Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 82)




                                                (tiếp theo)

                                                                      Thần tự do còn...xa lắm !!!


Ong cầm lên bức tranh thẫn thờ :

“ Bức tranh này tôi vẽ cả 20 năm nay rồi. Tôi vẽ theo trí nhớ năm nó mới lên 5, hồi cả nhà đi vượt biên…”

Rồi ông quay sang bác Ba Phi :

“ Bức tranh này nhiều người hỏi mua nhưng tôi không bán…giờ tôi quyết định bán đi để giúp bác số tiền bác đang cần…”

Bác Ba Phi giật nảy người :

“ Ong nói cái gì ? Bán bức tranh này đi lấy tiền giúp tôi ?”

Ong hoạ sĩ gật đầu :

“ Đúng thế…bác đang cần tiền cứu trợ cho gia đình ở Việt Nam…giờ chỉ bán bức tranh này đi là có tiền…”

Bác Ba Phi lắc đầu quày quạy :

“ Không được…đây là bức tranh kỷ niệm sâu sắc của ông sao lại bán đi…không được…”

Ong hoạ sĩ cả quyết :

“ Thì bác không thấy tôi đã cất nó vào sau tủ rồi à ? Tôi không  còn muốn nhìn thấy nó nữa. Cứ để nó nằm chết đấy chẳng được gì. Giờ bán đi lấy được một món tiền lớn giúp bác lại chẳng hơn ư ? Thôi …không cãi nữa…bác đi với tôi bán ngay rồi gửi tiền về quê cho được việc…”

Nói rồi ông hoạ sĩ lễ mễ bưng bức tranh ra xe. Bác Ba Phi đành lẽo đẽo theo sau. Ong hoạ sĩ lái xe chạy loanh quanh gần tiếng sau mới tới phòng trưng bày tranh có gắn  biển rất lớn :” Gallery Thuỷ Tiên”.

Đó là một cửa hàng có mặt tiền rất rộng bên phố lớn nằm trong khu buôn bán  sầm uất. Ngay trên vỉa hè khá rộng của gallery là một dãy bàn bán càphê. Ong hoạ sĩ tìm chỗ đậu xe rồi cũng bác Ba Phi lễ mễ khiêng tranh vào cửa hàng. Nhìn vẻ mặt lo lắng của bác Ba Phi, ông cười hoan hỉ  :

“ Bác yên trí…cách nay 10 năm bà chủ gallery này đã nài nỉ mãi mà tôi  không chịu bán đấy. Giờ mang tới chắc bà mừng lắm, xỉa tiền ra mua ngay lập tức…”

Bác Ba Phi dè chừng :

“ Nhưng đó là chuyện 10 năm trước, còn bây giờ liệu bả chịu mua  không ?”

Ong hoạ sĩ trợn mắt :

“ Mua chớ sao không ? Tác phẩm nghệ thuật càng để lâu càng có giá chứ có phải rau quả, thịt cá đâu mà để lâu sợ mất giá.”

Nói rồi ông hoạ sĩ xăm xăm kéo bác Ba Phi với bức tranh vào phòng khách. May quá, bà chủ gallery có nhà. Bà trạc ngoài năm mươi, ăn mặc giản dị , son phấn nhẹ nhàng nhưng vẫn lộ vẻ quý phái. Bà đang tiếp khách, một phụ nữ khá xinh đẹp , ăn mặc sang trọng.

Nhìn thấy ông hoạ sĩ và bác Ba Phi lễ mễ khiêng tranh vào bà thoáng một vẻ không vui nhưng rất nhanh bà vồn vã:

“ Xin chào hoạ sĩ…chào bác…hôm nay được ngày khách quý thật…giới thiệu với hoạ sĩ…đây là cô Ban Mai….một nữ hoạ sĩ mới ở trong nước sang…còn đây là hoạ sĩ…”

Ong hoạ sĩ xua xua tay :

“ Khỏi khỏi….lâu nay tôi có vẽ vời gì đâu mà giới thiệu hoạ sĩ ?”

Bà chủ gallery bị ngắt lời có vẻ phật ý nhưng vẫn cố tỏ ra vui vẻ :

“ Ong khiêm tốn vậy thôi…trong giới cầm cọ ai chẳng biết hoạ sĩ Biển Xanh…”

Cô hoạ sĩ trong nước tròn mắt :

“  Anh là hoạ sĩ Biển Xanh ạ…trời…anh nổi tiếng quá mà…rất hân hạnh được gặp anh…”

Bác Ba Phi tròn mắt kinh ngạc. Lâu nay bác có biết gì đâu. Cứ tưởng ông này cũng chỉ vẽ vời cho vui thôi. Ai ngờ ông hoạ sĩ già bấy lâu nay bác vẫn giao du lại nổi tiếng vậy. Kiểu này chắc tranh của ổng bán được lắm đây. Bà chủ gallery thấy cô hoạ sĩ trong nước cũng biết tới tên tuổi ông hoạ sĩ, cười phấn khởi :

“ Hoá ra tranh của bác Biển Xanh cũng bày được ở trong nước ?”

Ong hoạ sĩ xua xua tay :

“ Không không…tôi có gửi tranh về hồi nào đâu ? Không hiểu sao cô lại biết tới tôi ?”

Cô hoạ sĩ Ban Mai cười ngượng nghịu :

“ Dạ không…em cũng chưa được hân hạnh coi tranh anh…em mới chỉ được coi trong…ca-ta-lô thôi ạ…”

Ong hoạ sĩ giở ngay bức tranh ra đặt cạnh bàn :

“ Vậy thì xin mời coi tranh của tôi….Đây là tranh tôi vẽ cách nay cả chục năm rồi…”

Chẳng biết cô hoạ sĩ có thực lòng không nhưng cô khen lấy khen để, khen nức nở bức tranh của ông hoạ sĩ.

“ Anh vẽ giỏi quá…chỉ một con thuyền nhỏ bé trong cơn sóng dữ mà gây cho người  ta cảm giác ngày tận thế…”

Ong hoạ sĩ lên tiếng :

“ Vậy cô có biết con thuyền chở những ngừơi này đi đâu không ? Tại sao nó lại chơ vơ giữa biển dữ như vậy ?”

Cô hoạ sĩ ngập ngừng :

“ Em không biết ạ…không lẽ họ đang trên đường đi đánh cá gặp bão ?”

Ong hoạ sĩ trừng mắt :

“ Đi đánh cá ? Đi đánh cá sao lại mang trẻ con đi theo ?”

Cô hoạ sĩ Ban Mai xanh mặt trước câu hỏi đầy vẻ giận dữ của ông hoạ sĩ . Không hiểu sao bỗng dưng ông lại nỏi giận thế ? Cô lúng túng :

“ Em không biết…là em đoán vậy thôi…em ít đi ra biển …chỉ thỉnh thoảng đi Đồ Sơn, Sầm Sơn thôi…”

Bà chủ gallery thấy ông hoạ sĩ có vẻ sắp muốn gây chuyện , vôi vàng dàn hoà :

“ Anh Biển Xanh thông cảm…cô Ban Mai sinh sau 1975 ở ngoài Hà Nội nên không biết được  chuyện vượt biên của người Sàigòn ra sao đâu ?”

Ong hoạ sĩ tròn mắt :

“ Có đúng thế không ?”

Bà chủ gallery cười to :

“ Cô này thuộc thế hệ 8x , sinh sau năm 75 tới cả chục năm lận. Bởi thế sao cô biết được thảm cảnh “thoát được thì con nuôi má…không thoát được thì cá …”ăn” con”…”

Cô hoạ sĩ ngẩn mặt ra một cách thành thực làm bà chủ gallery reo lên :

“ Đó…anh thấy chưa ? Hồi bà con mình vượt biên cô này còn chưa ra đời, làm sao biết được cái giá vượt thoát chế độ cộng sản sang thế giới tự do nó dắt biết chừng nào ? Có khi phải trả bằng cả tính mạng . ”

Ong hoạ sĩ nghiêm mặt :

“ Cố có biết thế nào là “con nuôi má hoặc cá ăn con không “?”

Cô hoa sĩ Ban Man lắc đầu thânh thật :

“ Tôi không biết thực ạ…”

Ong hoạ sĩ quay sang bác Ba Phi :

“ Bác có biết nó nghĩa gì không ?”

Bác Ba Phi bực mình :

“ Làm gì không biết ? Con vượt biên thoát được sang Mỹ thì gửi tiền về nuôi má, mà chìm tàu chết giữa biển thì cá nó ăn thịt con chứ có gì mà không hiểu ?”

Cô hoạ sĩ Ban Mai reo lên :

“ Vậy thì tôi hiểu rồi. Bức tranh này hoạ sĩ Biển Xanh vẽ cảnh vượt biên…thuyền đi vào bão sắp chìm, mọi người sắp chết ?”

Bà chủ gallery gật đầu :

“ Đúng vậy đó…hoạ sĩ vẽ cảnh thật của gia đình mình đó…”

Cô hoạ sĩ Ban Mai vội vã :

“ Oi chết..vậy mà tôi không biết…xin lỗi…tôi xin lỗi…”

Ong hoạ sĩ lắc đầu :

“ Không sao, không sao…tại cô không biết đấy thôi…Mà sao một bi kịch lớn thế của cả dân tộc, cô là người nghệ sĩ mà lại không biết là sao ? Vậy cô vẽ cái gì ?”

Bà chủ gallerry vội vàng :

“ Tại anh chưa biết đấy thôi. Cô Ban Mai là hoạ sĩ nổi tiếng ở Hà Nội chuyên vẽ abstract thôi. Tranh cô có giá lắm, đã từng trưng bầy ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…lần này mới sang Mỹ đấy…”

Bác Ba Phi ngẩn mặt có vẻ không hiểu cô hoạ sĩ trẻ này chuyên vẽ cái gì. Ong hoạ sĩ vội giải thích :

“ Tức là cô ấy toàn vẽ tranh trừu tượng thôi.Nhưng tôi nghĩ dù vẽ gì thì vẽ nhưng đã là nghệ sĩ thì phải hiểu rõ hoàn cảnh hiện nay của đất nước chứ ? Thế cô có biết nước ta đang có nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược không ?”

Cô hoạ sĩ trẻ gật đầu :

“ Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa phải không ạ ?”

Ong hoạ sĩ vội vã :

“ Đúng đúng…Hoàng Sa mất rồi, giờ nghe nói Trường Sa cũng sắp mất luôn vậy mà nhà cầm quyền cộng sản lại cấm dân không được biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Là nghệ sĩ trẻ, cô có dám bày tỏ lòng yêu nước, phê phán cộng sản bán nước không ?”

Cô hoạ sĩ lắc đầu quày quạy :

“ Không không…tôi chẳng dại gì làm chuyện đó…”

Ong hoạ sĩ cau mày :

“ Sao vậy ? Cô sợ tù tội à ?”

Cô hoạ sĩ gật đầu :

“ Tù là cái chắc…tù tội mà chẳng được cái gì ? Sự thể đã như thế rồi đành chịu chứ còn biết làm sao ? Thôi thì cứ mặc mấy ông Nhà nước muốn làm gì làm…cả một bộ máy công an, cảnh sát, quân đội trong tay họ…mình chống lại sao được ?”

Ong hoạ sĩ già nóng mắt :

“ Đó…đó…chính là chỗ này đây…cô là nghệ sĩ trí thức trẻ mà còn nghĩ vậy…dân thường còn thờ ơ với vận nước đến đâu. Chính vì vậy mà chế độ cộng sản này qua bao nhiêu gian nan mà nó vẫn tồn tại .”

Cô hoạ sĩ trẻ lắc đầu :

“ Bác ở ngoài này nói miệng thì dễ…giờ bác cứ thử về nước sống coi ? Bác cứ mở miệng chửi đảng, nhà nước, chửi Trung Quốc là công an nó còng tay bác liền. Rồi thì tù tội mà chẳng được cái gì ? Nhà nước muốn làm gì họ vẫn làm,  có cản cũng chẳng được…”





                                        (còn tiếp)








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét