“TỪ KHOÁ” CỦA NÓ LÀ…
Hồi ấy, vào 1971-1972, Hà Nội khét lẹt bom Mỹ và những vụ truy bắt chữ nghĩa khiến nhà văn nhà thơ, anh nào anh nấy chỉ có một cảm hứng duy nhất “đánh Mỹ là niềm vui bất tận”. Vậy nhưng hồi đó mới ở B ra, làm việc ở Viện thiết kế Bộ giao thông , tôi lại mơ…làm văn sĩ mới chết. Không còn sống trong khí thế hừng hực ngoài chiến trường mà cũng học đòi cầm bút viết văn . Sau 8 giờ vàng ngọc , về nhà rặt chỉ thấy những mảnh đời cần lao . Một chị “đổi thùng”, Công ty vệ sinh, đêm đêm vừa lén lút bán phân cho “con phe”, vừa bán thân lấy tiền mua sữa cho con, đám “lính me” trong ngõ, ngày ngày chầu chực cửa bệnh viện bán máu đong gạo giá cao…Tôi cứ hùng hục viết về những con người như thế, xong bài nào, tôi đạp xe tới 17 Trần Quốc Toản, trụ sở báo Văn Nghệ, lén bỏ thùng thư.
Than ôi, quan niệm “văn chương là trò chơi vô tăm tích” của Phạm thị Hoài rất hợp với tôi “hồi đó”. Cứ mỗi sáng thứ bẩy bỏ ra đồng rưỡi mua báo Văn Nghệ, lướt nhanh các trang để thấy những bài mình gửi đều “mất hút con mẹ hàng lươn” vào bồ rác các đồng chí biên tập, không một tiếng vọng .
Than ôi, quan niệm “văn chương là trò chơi vô tăm tích” của Phạm thị Hoài rất hợp với tôi “hồi đó”. Cứ mỗi sáng thứ bẩy bỏ ra đồng rưỡi mua báo Văn Nghệ, lướt nhanh các trang để thấy những bài mình gửi đều “mất hút con mẹ hàng lươn” vào bồ rác các đồng chí biên tập, không một tiếng vọng .
May mắn thay, giữa lúc hoang mang, tôi gặp quý nhơn phù trợ. Hôm đó đang xếp hàng mua bia Cổ Tân, Hà Nội, một anh chàng áo bludông da, vẻ lãng tử tới vỗ vai :
Nhật Tuấn hả ?”.
Tôi giật thót, há miệng :
Nhật Tuấn hả ?”.
Tôi giật thót, há miệng :
“ Hở ?”
Anh ta kéo tôi lại bàn có sẵn 4 ly bia hơi, tự giới thiệu là nhà thơ kiêm hoạ sĩ Z, sống tự do bằng nghề vẽ, dọc ngang Hà Nội trên chiếc Solex “mù” ( xe đã gỡ máy, đạp chân) và quen biết rộng giới cầm bút. Cứu tinh đây rồi, tôi thầm reo lên, mời Z. về nhà khoe mớ bản thảo đầu tay. Z. đọc vài trang rồi tấm tắc :
“ Cậu viết có “chất” lắm, để tớ giới thiệu với một nhà văn, nhờ ông đọc, góp ý cho…”
Tôi mừng rơn :
“ Vậy tốt quá, cha nào vậy ?”
Z. rít một hơi thuốc lá Sông Cầu, nghĩ ngợi rồi cao giọng :
“ Tớ sẽ giới thiệu cho cậu nhà văn…Trần Dần…”
Tôi tròn mắt, ông này trùm Nhân Văn-Giai Phẩm, bị Nhà nước “cấm bút” nhiều năm nay. Thấy tôi có vẻ phân vân , Z. trấn an:
“ Yên trí , ông này Nhà nước “tha” rồi, cuốn “ Những người chân đất “ do Trần Dần dịch đấy.”
Tôi không sợ “liên quan”, tôi chỉ muốn làm quen một người ở báo Văn Nghệ giúp in bài. Nhưng được gặp Trần Dần cũng tốt, ông là “tay tổ” trong làng văn chương, nhất định sẽ góp nhiều ý kiến hay. Tôi mừng rỡ :
“ Vậy hay quá, cậu giới thiệu đi…”
“ Được rồi, để tớ sắp xếp…”
Z. khoe mình là đệ tử ruột của Trần Dần, bao nhiêu thơ “bí mật” của ông, Z. được đọc hết. Từ hôm đó, Z. với tôi trở thành bạn thân, suốt ngày chàng phóng “Solex mù” đi đâu chẳng rõ, tối về ngủ phòng tôi bàn chuyện văn chương. Tất nhiên là “đệ tử ruột” của Trần Dần, Z. phải thở ra giọng bất mãn . Anh chửi Hội nhà văn, chửi báo Văn Nghệ, chửi cả chế độ. Một tối trời rét, tôi và Z. lên giường đắp chăn, hút thuốc , nói chuyện “ Tôn Đản là chợ vua quan, Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần” rồi bất ngờ anh kêu lên :
“ Ước gì ngủ một giấc dậy, sáng mai…Hà Nội…”
Tôi sợ toát mồ hôi hột, câu này mà tới tai công an, đi “ấp” là cái chắc. Thấy tôi không mặn mà chuyện “bất mãn ", Z. quay sang đọc thơ anh và cả thơ của Trần Dần . Thơ Z. nghe cũng lạ lạ, chẳng giống thơ vẫn đăng dài dài trên báo Văn Nghệ, còn thơ của Trần Dần, tôi nhớ lõm bõm :
“Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tía
Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô
Cô đơn lang thang trong các đám đông
Trên quảng trường nham nhở gió
Cô đơn lòng ngõ rỗng trăng chênh…”
Hoặc :
“Bị gậy bơ vơ trời không che đất không chở
Dù đêm nghe gió quét gầm cầu
Chỉ vài ánh sao lu làm củi lửa
Ta vẫn khăng khăng yêu tổ quốc thật lòng”
Z. hỏi :
“ Cậu thấy thơ Trần Dần thế nào ?”
Tôi ngẫm nghĩ rồi đáp thực lòng :
“ Thơ hay đấy, nhưng con người ta trong lòng vẫn còn có tổ quốc thì sao gọi là cô đơn…”
Z. bật cười :
“ Thằng này thế mà tinh. Thì cũng phải có tý ty yêu nước Trần Dần mới được yên chớ “.
Rồi Z. đọc cho tôi nghe gần hết cả bài thơ dài “Cổng tỉnh” ( sau này,Hội nhà văn VN trao giải thưởng thơ 1997) và lại hỏi :
“ Mày thấy sao ?”
Tôi cười cười :
“ Cha này bị “nó” hành thế mà cấm thấy oán trách “chế độ” câu nào, thơ toàn than thân trách phận…”
Z. gật gù :
“ Mày thế mà tinh. Nhưng cũng phải thông cảm cho ông, chỉ “oán chế độ” một câu thôi là tem phiếu phăng teo.”
Thế đấy, Đảng và Nhà nước cứ nắm cái dạ dầy thì …thiên tài cũng chết. Phải chăng do né hiện thực, không dám oán cái cùm, chỉ đi tìm “âm điệu cho chữ” sau này ông đã đẻ ra “công nghệ Trần Dần” chăng ? Sáng hôm sau, trước khi dắt “Solex mù” ra khỏi nhà tôi, Z. báo tin mừng :
“ Tao đã hẹn Trần Dần, trưa thứ bảy tao sẽ đưa mày tới …”
Tôi mừng rỡ :
“ Vậy phải kiếm cái gì làm lễ ra mắt chớ ?”
Z. nghĩ một tý rồi gật đầu :
“ Ông ấy đang cần một cái loa kim nghe tin tức. “
Ngày đó ở Hà Nội, phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu là cái “loa kim” nối với đài truyền thanh Hà Nội vừa nghe tin tức chiến thắng hai miền Nam Bắc, vừa nghe báo động máy bay. Radio còn là của quý hiếm và muốn dùng phải có giấy phép của Sở văn hoá Hà Nội sau khi đã viết giấy cam đoan không nghe đài địch.
Trưa thứ bảy, y hẹn, tôi ra chợ Giời bỏ ra 20 đồng mua cả loa lẫn dây rồi cùng đi với Z. tới nhà Trần Dần. Đó là một căn nhà hẹp, trong ngõ, gần hồ Halais. Nhà văn bị “cấm bút” không khác lắm so với tôi hình dung, một ông già hom hem, ngoài 60, áo bông bạc phếch, mặt bơ phờ , lạnh lạnh và có vẻ “cảnh giác” gã thanh niên là tôi leo trèo lên cột mắc giây kéo xuống loa.
Trưa thứ bảy, y hẹn, tôi ra chợ Giời bỏ ra 20 đồng mua cả loa lẫn dây rồi cùng đi với Z. tới nhà Trần Dần. Đó là một căn nhà hẹp, trong ngõ, gần hồ Halais. Nhà văn bị “cấm bút” không khác lắm so với tôi hình dung, một ông già hom hem, ngoài 60, áo bông bạc phếch, mặt bơ phờ , lạnh lạnh và có vẻ “cảnh giác” gã thanh niên là tôi leo trèo lên cột mắc giây kéo xuống loa.
“Đây là đài truyền thanh Hà Nội…Đây là đài truyền thanh Hà Nội…”, khi tiếng loa vang lên, mặt Trần Dần dịu xuống rồi bất ngờ ông run bắn lên, mặt giật giật liên hồi làm bà vợ trong buồng phải chạy ra đặt tay lên vai ông , van vỉ :
“ Thôi ông ơi, tôi đã bảo mà, bình tĩnh lại…bình tĩnh lại…”
Z. nhìn tôi ra hiệu rút lui, tôi đánh liều để lại trên bàn hai cái truyện ngắn đầu tay ưng ý nhất “Trong thung sâu “ và “Trang 17”.
Cả một tuần dài dằng dặc, hồi hộp, lo lắng rồi cũng qua, tôi lại tới Trần Dần để nghe nhận xét hai đứa con đầu lòng . Hôm nay nom ông khoẻ khoắn hơn trước, trò chuyện bâng quơ, thỉnh thoảng nhìn ra cửa. Sau cùng, giây phút chờ đợi nhất cũng đến, Trần Dần mở ngăn kéo đưa lại tôi hai truyện nói dõng dạc :
“ Từ khoá cái này là…”sâu”. Từ khoá cái này là….”17”…”
Có vậy thôi, rồi ông im lặng. Tôi về nhà nghĩ nát óc không hiểu ông nhà văn ngụ ý gì ? Thì tất nhiên “sâu” và “17” là hai từ trong tên truyện ngắn của tôi rồi. Nhưng nó hay dở ra sao, nên sửa thế nào ? Tôi hỏi Z. hắn phì cười :
“ Mày viết thế bố ông ấy cũng không dám có ý kiến. Với cả ông ấy mới vớ được cuốn “Ký hiệu học” bằng tiếng Pháp ở Thư viện Quốc gia, đang nghiền kỹ lắm…”
Thì ra là vậy, thì ra nhà văn đã ứng dụng “ký hiệu học” để tìm trong hai “văn bản” của tôi được hai cái từ khoá ấy. Tôi bật cười :
“ Cũng may ông ấy không biết tao đang làm gì ?’
Z. trố mắt :
“ Mày làm gì ?”
Tôi cười :
“ Tao đang làm thông tin khoa học (informatic) Giao thông vận tải nên ba cái thứ “keyword” với “thesaurus” là việc hàng ngày của chàng ..hì hì…”
Z. im lặng, trừng mắt nhìn tôi. Tôi lảng chuyện, rủ Z đi uống "sen dừa "đang là món giải khát “thời thượng” của Hà Nội “hồi ấy”.
Sang năm 1987, chuyển vào Sàigòn , một hôm tôi mời cơm thân mật 3 nhà thơ thời danh : Trần Dần, Dương Tường và Hoàng Hưng. Tất nhiên trong bữa ăn mọi người chỉ bàn văn chương. Cuối bữa Dương Tường gật gù :
“Thơ Hoàng Hưng cũng…được đấy, nhưng cậu để…mất bóng nhiều quá…”
Ôi thôi, tôi nghĩ bụng, thơ chứ đâu phải đá banh mà lo mất bóng. Cơm xong, tiễn Trần Dần ra cửa, tôi rụt rè :
“ Cuốn tiểu thuyết “ Lửa lạnh “ của em bữa trước tặng anh , đại ca đã đọc chương nào chưa ?’
Trần Dần như chợt nhớ :
“ Đọc rồi, đọc hết rồi, cũng là một thứ…văn chương ”phải đạo” ấy mà…”
Than ôi, mấy hôm sau , trên tờ Nhân Dân Chủ nhật, phê bình gia mới ra lò Lê Quang Trang “uýnh “tôi một bài dài nửa trang báo :” Nhật Tuấn mang tới cho thanh niên một ngọn lửa lạnh…”
Ôi thôi, lúc ấy, ước gì bài báo đó tới được tay bác Trần Dần…hì hì…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét