(tiếp theo)
Vài người bạn của Trần phúc đáp thư ông, chống lại quan niệm ủng hộ Đồng Minh ở trên. Họ nghi ngờ rằng “dân chủ” của các xứ tư bản là dân chủ “thực”, và tin rằng các xứ đế quốc nên triệt hạ trước, cho các dân tộc bị áp bức được đứng lên lật đổ sự cai trị của tư bản trên toàn cầu. (11) Trần Độc Tú đang trên giừng bệnh, khi thư đến ông vào tháng 7 1940. Ông chỉ đáp vắn tắt trong lá thư ngắn. Nội dung ông liệt kê vài ưu điểm của “dân chủ-buốcgioa”: không bắt giữ người nếu không có lệnh tòa án; không trả thuế nếu không có bảng ghi dối chiếu; tự do hội họp, ngôn luận, báo chí cho các đảng phái khác ngoài đảng đang cầm quyền; tự do đình công; nông dân có quyền canh tác; và tự do tư tưởng và tôn giáo. Ông nhấn mạnh là dân chủ buốc gioa tuy chưa hoàn chỉnh, cũng là điều loài người cần ngày nay, đã là sản phẩm của bảy thế kỷ tranh đấu. Nhưng lãnh tụ cộng sản như Lênin và Trốtky đã không hiểu nổi giá trị thực của “Dân chủ Buốc gioa”, cho nên chủ trương nền dân chủ ấy chỉ là giả đạo đức cùng lừa đảo. Cho nên, chính quyền Bolshevik, chính quyền Nazi, cùng Phátxít Ý đang nhấm nháy nhau để cùng chống nền dân chủ ấy. (12)
Trần còn nhìn xa hơn, bảo “dân chủ vô sản” của Lênin-nít cũng không khác “dân chủ buốcgioa”, cả nội dung lẫn hình thức. Chỉ khác nhau khi đem ra áp dụng trong thực tế. Không may, mấy năm sau từ Cách mạng tháng Mười, chính quyền Bolshevik đem dùng “dân chủ vô sản” theo nghĩa rỗng để chống nền dân chủ thực có của “dân chủ buốc gioa” dù chưa hoàn chỉnh. Phúc đáp của Trần, tuy ngắn, nhưng không những đặt nhãn quan ông lên trên mọi đảng phái chính trị đương thời, lại cùng lúc đã tỏ sự độc lập của suy luận ông trên lãnh vực tư tưởng, và biểu tỏ rõ rệt cảm nhận chân thực về chế độ Cộng sản và Dân chủ một cách hiếm có. Với hai mươi năm kinh nghiệm trong phong trào Cộng sản, có lẽ ông là người đủ thẩm quyền nhất để trỏ ra, Lênin cùng Trốtky đã thất bại trong việc hiểu gía trị thực của “dân chủ buốcgioa”, nên đã lên án nó bằng giá trị rỗng của “dân chủ vô sản.” Hệ thống chính trị lũy tiến duy nhất, ông nhấn mạnh, là hệ thống chứa đựng điều căn bản cho quyền sống con người cùng sự tự do phải được bảo vệ.
Ngày 21 tháng Bảy, 1940 Trần nhận được thư nữa của các bạn ông. Dù bệnh trở nặng, ông không ngừng việc truy tìm chân lý. Lần này, ông mất tới hai tuần lễ để phúc đáp (13). Trong thư, ông khơi lại chuyện ông tin rằng “dân chủ buốc gioa” và “dân chủ vô sản” cũng giống nhau – đều cùng tìm nền tảng nhân quyền và tự do cho con người. Nếu vô sản hay dân chủ cho quần chúng không thể hiện được, cái gọi là “quyền lực chính trị quần chúng” – thì sẽ không tránh được chuyện thành ra sự toàn-trị kiểu Stalin, một chính quyền thiểu số cai trị đa số (14). Nhưng Trần, lại không cho đó là do Stalin mà ra. Thay vào đó, ông đổ cho tại hệ thống chính trị mà thành. Mọi tội ác Stalin tạo ra, ông bảo, đặt trên nền tảng lý luận khai triển ở “chuyên chính vô sản,” chúng là hậu qủa của chuyên chính chống-dân chủ, sản sinh từ hệ thống Mật vụ; chế độ chính trị độc đảng, và thiếu quyền tự do sơ đẳng. Ông tái xác định, là không do Stalin, mà do tự cách mạng 1917, đã đẻ ra những “xấu xí’ này (15). Theo Trần, chỉ có cách là từ bỏ “chuyên chính vô sản” rồi thành lập chính quyền dân chủ. Không có việc này trong hệ thống chính trị, thì nền độc tài tương tự như của Stalin trong chế độ toàn-trị sẽ xuất hiện ở Nga, cũng như ở bất cứ chế độ toàn-trị tại nước nào khác, dù cho Stalin có xuống đi chăng nữa. Tâm điểm lý luận của Trần, là do hệ thống chính trị mà ra, không do cá nhân - như ở Nga Xô viết. (16)
Điều Trần muốn nhấn mạnh trong luận cứ, là không cứ trong hệ chính trị nào, dân chủ thực sự bao giờ cũng là điều tối thượng trong mọi sinh động chính trị, bất kể thời nào, ở đâu. Trong (Wo ti ken-pen i-chien” (Ngô dĩ căn-bản ý-kiến, Ý kiến căn bản của tôi), ông giữ ý kiến rằng trong hệ xã hội “chuyên chính vô sản”, công dân phải có quyền hội họp, lập hội, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Quan trọng hơn hết, sự đối lập với chính quyền cũng được hưởng từng ấy quyền, nếu không bộ máy chính trị thành ra vô nghĩa, phải có trong mọi sinh họat Nghị hội hay trong Xôviết. (17)
Rõ là sáu bảy năm Trần độc lập suy tưởng không vướng cho trách nhiệm của đảng Cộng sản chút nào, chỉ tăng cường sự tự tin của ông về những nhận định cốt yếu về dân chủ, như quyền tự do, và quyền của đảng đối lập. Đó lại là điều sơ đẳng nhất để phân biệt dân chủ và độc tài. Với sự hiểu biết sâu xa về dân chủ, Trần có thể thấy dân chủ trong hệ chính trị cùng xã hội chủ nghĩa trong lãnh vực kinh tế bổ túc cho nhau. Mặt này, dân chủ không bắt buộc phải căn cứ trên cấu trúc của tư bản chủ nghĩa cốt phục vụ cho giai cấp buốc gioa. Mặt khác, cái gọi là “chuyên chính vô sản” phụ trợ cho sức mạnh quần chúng mà thiếu dân chủ, thì không thể nào xây dựng được một xã hội dân chủ đích thực. (18). Xã hội chủ nghĩa không thể thành hình nếu không có hệ dân chủ ngay trong chính quyền.
Đối với Trần, nghị hội dân chủ, thường gọi là “dân chủ”, chỉ là một loại dân chủ trong nhiều hệ thống chính trị. Dân chủ lý tưởng bao giờ cũng là nền chính trị với mục đích tận lực tối cao cho con người, thực thể về lý tưởng này đã cải thiện trong lịch sử loài người, qua nhiều giai đoạn. Cho nên, nội dung của nền dân chủ tân tiến ngày nay, phát huy, mở rộng của hệ dân chủ từ thời Hi lạp, La mã. Dù cho sau này có gọi đó là “dân chủ buốc gioa” vì nó bị buốc gioa kiểm soát, nó vẫn được chào đón, không chỉ buốc gioa, mà vì sự hiện diện của nó làm cho sự đấu tranh khả dĩ đạt được thành qủa cụ thể, sau nhiều cuộc tranh đấu mà hàng trăm hàng ngàn người đã hi sinh suốt nhiều thế kỷ. (19)
Xét chuyện này, Trần chỉ ra, Cách mạng tháng Mười của Nga, tuy lật đổ được khống chế của tư bản cùng hệ dân chủ của nó, sẽ ghi dấu lại là đã sai lầm lớn trong lịch sử nhân loại. Với ông, khoa học, dân chủ mới, và xã hội chủ nghĩa là kết qủa đặc sắc của loài người, và là sở hữu qúy báu nhất. Không may, chế độ toàn trị của Liên bang Xôviết đã hoàn toàn hủy diệt thực chất của dân chủ. Sau Cách mạng tháng Mười, không cần lập chế độ toàn trị thay thế cho dân chủ nào nữa, một khi toàn thể chính quyền đã dưới sự kiểm soát của vô sản. Với Trần, hệ dân chủ Vô sản (chuyên chính Vô sản) là tấm hộ chiếu cho quyền lực của quan liêu, nhưng Lênin đã thất bại khi chấp nhận để nó chuyên chính vào mọi chuyện. Khi quyền lực chính trị bị lạm dụng bởi người Bolshevik, Lênin bắt đầu kêu la rằng đảng Cộng sản cùng các đảng phái khác phải cùng thực thi dân chủ, thì đã quá muộn. (20)
Trần tin chắc rằng Moscow, Berlin, và Rome đã thành những Trung tâm phản động. Bọn lãnh tụ cùng muốn đẩy nhân loại lùi về thời Trung cổ đen tối, làm những người thông minh nhất thành những bộ máy nô lệ. Cho nên, Trần cảnh báo rằng bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có ý nghĩa là liên đới tới sự phá hủy ba trung tâm đầu não phản động trên. Cùng lúc, bất cứ chiêu bài nào, dù hấp dẫn đến đâu, như “chuyên chính vô sản” hay “cách mạng quốc gia” mà trực tiếp hay gián tiếp phụ cho ba thế lực phản động trên mạnh thêm, bành trướng cho sự phi nhân của chúng cũng không chấp nhận được. (21)
Để minh chứng cho sự bất cập giữa hệ dân-chủ và toàn-trị, Trần bày ra hai đối chiếu:
Với Anh, Mỹ, Pháp:
Nghi hội hay quốc hội do dân bầu, bất kể khuynh hướng đảng.
Không bắt giữ công dân nếu không trát tòa.
Đảng đối lập, kể cả đảng cộng sản, được phép hiện hữu.
Tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí được hiện hữu.
Đình công không bị xem là phương hại xã hội.
Với chế độ toàn trị, Nga Xô viết, Đức Nazi, Pháxít Ý:
1.Xô viết hay Hội nghị Nước bầu lên bởi chính phủ trong nền chính trị độc đảng.
2. Bắt hay xử quyết người dân bằng Mật vụ theo lệnh của nhà độc tài.
3.Một đảng và chỉ một đảng có quyền hiện hữu.
4.Không tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí.
5.Đình công coi là tội phương hại xã hội, không được phép.
Trần kết luận, là so sánh xong, thì thấy hệ chính trị dân chủ cao hơn.
Trắng ra, tư tưởng chính trị của Trần trong giai đoạn này vượt lên trên tư tưởng chính trị người đồng thời rất xa. Với ông, lý tưởng hướng về dân chủ giống nhau, dù có dưới hệ kinh tế tư bản hay hệ kinh tế xã hội, thì cũng thế, cho đến khi tự do con người còn bị o ép, thì chế độ toàn trị vẫn như nhau, dù mang danh Xô viết hay Nazi. Nói cách khác, tự do cùng nhân phẩm con người phải là mục đích tối hậu cho bất cứ hệ chính trị nào. Quan niệm này không có gì bất thường đối với bất cứ tư tưởng gia nào, dù Cấp tiến, dù Triệt để, nhưng quả là hiếm hoi trong hàng ngũ những người đã bênh vực chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng hằng hai chục năm.
Trong suốt 1941, Trần bệnh nặng, kết cục chỉ có hai bài giới thiệu cho tập nghiên cứu của ông về triết học Trung quốc cổ đại. (22). Xuân 1942, trước khi mất, Trần viết ba văn bản đóng góp vào nhận định vị trí quốc tế ra sao, vào sau đệ Nhị Thế chiến. Ông đặc biệt chú ý đến tương lai các nước thuộc địa.
(còn tiếp)
CHÚ THÍCH :
(1)Như Hoàng Phần Du, tác giả Chinese Revolutionary cùng các lãnh tụ Trốtkít, như Trịnh Siêu Lân, Lưu Tich Chân. Đây là những người, với chứng minh của họ - như Gregor Benton – tin chắc là Trần Độc Tú cuối đời vẫn là Trốtkít. (Chú thích ng.d)
(2)Edgar Snow, tr.163-4.
(3)Theo Lý Anh, một viên chức cao trong chính phủ gửi biếu ông món quà trị giá $40,000 khi ông vừa ra tù Nam Kinh, nhưng Trần không nhận. Sau, Thái Nguyên Bồi, cựu Khoa trưởng Đại học Bắc Kinh, đem đến món quà $5,000. Trần từ chối. (Lý Anh, tr. 96). Giáo sư Chương Tuệ Chí, bạn cũ, giờ là người nổi tiếng ở Hương Cảng, trong một cuộc tiếp xúc với tôi (Thomas Kuo), kể rằng có lần Trương Quốc Đào thay mặt chính phủ Quốc gia, đem đến Thường Xuân biếu ông một khoản tiền lớn. Trần không những không nhận, còn mắng Trương Quốc Đào sao dám chen vào đời tư của ông.
(4)Tường Mạnh Lân, tr. 108.
(5)Hồ Thích, “Dẫn nhập” tr.1.
(6)Trần Độc Tú, “Thư gửi Sĩ Lưu tiên sinh”, tháng Ba, 1940.
(7)“Land of Socialism today and tomorrow”, Moscow, 1939, tr.12.
(8)“Trần Độc Tú tối hậu luận điểm”, tr.12-3.
(9)Theo bạn ông là Hồ Thích, “G.P.U” thời đó, có nghĩa là Công an-Mật vụ, cả ở Đức.
(10) “Thư gửi Sĩ Lưu tiên sinh”, tháng Tư, 24,1940.
(11)hư ngày 31, tháng Bảy, 1940. “Gửi Sĩ Liên tiên sinh”
(12)Thư tháng Chín, 1940, “Gửi Sĩ Liên tiên sinh”
(13)Như trên.
(14)Như trên.
(15)Như trên.
(16)Trần Độc Tú, “Ý kiến của tôi”, tr.26.
(17) Như trên.
((18) Như trên.
(19) Trần Độc Tú, “Thư gửi S. và H. tiên sinh”, tr. 6.
(20) Như trên.
(21)Trần Độc Tú, “Tương lai thế giới thời hậu chiến’ tr.33-4.
(22) Như trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét