Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

CÁNH CỬA TỐI ÁM - VŨ HUY QUANG (KỲ 2)


                 

                                             (tiếp theo)

Vài người bạn của Trần phúc đáp thư ông, chống lại quan niệm ủng hộ Đồng Minh ở trên. Họ nghi ngờ rằng “dân chủ” của các xứ tư bản là dân chủ “thực”, và tin rằng các xứ đế quốc nên triệt hạ trước, cho các dân tộc bị áp bức được đứng lên lật đổ sự cai trị của tư bản trên toàn cầu. (11) Trần Độc Tú đang trên giừng bệnh, khi thư đến ông vào tháng 7 1940. Ông chỉ đáp vắn tắt trong lá thư ngắn. Nội dung ông liệt kê vài ưu điểm của “dân chủ-buốcgioa”: không bắt giữ người nếu không có lệnh tòa án; không trả thuế nếu không có bảng ghi dối chiếu; tự do hội họp, ngôn luận, báo chí cho các đảng phái khác ngoài đảng đang cầm quyền; tự do đình công; nông dân có quyền canh tác; và tự do tư tưởng và tôn giáo. Ông nhấn mạnh là dân chủ buốc gioa tuy chưa hoàn chỉnh, cũng là điều loài người cần ngày nay, đã là sản phẩm của bảy thế kỷ tranh đấu. Nhưng lãnh tụ cộng sản như Lênin và Trốtky đã không hiểu nổi giá trị thực của “Dân chủ Buốc gioa”, cho nên chủ trương nền dân chủ ấy chỉ là giả đạo đức cùng lừa đảo. Cho nên, chính quyền Bolshevik, chính quyền Nazi, cùng Phátxít Ý đang nhấm nháy nhau để cùng chống nền dân chủ ấy. (12)
Trần còn nhìn xa hơn, bảo “dân chủ vô sản” của Lênin-nít cũng không khác “dân chủ buốcgioa”, cả nội dung lẫn hình thức. Chỉ khác nhau khi đem ra áp dụng trong thực tế. Không may, mấy năm sau từ Cách mạng tháng Mười, chính quyền Bolshevik đem dùng “dân chủ vô sản” theo nghĩa rỗng để chống nền dân chủ thực có của “dân chủ buốc gioa” dù chưa hoàn chỉnh. Phúc đáp của Trần, tuy ngắn, nhưng không những đặt nhãn quan ông lên trên mọi đảng phái chính trị đương thời, lại cùng lúc đã tỏ sự độc lập của suy luận ông trên lãnh vực tư tưởng, và biểu tỏ rõ rệt cảm nhận chân thực về chế độ Cộng sản và Dân chủ một cách hiếm có. Với hai mươi năm kinh nghiệm trong phong trào Cộng sản, có lẽ ông là người đủ thẩm quyền nhất để trỏ ra, Lênin cùng Trốtky đã thất bại trong việc hiểu gía trị thực của “dân chủ buốcgioa”, nên đã lên án nó bằng giá trị rỗng của “dân chủ vô sản.” Hệ thống chính trị lũy tiến duy nhất, ông nhấn mạnh, là hệ thống chứa đựng điều căn bản cho quyền sống con người cùng sự tự do phải được bảo vệ.
Ngày 21 tháng Bảy, 1940 Trần nhận được thư nữa của các bạn ông. Dù bệnh trở nặng, ông không ngừng việc truy tìm chân lý. Lần này, ông mất tới hai tuần lễ để phúc đáp (13). Trong thư, ông khơi lại chuyện ông tin rằng “dân chủ buốc gioa” và “dân chủ vô sản” cũng giống nhau – đều cùng tìm nền tảng nhân quyền và tự do cho con người. Nếu vô sản hay dân chủ cho quần chúng không thể hiện được, cái gọi là “quyền lực chính trị quần chúng” – thì sẽ không tránh được chuyện thành ra sự toàn-trị kiểu Stalin, một chính quyền thiểu số cai trị đa số (14). Nhưng Trần, lại không cho đó là do Stalin mà ra. Thay vào đó, ông đổ cho tại hệ thống chính trị mà thành. Mọi tội ác Stalin tạo ra, ông bảo, đặt trên nền tảng lý luận khai triển ở “chuyên chính vô sản,” chúng là hậu qủa của chuyên chính chống-dân chủ, sản sinh từ hệ thống Mật vụ; chế độ chính trị độc đảng, và thiếu quyền tự do sơ đẳng. Ông tái xác định, là không do Stalin, mà do tự cách mạng 1917, đã đẻ ra những “xấu xí’ này (15). Theo Trần, chỉ có cách là từ bỏ “chuyên chính vô sản” rồi thành lập chính quyền dân chủ. Không có việc này trong hệ thống chính trị, thì nền độc tài tương tự như của Stalin trong chế độ toàn-trị sẽ xuất hiện ở Nga, cũng như ở bất cứ chế độ toàn-trị tại nước nào khác, dù cho Stalin có xuống đi chăng nữa. Tâm điểm lý luận của Trần, là do hệ thống chính trị mà ra, không do cá nhân - như ở Nga Xô viết. (16)
Điều Trần muốn nhấn mạnh trong luận cứ, là không cứ trong hệ chính trị nào, dân chủ thực sự bao giờ cũng là điều tối thượng trong mọi sinh động chính trị, bất kể thời nào, ở đâu. Trong (Wo ti ken-pen i-chien” (Ngô dĩ căn-bản ý-kiến, Ý kiến căn bản của tôi), ông giữ ý kiến rằng trong hệ xã hội “chuyên chính vô sản”, công dân phải có quyền hội họp, lập hội, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Quan trọng hơn hết, sự đối lập với chính quyền cũng được hưởng từng ấy quyền, nếu không bộ máy chính trị thành ra vô nghĩa, phải có trong mọi sinh họat Nghị hội hay trong Xôviết. (17)
Rõ là sáu bảy năm Trần độc lập suy tưởng không vướng cho trách nhiệm của đảng Cộng sản chút nào, chỉ tăng cường sự tự tin của ông về những nhận định cốt yếu về dân chủ, như quyền tự do, và quyền của đảng đối lập. Đó lại là điều sơ đẳng nhất để phân biệt dân chủ và độc tài. Với sự hiểu biết sâu xa về dân chủ, Trần có thể thấy dân chủ trong hệ chính trị cùng xã hội chủ nghĩa trong lãnh vực kinh tế bổ túc cho nhau. Mặt này, dân chủ không bắt buộc phải căn cứ trên cấu trúc của tư bản chủ nghĩa cốt phục vụ cho giai cấp buốc gioa. Mặt khác, cái gọi là “chuyên chính vô sản” phụ trợ cho sức mạnh quần chúng mà thiếu dân chủ, thì không thể nào xây dựng được một xã hội dân chủ đích thực. (18). Xã hội chủ nghĩa không thể thành hình nếu không có hệ dân chủ ngay trong chính quyền.
Đối với Trần, nghị hội dân chủ, thường gọi là “dân chủ”, chỉ là một loại dân chủ trong nhiều hệ thống chính trị. Dân chủ lý tưởng bao giờ cũng là nền chính trị với mục đích tận lực tối cao cho con người, thực thể về lý tưởng này đã cải thiện trong lịch sử loài người, qua nhiều giai đoạn. Cho nên, nội dung của nền dân chủ tân tiến ngày nay, phát huy, mở rộng của hệ dân chủ từ thời Hi lạp, La mã. Dù cho sau này có gọi đó là “dân chủ buốc gioa” vì nó bị buốc gioa kiểm soát, nó vẫn được chào đón, không chỉ buốc gioa, mà vì sự hiện diện của nó làm cho sự đấu tranh khả dĩ đạt được thành qủa cụ thể, sau nhiều cuộc tranh đấu mà hàng trăm hàng ngàn người đã hi sinh suốt nhiều thế kỷ. (19)
Xét chuyện này, Trần chỉ ra, Cách mạng tháng Mười của Nga, tuy lật đổ được khống chế của tư bản cùng hệ dân chủ của nó, sẽ ghi dấu lại là đã sai lầm lớn trong lịch sử nhân loại. Với ông, khoa học, dân chủ mới, và xã hội chủ nghĩa là kết qủa đặc sắc của loài người, và là sở hữu qúy báu nhất. Không may, chế độ toàn trị của Liên bang Xôviết đã hoàn toàn hủy diệt thực chất của dân chủ. Sau Cách mạng tháng Mười, không cần lập chế độ toàn trị thay thế cho dân chủ nào nữa, một khi toàn thể chính quyền đã dưới sự kiểm soát của vô sản. Với Trần, hệ dân chủ Vô sản (chuyên chính Vô sản) là tấm hộ chiếu cho quyền lực của quan liêu, nhưng Lênin đã thất bại khi chấp nhận để nó chuyên chính vào mọi chuyện. Khi quyền lực chính trị bị lạm dụng bởi người Bolshevik, Lênin bắt đầu kêu la rằng đảng Cộng sản cùng các đảng phái khác phải cùng thực thi dân chủ, thì đã quá muộn. (20)
Trần tin chắc rằng Moscow, Berlin, và Rome đã thành những Trung tâm phản động. Bọn lãnh tụ cùng muốn đẩy nhân loại lùi về thời Trung cổ đen tối, làm những người thông minh nhất thành những bộ máy nô lệ. Cho nên, Trần cảnh báo rằng bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có ý nghĩa là liên đới tới sự phá hủy ba trung tâm đầu não phản động trên. Cùng lúc, bất cứ chiêu bài nào, dù hấp dẫn đến đâu, như “chuyên chính vô sản” hay “cách mạng quốc gia” mà trực tiếp hay gián tiếp phụ cho ba thế lực phản động trên mạnh thêm, bành trướng cho sự phi nhân của chúng cũng không chấp nhận được. (21)
Để minh chứng cho sự bất cập giữa hệ dân-chủ và toàn-trị, Trần bày ra hai đối chiếu:
Với Anh, Mỹ, Pháp:
Nghi hội hay quốc hội do dân bầu, bất kể khuynh hướng đảng.
Không bắt giữ công dân nếu không trát tòa.
Đảng đối lập, kể cả đảng cộng sản, được phép hiện hữu.
Tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí được hiện hữu.
Đình công không bị xem là phương hại xã hội.
Với chế độ toàn trị, Nga Xô viết, Đức Nazi, Pháxít Ý:
1.Xô viết hay Hội nghị Nước bầu lên bởi chính phủ trong nền chính trị độc đảng.
2. Bắt hay xử quyết người dân bằng Mật vụ theo lệnh của nhà độc tài.
3.Một đảng và chỉ một đảng có quyền hiện hữu.
4.Không tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí.
5.Đình công coi là tội phương hại xã hội, không được phép.
Trần kết luận, là so sánh xong, thì thấy hệ chính trị dân chủ cao hơn.
Trắng ra, tư tưởng chính trị của Trần trong giai đoạn này vượt lên trên tư tưởng chính trị người đồng thời rất xa. Với ông, lý tưởng hướng về dân chủ giống nhau, dù có dưới hệ kinh tế tư bản hay hệ kinh tế xã hội, thì cũng thế, cho đến khi tự do con người còn bị o ép, thì chế độ toàn trị vẫn như nhau, dù mang danh Xô viết hay Nazi. Nói cách khác, tự do cùng nhân phẩm con người phải là mục đích tối hậu cho bất cứ hệ chính trị nào. Quan niệm này không có gì bất thường đối với bất cứ tư tưởng gia nào, dù Cấp tiến, dù Triệt để, nhưng quả là hiếm hoi trong hàng ngũ những người đã bênh vực chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng hằng hai chục năm.
Trong suốt 1941, Trần bệnh nặng, kết cục chỉ có hai bài giới thiệu cho tập nghiên cứu của ông về triết học Trung quốc cổ đại. (22). Xuân 1942, trước khi mất, Trần viết ba văn bản đóng góp vào nhận định vị trí quốc tế ra sao, vào sau đệ Nhị Thế chiến. Ông đặc biệt chú ý đến tương lai các nước thuộc địa.

                                  (còn tiếp)


CHÚ THÍCH :

(1)Như Hoàng Phần Du, tác giả Chinese Revolutionary cùng các lãnh tụ Trốtkít, như Trịnh Siêu Lân, Lưu Tich Chân. Đây là những người, với chứng minh của họ - như Gregor Benton – tin chắc là Trần Độc Tú cuối đời vẫn là Trốtkít. (Chú thích ng.d)
(2)Edgar Snow, tr.163-4.
(3)Theo Lý Anh, một viên chức cao trong chính phủ gửi biếu ông món quà trị giá $40,000 khi ông vừa ra tù Nam Kinh, nhưng Trần không nhận. Sau, Thái Nguyên Bồi, cựu Khoa trưởng Đại học Bắc Kinh, đem đến món quà $5,000. Trần từ chối. (Lý Anh, tr. 96). Giáo sư Chương Tuệ Chí, bạn cũ, giờ là người nổi tiếng ở Hương Cảng, trong một cuộc tiếp xúc với tôi (Thomas Kuo), kể rằng có lần Trương Quốc Đào thay mặt chính phủ Quốc gia, đem đến Thường Xuân biếu ông một khoản tiền lớn. Trần không những không nhận, còn mắng Trương Quốc Đào sao dám chen vào đời tư của ông.
(4)Tường Mạnh Lân, tr. 108.
(5)Hồ Thích, “Dẫn nhập” tr.1.
(6)Trần Độc Tú, “Thư gửi Sĩ Lưu tiên sinh”, tháng Ba, 1940.
(7)“Land of Socialism today and tomorrow”, Moscow, 1939, tr.12.
(8)“Trần Độc Tú tối hậu luận điểm”, tr.12-3.
(9)Theo bạn ông là Hồ Thích, “G.P.U” thời đó, có nghĩa là Công an-Mật vụ, cả ở Đức.
(10) “Thư gửi Sĩ Lưu tiên sinh”, tháng Tư, 24,1940.
(11)hư ngày 31, tháng Bảy, 1940. “Gửi Sĩ Liên tiên sinh”
(12)Thư tháng Chín, 1940, “Gửi Sĩ Liên tiên sinh”
(13)Như trên.
(14)Như trên.
(15)Như trên.
(16)Trần Độc Tú, “Ý kiến của tôi”, tr.26.
(17) Như trên.
((18) Như trên.
(19) Trần Độc Tú, “Thư gửi S. và H. tiên sinh”, tr. 6.
(20) Như trên.
(21)Trần Độc Tú, “Tương lai thế giới thời hậu chiến’ tr.33-4.
(22) Như trên.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU (KỲ 6)



                                
                                          (tiếp theo)

Phu nhân tức tốc gặp bà thủ thư . Cái giá cậu Cả rút lui là căn hộ tầng năm, 64 mét vuông, vậy bà còn “yêu sách”  tầng trệt để thuận tiện nuôi lợn. Bà phu nhân OK liền. Riêng cậu Cả đường xa nghĩ nỗi sau này sống với tiểu thư  mà kinh, chấp nhận liền.
Hợp đồng ký kết, cậu được nghỉ học 3 tháng về quê nội ngoài Bắc, sau đó chuyển  trường khác để “cạn dòng lá thắm, tuyệt đường chim xanh”, còn mẹ cậu được “phân” ngay căn hộ vì thành tích “ đã nhiều năm tích cực đưa sách lên vùng sâu vùng xa phục vụ đồng bào dân tộc” và lại còn “ có công xây dựng mạng lưới thư viện huyện và xã”.
Hôm mừng tân gia, bà thủ thư hể hả với chồng :
” Cái nhà này công thằng Cả đây. Hôm nào mãn hạn “lánh mặt “, tôi thịt ngay  con lợn mọi, quay lên cậu chàng xơi cả ký cho đã khẩu…”.
Ông chồng cũng cao hứng khen con trai tài giỏi đang cắp sách phổ thông đã kiếm được nhà cho bố mẹ. Vậy là…úm ba la ba ta cùng vui, cả cậu,vợ chồng bà thủ thư, vợ chồng quan đầu tỉnh đều mãn nguyện. Riêng tiểu thư là đau đớn, vật vã. Bà phu nhân cho cô tạm nghỉ học, dẫn cô đi chơi Đà Lạt , Vũng Tàu, tẩm bổ toàn sâm nhung, gân gấu với tôm hùm, vi cá mập…cũng chẳng làm cô hết héo hon, sầu não.
Cô thừa biết bố đạo diễn khiến cậu Cả bốc hơi khỏi cõi đời  cho dù cô đã thuê lục lọi khắp trong tỉnh, đã đến tận nhà cậu hỏi han cũng vô tăm tích. Sau chuyến nghỉ mát bất đắc dĩ, quay về trường cũ vẫn tịt mù bóng chim.
Ôi mối tình cao đẹp sao lắm gian nan ? Không hiểu Romeo lận đận phương trời nào? Juliette cứ nằm than khóc trong phòng riêng không chịu ăn uống gì. Một sáng phu nhân mở cửa buồng con gái chợt kinh hoàng thấy cô  nằm sõng sượt. Lay gọi rối rít, vẫn không hé răng. Ngay bát cháo yến thơm phức cũng không động tới . Và rồi bà ớn lạnh hết cả người nghe cô buông một câu xanh rờn :
” Nếu ba mẹ không tìm anh ấy về , con sẽ tuyệt thực tới chết. Lúc đó ba mẹ tha hồ  sung sướng…”.
 Oi chao , phu nhân nghe như sét bên tai. Lập tức gọi tài xế đưa đến ngay dinh Chủ tịch cấp báo.
Ong Chủ tịch đang tiếp dân. Ong nổi tiếng sâu sát , lắng nghe tâm tư nguyện vọng  bà con từ phố thị tới vùng sâu vùng xa. Có lần ông cải trang thành anh buôn bò lội tít lên  khu khai hoang miền núi . Sau một ngày “ba cùng “  – “cùng ăn, cùng ở, cùng đi coi bò”, ông nghe biết bao oán thán. Nào Chủ tịch xã kéo cả nhà làm quan, lấn đất cướp vườn, nào xã đội bắt người vô tội, dùng súng bắn đùng đùng doạ đàn bà con nít ….Nổi giận đám cán bộ xã quên lời bác Hồ dậy “ cán bộ là đầy tớ của dân”, ông Chủ tịch họp dân cho nói xả láng, cách chức Chủ tịch xã, đuổi xã đội trưởng khỏi lực lượng vũ trang . Từ đó tiếng tăm ông nổi như cồn, bọn lái bò, bọn thiến heo, bọn lùng mua chó…tuốt luốt khi tới xã đều bị dân quân nhận diện kỹ càng coi phải ông Chủ tịch tỉnh cải trang vi hành không ?
Sáng nay ở phòng tiếp dân, kẻ đứng người ngồi la liệt . Cho dù có cảnh sát giữ trật tự , bà con vẫn xì xào bàn tán, đầy cả tai ông Chủ tịch những câu  chẳng mang tính đảng, tính giai cấp chút nào.
 Đù má nó…quân cướp đất, phen này tỉnh không trị nó, tôi xử lấy, chỉ một can xăng là vợ con nhà nó ra  than …
Thuế má đéo gì mà chở con heo mọi ra chợ cũng chịu giá trị gia tăng ..” .
 Ong Chủ tịch cứ  tảng lờ  không nghe không  thấy trong lúc bận tiếp một con mẹ sồn sồn  khiếu kiện sạp chạp phô không dưng Ban quản lý chợ bắt dẹp . Trời đất , con mẻ nói dai nhách, nào một hũ chao giá nhiêu, thuế má sao, lời lãi  nhiêu …dây cà ra dây muống, chuyện nọ xọ chuyện kia, thật chẳng khác gì các mặt hàng trong tiệm chạp phô  của mụ vậy.
Ong Chủ tịch như lửa đốt trong lòng, mẹ kiếp, nào mắm nêm, nước tương, tiêu, tỏi…nào giấy chùi miệng , giấy đi cầu, nhang đốt muỗi…con mẻ này bán lắm thứ vậy,  quản lý thị trường nắm sao xuể, nó bắt dẹp đi phải rồi kêu ca nỗi gì…Ong tính lựa lời giải thích  nhưng ngại con mẻ cãi lại, chuyện mẹ đẻ chuyện con có mà điên cái đầu, ông liền thoắng mấy chữ “ chuyển quản lý thị trường giải quyết…” rồi ký ngoằng cái như móc câu – móc lên là “được”, móc xuống là “không được”, quy định này chỉ riêng anh thư ký biết rồi liệu bề truyền đạt  cấp dưới – đơn bà chạp phô ông ký móc xuống, vậy tiệm bà bị dẹp là cái chắc. Ong Chủ tịch thở phào :
“ Thôi nhá, có chuyện gì cứ tới Ban quản lý thị trường nhá…”
Bà chạp phô cầm giấy đứng lên chưa kịp mở lời cảm ơn, anh thư ký đã hốt hoảng ghé tai ông Chủ tịch :                       
“ Thím Hai tới đang ngồi chờ trong phòng…”.
“ Trời đất ơi, mầy cho bả vô phòng làm chi ?”
“ Dạ…thím cứ bước sấn vô, con làm sao cản …”
“ Chuyện chi vậy mầy ?”
“ Dạ con đâu có biết, chỉ nghe thím nói chuyện quan trọng…”
Ong Chủ tịch nhói tim . Đã dặn tuyệt đối không được tới cơ quan, có việc cần cứ gọi điện, vậy mà bà bổ tới chắc  nghiêm trọng ? Bà mới phát hiện thằng nhà báo thóc mách dự án vay vốn ODA làm nhà máy đường , một năm sau ngày khởi công vẫn chỉ xong phần móng ? Bà mới hóng tin đoàn thanh tra vừa vào đột xuất qua điện thoại  chú Bảy ngoài Hà Nội ? Lập tức ông kết thúc tiếp dân , ba chân bốn cẳng  về phòng làm việc, ở đó, bà vợ bệ vệ trên xa lông, vây quanh mấy cô văn phòng.  Bà đang nhăn nhó uống ly đá chanh cô nhân viên đánh máy vừa chạy đi mua . Gớm gớm, khát thì phải uống chớ ở nhà bà chỉ  uống nước yến hộp chứ ai thèm thứ nước chua loét này. Chị văn thư mang tới  khăn lạnh , xuýt xoa :
“ Chị Hai mới về Sàigòn tắm trắng nước da cứ nõn ra …”
Bà phu nhân hãnh diện :
“ Tắm trắng là cái gì ? Tôi ghét ba thứ hoá chất. Tôi tắm sữa pha sâm đấy cô em ạ…”.
Cả đám mấy cô vây quanh tròn cả mắt, đồng thanh :
“ Pha sâm kia ạ ?”
“ Chứ còn gì. Ông nhà tôi đi đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Hàn Quốc  bên đối tác biếu sâm Cao Ly chính hiệu…”
Có tiếng hắng giọng ngoài cửa rồi ông Chủ tịch hầm hầm bước vào làm mấy bà mấy cô xanh mặt, kéo nhau biến lẹ khỏi phòng, ai nấy cúi gằm, không dám nhìn lên. Ong Chủ tịch sập cửa cái rầm, quay sang mắng vợ :
“ Đánh chết cũng không chừa cái bệnh “trống mồm”. Mắc mớ gì bà đi khoe sữa pha sâm làm chi …”
Bà phu nhân cụt hứng, đổ quạu :
“ Thì tôi cũng vui chuyện thế thôi, có gì mà …quan trọng…
Hai từ “quan trọng” bà kéo dê, cong cớn và dai nhách làm ông Chủ tịch muốn giang tay tát  cái, nhưng kiềm chế là bản lĩnh  nhà chính trị, ông khàn giọng :
“ Là tôi nói vậy , có chuyện gì bà tới cơ quan tìm tôi ?”
Bà phu nhân vội vàng :
“ Ong ơi…con Kim Anh …”
Bà cuống cả lên cứ ấp a ấp úng làm ông phải gắt :
“ Con Kim Anh làm sao ?”
“ Nó…tuyệt thực…nó đòi trả thằng kia về không nó nhịn ăn nó…chế…ết…”
Ong Chủ tịch nhẹ cả người , hoá ra không phải thanh tra cũng không phải thằng nhà báo nào, ông cười toét miệng :
“ Tưởng chuyện gì bà làm tôi hết hồn…”
“ Ô hay…con nó nằm chờ chết mà ông còn cười được ?”
Ong bỗng nổi sùng :
“ Tôi đố nó chết đấy…có cho nó uống cả ký thuốc liều nó cũng chẳng dám…chết. Nó chết thì ai đi xe Spây xì , ai ở nhà lầu, ai ăn sơn hào hải vị, ai đú đởn tối ngày ? Bà đẻ ra nó mà chẳng hiểu gì tính nó …”
“ Vậy ra nó doạ tôi  ?”
“ Không tin bà cứ khoá trái cửa phòng , cấm không ai tới  gần triệt đường tiếp tế , tôi đố nó nhịn ăn lấy một ngày…”
Đến lượt bà phu nhân cười tít mắt :
“Thì dòng giống nhà ông , ông phải hiểu nó hơn tôi chớ …À mà này, tôi nghe nói thằng kia đã trở về …”
“ Hết hạn hợp đồng chưa mà đã về ?”
“ Đã quá 3 tháng được 7 ngày rồi  …”
“ Nó về làm cái gì ?”
“ Nó về đi học chứ còn làm gì, nhưng cũng chuyển trường rồi. Tôi chỉ sợ con Kim Anh lại tìm tới nó. Mỡ dâng miệng mèo, mèo nào chịu tha…”
“ Thôi được, tôi có cách …”
Nói xong mặt ông gằn lại. Bà hiểu mỗi khi mặt ông vậy ông có thể làm bất kỳ chuyện gì cốt …được việc. Bà sợ sệt hỏi :
“ Vậy ông tính làm gì thằng đó ?”
“ Chuyện đó cứ để tôi, bà về đi và nhớ mặc xác con Kim Anh cứ để nó nhịn ăn nhịn uống , tội vạ đâu tôi chịu…”
Bà xuống sân, chui vào Mecxêđẹc sập cửa cái rầm làm ông đứng trên bao lơn  sầm mặt. Trời đất, mụ vợ đốc chứng sao đó, chẳng ý tứ giữ gìn , lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây phu nhân Chủ tịch tỉnh. Thật chẳng bù hồi ông mới trúng thường vụ tỉnh uỷ, bà giữ gìn từng ly từng tý, đi đâu cũng xởi lởi, gặp ai cũng chị chị em em, sắm cái tivi màu cũng phải lén lút chờ tối mới cho chở về, ngày hai buổi đến cơ quan nhất định cứ lạch cạch chiếc xe đạp… Chỉ mới hai khoá ông tham gia thường vụ mà bà biến đổi nhanh vầy. Càng ngày những đối thủ càng khoét sâu vào chỗ yếu của ông là bà vợ “học làm sang” và cô con gái đua đòi. Cả hai gây cho ông bao phiền nhiễu  mà không vững, ông đã về sinh hoạt đảng tổ hưu trí phường lâu rồi.
Ong bỗng căm ghét vợ con, ông cần tập trung sức óc lèo lái cả một guồng máy tỉnh với bao chuyện nào dân khiếu kiện bắt oan, xử sai, nào các công trình hạ tầng bị móc ruột, nào các Công ty trăm phần trăm vốn nước ngoài  gây sức ép đòi rút vốn , nào tệ nạn xã hội nổi cộm như mãi dâm, ma tuý, giết người cướp của…Oi chao, chỉ nhiêu đó thôi, xử lý đủ mệt đầu, giờ lại phải gỡ rối vụ con gái chạy theo một thằng nhãi ranh con nhà khố rách , áo ôm  có khổ thân ông không kia chứ…
                 (còn tiếp)

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 89)


                                
                                             (tiếp theo)


Anh lại bắt tay mọi người. Anh ôm hôn người mẹ. Anh vẫy vẫy tờ hiệu triệu. Anh lại ấp nó vào ngực , toàn thân anh rung rung. Anh khóc rưng rức , mắt đỏ hoe:
“ Đi lấy đầu mấy thằng Tây nhá. Trời ! Trời, sao Hà Nội nhiều súng thế này ?”
Anh đến với chiến sĩ này lại đến với chiến sĩ  nọ, rối rít, sốt sắng…”
Thật đúng tính cách anh Hai, yêu nước kiểu nóng sốt, bộc trực  người miền Nam theo cách…tưởng tượng của tác giả. Màn hưởng ứng  “hiệu triệu của bác Hồ” lúc này mới nổ ra rầm rộ. Tiểu đội trưởng tự vệ phát biểu :
“ Bây giờ thì tôi đề nghị thế này. Như Hồ Chủ tịch kêu gọi thì toàn  dân, toàn quốc đều phải đứng lên kháng chiến. Tất cả chúng ta ở đây đều có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô đến cùng. Chúng ta phải giữ cái phố này…”
Một ông  già mặc quốc phục nói với bà con :
“ Các đồng chí về đây, chúng tôi rất mừng. Chúng tôi như người được sống lại. Trông thấy các đồng chí như được trông thấy Chính phủ, thấy Cụ Hồ…”
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích được  gọi đồng chí; Tân , anh chàng thanh niên Hà Nôi tham sống sợ chết, đã mở tiệc ngẫu hứng 5 người hôm trước, khi được  đồng chí cán bộ  tên Dân hỏi :
  Xin lỗi đồng chí nhé. Thế nào đồng chí ? Đồng chí sẽ kháng chiến ngay tại nhà mình. Không ngại gì cả …”
…Tân choáng váng hơn là khi nghe tiếng cây đổ ngoài đường. Tai anh trối vì hai cái tiếng mà anh vẫn chế giễu    bây giờ người ta đem ra gọi anh . Cái tiếng ấy sẽ cột cổ anh lại. Anh nói :
“ Thưa ông, có lẽ ông nhầm . Tôi, đồng chí ?”
…Dân tới trước mặt Tân, vững như một lực sĩ, khói miệng bay ra như thở khói thuốc lá :
“ Tôi chỉ muốn được gọi rất nhiều người là đồng chí . Có lẽ khi mọi người đều gọi nhau như thế thì đời đã sướng lắm…”
Quả thực, cả ông nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lẫn nhân vật Dân đều không tưởng tượng 50 năm sau, trong những cuộc họp nội bộ Đảng lôi nhau ra sát phạt, người ta mới lớn tiếng gọi nhau bằng hai tiếng “đồng chí”.
Trong đám nhân vật của Nguyễn Huy Tưởng, người thích được  gọi  “đồng chí “ nhất cô nữ sinh Quyên, người được giao theo dõi ông bác sĩ Việt kiều mới về nước. Chỉ mới nghe tin “ một người về báo xe tăng đã húc đổ hàng rào sắt của dinh Chủ tịch, Quyên đã cãi lại anh ta và đuối lý, Quyên khóc. Quyên ghét cái người ấy và coi như Việt gian…”. Yêu Hồ Chủ tịch ghê gớm chưa ? Ai mà báo tin Phủ Chủ tịch bị xe Pháp ủi sập hàng rào lập tức kẻ đó là…địch. Tuy nhiên, khả năng xuất sắc của cô nữ sinh Hà Nội  này lại là dò xét, theo dõi người khác.  Được giao nhiệm vụ “bám sát” ông bác sĩ Việt kiều, lúc tắt điện ông ta kêu :” Thế này mà mình không biết mua sẵn một cái đèn dầu”. Chỉ thế thôi, vậy mà cô báo cáo với tổ chức là “ ông ấy oán Chính phủ mình…”. Rồi khi ông bác sĩ giục :” Une lampe, une lampe, mademoiselle*…”, cô ta tức lắm bởi lẽ “ đánh nhau rồi mà vẫn nói tiếng Pháp, có vẻ như…muốn báo hiệu cho nó…”. Tinh thần cảnh giác của cô nữ sinh cán bộ này  ghê gớm chưa ?  Sắn “máu cá” trong người chắc sau này cô phải làm tới chức…Phó Chủ tịch nước như bà Phó Doan thời bây giờ                                                                        
Thật khó hiểu vì sao Nguyễn Huy Tưởng mô tả nữ sinh Hà Nội lại cứ  biến thành toàn gái “cứng cỏi” đến “sắt đá” như cái cô Quyên chuyên theo dõi ông bác sĩ Việt kiều , như chị Oanh , cán bộ phụ nữ thành.
Chị  Oanh là vợ sắp cưới của con trai nhà buôn Cự Lâm giàu có, là con gái của một ông già cứ khăng khăng đòi “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong những ngày ly loạn, các gia đình nháo nhào chạy tản cư, chị ta  chẳng ngó ngàng gì tới chồng cũng như gia đình chồng chưa cưới, cũng chẳng lo toan gì cho  bố đẻ, mặc kệ hết chị cứ chạy khắp Hà Nội để đi… giết giặc.
Ong bố chị ta chính là ông già Phùng Gia Lộc, người đuổi theo xe tăng  “tay ném lựu đạn miệng hô xung phong. Cái xe sau nhả đạn. Hai tay ôm ngực , chân loạng choạng, ông vẫn gượng đứng và thét to :“ Đuổi bắt cái xe tăng...”. Khi hấp hối, ông vẫn còn đòi  “ Anh có gặp con Oanh nhà tôi  thì nói với nó tôi đã đánh xe tăng như tôi đã hứa với  nó. Anh cầm lấy cây súng này và bảo tôi cho nó. Tôi đã cho nó lúc chiều mà nó không nhận...”.
Khi khẩu súng của ông bố được đưa tới tận tay, lẽ ra Oanh phải rú lên mà  hỏi bố chết rồi ư, vậy mà không, chị ta vẫn tỉnh bơ :
“ Sao thế ? Chiều hôm qua tôi đã không nhận kia mà…Anh có thể đem về cho cậu tôi được không . Tôi cũng có rồi…”
Khi người báo tin : “ Cụ mất rồi. Mất trong một trận đánh xe tăng …”, chị ta mới có phản ứng :“đôi lông mày kẻ của Oanh ríu lại. Trống ngực chị đập mạnh” – chỉ thế thơi, khơng thấy “la hoảng “ gì thm. Người báo tin lại nhắc ” Cụ mất rồi. Cụ xông ra đánh xe tăng và bị trúng đạn vào ngực. Trước khi mất, cụ đã hô “ Việt Nam độc lập muôn năm”. Cụ nhờ tôi giao lại chị vật kỷ niệm. “. Vậy rõ ràng là bố đã chết, chị cán bộ Oanh cũng chỉ :” mím chặt môi, cái cằm hơi lẹm của chị như ngắn lại. Chị cầm lấy khẩu súng , tai văng vẳng lời của bố buổi chiều qua :” cầm lấy súng Oanh. Chị ngắm khẩu súng có khắc tên Phùng Gia Lộc…”
Thế rồi chắc đau thương làm chị đánh rơi khẩu súng, người khác nhặt lên, chị cũng chỉ nói : “Cám ơn Quyên”. Mặt chị trở lại tự nhiên, Oanh hỏi Thu Phong ( người đưa tin):“ Thưa anh, xác cậu tôi bây giờ ở đâu ?”. Người nhạc sĩ nói dối : “ Chúng tôi đã chôn cất cho cụ rồi…”“ Cám ơn các anh…”. Chỉ thế thôi, không hỏi bố chết thế nào, được chôn ở đâu, đánh dấu ra làm sao mà lại hỏi : ” Phố ta vẫn giữ được chứ ?”Rồi quay sang mấy cô bạn :” Ta đi, các chị đi”. “ Tay Oanh nắm chặt cái nòng súng chìa ra ngoài  miệng túi. Đoàn người lặng lẽ tản đi…”
Ôi mẹ kiếp, đọc đến đây muốn văng tục quá, cái con mụ Oanh này phải chăng là mẫu người “tam vô” của cộng sản.
Thực ra ông Nguyễn Huy Tưởng muốn tả cái sự nén đau thương để biến nó thành hành động . Tiếc rằng ông đã bắt  Oanh “nén chặt” nỗi đau quá khiến chị ta  trở thành mụ đàn bà bất hiếu, vô tình, sắt đá, dửng dưng cả với cái chết của bố đẻ để toàn tâm toàn ý” tập trung suy nghĩ và hành động vào việc đánh Pháp.
Tiêu biểu cho tinh thần toàn tâm đánh giặc phải nói tới đơn vị bảo vệ dinh cụ Hồ :
“ Phần lớn họ là những đồng chí người Thổ, nhiều người đã tham gia cách mạng từ hồi bí mật, đã xa rừng núi từ ngày khởi nghĩa. Hơn một năm ở Hà Nội, họ chỉ quanh quẩn hoặc ở trong dinh hoặc ở bên phủ. Những người ít nói ít cười và không đòi hỏi. Hơn một chục đồng chí đã nằm xuống để không bao giờ trông thấy xứ sở xanh xanh nữa.”. 
Những người lính gốc dân  thiểu số khi chiến đấu cũng như lúc hy sinh ắt phải khác những người lính gốc kinh , tiếc thay ông nhà văn không diễn tả được sự khác biệt đó. Một anh thương binh người dân tộc lúc hấp hối được cấp chỉ huy hỏi han :
Đồng chí thế nào ?”.Anh thương binh nói, giọng nói của một người còn tỉnh , nhưng đã yếu :“ Báo cáo anh, cũng thường thôi. Ngoài ấy thế nào ?”“ Nó chuẩn bị tấn công. Tôi sẽ cho người đưa đồng chí về trong phố, có quân y.”.Cái đầu lắc lắc một cách nhọc mệt, đôi mắt như cười :“ Không nên. Làm gì còn người. Tôi ở đây. Đem về cũng vô ích. Tôi biết.”Anh ta nghĩ một lúc :“ Tôi được  đánh suốt từ chập tối đến giờ , chết cũng sướng.…”
Chưa nói tới lúc sắp chết làm sao “đôi mắt như cười” được , chưa nói tới khi chết người miền núi thường nhớ về quê hương , bố mẹ, vợ con chứ đâu có còn nghĩ tới … tình hình chiến sự, chỉ riêng một điều tiếng kinh chưa sõi, sao mà lúc hấp hối, anh lính Thổ này nói được lưu loát quá vậy ?
Một anh lính dân tộc khác khi bị thương “thấy mình khong sống được nữa đã cố gượng bò lên đây để nhìn lại lần cuối cùng cái phòng khách mà Bác Hồ thường hay đi qua…”.
Có thật khi sắp về với tổ tiên, người lính Tày này đã thu hết sức tàn lực tận chỉ để nhìn cái nơi “bác Hồ qua lại” không ?
Một anh lính khác lúc sắp chết “cũng nói  giọng yếu  dần :
“ Tôi đi đi lính cho Pháp 3 năm. Bây giờ mới biết thế nào là vui. Hồi đảo chính, tôi ở trong thành, Pháp nó chạy như chuột.Đêm ấy buồn quá. Theo nó thì không muốn, trở về thì đồng bào hỏi tội, hàng Nhật thì nhục nữa. Chẳng biết làm gì, chẳng biết đi đâu , tôi cứ ngồi nhắm cái cột đèn trước mặt mà bắn. Lúc ấy sống mà như chết. Bây giờ sướng là được  bắn thực dân , không phải bắn cột đèn.Tôi không chắc đã sống được để chiến đấu nữa. Tôi biết.Anh không phải nghĩ ngợi gì về tôi cả . Tơi không ngờ lại được nằm ở dinh Hồ Chú tịch…”
Dù có là thực hay là bịa, nhưng mô tả 3 cái chết của 3 người lính dân tộc mà giống nhau y hệt, ông nào cũng chỉ nghĩ tới bác Hồ, tới niềm vinh dự được  hy sinh cho cách mạng thì đủ thấy khả năng tưởng tượng của ông nhà văn nghèo tới mức nào !
Thế rồi tới anh chính trị viên  đơn vị là Gia Bảo, tuy là người kinh nhưng lúc sắp quyết tử cũng lại được mô tả “nhớ tới bác Hồ” y như  mấy anh chiến sĩ người Thượng :
“ Gia Bảo cũng đưa mắt quanh căn phòng đã đổ nát, nhưng vẫn như phảng phất sự có mặt của Hồ Chủ tịch mới hôm qua còn đến đây làm việc ( thực ra cụ đã lên an toàn khu từ tám đời rồi ) …Anh nhớ những tiếng ho của ông Cụ, nhớ những ngày tàu trắng và bọn Quốc dân đảng làm găng, ông Cụ làm việc không nghỉ, nhưng ăn cơm xong vẫn đi gặp bộ đội nói chuyện…Anh sẽ không rời khỏi nơi này. Trước khi chết anh sẽ không để cho cái dinh này lọt vào tay giặc. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư, đồng chí Khu phó trong buổi Hội nghị hôm qua văng vẳng đưa lại…”

                               (còn tiếp)

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

HẺM "BUÔN" CHUYỆN (KỲ 32) : Gió đưa “cái giá” lên trời…



                            .

 Mấy bữa nay bà con trong quán “tám” cơn bão số 8. Khi bão không vào miền trung, ông Tư Gà nướng gật gù :
“ Cũng may, bão vào Quảng Nam thì nguy…”
Cô Phượng cave thắc mắc :
“ Chú Tư quê Càmâu sao lo bão đổ Quảng Nam ?”
Ông Tư Gà nướng cao giọng :
“ Tao lo đập thủy điện sông Tranh kìa, bão vào Quảng Nam vỡ đập chết hết dân…”
Thế rồi bão chẳng vào Quảng Nam cũng chẳng vào Đà Nẵng, Bình Định khiến ai cũng tưởng bão vào Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình. Vậy mà không bão cứ lù lù dọc bờ biển. Cô Phượng cave hóng chuyện đâu đâu , cười ngỏn nghẻn :
“ Chỉ tại mấy thằng “khí gió” .”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Thằng khí gió là thằng nào ?”
Cô Phượng cave cong cớn :
“ Là thằng khí tượng đó. Ai đời  Sơn Tinh trên núi, bão ngoài biển. Tụi nó lại  lấy Sơn Tinh đặt tên cho bão có ngu không chớ ? Bởi vậy bão nó tức nó không thèm vào …”
Tối nay đài báo bão không đổ bộ đất liền mà quay ra biển , gã Ký Quèn cười ví von :
“ Bão số 8 cũng giống Hội nghị trung ương 6 vậy.”
Ông đại tá hưu sầm mặt :
“ Mày ví von gì lạ vậy ?”
Gã Ký Quèn tỉnh bơ :
“ Thì ai cũng tưởng bão số 8 đổ bộ đất liền, ngờ đâu ngoặt ra biển. Hội nghị trung ương 6 ai cũng tưởng đồng chí Ếch mất ghế, ngờ đâu vẫn chưa…”
Thiêng thế, gã Ký Quèn chưa dứt lời tivi đã chiếu hai Thủ tướng Thái Lan và Việt Nam bắt tay nhau "ngoại giao" lắm .Cô Phượng cave trầm trồ :
“ Í mèn ôi… bà Thủ tướng Thái xinh đẹp quá ta ? Lại còn vào thăm nhà sàn bác Hồ, ghi sổ lưu niệm nữa kìa…”
Thằng Bảy xe ôm thắc mắc :
“” Hổng biết bả ghi gì vậy cà ?”
Gã Ký Quèn mau miệng :
“ Chắc bả ghi : bác Hồ thật vĩ đại đã đánh thắng hai đế quốc to..”
Ông đại tá hưu vui vẻ :
“ Đúng, đúng, thằng Ký Quèn đoán đúng…bà Thủ tướng Thái Lan phải hết lòng ca ngợi bác Hồ vậy chớ ?”
Cô Phượng cave  láu táu :
“ Bả còn ghi  gì nữa anh Ký Quèn ?”
Gã Ký Quèn chậm rãi :
“ Có chớ…bà còn ghi nhà vua Adulyadej cũng rất vĩ đại tránh cho dân Thái Lan các cuộc chiến tranh …”
Thằng Bảy xe ôm chen ngang :
“ Vậy ai vĩ đại hơn ai ?”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“Cấm tụi bay so sánh bậy bạ nhá. Bác Hồ là lãnh tụ cộng sản thế giới, ai sánh được ?”
Bà Năm củ cải giờ mới lên tiếng :
“ Tui hổng biết lãnh tụ cộng sản thế giới là cái chi chi ? Tôi chỉ hỏi ông Ba bên Thái Lan giá cả có lên trời như ta không ? Sáng nay tui đi chợ bó rau muống bé bằng nắm tay đã lên 10 ngàn, khế chua cũng 15 ngàn/ kí, cà chua 20 ngàn , xin thêm ba trái ớt hiểm con mẹ hàng rau đã nhắc  “ba trái 1000 đồng đấy má…”. Chèn đéc ôi, thằng con tôi lương công nhân ba cọc ba đồng, tròn trõn triệu bạc làm sao nuôi  vợ con ?”
Cô Phượng cave cười đểu :
“ Từ từ rồi Nhà nước tăng lương, bà Năm khỏi lo …”
Chẳng may ngay lúc đó tivi chiếu chính phủ họp thường kỳ tháng 10, một ông mập ú dõng dạc :
“Chính phủ cho rằng, do bối cảnh khó khăn, không đủ nguồn cân đối nên không thể bố trí ngân sách chi cho việc tăng lương trong năm 2013.  “
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Nhà nước tăng lương kìa chị Phượng…”
Ông Tứ Gà nướng càm ràm :
“ Có tăng giá thì có. Tiền chạy mẹ hết vào túi các quan . Lấy đâu mà tăng ? Rồi coi, quốc hội họp xong giá điện, giá xăng, giá ga lại bay lên trời cho coi…”
Gã Ký Quèn cười hơ hớ :
“ Bởi vậy dân gian mới có câu :
Gió đưa “cái giá” lên trời…
“ Cái lương” ở lại chịu đời đắng cay…”

Cả quán chẳng ai cười, chắc vì thương cái “đời đắng cay” của…cái lương (!)


28-10-2012

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

CÁNH CỬA TỐI ÁM - VŨ HUY QUANG




                                              TRÂN ĐỘC TÚ
                                                                 (1879 -1942)
 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bị Quốc tế Cộng sản đưa ra khỏi Trung Ương


Truyện cổ Trung quốc từ đời nhà Tùy (Tùy Dạng đế) kể rằng, có một bạo chúa, sợ dân bất mãn thế nào cũng có ngày nổi dậy, lập mưu trừ hết những mầm nổi lọan, bằng cách loan báo tuyển võ sĩ trên toàn quốc. Vua nhốt hết họ vào trong hầm tối, chờ ngày ra đấu trường tỉ thí với lời hứa, người nào thắng cuối cùng được trọng dụng. Thực ra, khi tỉ thí, người thắng cuối cùng sẽ phải giết hết người khác, rồi cũng bị vua giết để bảo vệ ngai vàng. Có một ngày, cánh cửa đá vĩ đại kéo lên, chỉ trong chốc lát sẽ sập xuống, trước khi võ sĩ vua đến. Ai ra ngoài kịp thì thoát, ai ở lại sẽ phải sống trong tăm tối mãi. Khi cửa đang đóng xuống, có một người khổng lồ kê vai ra đỡ, ra hiệu cho tù nhân chạy khỏi. Sống trong tối đã lâu, nhiều tù nhân sợ ánh sáng, không muốn ra, nên chỉ rất ít người chạy thoát. Người khổng lồ thu hết sức chống đỡ cho đến khi kiệt lực, bị cửa đá sập xuống đè chết.
Đây có thể là một ẩn dụ cho cuộc đời, còn gía trị mãi, đã dùng làm nhan sách về tuyển tập cho văn học mới của Trung quốc, “Cánh cửa tối ám”. (Gate of Darkness) của Lỗ Tấn là tuyển tập của các nhà văn thời đầu cách mạng. Ngụ ý truyện, những người sống sót thì nhiều;  những người ở lại trong hầm tối, thì ít.
Chính ra những người tiếp tục sống trong hầm tối, rất mãn nguyện, có khi thầm mừng cho mình không phải ra nơi chói mắt, và ung dung sống trong bóng tối, nơi thỉnh thỏang họ lại tàn sát lẫn nhau, hi vọng có ngày bạo chúa trọng dụng.
Có khi những người sống ung dung trong bóng tối còn chê bai người thoát ra ngoài, người thì lờ đi không muốn nhắc đến, người thì lại phỉ báng người khổng lồ bị đá đè kia, mới là điều cay đắng nhất trong lịch sử. Ngẫm về chuyện ngụ ngôn này, tôi nẩy ra ý dịch chút ít về Trần Độc Tú, một trong những người khổng lồ không chỉ của Trung quốc, mà cả nhân lọai.
-Vũ Huy Quang.

Trần Độc Tú: Những quan điểm chính trị cuối cùng.

Dẫn nhập: Trần Độc Tú (1879-1942), sinh quán An Huy, lãnh tụ đầu tiên của đảng Cộng sản Trung quốc 1921, cũng là lãnh tụ phong trào Tân Thanh niên 1915 và Cách mạng Văn Hóa 1917, sinh ra Ngũ Tứ Vận Động 1919 sau này. Hiếm ai bị vu khống, mạ lị, hiểu lầm, và bị nhiều bi kịch như ông – cũng như ít ai được ngưỡng mộ ngày càng nhiều như ông. Vết tích về họat động Trần chỉ có rất ít người thu thập được rồi viết ra, hoặc vài đồng chí cũ sống sót, hoặc học giả ngoại quốc khảo cứu, hoặc do người đời sau sưu khảo các tài liệu cũ mà thành, như Thomas C. Kuo. Sách ông này xuất bản 1975, được đánh giá cao.
Sau đây là những ghi nhận của Kuo về tư tưởng chính trị Trần Độc Tú lúc cuối đời, Ch’en Last Political view, dịch từ trang 238-248: “Ch’en Tu-Hsiu and the Chinese Communist Movement” - T.C.Kuo.
                                                                 ***
Cuộc xuất hiện trước công chúng lần cuối của Trần Độc Tú là tại Trùng Khánh, khi ông đọc bài diễn văn chủ đề “Tư bản tại Trung quốc” ở Dân sinh Công Sự. Sức khỏe ông đang lúc suy thóai, làm ông từ nơi thủ đô chiến tranh (Nam Kinh) về Thường Xuân (Chiangchin – thuộc Trùng Khánh) trong khoảng xuân 1939 để sống bốn năm cuối cuộc đời với vợ là người nội trợ. Ở Thường xuân, thỉnh thoảng có vài người bạn, hay học trò cũ đến thăm ông.(1) Ông cũng có vài người bạn tốt mới, hết lòng với ông như cụ Đặng Sanh Cửu, cháu cụ này là Đặng Từ Cương, và giáo sư Tôn Mạnh Chí, ông sau này là Giám đốc Ngũ Đài học hiệu. Trần thích đi dạo trong hoa viên của cụ Đặng, khu vườn hoa trái sát sông Dương tử, và đã nhiều lần mải ngoạn cảnh quên về (2) Trần dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu triết học cổ Trung quốc, viết thư cho bạn cũ về những lý luận chính trị, những lá thư sau được thu thập rồi xuất bản năm 1950, có tựa đề, Trần Độc Tú Tối hậu Luận chiến (Quan điểm cuối cùng của Trần Độc Tú).
Một chuyện quan trọng về cuối đời Trần, là ông từ khước nhận bất cứ trợ giúp tài chính nào, của Chính phủ Quốc gia lẫn bạn bè - cho dù ông sống rất nghèo.(2) Ông nhất định bảo là ông có thể sống được, với thu nhập từ công sức của mình. Đó có thể là lý do ông bận bịu việc giảng, viết, dạy. Không may, là sức khỏe ông xuống dốc làm ông bị giới hạn rất nhiều (bệnh sơ gan). Sau cùng, một ông bạn là Khoa trưởng Đại Học Côn Minh (của các trường thời chiến gộp lại, như Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Đài dọn về đây) là Trương Mạnh Lân góp phần phụ giúp. Trần nhận được lương tháng của Đại Học Tổng Hợp trên, với điều kiện là mọi sự in ấn thuộc về những điều Trần viết về triết học cổ Trung quốc, Đại Học có độc quyền xuất bản về sau.(4). Thỏa thuận này đúng ý Trần, để ông sống ẩn dật, mà vẫn độc lập chuyện tài chính. Chuyện dàn xếp của ông Trương được chập thuận của Chính phủ, vì muốn trả ơn Trần việc ông ủng hộ sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng trong chiến tranh Trung - Nhật, nên Trần sống thoải mái. Nay có lẽ là lần đầu tiên Trần có cuộc sống riêng tư, ổn định. Cũng có thể ông cảm thấy cô đơn, nhưng nay ông hoàn toàn cách xa chuyện chính trị. Cho nên những nhận định thời sự chính trị nay mới là chính của ông – ông không đại diện ai – chỉ cho riêng ông mà thôi. Ông còn tuyên bố là không cần xem ai đồng ý hay không – dù cho bạn hữu có vì thế mà bỏ ông đi nữa. (5)
Tuy nhiên ông vẫn không chỉ để ý về triết học cổ Trung quốc. Ông muốn nhận định về cả Trung quốc lẫn thế giới; cho nên hai năm cuối đời, dù nằm trên giường bệnh, ông vẫn nghị luận qua thư từ với bạn hữu về chính trị. Tổng kết luận định của ông về Nga Xôviết, dân chủ, và vị thế toàn cầu là những điều sẽ được trình bày sau đây.
Sự sắc bén về dân chủ và chế độ toàn trị của Trần bật ra từ chiến tranh Âu châu, khi Hitler xâm chiếm Ba Lan, tháng Chín 1939. Cơ quan ngôn luận chính của ĐCSTQ là Tín Hoa nhật báo tại Trùng Khánh in đi in lại bản dịch từ luận điểm của Lênin về Thế chiến I. Vì coi Thế chiến II là sự lập lại của Thế Chiến I, ĐCSTQ nhận định rằng đó là chuyện tranh giành của đế quốc, tất cả đều là bọn săn mồi. Đông Hướng nguyệt san, cơ quan ngôn luận của Trốtkýt Trung quốc, cũng đồng quan điểm.
Trong bức thư gửi cho bạn ông là Đức Liêu, Trần chỉ ra, quan điểm của Lênin lúc ấy là đúng, chỉ vì không lập lại nhận định của Mác-ĂngGhen năm chiến tranh Đức-Phổ, 1870. Luận chứng của Lênin, đặt trên căn bản phân tích bản chất Thế Chiến I. Trần cho rằng không luận cương chính trị nào đứng vững, nếu không xét kỹ về yếu tố không-thời-gian của cuộc chiến đó. Cho nên, nếu coi là hai thế chiến như nhau, tức là coi cùng sai lầm như nhau, thì bỏ qua mất yếu tố biến chuyển trong lịch sử. Với Trần, Đệ Nhị Thế chiến không thuần là chiến tranh đế quốc, mà còn là, và chính là, chiến tranh của các nước đế quốc toàn trị, với các đế quốc theo dân chủ. Để bảo vệ dân chủ, dân chúng Trung quốc, kể cả đảng CSTQ phải đứng về phe dân chủ, tức là phe Đồng Minh, chống phe Trục.(6).
Mát-cơ-va, theo Trần, lại mâu thuẫn khi đối xử với Nazi Đức cũng như đối xử với Đồng Minh. Mùa xuân 1939, Liên bang Xôviết, trong lúc vừa tỏ ý đứng về phe các quốc gia chống sự gây hấn của Đức, lại sau đó tỏ vẻ lật ngược quan điểm. Khi xét về chuyện Nhật xâm chiếm Trung quốc, Stalin tố các nước Tây phương đều bỏ mặc cho Nhật muốn làm gì thì làm, chỉ chú ý đến việc  mậu dịch, coi nước đang xâm lăng và nước nạn nhân của sự xâm lăng, như nhau. Stalin ngụ ý rằng với những diễn trình như thế, Liên bang Xô viết cảm rằng họ cũng sẽ bị đối xử không khác, cho nên sẽ phải tự phòng vệ mình. Nên ông ta tuyên bố, rằng “Xôviết sẽ trông chờ hòa bình bằng đường lối ngọai giao với tất cả các nước, để đổi lấy sự yên ổn, thay vì chịu những cú xâm chiếm, hết cú này đến cú khác.” (7). Kết cục, là năm tháng sau khi Stalin xỉ vả Tây phương, ông ta ký hòa ước với Nazi Đức. Thế là lần nữa, Xôviết liên minh với kẻ thù. Thật rất khó để kết luận là chuyện này do kết qủa từ hoàn cảnh, từ chiến lược, hay thuần ngẫu nhiên. Chuyện lật ngược này làm lãnh tụ các đảng Cộng sản khác không biết phải đồng tình, hay phải biện chính lại. Trần, nhìn về phía CSQT có chính sách hai mặt với Hitler, cho rằng người ta không thể vừa thuận-Hitler, lại vừa chống-Hitler cùng lúc. Nếu thế, ai muốn chống Hitler thì lại không chống kẻ thù của Hitler; thành thử sẽ không thế nào ngăn được chiến thắng của Nazi.(8)
Tháng sau, Trần viết thư khác cho bạn là Đức Lưu, tỏ nhận định về chiến tranh chống toàn-trị, mà thư trước chưa đề cập. Lần này, ông không đặt mình vào vị thế của Đồng Minh, mà so sánh chế độ Cộng sản ở Nga với chế độ Nazi ở Đức, là hai chế độ toàn-trị không khác gì nhau. Ông viết:
“Nay, chế độ toàn-trị cùng với G.P.U (9) của Đức và Nga Xôviết, với Nhật cùng Ý là vệ tinh, là chế độ của “Giáo hội–Nhà nước” thời nay. Những hệ thống này, còn ác hơn thời “Nhà nước-Giáo hội” thời Trung cổ, cho nên phải bị phá bỏ nếu nhân loại còn muốn có tương lai. Vì lí do đó, mọi cuộc tranh đấu - kể cả cuộc tranh đấu chống đế quốc – phải thành thứ yếu; bất cứ cuộc tranh đáu nào tổn hại cho cuộc tranh đấu này sẽ thành phản động. Trong quan điểm đó, mọi họat động chống-chiến tranh trong các nước Anh, Pháp và Hiệp chúng quốc Mỹ, kể cả cho độc lập Ấn độ, đều là phản động. Bất cứ cuộc tranh đấu quốc gia nào mà tách rời khỏi lợi ích cho cuộc tranh đấu này phải coi là phản động. Dù Ấn độ có được độc lập với Anh, rồi cũng rơi vào kiểm soát của Nhật hay Nga Xôviết mà thôi, chỉ làm Hitler tăng thêm khả năng có chiến thắng quyết định với Anh quốc.”(10)

                         (còn tiếp)


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU (KỲ 5)


                                
                                                                    (tiếp theo)

Tối hôm nay quan đầu tỉnh gặp hai chú em bàn chủ trương “giao đất giao rừng” . Tất nhiên, “việc nước “ bàn công đường, “chuyện nhà” bàn tư gia . Ong Chủ tịch mở lời :
“ Hôm nay thường vụ thông qua chủ trương rồi , hai chú thấy sao ?”
Chú Năm Nông Nghiệp vội vàng :
“ Em nói tụi lâm trường cắt cho anh Hai 100 hecta, còn tụi em mỗi đứa 50  rồi kêu ba Công ty đổ tiền vào lập trang trại…”
 Ông Chủ tịch nhăn mặt :
“ Xưa rồi, xưa rồi, mỗi chốc kêu tụi nó, lộ liễu lắm. Hôm qua anh Sáu Bí thơ nhắc nhở phải kín cạnh, có chủ trương, có chính sách rõ ràng. Bây giờ dân nó dữ lắm, động chút khiếu kiện tùm lum , rách việc…”
 Chú Tám Koạch - đầu tư tiếp lời :
“ Anh Hai nói đúng, trang trại làm chó gì, cứ nơi nào sắp quy hoạch ,  đất giá bèo, mai mốt chia lô bán bạc tỷ . Em nhắm rồi, xã Đá Bèo quy hoạch  lên thị trấn. Anh Hai cứ nhận 5 chục, tụi em mỗi đứa 3 chục   …”
    Chú Năm Nông Nghiệp mừng rỡ :
       “ Í trời , tưởng đâu chứ Đá Bèo đất bạt ngàn, khỉ ho cò gáy , anh Hai cứ nhận vài trăm hecta cha thằng nào dám hó hé…”
     Ong Chủ tịch  dàn hoà :
“ Thôi được, hai chú về làm thủ tục,tôi nhận 5 chục, mỗi chú 3 chục, nhưng nhớ tuyệt  đối không ai được đứng tên , tránh tên vợ con  càng tốt…”
Vừa lúc đó phu nhân bước vào te tái:
“ Có rồi, có rồi đây…”
 Ông Chủ tịch cau mày :
“ Bà nói cái gì ? Có cái gì ?’
“ Thì có người đứng tên 50 hecta  cho ông rồi ?’
“ Này, dứt khoát cả bà lẫn con Kim Anh không có đứng tên đứng tuổi gì nữa hết, ói ra chưa hết kìa….”
Bà phu nhân cười toét :
“ Biết rồi, biết rồi, mấy cái nhà Sàigòn, mấy lô đất Thủ Đức tôi với con Kim Anh đứng tên đủ rồi. Tôi nói người khác kìa…”
Ong Chủ tịch lừ mắt. Chú Năm, chú Tám biết ý cáo từ . Ong Chủ tịch theo ra tận sân, căn dặn đủ điều mới quay vào :
 “ Cái bà này nóng vội, chuyện chưa chín muồi đã cuống lên…”
“ Thì tôi cũng chỉ dự kiến chứ đã “quyết” gì đâu ?”
Biết tính vợ, ông Chủ tịch dịu giọng :
“ Thế bà định cho đứa nào đứng tên ?”
“ Rể tương lai của ông chứ còn ai  …”
“ Không được, không được….đã biết nó thế nào?”
Bà phu nhân cười sung sướng :
“ Ấy thế mà tôi biết đấy. “
 Rồi bà kể những thứ bà định cho “hai đứa” nào xe Spây xì, nào trang trại Long Thành,  nào biệt thự ven sông Sàigòn, vậy mà rể bà từ chối hết, lại chỉ xin mỗi  điều là được tự lập . Nghe xong ông Chủ tịch tỉnh gạt phăng :
“ Chuyện tào lao…chó chê xương, mèo chê mỡ ?”
“ Cái ông này, đa nghi Tào Tháo. Tôi coi tử vi con Kim Anh rồi, cung phu rất tốt…”
Đức ông chồng trừng mắt :
“ Ai bảo bà đi coi tử vi ? Vợ Chủ tịch tỉnh mê tín dị đoan thì dân ai  tin ?”
Bà phu nhân cười :
“ Thôi thôi ông ơi,lạc hậu qúa rồi. Vợ con mấy ông Bộ chính trị to gấp mấy lần ông ngoài Hà Nội kìa, rằm mồng một đánh xe chồng đi lễ đền, xin xăm ì xèo trước mắt thiên hạ đã sao. Mình quan tỉnh lẻ , trong cái hốc bà Tó này sợ  gì ?”
“ Đấy đấy, tôi đã dặn đi dặn lại , cứ toang toác, thế nào cũng có ngày  mất chức ?”
 Bà phu nhân sấn lại ôm chồng :
 “ Mất chức có sao ? Ong càng được ở nhà tôi chăm sóc cho ông. Nhà mình còn khối của chìm của nổi, ăn đến đời cháu cũng chả hết, lo gì …”
Ông Chủ tịch tỉnh thở hắt ra :
“ Tôi khổ về cái đầu của bà, ngây thơ chính trị đến thế . Tôi nói bà biết, dậu đổ bìm leo, mình mà mất chức thiên hạ xúm vào ăn thịt  liền, lúc đó đi gỡ lịch chưa  chừng…”
Bà phu nhân trừng mắt, nghiến răng :
“ Mình chết khối đứa chết theo . Ong lo lắng hão tổn thọ. Có chuyện gì cứ để tôi . Đứa nào muốn gây ? Tôi “bật mí” hết mọi chuyện tụi nó ra….”
Ong Chủ tịch nhìn vợ ớn lạnh cả người. Bao nhiêu ngoa ngoắt, nanh nọc toát hết ra . Oi chao ôi, chẳng may ông có bồ nhí bà phát hiện ra không khéo bà  cắt “của quý” chứ chẳng chơi. Nghĩ vậy ông hạ giọng :
“ Tôi dặn phòng hờ bà nâng cao cảnh giác bảo đảm an ninh , ổn định gia đình đấy thôi…”
Bà phu nhân dịu lại :
“ Ông bỏ cái tính hay nghĩ ngợi . Làm Chủ tịch tỉnh mà nhát thỏ đế,  gì cũng cảnh giác, cảnh giác vợ con mất nhờ…”
    Đêm đó, bà phu nhân nằm cạnh chồng cứ luật quật mãi chẳng ngủ . Thoạt đầu bà giận ông quá “cảnh giác” không “quyết” cho rể tương lai đứng tên 50 héc ta sắp được “chia”, rồi lại lan man về chàng trai  “đẹp người” “tốt nết” chẳng hiểu duyên số sao con gái bà may mắn rước về trong khi khối thằng mới chỉ lân la đầu ngõ  đã “phắn” mất dép.
Nổi bật là cậu Cả con bà quản thủ thư viện tỉnh. Khắp các cơ quan, nào Sở nhà đất, nào Sở kế hoạch đầu tư…nơi người trong tỉnh ít tới nhất là …thư viện. Nó nằm trong dãy nhà cấp 4, trước là kho lương thực, nguồn thu duy nhất là kinh phí tượng trưng chuyển qua uỷ nhiệm chi – tức  không được sờ tới tiền mặt, đặt mua các loại sách báo không bao giờ bày bán trên quầy, sạp tư nhân vì chẳng ma nào ngó tới.
Bởi chẳng xà xẻo được gì, Gíam đốc thư viện còn nghèo rớt mồng tơi , huống hồ nhân viên quèn như bà. Ngoài tám giờ vàng ngọc ngáp ngắn ngáp dài tại phòng đọc sách vắng ngắt như chùa bà Đanh, bà đành nuôi ba con lợn nái ,ông chồng ngày ngày đẩy xe đi bán sách dạo.
Mặt hàng của ông toàn thứ thư viện chẳng có để bà tuồn ra  cho ông đi bán. Sách của ông toàn tử vi, bói toán, vụ án giật gân, ngoài bìa in hình hở hang , sách của bà lại toàn  “Sổ tay xây dựng Đảng”, “ Những mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ”, “Phát huy tinh thần làm chủ tập thể trong các xí nghiệp quốc doanh”….những thứ khuân về cả xe cũng chẳng ma nào mua, chỉ dùng nhóm bếp, đi cầu.
Bởi thế cậu Cả, con trai bà, ngày ngày cắp sách chỉ cọc cạch chiếc xe đạp cà khổ, dắt túi vài ngàn tiền lẻ, ra chơi khát lắm  cũng chỉ  ly trà đá.
May mắn , năm cuối phổ thông, cậu cùng lớp với tiểu thư con quan chủ tỉnh. Đã vắt vai vài mối tình chỉ sau vài lần đưa em đi uống đá chanh, nước mía vỉa hè tới màn người đẹp níu áo “ anh có rảnh đưa em đi shopping” làm cậu tốn kém của  mẹ tới hơn một con heo nái, cậu mới tỉnh ngộ ở đời  đéo có “tình cho không biếu không “, muốn nuôi dưỡng tình yêu, ít nhất một tuần phải đưa em cà phê vườn, một tháng phải đưa em siêu thị. Chuyện đó “bất khả thi” với túi tiền  bố mẹ . Bởi thế gặp Kim Anh, cậu cười khẩy, loại ngay khỏi “vùng phủ sóng”, khiếp, người lùn béo, da  lại đen nữa. Đành rằng “nhất dáng nhì da, thứ ba mới đến mặt”, nhưng mặt em cũng hao hao giống cái thứ mẹ cậu đang  chăm sóc trong …chuồng. 
Nhưng khi biết cô là con gái rượu quan đầu tỉnh, cậu mới giật mình. Chẳng những “ nhà mặt phố, bố làm to”, của nả nghe đồn vàng phải đong đấu. Ngày xưa “cái nết đánh chết cái đẹp”, bây giờ cả hai cái đều chào thua cái “ tiền nhiều”. Bởi thế cậu quyết định “tay không bắt giặc” như  “lịch sử hai cuộc chiến tranh cách mạng” đã dậy.
Mở đầu, cậu xuất hiện mọi lúc mọi nơi cô cần . Chiếc Spacy “đề”  hoài không  nổ - cậu trên trời rớt xuống , cặp sách tuột tay rơi -  cậu dưới đất chui lên. Rồi chép bài khi cô cúp cua, khăn lạnh khi học tổ…Tóm lại “tận tình chu đáo” đưa cậu lên cấp “ bồi tình” xuất sắc. Có sao, cách mạng vẫn dậy mục tiêu biện minh cho biện pháp , dù phải “đốt cháy cả dẫy Trường Sơn” cũng còn đốt, huống hồ cậu chỉ khom xuống ” bồi tình” hay “hầu tình” đã nhằm nhò gì ?
Quả nhiên chẳng bao lâu , cô tiểu thư đã trao chiếc Spacy cho cậu chở nàng  trốn học vi vu  Sàigòn vào vũ trường, thuê khách sạn cho cậu giở đủ trò đưa tiểu thư lên mây xanh. Chuyện đó không khó, cậu đã làm với vài cô thôn nữ tromg góc vườn, bờ tre đầy hứng thú. Lạ thay, trên giường nệm, máy lạnh, cậu lại miễn cưỡng , nhắm mắt nhắm mũi chiều tiểu thư . Khổ nỗi đòi hỏi của cô lại đa dạng và dai dẳng khiến cậu mệt lử cò bợ, xanh mét như lá lúa vẫn chưa được tha. Thôi  đành, “tay không bắt giặc “ phải chịu , biết sao ? 
     Vài ngày lớp lại vắng bóng cậu và tiểu thư khiến thầy hiệu trưởng lập tức mật báo quan đầu tỉnh  Quan gọi phu nhân đập bàn:” Bà quản lý con gái sao để nó bám theo thằng khố rách. Bố mẹ nó hạng nhân viên 3, cán sự 1, sui gia sao được ?”

                                        (còn tiếp)

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

HẺM "BUÔN" CHUYỆN (KỲ 31) : Tràn ngập...tràn ngập...


                

 Mấy hôm nay Sàigòn chiều nào cũng mưa ,  gã Ký Quèn ra phố về la oai oái :
“ Tràn ngập…tràn ngập…”
Cô Phượng cave cười nhoẻn:
“ Tràn ngập gì la hoảng dữ vậy anh Ký Quèn ? Phải hàng giả không ? Hôm qua chú cán bộ Hà Nội vào tậu cái dây lưng 2 triệu. Tưởng đồ Ý xịn ai ngờ “made in China” mới tức ?”
Chị Gái hủ tiếu la lên :
“ Chèn đéc ơi, 2 triệu đồng cái dây nịt mà còn giả ?”
Cô Phượng cave phù mỏ :
“ Hai triệu nhằm nhò gì…hàng hiệu phải ngàn đô. Mà anh Ký Quèn la tràn ngập gì vậy?”
Gã Ký Quèn cười cười:
“ Ngập nước chứ còn gì ?  Ngập An Phú, Trần Quốc Toản,  Bạch Đằng đã đành, ngay trung tâm Nguyễn Huệ cũng ngập  mới lạ…”
Ông đại tá hưu lên giọng :
“Tại tinh thần làm chủ dân ta chưa cao, cứ nhè miệng cống vứt rác sao không ngập ?”
Cô Phượng cave cười  ngỏn nghẻn :
“ Không phải đâu chú Ba ? Tại ba thằng công chánh móc ruột công trình . Nhà nước đầu tư 10 đồng tụi nó chia nhau 4 đồng, cống rãnh tắc phải rồi…”
Thằng  Bảy xe ôm chạy xe về , miệng la lối :
“ í mèn ôi…tràn ngập…tràn ngập…”
Cô Phượng  cave cười  lớn :
“ Lại tràn ngập…tràn ngập gì mày la hoảng vậy ?”
Thằng Bảy xe ôm vừa thở vừa la :
“ Xe cộ chứ gì ? Ra phố coi…ô tô xe máy kẹt cứng không  nhúc nhích…”
Ong đại tá hưu lên tiếng :
“ Cũng tại dân ta kém ý thức giao thông. Phải giáo dục nâng cao tinh thần chấp hành luật lệ …”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Tràn ngập nước, tràn ngập xe không sợ bằng tràn ngập người chết…”
Ong đại tá hưu gay gắt :
“ Người  chết đâu ra mà tràn ngập…ông Tư lớn tuổi nói năng bậy bạ quá vậy ?”
Ông Tư Gà nướng cao giọng :
“Tôi lo xa vậy thôi. Đập thủy điện sông Tranh động đất liên tục ,bão số 8 lại  lăm le đổ bộ.Vậy mà ba thằng quan chức cứ luôn miệng an toàn.an toàn. An toàn con mẹ nó , vỡ đập chết như ngả rạ lôi tụi nó ra bắn…”
Ong đại tá hưu cao giọng :
“ Vỡ đập sao được , chẳng qua tại dân vùng đó nhát , cứ hơi động đất chút là la hoảng, đồng chí Thứ trưởng Bộ công thương cam đoan rồi, đập rất an toàn, không thể vỡ được …”
Cô Phượng cave cười cười :
“ Sao chuyện gì chú Ba cũng đổ tại dân vậy ? Con hỏi chú Ba vậy tham nhũng tràn ngập trung ương xuống địa phương có phải tại dân không ?”
Ong đại tá hưu quát :
“ Mày nghe tin thất thiệt đâu ra ? Tham nhũng đâu mà tràn ngập ?”
Gã KýQuèn cười lớn :
“ Vậy chú Ba không nghe Thanh tra Chính phủ phát biểu khai mạc quốc hội ?  "Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội…” ? ”.
Ông đại tá hưu cáu kỉnh :
“ Thì cũng là lỗi ở thằng dân . Đám cưới, đám hỏi, xin học cho con, vay tiền ngân hàng , nhận sổ đỏ…đi đâu cũng quen cái thói phong bì làm hư cán bộ…”
Cô Phượng cave cười rú :
“ Dân làm hư cán bộ ? Nếu vậy chú Ba kiến nghị quốc hội đang họp … thay dân thôi. “
Thằng Bảy xe ôm đế theo :
“ Thay dân bằng gì ? “
Cô Phượng cave vênh mặt:
“ Thay bằng đảng chứ bằng gì ?  Lúc đó cả nước là đảng viên.Dân đâu ra mà móc túi dân  nưã? Tham nhũng sạch bách nha !”
Cả quán cười ầm ầm. Ong đại tá hưu hầm hầm bước khỏi quán.

25-10-2012