văn học “vết thương” (1) .
Là dòng văn học viết về những “nỗi đau dân tộc” trong “dòng thác cách mạng”.
Hơn nửa thế kỷ đã qua kể từ khi Đảng phát động cuộc cách mạng “long trời lở đất” – công cuộc cải cách ruộng đất, vết thương nó gây ra cho dân tộc vẫn còn nhức nhối . Trên các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát, sự kiện đẫm máu và nước mắt này chỉ được ghi một dòng vô cảm trong ” Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” :
"Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, bên cạnh những thành công kể trên, Đảng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo thực hiện, nhưng sau một thời gian mới phát hiện được”.
Ngoài ra , trong cuốn “ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản có ghi :
”Đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với 10 triệu dân và tỷ lệ địa chủ được qui định trước là 5,68% ”,
Con số tuỳ tiện này được các đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 ngươi như Viện kinh tế đưa ra.
Cuộc tàn sát người vô tội khốc liệt tới mức sau này Trưởng ban tuyên huấn của Đảng thời đó là Tố Hữu cũng phải thừa nhận :
Cuộc tàn sát người vô tội khốc liệt tới mức sau này Trưởng ban tuyên huấn của Đảng thời đó là Tố Hữu cũng phải thừa nhận :
“Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Một thảm kịch có quy mô dân tộc , một tội ác man rợ đến thế mà chỉ có Luật sư Nguyễn Mạnh Tưởng lên tiếng được một bài:
” Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất và Xây dựng quan điểm lãnh đạo”
Còn cả giới trí thức im thin thít. Ngược lại mấy ông nhà văn cây đa cây đề còn viết lách ca ngợi như Nguyễn Đình Thi trong “Mẹ con đồng chí Chanh”, Nguyễn Tuân trong “Làng hoa” , Nguyễn Công Hoan trong “Nông dân với địa chủ”…Một số rất ít nhà văn viết trung thực về cải cách ruộng đất lập tức bị đàn áp ngay như : “ Sắp cưới” của Vũ Bão, “ Cơm mới” kịch của Hoàng Tích Linh, “ Chuyến tàu xuôi” kịch của Nguyễn Khắc Dực…
Mãi tới năm 1988, phải chờ tới hai năm Đảng “cởi trói”, đề tài cải cách ruộng đất mới lại được đề cập tới :” Thiên đường mù” của Dương Thu Hương, “Ác mộng” của Ngô Ngọc Bội, “ Chuyện làng ngày ấy” của Võ văn Trực…Sau hai năm “cởi trói “ ngắn ngủi, đề tài “cải cách ruộng đất” lại bị “cất vào kho”, văn chương chính thống lại “phải đạo” hơn cả thời kỳ Nguyễn Minh Châu chưa đọc lời ai điếu cho nó.
Mãi vài năm gần đây, đề tài huý kỵ này lại thấy lấp ló trong một vài cuốn tiểu thuyết như “ Ổ Rơm” của Trần Quốc Tiến, “ Dòng sông Mía” của Đào Thắng và sang năm 2006, thật vô cùng kinh ngạc, đề tài cải cách ruộng đất lại được đề cập tới một cách trực diện, cận cảnh và toàn cục, không né tránh, không biện hộ cho Đảng trong tiểu thuyết “ Ba người khác” NXB Đà Nẵng và ngạc nhiên hơn nó được viết bởi văn sĩ “lão trượng”, tuổi ngoại bát tuần, vốn “nổi tiếng” khôn lỏi và nhát sợ – lão nhà văn Tô Hoài.
Đúng như Đà Linh, GĐ NXB Đà Nẵng đã viết trong lời nói đầu :
”Chính những giày vò, trăn trở, khổ tâm từ những thảm trạng kinh hồn của cải cách ruộng đất thuở nào, vẫn âm ỉ, dền réo ngày một nặng hơn qua chặng đường dài - là dưỡng chất tạo nên tác phẩm này…”.
Quả thực, dường như sự trải nghiệm kinh hoàng biến cố bi thảm của lịch sử đã dồn nén quá lâu trong con người nhà văn Tô Hoài và đã đến lúc đã phải giải toả nó. Mặc dầu cuốn sách được viết cách nay cả 10 năm, nhưng vẫn mang đầy tính thời đại khi sự kiện bi thảm này chưa được giải mật, thủ phạm chưa phải đền tội và trả giá, nạn nhân chưa được minh oan. Đọc “ Ba người khác” , người ta như được sống lại cả một thời kỳ bi thảm của lịch sử, hiểu rõ những “quái thai” của một thời “ : cán bộ đội, rễ, chuỗi, cốt cán, quả thực, đoàn uỷ….
Trước hết , “ cán bộ đội” là gì ?
Theo quan điểm chính thống của Ban tuyên huấn trung ương , “ cán bộ đội là những người được Đảng chọn lọc, tuyển lựa, có đạo đức cách mạng sáng ngời, có lập trường tư tưởng vững chắc, nắm vũng đường lối chính sách của Đảng, thương yêu giai cấp, luôn luôn “ba cùng” với người nghèo.”
Còn theo nhân dân lao động thì “nhất đội, nhì trời”, Đội là những người quyền lực vô biên, trên cả Đảng, trên cả chính quyền.
Trong “ Ba người khác”, Tô Hoài đưa ra hình ảnh cán bộ Đội vô cùng chuẩn xác và sinh động . Trước hết “cán bộ đội “ là những người “cực kỳ quan trọng” mang sứ mệnh lịch sử :
” Vẻ mặt người nào cũng ra chiều đăm chiêu , quan trọng. Chúng tôi đương làm thay đổi cái làng này, cái xã này . Cả nước đã đứng lên. Các tổ chức sẽ bị đánh đổ , bao nhiêu địa chủ và bọn bóc lột phải đạp xuống đất đen, chúng tôi phóng tay đưa bần cố nông lên vị trí và địa vị người chủ thực sự của đồng ruộng …”
Nhưng có thực thế không ? “ Cán bộ đội” có phải đang thực thi sứ mệnh cao quý đó không ? Tô Hoài huỵch toẹt :
“ Chúng tôi như một bọn lén lút cờ gian bạc lận, kéo nhau ra đây đánh xóc đĩa lột nhau giữa nơi hoang phế đồng không mông quạnh. Hoặc như ngày xưa, cánh cướp tụ bạ một chỗ đợi đêm tới bật hồng lên xông vào làng…”
Đúng như thế, toàn bộ nhân vật “cán bộ đội” được Tô Hoài mô tả trong truyện thực ra cũng là một đám “cờ gian , bạc lận”, “đám kẻ cướp bật hồng xông vào làng tàn phá…”.
Trước hết là nhân vật Đội trưởng Cự. Hắn nguyên là bộ đội khu 5, tập kết ra Bắc với đủ thói hư tật xấu của một tên lưu manh đầu đường xó chợ. Trình độ văn hoá của Cự chưa vượt lớp 3 nên hắn khăng khăng không nhận người có bằng tú tài hoặc đi học Liên xô về, hắn chỉ cần “ người chữ nghĩa èng èng “, trình độ văn hoá kém hắn , tức…dưới lớp 3. Đi 3 cùng với bần cố nông, hắn mang lén “bánh đúc ngô” để ăn vụng. Vừa xuống xã, Đội trưởng Cự đã xin lệnh bắt Bí thư chi bộ và 6 địa chủ, luôn miệng quát tháo :” Phải ra tay mới phá được thế bị khống chế , bởi địch đã có tổ chức phá hoại , gây rối loạn.Oâng lão loà ở xóm lội xuống ao trẫm mình hay là bị địch dìm chết ? ..Tăng cường tố khổ, mở rộng tố khổ để tìm ra đứa giết người , đứa đốt nhà…”. Càng ngày hắn càng lộ mặt “ác ôn” chỉ thích bắt, tra khảo và bắn giết. Từ ngày đội xuống xã, “đường làng vắng hẳn, người nào bần cùng lắm mới ra đường , đi len lét, không ai dám đến nhà ai. Gặp anh đội, người già lùi vào bờ rào ngoảnh ra cúi đầu chắp tay vái…”. ối các ông ‘đầy tớ của dân” ôi, vì sao dân lại đến cái nông nỗi ấy ?
Lợi dụng quyền lực Đội trưởng, Cự đi đâu cũng gạ gẫm các cô “rễ, chuỗi” tức những người hắn chọn sau này làm cán bộ. Về xã này Cự cũng ép được cô Đơm và cô Duyên ngủ với hắn. Hai cô này đều là cốt cán của đội, được hắn đền bù lại bằng cách cho làm du kích và cho nhận “quả thực” nhiều hơn người khác. Tận dụng quyền lực, Cự đưa cả vợ tới Đội để kết nạp cô ta vào Đảng. Không may vợ Cự vừa tới dự cuộc họp kết nạp của Chi bộ thì bị hai cô Đơm và Duyên xúm vào đánh ghen một trận tơi bời tan cả cuộc họp , làm mặt mũi đội trưởng cải cách càng thêm lem nhem. Sau khi Đội sửa sai về, đội trưởng Cự mất hết quyền lực, hắn chán nản trở lại chiến trường B và nhảy sang hàng ngũ đối phương và mấy năm sau nhảy lên đài nói oang oang : “ Thưa đòm bào,,,chúng tôi đại tá Tám Hà…đại tá Huỳnh Cự …ngày…đi dự đại hộ chống cộng toàn châu Á ở Đài Bắc về…Thưa đòm bào…tôi xin báo cáo…”
Thế còn ông Đội phó tên Bối, nhân vật xưng “tôi” trong truyện. Ông vốn xuất thân gác cổng cho một hiệu thịt bò ở Hà Nội, chiến tranh bỏ đi “làm Việt Minh” , tới hoà bình quay về Hà Nội đã thành cán bộ và được phái đi cải cách ruộng đất. Ngay trên đường đạp xe xuống cớ sở, ông Đội phó đã ‘ăn cắp” …bánh đúc ngô của ông Đội trưởng dấu trong ba lô, xuống tới địa bàn, ông bắt rễ với một nhà có cô con gái hơ hớ và chỉ hôm trước hôm sau ông “cán bộ đội “ thò tay bóp vú nó :
“ Em có cái túi hay nhỉ ? – Tôi thò theo lách vào ngực Đơm. Đơm đẩy tay tôi ra . “ Rõ cái anh này” “ Anh xem cái chỗ để tiền .” “ Ngoài này kia mà , sao lại đi sờ vào trong..””Anh nhầm”. Tôi lại thọc tay vào ngực Đơm như vừa rồi. Lần này Đơm đứng tây ngây, mặt đỏ lịm, để yên tay cho tôi vân vê…”
Chỉ một đoạn đối thoại rất ngắn, bộ mặt đạo đức giả, đểu cáng của tên Đội phó đã bị lột trần.
( còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét