“Trí thức quốc doanh” - một cụm từ rất hay (!)
Giáo sư Cao Xuân Hạo, thứ nam nhà Hán học Cao Xuân Huy, một trong hai người nghiên cứu tiếng Việt sáng giá nhất một thời : Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, người đầu tiên mang về Việt Nam lý thuyết âm tiết - hình vị (slogomorpherma)
Riêng Giáo sư Cao Xuân Hạo, người thừa tài và đức để làm Giáo sư, từng là Chủ tịch Hội đồng chấm thi tiến sĩ, nhưng Nhà nước chỉ phong cho chức Phó Giáo sư. Hai tác phẩm rất nổi tiếng của GS Cao Xuân Hạo là "Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng" (Nhà Xuất bản Khoa học xã hội 1991) và cuốn "Tiếng Việt - Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa của tôi" (Nhà Xuất bản Giáo dục, 1998).
Trước khi mất ông công tác ở Viện KHXH TP Hồ Chí Minh.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi này vào khoảng giữa năm 2001
NT : Anh Hạo ơi, trên internet đang thảo luận ầm ĩ về đề tài “trí thức”. GS Cao Xuân Hạo thử đưa ra một định nghĩa "Trí thức là gì ?"!”
CXH : Tôi.. không biết, nhưng tôi biết một người chắc chắn là trí thức. Đó là ông Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Ông này khi làm Bộ trưởng thấy tình trạng quá ưu đãi con em công nông trong thi cử sợ chất lượng tuyển sinh không cao nên đã đề nghị công khai hóa số điểm thi, lập tức Bí thư Đảng đoàn lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tống, chụp ngay cho cái mũ là "đâm dao vào sau lưng giai cấp công nông". Từ đó ông Tạ Quang Bửu bị cách chức.
NT : Vậy còn ai là trí thức nữa ?
CXH : Còn nhiều chứ ? Ông Phan Đình Diệu, ông Nguyễn Tài Cẩn, ông Hoàng Tuệ, ông Lê Mạnh Thát, ông Tuệ Sỹ...
NT : Và cả Giáo sư Cao Xuân Hạo nữa chứ...
CXH : Tôi chỉ là một người làm nghề chuyên môn của mình đề phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc...
NT : Đó cũng là một định nghĩa về trí thức rồi . Anh có thể nói một câu thật tâm đắc về trí thức không?
CXH : "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri,thị tri dã..." Ngài Khổng Tử đã nói như thế . Câu này tưởng dễ mà rất khó...
NT : Vừa rồi có người đưa ra khái niệm "Trí thức quốc doanh" – anh có coi là vơ đũa cả nắm không?
CXH : "Trí thức quốc doanh" - một cụm từ rất haỵ Tôi hiểu đó là những người thuộc thành phần công-nông được nhà nước đưa đi đào tạo, không cần học giỏi,chỉ cần có bằng để mai mốt về... lãnh đạo, bởi thế càng ngu càng... tốt. Vừa rồi, Giáo sư Phan Đình Diệu có nói trong một cuộc hội thảo: "Tất cả nhũng gì Nhà nước đã công nhận đều là... đồ rởm". Ông nói vậy nhưng không ai nghĩ rằng ông "vơ đũa cả nắm" cả.
NT : Là người lo lắng đến sự tồn vong của tiếng Việt, anh đánh giá thế nào về đóng góp của các nhà văn, nhất là "một pháp sư về chữ nghĩa" như nhà văn Nguyễn Tuân...
CXH : Tôi e rằng khi viết, yếu tố "bản ngữ" trong các quý vị đó bị lu mờ bởi con người nghệ sĩ. Với nhà văn Nguyễn Tuân, riêng tôi cho rằng ông đã làm ra một thứ tiếng Việt "nhân tạo"...
NT : Bản ngữ ? Nó nằm ở đâu hả anh ?
CXH : Trong folklore, trong ca dao, tục ngữ... tiếng Việt ta đẹp lắm, giàu bản sắc lắm, nhưng cứ cái đà này 20 năm nữa tiếng Việt sẽ...
NT : Sẽ sao hả anh ?
CXH : Sẽ ra sao cậu thừa biết, còn hỏi ?
NT : Hì hì…cảm ơn ông anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét