Hồ Phong và những uẩn khúc lịch sử
Nhà văn Vũ Huy Quang
(Hoa Kỳ)
(tiếp theo)
Báo cáo của Hồ Phong lên Ban Chấp hành Trung Ương.
Nhà văn Vũ Huy Quang
(Hoa Kỳ)
(tiếp theo)
Báo cáo của Hồ Phong lên Ban Chấp hành Trung Ương.
Cho đến 1953, tình hình chưa đến nỗi nào, Đảng còn muốn nương nhẹ mọi chuyện, các cảm tình viên của Hồ Phong được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng là khác. Lữ Lịnh, được xuất hiện trong Văn Nghệ báo, Bành Bạch Sơn làm trưởng ban tuyên truyền Thượng Hải, Lưu Học Văn, trưởng ban Tân Văn nghệ và phát hành Thượng Hải. Lư Chiến là bí thư hội nhà văn Thiên Tân. Hồ được cắt cử vào ban điều hành Nhân Dân văn học báo.
Cho nên Hồ đã tưởng càng làm tới, càng có ảnh hưởng mạnh. Hồ viết báo cáo lên Trung Ương, đưa ý kiến chỉ trích Hà Kì Phương và Lâm Mộc Hàn, hai đại diện chính của nhóm Chu Dương. Hồ viết,”Giờ thì chúng ta phải theo đường lối đúng…” và trình lên Đảng, tháng Bảy, 1954, để chống giới hữu trách cùng chính sách của họ. Hồ lý luận, chính sách văn hóa từ 1949 chưa làm đúng như ý Đảng và ý Mao, mà thi hành một cách giáo điều do các quan chức văn nghệ đề ra theo ý riêng. Về văn nghệ, Hồ lo rằng,”Nếu chúng ta cứ dùng lý thuyết Mácxít thay thế cho lý thuyết thực tế, chúng ta đã ngăn trở nghệ thuật.” Ông dẫn lời Mao, “Mácxít chỉ là một phần của thực tế, không thể thay hòan tòan cho thực tế.” Hồ chỉ rằng sức mạnh văn chương hiện thực của Balzac đã vượt lên trên mọi giới hạn trong giai cấp của Balzac, tiến tới sự thật, còn Tolstoy tuy là đại điền chủ với tư tưởng phản động, vẫn có thể, ”diễn tả mạnh mẽ giai cấp bị áp bức, cùng phẫn nộ với giai cấp buốc gioa.”
Cuốn Ả Q. của Lỗ Tấn, và cuốn Eugene Onegin của Pushkin chứng tỏ nhà văn có khả năng thấu hiểu nỗi đau khổ của quần chúng nghèo khổ. Rồi đưa ra kết luận,”Hình thái cải tổ sáng tác hiện nay trên tòan quốc là công thức cứng ngắc, nay nên thay bằng những nội dung mới theo đòi hỏi lịch sử.” Hồ Phong dẫn thêm lời Chu Dương để chỉ trích,”Dù người ta có đúng 99%, còn 1% sai…thì người ta cũng vẫn sai…hòan tòan.” Để chứng tỏ sự can thiệp nào cũng đều quá quắt.
Chiến dịch
Một chuỗi những buổi họp từ 31 tháng Mười , tới 8 Tháng Chạp 1954 bắt đầu, Hồ Phong được mời phát biểu, ông phê bình Nguyên Thụy Phát và Phùng Tuyết Phong. Hồ Phong yên trí, là Đảng trong dịp này sẽ qua những phê bình của ông để thay đổi đường lối với Văn Nghệ.
Ông nhấn mạnh vào Chu Dương, đã ”không nhận thức đúng về thực tế…lúc nào cũng dùng Mácxít và chính sách văn nghệ-chính trị làm dập tắt sáng tạo.” và dẫn chứng lời Thu Ngô viết cho ông rằng, “các lãnh đạo quan chức văn nghệ đã chỉ đạo trong mục đích tỏ ra giữ quyền lực.”Và, nếu như thế, “người ta đã ‘kinh viện’ hóa Mác”.
(Tình hình trong nước lúc ấy, người nghiên cứu phải nhớ là chính sách nội bộ Đảng vào năm 1955 đang đề ra chính sách nông nghiệp và thương mại cùng công nghiệp hóa cùng tiến hành rộng trên kế họach lâu dài, kế họach ấy phải thi hành không dễ chút nào, mà là, theo Lục Định Nhất, ”Một kế họach 5 năm đầy sóng gió, phức tạp….”Lúc đó, Hồ mới trở thành mục tiêu đấu tranh không khoan nhượng. Ông ta trở thành tiêu biểu cho sự chống lại sự hi sinh cá nhân và chống lại sự đề cao quyền lợi tập thể trong phục vụ đất nước. Một chiến dịch được phát động do đối thủ cũ của Hồ Phong như Chu Dương, Hà Kỳ Phương, Nguyên Thụy Phát, Lâm Mộ Hàn, Triệu Tuấn Lâm .
Sau khi Hồ Phong phát biểu , Nguyên Thụy Phát mở chiến dịch. Hồ Phong không được coi là “đồng chí” nữa, hắn nói :” chính sách văn nghệ mà Hồ chỉ trích, không do cá nhân nào tự đề xuất, mà do Đảng quyết định, như vậy Hồ Phong chống Đảng. Và như vậy, về Mác, có “lối giải thích của Hồ Phong” và “lối giải thích của Đảng” hay sao?”. Cuối phiên họp, Chu Dương kết luận quan điểm Hồ Phong và của Đảng đối lập nhau. Hồ bị coi là cá nhân tấn công Đảng.
Sau này, các nhà văn danh tiếng nhất trong nước, như Ba Kim, Lão Xá, Ngãi Thanh, Mao Thuẫn, Quách Mạt Nhược cũng tấn công Hồ. Chỉ có Đinh Linh còn dè dặt. Trên báo Nhân Dân, Quách Mạt Nhược nhận định, “Hồ không chỉ muốn chiếm vai trò lãnh đạo văn nghệ, mà còn muốn cải tổ cả nước theo ý mình”.
Với khuynh hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế giữa 1955, chiến dịch mở rộng thêm. Ngày 26 tháng Năm Hiệp Hội Nhà Văn khai trừ Hồ Phong khỏi hội. Trên báo Nhân Dân, Hồ bị chỉ đích danh là lãnh tụ của phe họat động bí mật cho Đế quốc và Quốc Dân Đảng, chống Cộng, chống Đảng, chống Nhân Dân. Ngày 18, tháng Bảy, sau khi lấy “ý kiến quần chúng”, Hồ bị bắt.
Tội Bè phái
Dù Hồ Phong đoan chắc ông theo đúng hướng Hòang Thạch Vệ và Tiêu Quân, Hồ cũng vẫn bị coi là nguy hiểm hơn cả họ, vì “tội ” đã vượt qua cả lãnh vực thuần ý tưởng. Hồ bị lên án là phá hoại sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng và Mao.
Tuy đúng là Hồ đấu tranh cả với các nhóm văn nghệ bất mãn khác , nhưng cũng phải nhìn nhận ông muốn phá bỏ không khí tù đọng cho sự sáng tác. Hồ coi đó là trách nhiệm của ông với Đảng và với văn nghệ, ông không chống sự lãnh đạo của Đảng, nhưng câu của Trương Chấn Điều (“Đường lối Diên An không thể áp đụng bây giờ được nữa”) đã gắn vào miệng ông cho những tố cáo về sau. Họ cáo giác ông đã muốn thoát khỏi kiểm sóat kỷ luật của Đảng.
Tội Phản Cách mạng
Những cáo buộc về tội phản cách mạng và thông đồng với Quốc Dân Đảng dựa trên những chứng cớ mơ hồ. Những người như Hồ, và cả Hồ đều không thành lập nhóm chính thức nào, họ chỉ theo Hồ vì có những tư tưởng rõ ràng muốn có sự cởi trói văn nghệ.
Nhưng Hồ bị Đảng mang những thư từ riêng của Hồ làm chứng cớ, như câu viết trong thư của Hồ,”Chiến thắng của chúng ta có thể đạt được, nhưng thành công tòan diện chưa đến ngay…có thể chỉ đến 5 năm sau.” Tuy nội dung Hồ chỉ nói về thành qủa của văn nghệ, không phải chính trị. Câu khác, như,”Chiến thuật bây giờ là như khỉ gãi bụng” bị cáo buộc là nằm vùng trong Đảng, “và chúng ta nên chiến đấu bằng lụu đạn”, là ví von chứ không hẳn là dùng vũ khí thật.
Người ta cũng lôi ra được có người thuộc “bè lũ” thừa nhận đang nghe đài của Đài Loan…và bị buộc là muốn thông đồng với Tưởng Giới Thạch, đón chờ Hạm đội 7 của Mỹ vào biển Đài Loan.
Kết Qủa
Khác với vụ chiến dịch chống Hồ Thích, không ai bênh vực, Hồ Phong được vài bạn đứng lên bào chữa, như Vương Dương, phát biểu,”Hồ Phong đã chỉ theo chỉ thị của Đảng làm cách mạng đã 20 năm nay.”. Cũng như có người (Chấn Dũng) phát biểu,”Đây không phải chuyện chính sách văn nghệ, chỉ là chuyện cá nhân giữa Hồ Phong và Chu Dương.”.Trong bản tự kiểm của ông này, có câu,”Nếu Lỗ Tấn còn sống cho đến bây giờ, nhất định cũng sẽ bị y như Hồ Phong.”
Việc cưỡng lại ý Đảng khiến sự đàn áp mạnh hơn. Đối với bạn, như Trịnh Chương Điểu, Hồ víet,” Xin bạn đừng viết bình luận hay thảo luận gì nữa. Chưa phải lúc lên tiếng.” Và, “Trong các cuộc hội luận sắp tới, mong bạn chớ tỏ ta bướng bỉnh, chỉ nên nói tội trạng của tôi thôi.”
Tháng Sáu 1955, Đảng quyết định kết tội Hồ Phong phản cách mạng, quần chúng ngấm ngầm không tán thành, cho rằng ông chỉ có ý kiến về văn nghệ, không dính gì đến vũ khí sao có thể phản cách mạng được. Ngày 16 tháng Bảy, trên Trung Quốc Thanh Niên, còn có bài viết,”Với công lao văn học của Hồ Phong, không nên tuyệt tình với ông như thế. Dù chứng cớ khép tội yếu, nhưng rồi Đảng cũng làm Hồ Phong im tiếng và dần chìm vào quên lãng.
Nhưng chiến dịch bài Hồ Phong 1955 cũng gây nên một không khí rùng rợn. Người cộng tác với Robert Guillain , tác gỉa “Six hundred Million Chinese” đã nhận xét : ”Áp lực kinh khủng…nhiều người mất hết thần hồn; nhiều vụ tự tử xảy ra quanh các cơ quan văn hóa.” Người khác thuật lại :”Thật là kinh khủng, các trí thức và các giáo sư trong tình trạng cực kỳ căng thẳng. Tôi thấy họ run như tàu lá.” Đó là chuyện ở Thượng Hải, nơi cư ngụ của Hồ Phong. Mỉa mai thay, Hồ lãnh hết hậu qủa, chỉ vì muốn xóa đi tình trạng ghẻ lạnh giữa Đảng và các nhà văn.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét