Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

NHÀ VĂN VÀ...GIẢI THƯỞNG (3)

TRONG HAI TÁC PHẨM DỰ GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2011 CỦA ÔNG HỮU THỈNH :
MỘT TẬP THƠ DỞ VÀ MỘT TẬP TRƯỜNG CA PHẠM QUY

                                                                                  TRẦN MẠNH HẢO

Bài viết này chúng tôi không nhằm nói về sự bất cập của các loai giải thưởng quốc doanh có tên là “Xin-cho” với quá nhiều tiêu cực đang được báo chí rầm rộ lên tiếng phê bình. Chúng tôi chỉ bàn đến một trường hợp cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bí thư Đảng Đoàn hai tổ chức trên, đồng thời là thành viên chấm giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2011.

Hầu hết 10 nhà văn nhà thơ được xét giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 đều đã từng được giải thưởng nhà nước năm 2001. Những tác phẩm hay nhất của 10 vị này : Hữu Thỉnh, Đỗ Chu, Lê Lựu, Phạm Tiến Duật, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Hồ Phương…đều đã được giải thưởng nhà nước năm 2001 hoặc sau đó. Nay chỉ còn những tác phẩm trung bình và kém cỏi của họ lại được đôn lên xét giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 thì quả là nghịch lý với tiêu chí giải thưởng. Chúng tôi sẽ lần lượt phê bình những tác phẩm khá dở và nhạt nhẽo của các vị trên được giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay trên các báo mạng trong và ngoài nước.

Nay xin xét trường hợp ông Hữu Thỉnh.

Ông Hữu Thỉnh là nhân vật chủ soái xét chọn những nhà văn được giải thưởng nhà nước và giải thưởng nhà văn năm nay, lẽ nào ông không biết quy định của nhà nước trong việc xét giải thưởng văn học nghệ thuật 2011 :

-          Những tác phẩm nào đã được giải thưởng nhà nước các năm trước, tuyệt nhiên không được đưa ra xét giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay.

Trong hai tác phẩm của ông Hữu Thỉnh đưa ra xét giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, có một tác phẩm phạm quy.

Đó là tác phẩm “ Trường ca Biển” của Hữu Thỉnh, do NXB Quân đội nhân dân ấn hành 2004. Trang 3 là trang bìa lót của tác phẩm này, dưới tiêu đề : “Trường ca Biển” có ghi rõ ràng như sau : “Tuyển trường ca đoạt giải văn học”. Tác phẩm : “ Trường ca Biển”  này in gộp ba trường ca thành một cuốn sách : “ Sức bền của đất”, “ Đường tới thành phố” và “ Trường ca biển”.

Trong lời nói đầu của NXB QĐND, in ở trang 5, có đoạn viết như sau : “Trường ca Đường tới thành phố đã được giải thưởng nhà nước đợt một năm 2001”.
Trang 45 của cuốn sách in trường ca : “Đường tới thành phố”, có in kèm rằng : “Giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1980, Giải thưởng Nhà Nước đợt một -2001”.

Như vậy, rõ ràng ông Hữu Thỉnh đã phạm quy : ĐƯA MỘT TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC NĂM 2001 RA XÉT GIẢI THƯƠNG HỒ CHÍ MINH NĂM 2011.

Tập thơ thứ hai của ông Hữu Thỉnh đưa ra xét giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 là tập thơ dở và nhạt nhẽo vô cùng : “ Thương lượng với thòi gian”.

 Năm 2006, khi tập thơ này của ông Thỉnh được giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam, chúng tôi ( tức TMH) đã viết bài phê bình tập thơ trên là dở và nhạt nhẽo, in trên nhiều trang mạng trong nước và hải ngoại, có tên : “ Thương lượng với thời gian, hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng”. Bài phê bình của chúng tôi tung ra trước lễ trao giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam cả tháng trời mà tịnh không có ai trong ban giám khảo đã trao giải cho ông chánh chủ khảo Hữu Thỉnh lên tiếng bênh vực ông, cũng không hề có nhà phê bình quốc doanh nào lên tiếng phản bác bài của chúng tôi; đại loại rằng tập thơ này của anh Thỉnh hay lắm, rằng ông Hảo dốt nên không biết được cái hay mà thôi…

Ngày 30-11-2006, là ngày phát giải thưởng cho tập thơ “ Thương lượng với thời gian” tại trụ sở Hội Nhà Văn Việt Nam; hình như  sau bài phê bình của chúng tôi, ông Hữu Thỉnh có biết tập thơ mình dở và nhạt nhẽo, nên đã thức tỉnh lương tri, đột ngột xin rút cái giải thưởng mà chính ông đã cầm bút ký cho ông là tác phẩm : “ Thương lượng với thời gian”.

 Nay, không hiểu vì ý đồ gì  ông Hữu Thỉnh lại dám cả gan đưa tập thơ mà ông thừa biết không xứng đáng nhận giải thưởng Hội nhà Văn năm 2006 ra để được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 này, thì thử hỏi không còn giời đất gì nữa à ?

Chúng tôi buộc lòng phải trưng ra đây bài phê bình của mình về tập thơ này của ông Hữu Thỉnh : “Thương lượng với thời gian hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng” từng in trên các web 05 năm trước để quý bạn đọc phán xét.

Sài Gòn 30-8-2011

T.M.H.


“THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN”
HAY
THƯƠNG LƯỢNG VỚI HỘI ĐỒNG CHẤM GIẢI THƯỞNG…?


Tập thơ “Thương lượng với thời gian” ( NXB Hội Nhà Văn – tái bản năm 2006) của nhà thơ Hữu Thỉnh vừa được giải thưởng văn học của Hội nhà Văn Việt Nam năm 2006 ( cùng với tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư), đã phải “ thương lượng với dư luận” trong nước một cách khá ác chiến. Mở đầu là bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân : “ Thơ nhà giải vườn” in trên báo Lao Động chủ nhật ngày 29-10-2006, lên án khá gay gắt khả năng vô tận “ mẹ hát con khen hay” của ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh, đã tự mình thưởng thức 04 lần ăn “giải vườn” của “Thơ nhà”, trong 04 lần ông được giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam, kể cả giải thưởng “Vua Thái Lan” gọi là “giải Asean- 1000 USD” do ông tự phong mình lên giải- Ấy là chưa kể “Giải thưởng văn học Quốc gia” là 05 lần ông ăn giải, và nhiều “giải” khác do ông làm chủ tịch Hội đồng giám khảo, hoặc do chính ông tự đề cử “giải cho ông” trong một thành phần giám khảo do chính ông Hữu Thỉnh thiết kế ! Có thể gọi nhà thơ Hữu Thỉnh là một nhà “Giải… học” vì kỷ lục ăn giải văn chương của ông trong thời đại ngày nay là vô địch… thế giới . Vì bài viết phê phán ông Hữu Thỉnh của nhà văn Nguyễn Quang Thân rất hay, rất thâm thuý nên chúng tôi không thể trích vài dòng ra đây, đành in kèm sau bài viết này làm căn cứ để quý độc giả tham khảo.
Hữu Thỉnh – vua ăn giải văn chương Việt
Nam hình như bị cái “dớp” : ăn xong tức bụng muốn ói ! Đó là lần ăn giải thưởng đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam của ông, cuốn trường ca “Đường tới thành phố” đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán là dở vô cùng, là không biết làm thơ, là tào lao chi khươn ngay trên báo Văn Nghệ. Lần thứ hai ăn giải thưởng Hội Nhà Văn của ông Hữu Thỉnh là tập thơ “ Thư mùa đông” lại bị một “ngôi sao tiền chiến” khác là nhà văn Tô Hoài chê hết cỡ trên báo “Văn Nghệ” rằng : Thơ Hữu Thỉnh chỉ là một gánh đồng nát ( ve chai) !

Sau khi nhà văn Nguyễn Quang Thân lên tiếng phê ông Hữu Thỉnh “ăn tham, kiểu tự mình cho mình giải thưởng là vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng, vừa khen ban chấm giải … công minh”, nhân việc nhà thơ Ly Hoàng Ly từ chối nhận “tặng thưởng” của Hội nhà văn cho tập thơ “Lô Lô” của mình, xin quý vị xem ba nhà thơ ở Hội đồng thơ xét giải năm nay vừa cùng lên tiếng, như một cách phê phán chính ông Chủ tịch Hội Nhà Văn ăn giải nhất cuốn “ Thương lượng với thời gian”, chỉ vì do ông biết cách “Thương lượng” với Hội đồng xét giải thưởng chung khảo; vì “Bề… Hội đồng” này cũng do chính ông đề cử !

Nhà thơ Thanh Thảo, trên báo “Người Lao Động”, thứ sáu ngày 27-10-2006, viết như sau : “Ở hội đồng Thơ, thì số phiếu bỏ cho tập thơ “Lô Lô” của Ly Hoàng Ly cao hơn số phiếu bỏ cho tập thơ “ Thương lượng với thời gian” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Chính tôi và nhà thơ Chim Trắng, khi được nhà thơ Nguyễn Đức Mậu yêu cầu bỏ phiếu qua điện thoại, đã nói thẳng quan điểm của chúng tôi : Không bỏ phiếu cho tập thơ Hữu Thỉnh vì thương quý bạn mình, không muốn anh Thỉnh phải rơi vào hoàn cảnh khó xử, khó ăn khó nói nếu anh lại được giải thưởng lần nữa ( có người gọi là “hattrick-giải thưởng). Tiếc thay, việc đó đã xảy ra”

Nhà thơ Chim Trắng, một uỷ viên Hội đồng Thơ khác, cũng trên tờ báo vừa dẫn, viết : “…Tôi đã nói thẳng tôi không bỏ phiếu cho “Thương lượng với thời gian” của Hữu Thỉnh. Vì tôi thương anh Thỉnh, anh đang làm Chủ tịch Hội, lại đã ba lần được giải trong và ngoài nước rồi ( chính ra là 04 lần ông H.T. ăn giải do Hội Nhà Văn đề cử : thêm giải văn học Quốc gia- chú của TMH); “vừa đá bóng vừa thổi còi” là người ta dị nghị không hay. Giải thưởng lần này chẳng những không minh bạch mà còn không dân chủ”.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, một uỷ viên Hội đồng Thơ khác, đồng thời là Trưởng Ban Thơ báo Văn Nghệ, viết trên
http://www.evan.com.vn như sau : “Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt
Nam không có được uy tín như giải của Hội nhà văn Hà Nội. Theo tôi thì có nhiều nguyên nhân. Một phần vì cuốn sách được giải không có sức thuyết phục, phần vì người ta nghi ngờ cách thức chấm và xét giải của Hội…” ( http://www.evan.com.vnhttp://www.evan.com.vn/News/Home/ )

Nhà văn Phan Hồng Giang, uỷ viên Hội đồng chung khảo Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2006, viết trên báo “ Thể thao & Văn hóa” số 126, ngày thứ bảy 21/10/2006 như sau : “Nói một cách công bằng, tập thơ “Thương lượng với thời gian” của Hữu Thỉnh được nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng, tất nhiên những mối quan hệ ngoài văn chương cũng rất khó tách bạch. Song cũng nên ghi nhận “ Thương lượng với thời gian” là một bước tiến trong thơ Hữu Thỉnh so với chính ông ấy. Còn so với mặt bằng thơ ca thì không có gì nổi trội…”

Thưa nhà văn Phan Hồng Giang, uỷ viên Hội đồng chung khảo xét giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006, nếu tập thơ “Thương lượng với thời gian” của nhà thơ kiêm Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, kiêm Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn, kiêm Tổng biên tập “Tạp chí Thơ” “KHÔNG CÓ GÌ NỔI TRỘI” SO VỚI MẶT BẰNG THI CA chung cả nước, thì vì sao tập thơ này lại được các vị trao giải thưởng số một ạ ? Hay là NÓ được giải vì như Phan tiên sinh viết ở trên là do “MỐI QUAN HỆ NGOÀI VĂN CHƯƠNG”, nói trắng ra là vì ông Chủ tịch Hội Nhà Văn đã cấu thành một Hội đồng chung khảo, rồi ông Chủ tịch “tế nhị, khách quan ?” xin rút khỏi hội đồng xét giải, sang phòng bên ngồi chờ “Bề… Hội đồng” vô tư chấm giải theo tiêu chí “THƯƠNG LƯỢNG” với “THỜI GIAN : nay tôi mai tới các ông” kiểu : “Trong nhà nhất mẹ nhì con/ Nay tôi được giải mai còn…các ông !” ? Xin hãy nhìn “BỀ… HỘI ĐỒNG” chung khảo năm nay xem bao nhiêu ông đã ẵm giải Hội Nhà Văn V.N., ẵm giải Quốc gia, ẵm giải “Vua Thái Lan- Asean 1000 USD” và sắp tới lần lượt các vị ‘bề hội đồng” này chắc như đinh đóng cột sẽ lần lượt được ông Chủ tịch trả ơn mà ban cho mưa móc giải thưởng văn chương tới số !

Chúng tôi xin phép được nói ngược lại lời nhà văn Phan Hồng Giang mà rằng : tập thơ “Thương lượng với thời gian” là một bước lùi, một sự xuống dốc không phanh về chất lượng thơ của thơ Hữu Thỉnh so với hai tập thơ được giải trước của ông : “Đường tới thành phố” và “Thư mùa đông”.
Trong cuộc đời làm thơ, viết văn, viết phê bình văn học mà tuổi nghề đã trên 40 năm, tôi chưa từng được vinh dự đọc một tập thơ nào mà lại nhạt nhẽo, sáo mòn như tập thơ “Thương lượng với thời gian” này của Hữu Thỉnh. Bằng tập thơ ăn giải nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2006 này, Hữu Thỉnh đã có thể trở thành người vô địch về khả năng nhạt nhẽo và sáo mòn, xứng đáng trở thanh nhà “NHẠT HỌC”, hay một “NHÀ SÁO HỌC, SẾN HỌC” của thơ ca Việt Nam. Chúng tôi xin lần lượt chứng minh.
Để cho những nhận định trên được khách quan, trước khi phân tích về cái thiên- tài-nhạt của tập thơ này, chúng tôi xin trích ra đây ba bài thơ : bài đầu tiên, bài có tiêu đề mà cả tập thơ mang tên và bài thơ cuối cùng của tập “Thương lượng với thời gian” để xin quý bạn đọc xem thơ này “nhạt” hay mặn”, “mới” hay “mòn cũ”

Đây là bài thơ đầu tiên trong tập thơ “Thương lượng với thời gian” của Hữu Thỉnh:
SANG THẾ KỶ
Sang thế kỷ với con tàu qúa rộng
Hoa hồng sang, gai nhọn cũng sang

Tay vun cây và bão dập mùa màng
Sông ôm sóng cả bên bồi bên lở
Thương cảm, phản thùng, khoan dung, thớ lợ
Vé trên tay thanh thản bước lên tàu

Kẻ chậm chân có thể là mây nõn
Mải ngu ngơ với chim mới ra ràng
Kẻ chậm chân có thể là anh nữa
Trái tim cồng kềnh thơ phú đa mang
Cuối năm 1999
Chúng tôi xin mạn phép nhận xét bài thơ này : bài thơ này không có tứ hay, không có câu hay, không có triết lý bề sâu bề xa gì hết. Nhất định nó không phải là bài thơ khá, tuyệt nhiên không thể gọi là hay. Nhưng khốn nỗi, nó lại không dở. Giá nó dở thì ta đã còn mừng cho Hữu Thỉnh, vì làm bài thơ này dở thì biết đâu còn bài khác sẽ hay. Nhưng cái tội nhạt thì vô phương cứu chữa. Bài thơ này làm phiền người đọc vì nó nhạt, nhạt hơn nước ốc mà sao Hội đồng chấm giải Hội nhà văn lại cả gan khen chao ôi nước ốc ngon quá ? Truyện ""Thương lượng với thời gian” hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng?" được copy từ Diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)

Bài thơ có tiêu đề mang tên cả tập thơ :
THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN
Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa

Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
10-2005

Xin lạm bàn : bài thơ “triết lý” quá khiếp này không thể “CẢM” được, nên cũng chẳng “NHẬN” được thông điệp cao siêu bí hiểm nào của tác giả. Có lẽ Hữu Thỉnh bắt chước câu đố chết người của con Nhân Sư trong thần thoại Hi Lạp, rằng : “ Con gì : Buổi sáng đi bốn chân/ Buổi trưa đi hai chân/ Buổi chiều đi ba chân ?” Nếu ai không giải được câu đố này : con đó là Con Người, thì Nhân Sư sẽ ăn thịt. Câu đố của con Nhân Sư xưa thiệt là sâu sắc, thiệt là hay ! Còn câu đố thơ trên của Hữu Thỉnh quả tình vớ vẩn, chẳng ra làm sao. May mà ông Hữu Thỉnh không phải là con Nhân Sư xưa, nếu không Hội đồng chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn ( và cả TMH) vì không sao giải được bài thơ trên, chắc chắn đã bị ăn thịt ! Gữa cái chuyện “Buổi sáng”, “Buổi chiều”, “Buổi tối” kia với cái sự “Tỉnh thức” thấy “Những hàng cây bật khóc” kia chẳng có mối “quan hệ nhân quả bên trong” hay “quan hệ nhân quả bên ngoài” nào với nhau để từ cái “đôn” này, mới kê được cái “khái quát” không đâu kia lên tầng tầng ý nghĩa; những món này là thi pháp “râu ông nọ cắm cằm bà kia” hay thi pháp “ông nói gà bà nói thóc lép” của Hữu Thỉnh ? Chao ôi là “Những hàng cây bật khóc” : vì tự nhiên nó bị ông nhà thơ choàng tỉnh trong mơ điều tới đây, bơ vơ không biết để làm gì, hoặc có ý nghĩa gì ? Cây khóc, đất khóc, trời khóc, sông khóc, mèo khóc, sao khóc, khỉ khóc…là những motif quá sức mòn sáo mà chỉ những anh lười trong nghề làm thơ mới ưa lạm dụng ! Đây là bài thơ do “bệnh nhạt” mà sinh ra : anh đã bản chất nhạt, hồn nhạt, tài nhạt, chữ nhạt, ý nhạt, trí nhạt, giấy nhạt, giám khảo nhạt, giải nhạt… lại cứ muốn làm mặn mình bằng cách làm dáng trí thức, làm dáng uyên bác mà lên gân triết lý triết… lung… tung… beng thì chẳng còn gì thơ với chả phú ! Nhà thơ nhàn nhạt này trong trường hợp trên, chừng như khá giống như một ả bản chất vốn vô duyên mà lúc nào cũng thích thõng thẹo làm duyên vậy ? Truyện ""Thương lượng với thời gian” hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng?" được copy từ Diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com) Truyện ""Thương lượng với thời gian” hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng?" được copy từ Diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)

Bài thơ cuối cùng của tập thơ “Thương lượng với thời gian” :
MỘT MÌNH
Xa em đói tiếng, đói hình
Trời xanh với chỉ một mình trời xanh
Nghe giờ nén nhớ trong anh
Gấp đêm làm gối chẳng thành giấc em
Tuyên Quang 2001

Xin lạm bàn : Bài lục bát bốn câu này cũng nằm trong “phong cách nhạt” của Hữu Thỉnh : không tứ độc đáo, không ý sâu xa, không có câu hay, câu thứ 04 cầu kỳ, sáo mới, còn gọi là sến…Ngoài ra, hai nhịp lục bát trên còn bị một sai phạm, một tối kỵ là lặp vần : cặp vần : “hình/mình” còn tiếp tục đồng vận với cặp vần sau : “ xanh/ anh/thành” mà một người mới tập tẹ làm thơ cũng cần phải biết để tránh. Câu thứ hai : “ Trời xanh với chỉ một mình trời xanh” trên của Hữu Thỉnh là thoát thai từ câu ca dao : “ Trút xinh trúc đứng một mình cũng xinh” ! Truyện ""Thương lượng với thời gian” hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng?" được copy từ Diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)

Sau khi đọc đi đọc lại ba lần xong 56 bài thơ trong tập “Thương lượng với thời gian” của Hữu Thỉnh , chúng tôi thấy có khoảng ngót bốn mươi bài “đại nhạt”, chừng ngót chục bài “nhạt vừa”, nể nang, đưa đẩy mãi mới tìm ra được năm bài khá khá, đọc được, ví như bài “Cung tháng chạp” trang 61, theo nhịp thất ngôn na ná lối thất ngôn mê đắm nơi bài “Thanh Xuân” của nữ thi sĩ Nhã Ca trong “Nhã Ca mới” xưa của Sài Gòn, được Hữu Thỉnh “mạ” lại “e thơ xưa” cho có vẻ bay bướm qua hơi thơ nữ tính vốn là sở trường của tập thơ “Thư mùa đông” trước kia của Hữu Thỉnh :
“Vạc mảnh bờ con cua mất quê
Rau đay làm lẽ buổi tôi về
Ổi đào lên tỉnh xem son phấn
Mẹ vẫn chờ em dóc mía de

Gió nảy đàn tre cung tháng chạp
Trăm câu không đỡ nổi câu tình
Em mang thiên lý về thưa mẹ
Sông vẫn ba đào trúc vẫn xinh”
1988
Bài “Xa vắng” cũng là bài thơ khá khá vì giàu xúc cảm và ngổn ngang trăn trở nỗi niềm… Nhưng với mấy bài thơ kha khá như vài hạt muối tẻo teo trên đây, liệu có thể cõng nổi cả một đại dương nhàn nhạt là toàn tập thơ chăng ?

Khắp cả tập thơ, đâu đâu ta cũng gặp những câu thơ sáo mới, còn gọi là sến, sống sượng, ngô nghê, giả tạo, khiên cưỡng, triết lý vớ vẩn… vô cùng nhiều, chỉ xin trích ra mấy câu làm bẳng, như sau : “Đến quả chín cũng phải cần vỏ bọc/ Hai đứa mình vừa bóc một lần yêu”( 90), “ Sóng còn lưu luyến sông” ( 73), “ Lấy khoan dung làm chiếc phao bơi/ Khiến cay đắng cũng nhuốm màu tha thứ” ( 59), “ Trời đất lại bén duyên/ Mùa xuân lo dạm hỏi” ( 41), “ Trẻ trung thế chỗ em rồi/ Thắm tươi thế chỗ thắm tươi thuở nào” ( 43), “ Bánh trôi nước vỗ đường không gặp bóng”( 29), “Trưa cổ xưa hương đưa bảng lảng” ( 57), “ Qua khu rừng có lời ca dẫn dắt” ( 87), “ Lật hạt gạo lại thấy em đang hát” ( 27), “ Mẹ mong em vấp phải cầu vồng” ( 29), “ Cho con lên an ủi mặt trăng buồn” ( 31), “Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi chơi với cây” ( 45), “ Hoa hôm nay thay chủ nhà tiếp khách/ Một mùi hương thao thiết tới mai sau”( 58), “ Gió trên đường lai láng” ( 27), “Bí mật của trời trong/ Là tránh xa mây đục” ( 60), “ Anh lầm lì như đất / Ai nói gì cứ nâu”( 80), “ Có con tàu mệt mỏi/ Thét còi trong tim anh”( 94), “ Em nhớ thương ơi/ Chúng ta sống vì nhau/ Chúng ta hát vì nhau/ Chúng ta buồn vì nhau/ Trời thấy vậy cho mùa xuân trở lại” ( 88)…
Hữu Thỉnh đã nhạt còn lười, viết nhiều câu thơ y chang câu nói tầm thường, lại thừa chữ vô tội vạ, chỉ xin lấy một ví dụ :
“ Anh đã một lần chạm PHẢI mắt em
Chỉ lần ấy mà sao không gỡ nổi
Anh như MỘT đôi cánh chuồn chuồn
Bị chấm nhựa trong ngày tươi sáng ấy” ( 87)
Hai chữ : PHẢI và MỘT viết in hoa trên là hai từ thừa cần phải bỏ !
Trước khi chấm dứt bài phê bình này, chúng tôi xin nhờ may rủi, mở bất chợt một bài thơ nào đó trong tập thơ này của Hữu Thỉnh lên theo kiểu bói Kiều, để trích ra cho bớt tệ, bớt nhạt, bớt làng nhàng có cũng như không, đặng kiếm chút “cháo lá đa thơ” mà an ủi tác giả và an ủi cả Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2006, nhưng mở ngay vào bài thơ tệ vào hàng nhất tập là bài “ Thợ lặn cầu Thăng Long” trang 64, 65, 66, vừa đại nhạt lại đại dở, lại dài, sợ trích ra mà tra tấn quý vị bạn đọc thế này thì vô nhân đạo quá !

Chúng tôi xin chơi trò may rủi đợt hai mà bất chợt mở ra bài thơ khác, xem nó là bài gì ? A, bài “Gửi bạn triền sông” Hữu Thỉnh viết từ tháng 2-1981, một bài thơ “nhạt vừa”, “dở vừa”, “sáo vừa”; có đến ba phần tư số bài trong tập này của Hữu Thỉnh được xếp vào cùng loại với “ Gửi bạn triền sông” ; chúng tôi dám thách đố cả một dân tộc Việt yêu thơ, nếu ai tìm thấy trong bài thơ này của Hữu Thỉnh một câu gọi là thơ, hay tìm ra ý nghĩa mỹ học, triết học sâu xa nào đó bên trong, thì từ nay Trần Mạnh Hảo xin thề sẽ chấm dứt viết phê bình thơ !
Bài thơ đó như sau :
GỬI BẠN TRIỀN SÔNG
Tặng Hường
Bạn trở về làm lụng dọc triền sông
Nước mấp mé mây vần, ô mạ trũng
Căn nhà đất ánh đèn dầu cuối xóm
Bạn đi về khuya sớm lo toan

Bạn trở về lấy vợ sinh con
Hạnh phúc nhỏ hai bàn tay che chúm
Lớp trẻ mới lớn lên. Bạn ngỡ ngàng kết bạn
Tâm sự nào áo lính vẫn sờn kia ?

Những khu rừng, những trận mạc đã qua
Giờ thấp thoáng sau cái vè cắm nước
Hạt lúa ta trồng mà mừng như bắt được
Những quả duối chín mòng trẻ lại ríu chân lên

Chiếc mũ cối bạc màu lại dậy sớm thức khuya Truyện ""Thương lượng với thời gian” hay thương lượng với Hội đồng chấm giải thưởng?" được copy từ Diễn đàn Lương Sơn Bạc (LuongSonBac.com)
Mưa tháng bảy tầm tầm bong bóng vỡ
Bạn lại được chuyện trò cùng tuổi nhỏ
Ếch mong mưa kêu váng ở sau đìa

Tất cả vẫn như xưa, tất cả lại bắt đầu
Đồng sau vụ đi đường cày thứ nhất
Bạn đã tập đi nghiêm, bạn đã tập đi đều và tập hát
Và bây giờ âu yếm giục trâu đi
Vĩnh Yên, 2-1981

Để nói lời sau cùng trước độc giả về “hiện tượng siêu giải thưởng” này, chúng tôi chỉ xin thông qua việc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ tư vừa trao giải thưởng năm 2006 cho tập thơ “đại nhạt”, đại vớ vẩn là tập thơ “Thương lượng với thời gian” của ông Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam là ông Hữu Thỉnh, chúng ta đủ thấy nền văn học Việt Nam do “Đảng ta” lãnh đạo đang đi về đâu ?

(bài của Trần Mạnh Hảo trong www.ykien.net)
       Trần Mạnh Hảo gửi















Music Tuesday: Fresh faces, Burning Man’s musical side and more

Summer’s drawing to a close, but there’s still time to discover a new summer anthem. Perhaps it’s a tune from Cults, the indie-popsters Noisey profiled last week on youtube.com/music. Or perhaps you’ll find your summer song in one of this week’s featured playlists.



Fresh Faces: August

Every month, we feature a handful of newly-signed music partners on YouTube’s homepage. This month, the pickings were so rich we couldn’t narrow it down to just four, so we chose six artists to feature, and they’re an inspiring group that spans the gamut, from a sixteen-year-old emcee from New Jersey who’s sworn off cursing to J Dilla protege and former Slum Village member Elzhi. Add a few jazzy singer-songwriters into the mix and there’s something for everyone.







Burning Man Survival Kit

The annual art festival takes place in Nevada Black Rock Desert this week. And while the event’s official focus is art -- kinetic, sculptural and frequently fire-breathing -- it’s also a premier gathering spot for fans of electronic music. Soundsystems on the “playa” vie with each other, putting on all-night raves that host cutting-edge deejays as well as some of the business’ biggest names. We’ve assembled a playlist of some sounds you might hear if you were there.







James Blake and Bon Iver: Fall Creek Boys Choir

Dubstep’s errant child and indie’s golden son have teamed up for an EP that releases later this year. They’ve dropped the first song from it on YouTube, and it’s a mysterious and spacious experiment in sound...just as we expected.







Sarah Bardeen, Music Community Manager, recently watched “Pigeon John ‘The Bomb.’”

VĂN HỌC..."VẾT THƯƠNG" (1)

          văn học “vết thương” (1) .                                                        

  Là dòng văn học viết về những “nỗi đau dân tộc” trong “dòng thác cách mạng”.
Hơn nửa thế kỷ đã qua kể từ khi Đảng phát động cuộc cách mạng  “long trời lở đất” – công cuộc cải cách ruộng đất, vết thương nó gây ra cho dân tộc vẫn còn nhức nhối . Trên các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát, sự kiện đẫm máu và nước mắt này chỉ được ghi một dòng vô cảm trong ” Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” :
"Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, bên cạnh những thành công kể trên, Đảng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo thực hiện, nhưng sau một thời gian mới phát hiện được”.
Ngoài ra , trong cuốn “ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản có ghi :
Đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với 10  triệu dân và tỷ lệ địa chủ được qui định trước là 5,68% ”,
  Con số tuỳ tiện này  được các  đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, như vậy, tổng số người  bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 ngươi như Viện kinh tế đưa ra. 
Cuộc tàn sát người vô tội khốc liệt tới mức sau này Trưởng ban tuyên huấn của Đảng thời đó là Tố Hữu cũng phải thừa nhận :
Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Một thảm kịch có quy mô dân tộc , một tội ác man rợ đến thế mà chỉ có Luật sư  Nguyễn Mạnh Tưởng lên tiếng được một bài:
Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất và Xây dựng quan điểm lãnh đạo”
Còn cả giới trí thức im thin thít. Ngược lại mấy ông nhà văn cây đa cây đề còn viết lách ca ngợi như Nguyễn Đình Thi trong “Mẹ con đồng chí Chanh”, Nguyễn Tuân trong “Làng hoa” , Nguyễn Công Hoan trong “Nông dân với địa chủ”…Một số rất ít nhà văn viết trung thực về cải cách ruộng đất lập tức bị đàn áp ngay như : “ Sắp cưới”  của Vũ Bão, “ Cơm mới”   kịch của Hoàng Tích Linh, “ Chuyến tàu xuôi” kịch của Nguyễn Khắc Dực…
Mãi tới năm 1988, phải chờ tới hai năm Đảng “cởi trói”, đề tài cải cách ruộng đất mới lại được đề cập tới  :” Thiên đường mù” của Dương Thu Hương, “Ác mộng” của Ngô Ngọc Bội, “ Chuyện làng ngày ấy” của Võ văn TrựcSau hai năm “cởi trói “ ngắn ngủi, đề tài “cải cách ruộng đất” lại bị “cất vào kho”, văn chương chính thống lại “phải đạo” hơn cả thời kỳ Nguyễn Minh Châu chưa đọc lời ai điếu cho nó.
Mãi vài năm gần đây, đề tài huý kỵ này lại thấy lấp ló trong một vài cuốn tiểu thuyết như “ Ổ Rơm” của Trần Quốc Tiến, “ Dòng sông Mía” của Đào Thắng và sang năm 2006, thật vô cùng kinh ngạc, đề tài cải cách ruộng đất lại được đề cập tới một cách trực diện, cận cảnh và toàn cục, không né tránh, không biện hộ cho Đảng trong tiểu thuyết “ Ba người khác”  NXB Đà Nẵng và ngạc nhiên hơn nó được viết bởi văn sĩ “lão trượng”, tuổi ngoại bát tuần, vốn “nổi tiếng” khôn lỏi và nhát sợ – lão nhà văn Tô Hoài.
Đúng như Đà Linh, GĐ NXB Đà Nẵng  đã viết trong lời nói đầu :
”Chính những giày vò, trăn trở, khổ tâm từ những thảm trạng kinh hồn của cải cách ruộng đất thuở nào, vẫn âm ỉ, dền réo ngày một nặng hơn qua chặng đường dài - là dưỡng chất tạo nên tác phẩm này…”.
Quả thực, dường như sự trải nghiệm kinh hoàng biến cố bi thảm của lịch sử đã dồn nén quá lâu trong con người nhà văn Tô Hoài và đã đến lúc đã phải giải toả nó. Mặc dầu cuốn sách được viết cách nay cả 10 năm, nhưng vẫn mang đầy tính thời đại khi sự kiện bi thảm này chưa được giải mật, thủ phạm chưa phải đền tội và trả giá, nạn nhân chưa được minh oan.  Đọc “ Ba người khác” , người ta như được sống lại cả một thời kỳ bi thảm của lịch sử, hiểu rõ những “quái thai” của một thời “ : cán bộ đội, rễ, chuỗi, cốt cán, quả thực, đoàn uỷ….
Trước hết , “ cán bộ đội” là gì ?
Theo quan điểm chính thống của Ban tuyên huấn trung ương , “ cán bộ đội là những người được Đảng chọn lọc, tuyển lựa, có đạo đức cách mạng sáng ngời, có lập trường tư tưởng vững chắc, nắm vũng đường lối chính sách của Đảng, thương yêu giai cấp, luôn luôn “ba cùng” với người nghèo.”
Còn theo nhân dân lao động thì “nhất đội, nhì trời”, Đội là những người quyền lực vô biên, trên cả Đảng, trên cả chính quyền.
Trong “ Ba người khác”,  Tô Hoài đưa ra hình ảnh cán bộ Đội vô cùng chuẩn xác và sinh động . Trước hết “cán bộ đội “ là những người “cực kỳ quan trọng” mang sứ mệnh lịch sử :
Vẻ mặt người nào cũng ra chiều đăm chiêu , quan trọng. Chúng tôi đương làm thay đổi cái làng này, cái xã này . Cả nước đã đứng lên. Các tổ chức sẽ bị đánh đổ , bao nhiêu địa chủ và bọn bóc lột phải đạp xuống đất đen, chúng tôi phóng tay đưa bần cố nông lên vị trí và địa vị người chủ thực sự của đồng ruộng …”
Nhưng có thực thế không ? “ Cán bộ đội”  có phải đang thực thi sứ mệnh cao quý đó không ? Tô Hoài huỵch toẹt :
Chúng tôi như một bọn lén lút cờ gian bạc lận, kéo nhau ra đây đánh xóc đĩa lột nhau giữa nơi hoang phế đồng không mông quạnh. Hoặc như ngày xưa, cánh cướp tụ bạ một chỗ đợi đêm tới bật hồng lên xông vào làng…”
Đúng như thế, toàn bộ nhân vật “cán bộ đội” được Tô Hoài mô tả trong truyện thực ra cũng là một đám “cờ gian , bạc lận”, “đám kẻ cướp bật hồng xông vào làng tàn phá…”.
Trước hết là nhân vật  Đội trưởng Cự. Hắn nguyên là bộ đội khu 5, tập kết ra Bắc với đủ thói hư tật xấu của một tên lưu manh đầu đường xó chợ. Trình độ văn hoá của Cự chưa vượt lớp 3 nên hắn khăng khăng không nhận người có bằng tú tài hoặc đi học Liên xô về, hắn chỉ cần “ người chữ nghĩa èng èng “, trình độ văn hoá kém hắn , tức…dưới lớp 3. Đi 3 cùng với bần cố nông, hắn mang lén “bánh đúc ngô” để ăn vụng. Vừa xuống xã, Đội trưởng Cự đã xin lệnh bắt Bí thư chi bộ và 6 địa chủ, luôn miệng quát tháo :” Phải ra tay mới phá được thế bị khống  chế , bởi địch đã có tổ chức phá hoại , gây rối loạn.Oâng lão loà ở xóm lội xuống ao trẫm mình hay là bị địch dìm chết ? ..Tăng cường tố khổ, mở rộng tố khổ để tìm ra đứa giết người , đứa đốt nhà…”. Càng ngày hắn càng lộ mặt “ác ôn” chỉ thích bắt, tra khảo và bắn giết. Từ ngày đội xuống xã, “đường làng vắng hẳn, người nào bần cùng lắm mới ra đường , đi len lét, không ai dám đến nhà ai. Gặp  anh đội, người già lùi vào bờ rào ngoảnh ra cúi đầu chắp tay vái…”. ối các ông ‘đầy tớ của dân” ôi, vì sao dân lại đến cái nông nỗi ấy ?
Lợi dụng quyền lực Đội trưởng, Cự đi đâu cũng gạ gẫm các cô “rễ, chuỗi” tức những người hắn chọn sau này làm cán bộ. Về xã này Cự cũng  ép được cô Đơm và cô Duyên ngủ với hắn. Hai cô này đều là cốt cán của đội,  được hắn đền bù lại bằng cách cho làm du kích và cho nhận “quả thực” nhiều hơn người khác. Tận dụng quyền lực, Cự đưa cả vợ tới Đội để kết nạp cô ta vào Đảng. Không may vợ Cự vừa tới dự cuộc họp kết nạp của Chi bộ thì bị hai cô Đơm và Duyên xúm vào đánh ghen  một trận tơi bời tan cả cuộc họp , làm mặt mũi đội trưởng cải cách càng thêm lem nhem. Sau khi Đội sửa sai về, đội trưởng Cự mất hết quyền lực, hắn chán nản trở lại chiến trường B và nhảy sang hàng ngũ đối phương và mấy năm sau nhảy lên đài nói oang oang : “ Thưa đòm bào,,,chúng tôi đại tá Tám Hà…đại tá Huỳnh Cự …ngày…đi dự đại hộ chống cộng toàn châu Á ở Đài Bắc về…Thưa đòm bào…tôi xin báo cáo…”
Thế còn ông Đội phó tên Bối, nhân vật xưng “tôi” trong truyện. Ông vốn xuất thân gác cổng cho một hiệu thịt bò ở Hà Nội, chiến tranh bỏ đi “làm Việt Minh” , tới hoà bình quay về Hà Nội đã thành cán bộ và được phái đi cải cách ruộng đất. Ngay trên đường đạp xe xuống cớ sở, ông Đội phó đã ‘ăn cắp” …bánh đúc ngô của ông Đội trưởng dấu trong ba lô, xuống tới địa bàn, ông bắt rễ với một nhà có cô con gái hơ hớ và chỉ hôm trước hôm sau ông “cán bộ đội “ thò tay bóp vú nó :
“ Em có cái túi hay nhỉ ? – Tôi thò theo lách vào ngực  Đơm. Đơm đẩy tay tôi ra . “ Rõ cái anh này” “ Anh xem cái chỗ để tiền .” “ Ngoài này kia mà , sao lại đi sờ vào trong..””Anh nhầm”. Tôi lại thọc tay vào ngực Đơm như vừa rồi. Lần này Đơm đứng tây ngây, mặt đỏ lịm, để yên tay cho tôi vân vê…”
Chỉ một đoạn đối thoại rất ngắn, bộ mặt đạo đức giả, đểu cáng của tên Đội phó đã bị lột trần.

                                                                                             ( còn tiếp)



Reflections on September 11 - Share Your Story

The worst terrorist attack ever on U.S. soil took place ten years ago next month. The tragic events of September 11, 2001 affected the lives of millions of people, not only in New York, Washington D.C. and Pennsylvania, but around the world.



Working with The New York Times, we’re marking the 10th anniversary of 9/11 with a dedicated YouTube channel, featuring special content from the New York Times, archived news broadcasts from September 2001, and your own personal stories and tributes. We hope this channel will provide an enduring record of what took place on that day.



We’re asking you to share with us:

  • Your strongest memory of that day or that time period
  • How 9/11 changed you, and how you believe it changed America
  • What you lost — or gained -- because of 9/11




Make a video answering any of these questions and submit it to youtube.com/September11. A selection of your videos will be featured on the The New York Times website and YouTube homepage on September 11 this year.



Through telling and sharing stories, we can all hope to make sense of an event that, for many of us, was one of the defining moments of our lives. Thank you for sharing yours.



Olivia Ma, YouTube News & Politics Manager, recently watched “Portraits Redrawn: Alissa Torres

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

JasonMundayMusic is August’s On The Rise Star

Congratulations to JasonMundayMusic, who won August’s On The Rise poll after receiving the most votes from the YouTube community. Thanks to your support, Jason Munday (and his friends) will be featured on the YouTube homepage all day today.

As the self-proclaimed “nerdiest YouTube musician,” Jason’s repertoire includes songwriting, singing, producing, and sound engineering. His long history of musical projects on YouTube include hit YouTube bands Ministry of Magic and The Oceanic Six, whose songs were inspired by pop culture. Jason credits Ministry of Magic (a collaborative project with YouTube stars Luke Conard and Ryan Seiler) with opening the trio up to the potential of a YouTube music career with hits such as “Don’t Leave,” “On The Other Side,” and “This Town.” The band members have since chosen to pursue individual careers and Jason’s current solo project, Skyway Flyer, artfully combines the big arena sounds of the 80s with modern dance rock. Check out the video below for an overview of Jason’s work, past and present.



Here’s a word from Jason about his YouTube history, channels, and collaborations:

"I've been a YouTuber for several years, a musician for over a decade, and a nerd for as long as I can remember. Being a YouTube musician is now my full time job, and I'm proud to say that I've got to be one of the nerdiest! I started writing nerdy music with Luke Conard and Ryan Seiler over 4 years ago, and as Ministry of Magic, we were extremely fortunate with our online following and support. Thanks to our fans, I've been able to quit my full time job, move to Los Angeles, and pursue my dream of music and video making. I've since been able to focus so much more time and energy toward many different music projects and being out in LA amongst a vast ocean of music & film industry people, not to mention the growing YouTuber population, I've been able to network and make friends that are always looking to collaborate and even just help each other out. I always try to excel at whatever it is I'm focusing my efforts towards, and I find it fascinating to be able to look back at where I started and the place I've reached and simply look forward to where to future will take me. I'm inexpressibly grateful for all the good fortune I've had and as long as there are people enjoying what I do, I will continue to create it!”

If you’ve enjoyed monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel or look for our playlists on the browse page. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Devon Storbeck, Account Manager, recently watched “Ready For Anything" (Live!) - Skyway Flyer.”

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

NHÀ VĂN VÀ … HỒI ẤY” ( K Ỳ 6)


           
 “Trí thức quốc doanh” - một cụm từ rất hay (!)


Giáo sư Cao Xuân Hạo, thứ nam nhà Hán học Cao Xuân Huy, một trong hai người nghiên cứu tiếng Việt sáng giá nhất một thời : Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, người đầu tiên mang về Việt Nam lý thuyết âm tiết - hình vị (slogomorpherma)
Riêng Giáo sư Cao Xuân Hạo, người thừa tài và đức để làm Giáo sư, từng  là Chủ tịch Hội đồng chấm thi tiến sĩ, nhưng Nhà nước chỉ phong cho chức Phó Giáo sư.  Hai tác phẩm rất nổi tiếng của GS Cao Xuân Hạo là "Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng" (Nhà Xuất bản Khoa học xã hội 1991) và cuốn "Tiếng Việt - Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa của tôi" (Nhà Xuất bản Giáo dục, 1998). 
Trước khi mất ông công tác ở Viện KHXH TP Hồ Chí Minh.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi này vào  khoảng giữa năm 2001

NT : Anh Hạo ơi, trên internet đang thảo luận ầm ĩ về đề tài “trí thức”. GS Cao Xuân Hạo thử đưa ra một định nghĩa "Trí thức là gì ?"!”
CXH : Tôi.. không biết, nhưng tôi biết một người chắc chắn là trí thức. Đó là ông Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Ông này khi làm Bộ trưởng thấy tình trạng quá ưu đãi con em công nông trong thi cử sợ chất lượng tuyển sinh không cao nên đã đề nghị công khai hóa số điểm thi, lập tức Bí thư Đảng đoàn lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tống, chụp ngay cho cái mũ là "đâm dao vào sau lưng giai cấp công nông". Từ đó ông Tạ Quang Bửu bị cách chức.
NT : Vậy còn ai là trí thức nữa ?
CXH : Còn nhiều chứ ? Ông Phan Đình Diệu, ông Nguyễn Tài Cẩn, ông Hoàng Tuệ, ông Lê Mạnh Thát, ông Tuệ Sỹ...
NT : Và cả Giáo sư Cao Xuân Hạo nữa chứ...
CXH : Tôi chỉ là một người làm nghề chuyên môn của mình đề phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc...
NT : Đó cũng là một định nghĩa về trí thức rồi . Anh có thể nói một câu thật tâm đắc về trí thức không?
CXH : "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri,thị tri dã..." Ngài Khổng Tử đã nói như thế . Câu này tưởng dễ mà rất khó...
NT : Vừa rồi có người đưa ra khái niệm "Trí thức quốc doanh" – anh có coi là vơ đũa cả nắm không?
CXH : "Trí thức quốc doanh" - một cụm từ rất haỵ Tôi hiểu đó là những người thuộc thành phần công-nông được nhà nước đưa đi đào tạo, không cần học giỏi,chỉ cần có bằng để mai mốt về... lãnh đạo, bởi thế càng ngu càng... tốt. Vừa rồi, Giáo sư Phan Đình Diệu có nói trong một cuộc hội thảo: "Tất cả nhũng gì Nhà nước đã công nhận đều là... đồ rởm". Ông nói vậy nhưng không ai nghĩ rằng ông "vơ đũa cả nắm" cả.
NT : Là người lo lắng đến sự tồn vong của tiếng Việt, anh đánh giá thế nào về đóng góp của các nhà văn, nhất là "một pháp sư về chữ nghĩa" như nhà văn Nguyễn Tuân...
CXH : Tôi e rằng khi viết, yếu tố "bản ngữ" trong các quý vị đó bị lu mờ bởi con người nghệ sĩ. Với nhà văn Nguyễn Tuân, riêng tôi cho rằng ông đã làm ra một thứ tiếng Việt "nhân tạo"...
NT : Bản ngữ ? Nó nằm ở đâu hả anh ?
CXH : Trong folklore, trong ca dao, tục ngữ... tiếng Việt ta đẹp lắm, giàu bản sắc lắm, nhưng cứ cái đà này 20 năm nữa tiếng Việt sẽ...
NT : Sẽ sao hả anh ?
CXH : Sẽ ra sao cậu thừa biết, còn hỏi ?
NT : Hì hì…cảm ơn ông anh.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Watch Anderson Cooper’s exclusive YouTube Q&A

Earlier this week, we welcomed Anderson Cooper to our New York office for a lively question-and-answer session. As he prepares to launch his new daytime talk show on September 12, Anderson has made a big splash on YouTube, posting behind-the-scenes videos from his show, and answering viewer questions directly using our Moderator platform. In the one-hour session, the “Silver Fox” (as he’s affectionately known online) answered some of your top-voted questions submitted online.


He also talked about his “YouTube moment” last week on the Ridiculist (you have to see it to believe it), and told us what it’s like to be a (shy) celebrity in New York City. You can watch the full interview here:



Anderson’s visit was part of our @YouTube Talks series, which brings authors, musicians, innovators, and other thought leaders to YouTube for talks centered on their recent work. The goal is to capture the cultural zeitgeist of the day through interviews, presentations, and intimate studio sessions --- and give you access to these minds by opening up the sessions for viewer questions.

Stay tuned for more @YouTube Talks!

Steve Grove, Head of News and Politics, YouTube, recently watched "Anderson in Times Square."

YouTube Creator Playbook tips: the first 15 seconds

This is the first of a series of posts sharing tips from the YouTube Creator Playbook, a resource full of best practices and strategies that you can start using on your channel and videos right away.

Ever notice how many of your favorite shows start with a great two-minute scene followed by the opening credits, instead of the other way around? How often has a great movie trailer caught your attention and made you want to go see the movie right away on opening night? With so many entertainment choices, all types of creators know how important it is to capture the attention of audiences early on. This same idea applies to videos on YouTube, and here’s how you can use this creative technique to attract and keep your viewers watching.

Make compelling content first...
  • Start off with something that will immediately grab attention, whether it’s what you say or a stunning visual
  • Make it clear what your video is about early on, so viewers aren’t confused about what they’re watching
  • Tease the rest of the video so the audience is intrigued to see where you take them.
...share your channel branding later.
  • A flashy intro may look cool, but it’s not the star of the video - let them see you, or your great content, first
  • Make your branding compelling by making it entertaining or unique to each video
The general concept of capturing the audience’s attention upfront applies to all types of content in different ways. Find what’s right for your channel. Check out these great examples:

Toby, on CuteWinFail, addresses the audience, makes a joke, and sets up the show all on the first 15 sec.



Want to keep your branding upfront but still use this strategy? The voiceover for College Humor’s Jake and Amir packaging changes with every episode.

Need more ideas? For how-to content, such as cooking or fashion tutorials, the first few seconds of a video is a great place to present a “sneak peek” of what the finished product of the tutorial will be. This lets the viewer know what amazing thing they’ll be capable of making if they watch your video.

FoodWishes’ cooking channel does a great job of this:



You can learn more about how to structure the first 15 seconds of your videos, and lots of other tips and strategies in the YouTube Creator Playbook. These suggestions were pulled together from YouTubers like you, and we’re eager to see how you’ll apply these tips in your own creative ways.

Ryan Nugent, Audience Development Strategist, recently watched “James Blake - Limit to Your Love.”

CHUYỆN VÔ LIÊM SỈ


                      “ Chuyện vô liêm sỉ”
                         
 Ấy chết…phải nói ngay, đây là chuyện xảy ra ở…bên Tàu.

“Chúng ta đã làm quá nhiều chuyện vô liêm sỉ, chịu quá nhiều sỉ nhục, song lại không nhận ra sỉ nhục. Tê dại trơ lì về nhân tính, tê dại trơ lì về linh hồn, cuối cùng mẹ kiếp, ngay đến thể xác cũng tê dại trơ lì  theo, đến ăn nằm với gái điếm cũng không có cảm giác nữa…”

Ai mà viết báng bổ dữ vậy ?
Xin thưa đó là nhà văn Trung Quốc Vương Sóc, bị coi thuộc loại nhà văn “lưu manh” ở bên tàu, nhà nước gọi ông là “ một điếm nhục của văn chương Trung Quốc”, “ một kẻ bất lương, bần tiện, vô học và cả thoái hoá nữa”.
Vì sao vậy ?
Trong cuốn “ Người đẹp cho ta bùa mê” – đối thoại văn học*, ông đả phá hầu hết những “thần tượng” của văn học cách mạng TQ, từ Lỗõ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim…cho đến hàng loạt các nhà văn hiện  đại như Trương Thừa Chí, Lương Hiểu Thanh…. Các nhà văn , nhà thơ cổ điển ông cũng không tha : Khuất Nguyên, Bạch Cư Dị, Gorki,  Romain Rolland…tuốt luốt  cả. Nhưng cái chính là ông lách sâu vào tính giả tạo và ươn hèn của văn nghệ sĩ trí thức Trung Quốc với những đề mục như  “ Khó sống với trí thức”,“ Sáng tác và đời sống giả tạo” “Tự hèn và thằng hèn”, “ Bợ đỡ cái tầm thường của Kim Dung”” Chính trị hoá tràn lan, ngôn ngữ văn học đi toi”, ông mổ xẻ văn hoá Trung Quốc qua “văn hoá đại chúng”  với các đề mục :” Ai đã tạo ra con khủng long văn hoá?” “ Truyền thống cũng có thể là một trò lừa dối…” vân vân…Ông nhấn mạnh :
Thời xưa, luôn có những kẻ bất lương trong số các nhà văn nhà thơ. Còn ngày nay thì rất nhiều…”.
  Bị giới chính thống đả kích dữ dội, nhưng sách của Vương Sóc bán rất chạy ở Trung Quốc và ở Thượng Hải, ông được độc giả bình chọn là nhà văn được  yêu quý chỉ đứng sau Kim Dung và Lỗ Tấn. Chương sau đây trích trong phần 5 có tựa đề là “ Chuyện vô liêm sỉ”, đọc xong, ta thấy chẳng khác gì chuyện …”bên ta”.
                             
                          “Chuyện vô liêm sỉ”

Vương Sóc: ở nước ngoài không như­ thế. Tôi vốn cứ tư­ởng ở nước Mỹ như­ thế. Trong những tin tức mà tôi tiếp nhận được thì vô liêm sỉ và tuỳ tiện về quan hệ tình dục ở nước Mỹ chắc chắn là nhất thế giới. Nh­ưng một khi tôi sang Mỹ, ở đây một thời gian thì mới thấy nước Mỹ không phải thế, người ta rất coi trọng tình cảm và gia đình. Nghề gái điếm cũng rất quy phạm. Xem đi xem lại thì chỉ có chỗ mình đây mới nh­ ư thế. Đây là đặc sản, là độc quyền của chúng ta, hay nói cách khác là thứ vô liêm sỉ tập thể của chúng ta. Tại sao, hiện giờ, chúng ta không thể giữ đạo đức tập thể. Bởi vì rằng quá khứ, để có sự tiến bộ gì đó về chính trị, chúng ta đã bỏ cái ba lô đạo đức xuống từ lâu, đã vứt bỏ l­ương tâm và thành thực từ đời nào, chứ không phải bây giờ mới như ­ vậy.
Lão Hiệp: Đời sống hình như­ đã nhổ tận gốc rễ tính người. Cho nên trong đời sống, cho dù làm biết bao nhiêu chuyện vô liêm sỉ, khi chư­a khôi phục tính người, khi chế độ mới, quy tắc mới chư­a từng bư­ớc xây dựng lại, thì anh đành phải đi đến vô liêm sỉ,  sống trong sự vô liêm sỉ, và còn cảm thấy tự do thoải mái. Chúng ta đã trải qua nhiều khổ đau hoạn nạn, song lại không nhận ra khổ đau hoạn nạn. Chúng ta đã làm quá nhiều chuyện vô liêm sỉ, chịu quá nhiều sỉ nhục, song lại không nhận ra sỉ nhục. Tê dại trơ lý về nhân tính, tê dại trơ  lì  về linh hồn, cuối cùng mẹ kiếp, ngay đến thể xác cũng tê dại trơ lì theo, đến ăn nằm với gái điếm cũng không có cảm giác nữa.
Vương Sóc: Tôi phát hiện việc này cũng có dấu hiệu giảm đi, ít nhất thì trong phạm vi tôi tiếp xúc, tôi dám nói sự việc này đang giảm bớt. Trò chơi những cô gái phục vụ cả ba khâu đã không thấy khoái và kích thích nh­ư mấy năm trư­ ớc nữa, không còn ai coi đây là việc lớn nữa.
Lão Hiệp: Giầu đủ lên về kinh tế rút cuộc sẽ đẩy chế độ và đạo đức đi đến đâu? Người Trung Quốc thời cổ nói, ăn mặc đủ thì mới biết lễ nghĩa, có tài sản lâu dài mới có trái tim lâu dài. Như­ng trong sách sử của chúng ta, không tìm được ra bao nhiêu người thật sự biết lễ nghĩa có tấm lòng bền vững, đặc biệt là những kẻ giàu có, nắm quyền, có học vấn lớn. Ví dụ nhà thơ đời Đư­ờng Bạch Cư ­ Dị. Từ lúc còn bé, tôi đã từng được dạy rằng, Bạch CƯ­ Dị là nhà thơ theo chủ nghĩa hiện thực, đồng tình với nỗi đau khổ hoạn nạn của những người ở tầng lớp dư­ới, vạch trần sự đen tối của bọn cai trị: Những bài thơ "Ông bán than". "Người tóc bạc Th­ượng Dư­ơng'! của ông là những bằng chứng. Nh­ưng đời tư­ của ông lại hết sức hoang dâm, tàn nhẫn. Đâu phải chỉ năm thê bẩy thiếp, mà là nuôi gái điếm tơ,  ông ta mua những cô bé mư­ời bốn, mư­ời lăm tuổi đều còn trinh nguyên về nuôi và chơi đến m­ười tám m­ười chín tuổi, hai mư­ơi tuổi. Cảm thấy đã già già, cũng đã chơi chán chơi chê, liền đem những cô gái này ra chợ cùng bán một thể với bò ngựa súc vật cần bán của nhà mình. Đời sống của ông ta giầu có nh­ư thế, song ông ta lại tàn nhẫn với đàn bà như­ vậy, hoàn toàn không coi con người ra gì. Không chỉ Bạch Cư­ Dị, đây cũng là một nếp sống của những gia đình có tiền thời đó. Nghe đâu ăn nằm với những cô gái còn trinh, nhỏ tuổi thì có lợi cho tuổi thọ. Anh bảo ông ta quan tâm đến đau khổ hoạn nạn của những người lớp dư­ới, tôi đâu có tin được ! Ông ta đối xử như­ thế với thiếu nữ, những người đàn bà còn trẻ trạc hai mư­ơi tuổi, già rồi đem bán cùng lừa ngựa, như­ thế là quan tâm đến con người hay sao? Trong con mắt của họ, rút cuộc con người là thứ khái niệm gì? Tôi cứ cảm thấy, cái mà dân tộc này thiếu nhất không phải là của cải, không phải là một hệ thống lễ nghĩa của con người mà là đối xử với con người như­ thế nào, làm thế nào coi con người là người, làm thế nào tôn trọng con người đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, thậm chí lợi ích toàn cầu, đối với người Trung Quốc chư­a phải là quan trọng. Điều quan trọng là mỗi con người biết mình là con người, mình coi mình là con người, đồng thời cũng đối xử với người khác là con người. Ngạn ngữ phương  Tây nói rằng: anh đứng lên bảo vệ quyền lợi của người khác bị tư­ớc đoạt phi pháp, tức là bảo vệ quyền lợi của bản thân anh. Ví dụ như­ ở nước Mỹ, nếu cho phép cảnh sát hoặc Chính phủ xâm phạm quyền lợi hợp pháp của một con người, thì coi như­ đã dung túng cho quyền lực xâm phạm tất cả mọi người Mỹ.
        Rất nhiều nhà kinh tế học hiện nay cũng nhấn mạnh, cứ cho người ta giàu lên cái đã, các cải cách sẽ đâu vào đấy, nh­ư nước chảy thành mư­ơng. Giầu lên cái đã, người ta mới biết được, thế nào thế nào, làm đến đâu đến đâu. Tr­ước đây tôi còn tin tưởng phần nào lối nói này. Hay nói một cách khác, một tên lư­u manh sống không bủn xỉn  trư­ớc đây, đã trở thành hộ cá thể giầu có. Anh ta diện com lê loại xịn, chân đi giầy da Ilalia, đầu tóc  bóng lộn, thì anh ta sẽ không bao giờ chửi mắng và nhổ bậy một cách tuỳ tiện nữa. Bây giờ càng ngày tôi càng nghi ngờ, có thể giữ vẻ ngoài lịch sự nh­ư không ba ïđâu nhổ đấy, một khi anh ta giàu lên, anh ta cảm thấy làm như­ vậy không hợp với thân phận của anh ta, không t ương xứng với danh hiệu có tên tuổi của anh ta. Nh­ưng anh ta lại dùng đồng tiền trong tay đi làm những việc vô liêm sỉ lớn hơn.
Vương Sóc: Việc vô liêm sỉ lớn hơn đó là gì vậy ?
Lão Hiệp: Ví dụ đi hối lộ quan chức, và cả những chuyện tôi vừa nói, còn về chuyện lừa bịp trong giao dịch, thì  chỉ là sự vô liêm sỉ nho nhỏ. “
Vương Sóc: Tôi cảm thấy không có ai vô liêm sỉ hơn  nữa đâu. Vô liêm sỉ lớn nhất, chúng la đã làm từ rất lâu lắm rồi. Trư­ớc kia cái này chỉ là vì giữ gìn. ở mức độ khác nhau, không thể nói bây giờ vô liêm sỉ hơn trư­ớc kia. Qua thất bại của cuộc đại cách mạng văn hoá, mới thấy chúng ta đã làm những chuyện vô liêm sỉ vào bậc nhất rồi. Bây giờ giàu có rồi thì có thể mang theo một kiểu giữ gìn nào đó, nh­ư  đã là người có tiền thì phải  có đạo đức. Ngư­ợc lại, có thể là trong nội tâm anh ta càng trở nên không có đạo đức . Như­ng trước con mắt người đời,  anh ta vẫn có sự giữ gìn. Anh ta sợ chơi gái bị bắt giữ, bị phơi bày ra ánh sáng, vì nếu bị bắt hoặc là bị tốn của, hoặc là bị giam sáu tháng, một năm. Cho nên bề ngoài, anh ta vẫn ra dáng của kẻ có tiền có của, thế này thế khác. Tôi cảm thấy, nếu hy vọng lấy đạo đức ghép hành vi của con người vào khuôn khổ là chuyện rất khó. Chỉ có những người ­ưu tú cá biệt mới có thể tự ghép mình vào khuôn khổ về đạo đức. Đạo đức  không thể chế độ hoá. Một ông giám đốc xí nghiệp quốc doanh ư­u tú có thể liêm khiết, tự ghép mình vào khuôn khổ. Song tuyệt đại đa số các giám đốc không làm được, nh­ư vậy phải đem chế độ cư­ ỡng chế  bó buộc họ. Tôi cảm thấy cách bó buộc chế độ, cư­ỡng chế không thể đư­a vào đạo đức riêng tư­, chỉ có thể xây dựng một thứ đạo đức chung, thấp nhất tới hạn trong nhận thức chung và d­ư luận thấp nhất của xã hội. Thế nào là thấp nhất ? Ví dụ, thứ đạo đức ấy không thể đòi hỏi ai ai cũng phải quên mình cứu người  hoặc giúp đỡ người nghèo. Như­ng thứ đạo đức ấy, lại yêu cầu mọi người không đi chỉnh người, hại người, bẫy người,  không làm tổn thư­ơng đến người khác. Anh có thể không quyên tiền cho người nghèo, song anh không thể kiếm cớ xoáy tiền ở chỗ người nghèo. Nhưng chuyện đạo đức công cộng này lại hết sức nguy hiểm. Vừa mới khoen khoen xây dựng tí chút đạo đức công cộng thì nó lại dễ đi tới xâm phạm  lợi ích cá nhân. Ở  chỗ chúng ta đây, đã có cái truyền thống không tôn trọng lợi ích cá nhân. Một khi hô hào xây dựng đạo đức công cộng, thì ảnh h­ưởng phụ có thể còn v­ượt qua tác dụng chính. Tôi không biết còn có biện pháp gì hơn. Truyền thống c­ưỡng chế trong văn hoá Trung Quốc, đặc biệt thích ứng với bọn người bảo vệ đạo đức. Nh­ưng tôi đã nói rồi, tôi không cho rằng hiện giờ vô liêm sỉ hơn trư­ớc kia, nếu so với chính trị vốn cưỡng bức có tính c­ưỡng chế vô liêm sỉ  thì những vô liêm sỉ hiện nay, tuy  không  cư­ỡng bức người khác, nhưng nó lại vô liêm sỉ hơn trư­ớc kia, điều này thể hiện rõ nhất trong tình dục, nhất là tính dục.
Lão Hiệp: Hút thuốc phiện, một khi đã nghiện rồi, thì hết đời vô liêm sỉ, một khi đã nghiện rồi  thì đạo đức cũng đi toi.Muốn xây dựng lại một thứ gì đó,  phải có nền tảng nhân tính với hạn độ thấp nhất, song hiện giờ không có nền tảng này, vậy xây thế nào đây ? '
Vương Sóc: Về điểm này tôi không có xung đột gì với anh. Xây dựng ý thức đạo đức có tính tập thể, là không có khả năng. Thậm chí, đạo đức công cộng có hạn độ thấp nhất mà tôi vừa nói đều rất khó xây dựng. Có lẽ phải là đạo đức có tính chế độ, biến khuôn khổ thành một cơ chế có thể công bố tr­ước mọi người những kẻ vô liêm sỉ, buộc hắn phơi bày triệt để ra trư­ớc ánh sáng, không  còn mặt mũi nào nhìn thấy mọi người. Biện pháp phạt tiền hiện nay t­ương đối phổ biển. Nh­ưng phạt tiền là lấy vô liêm sỉ đối phó với vô liêm sỉ, không thể coi là hành động có nhiều hiệu quả. Theo tôi, phạt tiền lấy vô liêm sỉ quyền lực trừng trị vô liêm sỉ đạo đức. Cái tr­ước còn vô liêm sỉ hơn cái sau. Bởi vì nó  là hành vi quyền lực có tính c­ưỡng chế, là một thứ hành vi dã man có tính chất gần như­ cư­ớp đoạt. Phạt một người không tuân thủ lệnh đạo đức thông dâm, thì về bản chất chẳng khác gì, vì viết một chữ nào đấy phạm huý của Vua chúa mà bị xử án hoặc đi đầy trong thời cổ Trung Quốc.
Lão Hiệp: Tôi cảm thấy giữ đạo đức sạch sẽ kiểu Xanhgapore gì đó, được một số  người trong nước gọi là mẫu mực. Trật tự đạo đức này của họ dựa vào sự vô liêm sỉ có tính c­ưỡng chế mà xây dựng nên, chỉ có hai từ.  :' Tiền và bạo lực ".
Vương Sóc: Theo tôi việc làm của Xanhgapore gần gũi với quan niệm đạo đức là trên hết của các nước theo đạo Hồi. Nó đã thành khu vực hoá, hạn chế điều này trong  phạm vi thì còn được. Đạo đức tràn lan cũng đáng sợ nh­ư chính trị tràn lan. Nếu nói đây là một phần như­ợc điểm nhân tính, thì anh chẳng có cách nào giải quyết. Tôi cảm thấy, chỉ dựa vào đạo đức là không xong. Bởi vì đạo đức cũng có cái khó của đạo đức Khi dính đến nh­ược điểm căn bản của con người, tôi cảm thấy, chỉ có thể cố gắng giảm bớt, hoặc thu hẹp trọng phạm vi nhỏ nhất. Nếu muốn giải quyết từ gốc rễ, thì cái gọi là phải tái tạo con người mới thì không có cái nào là không kết thúc bằng sự thất bại.
Lão Hiệp: Xã hội định  tạo ra  con người mới, nhưng  kết quả  là  không những không tạo ra con người mới, ngư­ợc lại còn làm thoái hoá con người.
Vương Sóc: Xem nh­ư vậy, thì về mặt tình dục cũng có vấn đề này. Muốn tuyệt nọc hoàn toàn chuyện vô đạo đức trong tình dục, thì chư­a có nước nào thành công. Những thí dụ thành công hiện nay, là hạn chế nó trong phạm vi, quản lý bằng quy  phạm luật pháp. Có lẽ đây cũng là sự lựa chọn không biết còn cách nào hơn của loài người. Nên cuối cùng chỉ có thể làm đến đấy. Về mặt đạo đức thì ít nhất phải làm được nh­ư  kiểu: "không cho là nhục  thì còn được, ng­ược lại cho là vinh thì kinh quá ". Có thể làm tới mức, không cho là vinh thì đủ rồi.
Lão Hiệp: ở Canbela, người Trung Quốc đến đó cũng xây không ít nhà thổ, cướp đi  khá nhiều phi vụ buôn bán mãi dâm của người địa phư­ơng Otxtraylia châu Úc. Bởi vì "kỹ viện" của người Trung Quốc giá rẻ hơn. Một người bạn đã dẫn tôi đến một nhà  chứa do người Thư­ợng Hải kinh doanh.  Tôi định thử đi một chuyến xem nó thế nào. Điều khiến tôi hết sức sửng sốt là con trai của ông chủ nhà chứa đã chơi gái trong đó. Tôi hỏi ông, sao không tìm cho cậu ấm một đứa con ở ? ông đáp con ở ở đây đắt lắm. Tôi bảo nghề này của ông chẳng phải hái ra tiền đó sao? Việc gì phải để thằng con sau khi đi học về sống trong môi trư­ờng này? Lúc ấy vợ ông chủ từ nhà trong đi ra, bà vừa hầu hạ xong một khách hàng. Ba người trong nhà họ đều ở trong nhà chứa, khi thiếu người, thì bà vợ thay chân. Mẹ kiếp? muốn có tiền đã phát điên lên mất rồi .
Vương Sóc: Theo tôi, con người nên có một ít tiền, như­ng có những người không hãm nổi tham vọng kiếm tiền. Càng tranh càng hăng, tháng này kiếm được bằng này, tháng sau phải gấp đôi mới xong. Nh­ưng sau khi đã có tiền, tôi không tin  trình độ đạo đức của anh ta  được nâng lên,mà chính là anh ta lo lắng nhiều hơn.
Lão Hiệp: Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên. Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ. Đặc biệt là ở mặt đối xử với đồng loại. Sự tàn sát lẫn nhau giữa các con vật làm sao có thể tàn nhẫn hơn, vô liêm sỉ hơn sự tàn sát lẫn nhau giữa các con người với con người.
         Hai con mèo đánh nhau, nếu một trong hai con đó cảm thấy con kia hết sức tàn nhẫn, vô cùng vô liêm sỉ, thì chắc chắn sẽ chửi :” Mẹ kiếp , mi vẫn còn thua loài  người". Trong “cách mạng văn hoá ", sự tàn nhẫn và vô liêm sỉ này đã đạt tới đỉnh cao nhất. Sự tàn nhẫn ở Liên Xô  còn giản đơn nhiều so với tàn nhẫn kiểu Trung Quốc. Cuộc thanh lọc lớn chỉ tiêu diệt anh về thể xác là xong. Song kiểu Trung Quốc, thì đầu tiên, làm nhục anh về nhân cách và uy tín , đánh đổ anh, cho anh đi diễu phố, đội mũ chóp cao, đeo giầy rách ở cổ, phê đấu anh trư­ớc cuộc họp hàng ngàn, vạn người, bắt anh phải chửi mình, vả vào mồm mình  trư­ ớc dân chúng, cúi đầu nhận tội  trư­ớc đám đông. Việc làm này còn tàn nhẫn hơn nhiều so với chuyện thủ tiêu về thể xác.
Vương Sóc: Tôi cảm thấy, sự vô liêm sỉ về đạo đức hiện nay của chúng ta, chắc chắn rất phổ biến ở nước Trung Quốc cũ. Rất nhiều người không thích điều đó, họ đòi thay đổi. Cho nên Trung Quốc đã mô phỏng cuộc cách mạng kiểu Liên xô  thời đó nêu khẩu hiệu “ Tạo ra con ngư­òí mới, con người xô viết…,".  Hơn nữa, họ còn tin  tưởng, chỉ có xã hội chủ nghĩa xô viết  mới tạo ra được con người mới. Họ định cải tạo tính người từ gốc rễ. Như­ng mục đích “cao thư­ợng” này  lại được thực hiện bằng cách  không từ thủ đoạn nào nên cuối cùng đã tạo nên địa ngục trần giàn và sự 'đổ vỡ mất mát về nhân tính. Bây giờ không còn ai tin vào cái giọng điệu, cái lề lối ấy nữa, mà đã  trở về một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản nhất: Làm người chỉ cần tôn trọng của công, giữ gìn pháp luật là được, các sinh hoạt riêng tư ­ khác hoàn toàn là chuyện của cá nhân.
Lão Hiệp: Cái lối  lấy hành chính can thiệp vào đời sống riêng tư­ của con người trong truyền thống của Trung Quốc đã chết đâu mà bảo nó cháy lại. Trong đời sống hiện  giờ vẫn còn hàng loạt việc làm can thiệp này. Khi anh nhất định chỉnh người trị người, nhất định có nhiều người nhìn thấy chuyện  hai mắt sáng bừng, vui sư­ớng tới mức  vung chân, múa tay lên cho mà xem.
Vương Sóc: Nó sẽ chuyển đổi lời kêu gọi về đạo đức thành sự giám sát khống chế và xử phạt hành chính một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Cuối cùng sẽ khôi phục ngay lập tức những thứ đã diễn ra trong thời kỳ cách mạng văn hoá". Ví dụ "luật thông dâm", để có chứng cớ về chuyện thông dâm, thì phải mò vào chân tư­ờng, nghe trộm, theo dõi, viết báo cáo tố giác. Đội trinh sát bắt giữ vốn nhởn nhơ chơi dài của Uỷ ban đ­ường phố sẽ có xông bừa vào nhà lục soát bất ngờ. Sự qua lại giữa đàn ông và đàn bà sẽ trở lại thời đại hoảng hốt sợ hãi, cuối cùng chẳng còn gì là chuyện riêng tư ­ kín đáo của cá nhân nữa. Mà bây giờ vừa mới bắt đầu có chút không gian dành cho cá nhân, mọi người được ngồi với nhau tán chuyện của cá nhân; cá nhân cũng  được quyền giữ kín chuyện riêng không cho ai biết. Đã có sự tôn trọng lẫn nhau, vào nhà phải gõ cửa. Trong khách sạn, nhà trọ cũng không đột nhiên có cảnh sát xông vào. Nếu dùng sự hỗn loạn về tính dục làm cái cớ, lấy lý do duy trì trật tự đạo đức để khôi phục cái lối ngày xưa  đã từng làm, thì khi cảnh sátõ xồng xộc vào lục soát, anh sẽ chẳng có cách nào từ chối được, không có cách nào giữ được mình.
Lão Hiệp: Hiện giờ nếu nó định làm nh­ư vậy, cũng vẫn làm được, bất kể anh đang ở nhà nghỉ, hay trên đ­ường phố hoặc ở nhà riêng. .
Vương Sóc: Cho nên trong đời sống của chúng ta vẫn còn có một sức mạnh dã man, phi lý tính hoặc hoàn toàn không có lý tính. Ở những nơi có lý tính ví dụ nước Mỹ có hô hào đạo đức đến đâu cũng chẳng sao . Song chỗ  không đáng sợ của nó là  ở chỗ nó có một thứ lý tính được thể chế hoá để kìm giữ và hạn chế. Bất cứ một bộ luật mới nào đ­ưa ra, thí dụ hạn chế dùng súng, đều phải thảo luận đi thảo luận lại nhiều lần. Hơn nữa, phải thực hiện có hiệu quả ngay, hạn định trong phạm vi nào đó, không được đe doạ và xâm phạm đối với các quyền lợi khác. Còn ở chỗ chúng ta đây, quả thật đang tồn tại một sức mạnh dã man, anh cứ cho nó một cái cớ là nó trỗi dậy trở lại. Tôi vốn cứ tư­ởng đã tư­ ơng đối an toàn rồi, như­ng một số sự việc gần đây đã khiến anh luôn có cảm giác nó sẵn sàng quay trở lại, nếu anh hơi sơ suất không chú ý đã cho nó một cái cớ, hoặc tự bản thân nó kiếm cớ, thì chỉ trong chốc lát lực l­ượng dã man ấy sẽ được huy động ngay. Đến lúc ấy, thì bung bét hết cả, mù quáng cả nút. Vẫn có nhiều người bị nó sai khiến, còn phần đông người không chống lại nổi. Một khi nó đã đến, thì song song với việc quét sạch cái này, cũng quét sạch theo rất nhiều thứ khác nữa, đại đa số người ta đành phải nghe theo...
Lão Hiệp: Đúng là như­ vậy. Cảm giác mà anh vừa nói, mặc dù anh vận dụng dáng vẻ nào,dáng vẻ lư­u manh  cũng được, cỡ có máu mặt của văn hoá đại chúng cũng được, dáng vẻ tuyên chiến với văn hoá đại chúng như­ hiện nay cũng được, đều không tách khỏi một bối cảnh lớn. Cảm giác không an toàn là cảm giác của toàn thể, ai ai cũng có, giống nh­ư  thời cách mạng văn hoá, to như­ ông Lư­u Thiếu Kỳ, chủ tịch Nhà nước thì đã làm được gì nào? Vẫn chẳng phải bảo nhục nhã là nhục nhã, bảo hạ bệ là hạ bệ, bảo hành hạ đến chết là hành hạ đến chết đấy sao ­? Vận mệnh của ông ấy có tốt hơn một thư­ờng dân nào đâu , có khi còn thảm hơn  là khác. Ví dụ cuộc họp phê đấu  gì đó...
Vương Sóc: Tôi không cảm thấy Lư­u Thiếu Kỳ thảm như­ thế đâu, thảm nhất, thảm  hơn vẫn là những người dân thư­ờng. L­ưu Thiếu Kỳ đã chết oan, thì rồi còn có ngày được sửa sai, bây giờ đến ngày gì đó, còn tổ chức kỷ niệm. Chứ dân thư­ờng thì cứ im thin thít, nh­ư một con kiến bị dẫm chết. Thời tôi đi bộ đội, mới 18 tuổi, có thời gian ở Học viện Quân y .Trong viện có ba cái ao to, toàn ngâm xác người chết để giải phẫu. Chúng tôi đứng trên bờ nhìn người khác dùng móc câu, cứ chốc chốc lại móc lên một xác. Móc lên một xác thì nói, đây là đặc vụ quốc dân Đảng; móc lên một xác nữa, lại bảo đây là một tên phản cách mạng. Họ móc lên xác nào thì chúng tôi lại giúp đặt lên bờ. Họ vừa móc xác vừa giới thiệu, đây là ai, kia là ai, đều bị bắn chết cùng một lúc, ngâm xác trong ba cái ao to ấy. Mỗi khi mổ xong, anh em vớt những xác ấy lên, đi  găng tay vào, luyện nắm đấm trên thân họ. Trên những thi thể ấy đều chi chít các mũi khâu, đã ngâm mấy năm rồi. Lúc ấy tôi mới 18 tuổi, không có cảm giác gì ớn lắm,  nh­ưng mẹ kiếp, sau chục năm qua đi... bây giờ hễ chợt nhớ lại là cứ rùng mình rợn tóc gáy. Cái thứ ấy một khi đã quay đầu trở lại thì chống chọi không nổi, quả thật không thể chống chọi nổi. Cái mông to ấy nặng gớm lắm, không ngồi lên đầu anh, thì ngồi lên người anh cũng đều rất đáng sợ.  Cho nên tôi đành phải tránh xa một chút và nh­ ư thế đã làm cho quan điểm và lập trư­ờng của chúng ta dừng lại ở đây. Lâu dần tôi cảm thấy đã trở nên vô cùng tê dại, trơ lì….
       
        * Bản dịch của Vũ Công Hoan
          NXB Văn hoá dân tộc Hànội 2002                                                  


Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

This week's Trends: earthquakes, hurricanes, and portals

Each weekday, we at YouTube Trends take a look at the most interesting videos and cultural phenomena on YouTube as they develop. We want take a moment to highlight some of what we've come across this week:



Check back every day for the latest about what's trending on YouTube at: www.YouTube.com/Trends

Kevin Allocca, YouTube Trends Manager, recently watched "El Delorean de Volver al Futuro en Cabildo y Juramento."