 tác giả trong nước, liệt kê như sau :
* Hòa đồng nhân loại - Nguyễn Minh Châu
* Vết về chiến tranh - Nguyễn Minh Châu .
* Nhớ anh Châu - Phạm Tiến Duật
* Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió - Hoàng Ngọc Hiến
* Phỏng vấn Hoàng Ngọc Hiến: Phê bình cần có văn - Sông Hương
* Đề cương đề dẫn để thảo luận ớ hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học của hội nhà văn Việt Nam - Nguyên Ngọc
* Gặp gỡ Nguyên Ngọc - tạp chí Sông Hương
* Phỏng vấn Nguyên Ngọc - tạp chí Sông Hương
* Vấn đề cách chức Nguyên Ngọc : Dương-T-Hương & Trần Bạch Đằng
* Hồn Trương Ba da hàng thịt (cảnh 5) - Lưu Quang Vũ
* Molière Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ -
* Christian Hoche (Lưu Trùng Dương chuyển dịch)
* Lưu Quang Vũ : vị đăng đắng nồng cay một mùa hoa Hànội – Minh Trang
* Những Thiên Đường Mù (một đoạn) - Dương Thu Hương
* Quan điểm về thời cuộc - Phỏng vấn Dương Thu Hương – CA TPHCM .
*. Đừng lạm phát tuyên ngôn về đổi mới - Dương Thu Hương
* Dương Thu Hương tự bạch phỏng vấn - Nguyễn Trọng Chức
* Ly thân (Chương cuối) - Trần Mạnh Hảo
* Nhớ Nguyễn Bính (thơ) - Trần Mạnh Hảo
* Đêm phương bắc nhớ về tổ quốc- (thơ) - Trần Mạnh Hảo
* Vĩnh biệt tiếng hót (thơ) - Trần Mạnh Hảo
* Con gái Thủy Thần - Nguyễn Huy Thiệp
* Cún - Nguyễn Huy Thiệp
* Vàng lửa - Nguyễn Huy Thiệp
* Chuyện tử tế (phân cảnh) - Trần văn Thủy
* Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc - Nguyễn thị Ngọc Phượng
* Thiên Sứ (Chương I và X) - Phạm thị Hoài
* Người đoán mộng giỏi nhất thế gian - Phạm thị Hoài
* Viết như một phép ứng xử - Phạm thị Hoài
* Những cây thông kêu (thơ) - Thanh Thảo
* Mùa thu đi qua (thơ) - Đặng thị Vân Khanh
* Cảm xúc đi trên đường Nguyễn Trãi (thơ) Đặng thị Vân Khanh
* Phản ứng chống đối - Biện Duy Tích và Ngô Thanh Loan
* Phản ứng ủng hộ - Tuấn Đức, Lưu Vĩnh Hy, Hà Sĩ Phu, Mai Dy Linh, Đình Hy, Trung Hồ, Hoàng Bình, Dương thị Kim Loan, Nguyễn văn Toàn, Nguyễn Lương Tâm, Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Thân Văn
* Bản tin tức đọc tại CLB Cựu Kháng Chiến –
Nguyễn Đắc Xuân, Phan Vũ và Thu Bồn
* Nhà văn và số phận của nhà văn - Tham luận - Thu Bồn
* Chức năng của người cầm bút -Tham luận - Dương Thu Hương
* Dân chủ hóa và trách nhiệm của nhà văn – Tham luận - Bùi Minh Quốc
* Tham luận - Bửu Tiến
* Góp ý về lãnh đạo văn nghệ - Thương Chính
* Gặp gỡ Trần Dần: đối thoại mất ngủ - Hoàng Phủ Ngọc Tường
* Tôi thích viết văn trên giấy có kẻ dòng (thơ) - Phùng Quán
* Ái hoa và nấm độc (thơ) - Hữu Loan
* Phỏng vấn Hoàng Cầm -tạp chí Sông Hương
* Kết luận của bộ chính trị về mấy vấn đề trước mắt
trong công tác tư tưởng -Báo SGGP
* Văn học, cuộc trường chinh gian khổ- Trần Bạch Đằng
* Góp phần tổng quát về vấn đề chính trị và văn nghệ - Trần Độ
* Phỏng vấn Nguyễn Đình Thi - tạp chí Sông Hương
* Về một phương diện quan hệ giữa văn nghệ và chính trị - Lại Nguyên Ân
* Chính trị và văn nghệ: đổi mới hay không đổi mới - Lữ Phương
* Cái hèn của người cầm bút - Phạm Xuân Nguyên
* Đoàn kết thực sự, dân chủ thực sự, đổi mới thực sự - Nguyễn Đăng Mạnh
* Chúng ta bảo vệ cái gì ? – Đặng Nhật Minh
* Ngẫu hứng và sáng tạo - Ma văn Kháng
* Vấn đề thẩm định văn học nghệ thuật và
ý niệm nhạc vàng – Nguyễn Trọng Tạo
* Thị hiếu và lối đọc truyện hiện nay qua một cuộc tranh luận - Đặng Anh Đào
* Cuộc sống hôm nay & trách nhiệm của thơ - Bùi Minh Quốc
* Góp ý về đổi mới -Tham luận tại Mặt trận Tổ quốc - Phan Đình Diệu
* Trên chuyến tàu tốc hành về năm 2000 - Vũ Kim Hạnh
* Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới - Hà Sĩ Phu
* Con khuớu xổ lồng- Nguyễn Quang Sáng
* Ôi, cam sao mà đắng- Ninh Đức Định
* Dưới tán rừng còn lại- Nguyên Linh
* Ba người trong hẻm đuôi voi -Xuân Đài
* Về nhà trước cơn mưa - Trang Thế Hy
* Người đội mồ - Trúc Chi
* Nhìn từ xa... tổ quốc (thơ) - Nguyễn Duy
* Cuộc chạy tiếp sức của bệnh sốt rét rừng (thơ) - Phạm Tiến Duật
* Cái nhìn của tương lai (thơ) - Thanh Thảo
* Di cảo (thơ) - Thanh Thảo
* Mộng dữ (thơ) - Trinh Đường
* Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (thơ) – Trần Vàng Sao
* Cuộc đời như vợ của ta ơi (thơ) - Việt Phương
* Người ơi (thơ) - Đỗ Nam Cao
* Hànội Perestroika - Nguyễn Trọng Tạo
* Lương Thiện (thơ) - Trần Chấn Uy
* Viết về một ông quan (thơ) - Nguyễn văn Chương
* Lời khai bị can – Trần Huy Quang
* Suy nghĩ trên đường làng - Hồ Trung Tú
* Bông lúa nổi giận - Hà văn Thùy
* Công lý, đừng quên ai - Lâm thị Thanh Hà
* Đêm trắng - Hoàng Hữu Các
* Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa - Võ văn Trực
************
Phần dưới đây xin trích lại hai bài đã in trong cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương :
- Lời Nói Đầu (trang 7 cuốn Trăm Hoa).
- “Lá thư ngỏ gửi anh chị em trong phong trào văn chương phản
kháng ở trong nước”.(trang 795 cuốn Trăm Hoa)
Lời Nói Đầu của Nhà Xuất Bản
(Trong Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương- trang 7)
Đặt tựa đề “Trăm Hoa Vẫn Nở” cho Tuyển Tập này, chúng tôi có ý làm một việc tương tự công trình sưu tập văn liệu mà cụ Hoàng văn Chí đã làm vào thập niên 50 với cuốn: “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” . Chúng Tôi cũng muốn ghi lại những chứng tích của một cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền khởi đi từ những người trong nước hiện nay. Trước đây cụ Hoàng đã viết:
“Bốn mươi năm một thuở” (nhân dịp hạ bệ Stalin), họ (nhóm Nhân văn Giai phẩm) đều đứng dậy đấu tranh chố ng đảng, đòi phục hồi quyền tự do tư tưởng... Trí thức ở miền Bắc đã sản xuất được trên một trăm văn bản có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những cỏ độc, nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một “trăm hoa” thực sự .”
Hôm nay, lại có những người cầm bút nổi dậy đòi phục hồi quyền tự do bất tử ấy:
“Hoa Vẫn Nở... .”
Ở chủ đề này, chúng tôi nhận định rằng :
“Hiện có cao trào phản kháng ở trong nước”.
Đây không phải chỉ là một “phong trào văn nghệ “ mà còn xuất hiện đồng thời một cao trào quần chúng đón nhận, thôi thúc và cổ võ dòng văn chương thịnh nộ trong nước. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt giữa “trăm hoa” bây giờ với “trăm hoa …trên đất Bắc”. Nhân văn Giai phẩm trước kia chưa ai có thể đặt thẳng các câu hỏi như bây giờ :
- “ Có hay không một khuynh hướng phủ nhận 40 năm văn học Xã Hội Chủ nghĩa”
- Có hay không “cái tâm lý muốn phủ nhận, xóa sạch”
Hồi đó cũng chưa có ai dám nói toạc ra trước mặt giới lãnh đạo Đảng và lãnh đạo văn nghệ rằng đời Lê, đời Trần đánh thắng ngoại xâm đâu cần đến sự hỗ trợ của phe Xã Hội Chủ Nghĩa ; họ chưa dám công khai phán xét tội của giới lãnh đạo, của đảng!
“Trăm Hoa Trên Đất Bắc” là một thiểu số văn nghệ sĩ làm một hành động bất khuất. Thiểu số ấy đã sớm phản tỉnh vì thấy cái tệ hại của chế độ chuyên chính, trong khi hầu hết dân miền Bắc lúc ấy chưa “mở mắt” hoặc còn sợ sệt. Bây giờ, thế giới ai cũng đã “sáng mắt”cả rồi.
Chúng tôi tin rằng các văn bản xuất hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-1989 sẽ là những “sử liệu quý báu cho các sử gia mai sau viết về một thời đại đen tối của dân tộc mang tên Thời đại Xã hội Chủ nghĩa”.
***
Đi vào việc hình thành Tuyển Tập, chúng tôi đã không tránh khỏi một vài điểm chưa thỏa đáng.
Vấn đề tuyển chọn tác giả, tác phẩm, văn liệu và dữ kiện thông tin trong nước: Số lượng tài liệu chúng tôi thu lượm được so với khối lượng sáng tác trong giai đoạn phản kháng vẫn còn quá ít ỏi. Có tác giả được nhận định là tiêu biểu cho dòng văn chương phản kháng thì chúng tôi lại không tìm được tác phẩm của họ.
Lại có những tác phẩm rất căn bản đã được nhiều tác giả khác trích dẫn như rường cột tư tưởng phản kháng nhưng không chuyển được ra nước ngoài. Dẫu sao tài liệu hiện có ở đây cũng đã thể hiện rõ nét đa diện và đa nguyên bởi sự khác biệt về động lực phản kháng, đối tượng phản kháng và cường độ phản kháng.
Chúng tôi cũng tin rằng các văn bản (tài liệu báo chí, các tác phẩm văn, thơ, ký, kịch, điện ảnh...) trong Tuyển Tập này sẽ đóng góp một số dữ kiện cần thiết cho các cuộc thảo luận giữa những người Việt trong khuôn khổ đấu tranh cho Tự do - Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã gom góp và lựa chọn một số sáng tác, tham luận có hệ thống cũng như cảm nghĩ tản mạn của những người đang thao thức vì vận mệnh tổ quốc trong thập niên giao thừa này.
Về số lượng các bài viết xuất hiện trên nhiều tạp chí hải ngoại, chúng tôi chỉ xin trích đăng một ít vì sách đã quá dầy.
Lời cuối, xin để tỏ lòng thành thật cám ơn bằng hữu gần xa đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp chúng tôi từ bước khởi đầu cho đến ngày ra mắt Tuyển Tập này.
Kính chào
Nhà Xuất Bản Lê Trần
California, USA
Tháng Bảy năm 1990
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét