(tiếp theo)
Tối hôm nay quan đầu tỉnh gặp hai chú em bàn chủ trương “giao đất giao rừng” . Tất nhiên, “việc nước “ bàn công đường, “chuyện nhà” bàn tư gia . Ong Chủ tịch mở lời :
“ Hôm nay thường vụ thông qua chủ trương rồi , hai chú thấy sao ?”
Chú Năm Nông Nghiệp vội vàng :
“ Em nói tụi lâm trường cắt cho anh Hai 100 hecta, còn tụi em mỗi đứa 50 rồi kêu ba Công ty đổ tiền vào lập trang trại…”
Ông Chủ tịch nhăn mặt :
“ Xưa rồi, xưa rồi, mỗi chốc kêu tụi nó, lộ liễu lắm. Hôm qua anh Sáu Bí thơ nhắc nhở phải kín cạnh, có chủ trương, có chính sách rõ ràng. Bây giờ dân nó dữ lắm, động chút khiếu kiện tùm lum , rách việc…”
Chú Tám Koạch - đầu tư tiếp lời :
“ Anh Hai nói đúng, trang trại làm chó gì, cứ nơi nào sắp quy hoạch , đất giá bèo, mai mốt chia lô bán bạc tỷ . Em nhắm rồi, xã Đá Bèo quy hoạch lên thị trấn. Anh Hai cứ nhận 5 chục, tụi em mỗi đứa 3 chục …”
Chú Năm Nông Nghiệp mừng rỡ :
“ Í trời , tưởng đâu chứ Đá Bèo đất bạt ngàn, khỉ ho cò gáy , anh Hai cứ nhận vài trăm hecta cha thằng nào dám hó hé…”
Ong Chủ tịch dàn hoà :
“ Thôi được, hai chú về làm thủ tục,tôi nhận 5 chục, mỗi chú 3 chục, nhưng nhớ tuyệt đối không ai được đứng tên , tránh tên vợ con càng tốt…”
Vừa lúc đó phu nhân bước vào te tái:
“ Có rồi, có rồi đây…”
Ông Chủ tịch cau mày :
“ Bà nói cái gì ? Có cái gì ?’
“ Thì có người đứng tên 50 hecta cho ông rồi ?’
“ Này, dứt khoát cả bà lẫn con Kim Anh không có đứng tên đứng tuổi gì nữa hết, ói ra chưa hết kìa….”
Bà phu nhân cười toét :
“ Biết rồi, biết rồi, mấy cái nhà Sàigòn, mấy lô đất Thủ Đức tôi với con Kim Anh đứng tên đủ rồi. Tôi nói người khác kìa…”
Ong Chủ tịch lừ mắt. Chú Năm, chú Tám biết ý cáo từ . Ong Chủ tịch theo ra tận sân, căn dặn đủ điều mới quay vào :
“ Cái bà này nóng vội, chuyện chưa chín muồi đã cuống lên…”
“ Thì tôi cũng chỉ dự kiến chứ đã “quyết” gì đâu ?”
Biết tính vợ, ông Chủ tịch dịu giọng :
“ Thế bà định cho đứa nào đứng tên ?”
“ Rể tương lai của ông chứ còn ai …”
“ Không được, không được….đã biết nó thế nào?”
Bà phu nhân cười sung sướng :
“ Ấy thế mà tôi biết đấy. “
Rồi bà kể những thứ bà định cho “hai đứa” nào xe Spây xì, nào trang trại Long Thành, nào biệt thự ven sông Sàigòn, vậy mà rể bà từ chối hết, lại chỉ xin mỗi điều là được tự lập . Nghe xong ông Chủ tịch tỉnh gạt phăng :
“ Chuyện tào lao…chó chê xương, mèo chê mỡ ?”
“ Cái ông này, đa nghi Tào Tháo. Tôi coi tử vi con Kim Anh rồi, cung phu rất tốt…”
Đức ông chồng trừng mắt :
“ Ai bảo bà đi coi tử vi ? Vợ Chủ tịch tỉnh mê tín dị đoan thì dân ai tin ?”
Bà phu nhân cười :
“ Thôi thôi ông ơi,lạc hậu qúa rồi. Vợ con mấy ông Bộ chính trị to gấp mấy lần ông ngoài Hà Nội kìa, rằm mồng một đánh xe chồng đi lễ đền, xin xăm ì xèo trước mắt thiên hạ đã sao. Mình quan tỉnh lẻ , trong cái hốc bà Tó này sợ gì ?”
“ Đấy đấy, tôi đã dặn đi dặn lại , cứ toang toác, thế nào cũng có ngày mất chức ?”
Bà phu nhân sấn lại ôm chồng :
“ Mất chức có sao ? Ong càng được ở nhà tôi chăm sóc cho ông. Nhà mình còn khối của chìm của nổi, ăn đến đời cháu cũng chả hết, lo gì …”
Ông Chủ tịch tỉnh thở hắt ra :
“ Tôi khổ về cái đầu của bà, ngây thơ chính trị đến thế . Tôi nói bà biết, dậu đổ bìm leo, mình mà mất chức thiên hạ xúm vào ăn thịt liền, lúc đó đi gỡ lịch chưa chừng…”
Bà phu nhân trừng mắt, nghiến răng :
“ Mình chết khối đứa chết theo . Ong lo lắng hão tổn thọ. Có chuyện gì cứ để tôi . Đứa nào muốn gây ? Tôi “bật mí” hết mọi chuyện tụi nó ra….”
Ong Chủ tịch nhìn vợ ớn lạnh cả người. Bao nhiêu ngoa ngoắt, nanh nọc toát hết ra . Oi chao ôi, chẳng may ông có bồ nhí bà phát hiện ra không khéo bà cắt “của quý” chứ chẳng chơi. Nghĩ vậy ông hạ giọng :
“ Tôi dặn phòng hờ bà nâng cao cảnh giác bảo đảm an ninh , ổn định gia đình đấy thôi…”
Bà phu nhân dịu lại :
“ Ông bỏ cái tính hay nghĩ ngợi . Làm Chủ tịch tỉnh mà nhát thỏ đế, gì cũng cảnh giác, cảnh giác vợ con mất nhờ…”
Đêm đó, bà phu nhân nằm cạnh chồng cứ luật quật mãi chẳng ngủ . Thoạt đầu bà giận ông quá “cảnh giác” không “quyết” cho rể tương lai đứng tên 50 héc ta sắp được “chia”, rồi lại lan man về chàng trai “đẹp người” “tốt nết” chẳng hiểu duyên số sao con gái bà may mắn rước về trong khi khối thằng mới chỉ lân la đầu ngõ đã “phắn” mất dép.
Nổi bật là cậu Cả con bà quản thủ thư viện tỉnh. Khắp các cơ quan, nào Sở nhà đất, nào Sở kế hoạch đầu tư…nơi người trong tỉnh ít tới nhất là …thư viện. Nó nằm trong dãy nhà cấp 4, trước là kho lương thực, nguồn thu duy nhất là kinh phí tượng trưng chuyển qua uỷ nhiệm chi – tức không được sờ tới tiền mặt, đặt mua các loại sách báo không bao giờ bày bán trên quầy, sạp tư nhân vì chẳng ma nào ngó tới.
Bởi chẳng xà xẻo được gì, Gíam đốc thư viện còn nghèo rớt mồng tơi , huống hồ nhân viên quèn như bà. Ngoài tám giờ vàng ngọc ngáp ngắn ngáp dài tại phòng đọc sách vắng ngắt như chùa bà Đanh, bà đành nuôi ba con lợn nái ,ông chồng ngày ngày đẩy xe đi bán sách dạo.
Mặt hàng của ông toàn thứ thư viện chẳng có để bà tuồn ra cho ông đi bán. Sách của ông toàn tử vi, bói toán, vụ án giật gân, ngoài bìa in hình hở hang , sách của bà lại toàn “Sổ tay xây dựng Đảng”, “ Những mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ”, “Phát huy tinh thần làm chủ tập thể trong các xí nghiệp quốc doanh”….những thứ khuân về cả xe cũng chẳng ma nào mua, chỉ dùng nhóm bếp, đi cầu.
Bởi thế cậu Cả, con trai bà, ngày ngày cắp sách chỉ cọc cạch chiếc xe đạp cà khổ, dắt túi vài ngàn tiền lẻ, ra chơi khát lắm cũng chỉ ly trà đá.
May mắn , năm cuối phổ thông, cậu cùng lớp với tiểu thư con quan chủ tỉnh. Đã vắt vai vài mối tình chỉ sau vài lần đưa em đi uống đá chanh, nước mía vỉa hè tới màn người đẹp níu áo “ anh có rảnh đưa em đi shopping” làm cậu tốn kém của mẹ tới hơn một con heo nái, cậu mới tỉnh ngộ ở đời đéo có “tình cho không biếu không “, muốn nuôi dưỡng tình yêu, ít nhất một tuần phải đưa em cà phê vườn, một tháng phải đưa em siêu thị. Chuyện đó “bất khả thi” với túi tiền bố mẹ . Bởi thế gặp Kim Anh, cậu cười khẩy, loại ngay khỏi “vùng phủ sóng”, khiếp, người lùn béo, da lại đen nữa. Đành rằng “nhất dáng nhì da, thứ ba mới đến mặt”, nhưng mặt em cũng hao hao giống cái thứ mẹ cậu đang chăm sóc trong …chuồng.
Nhưng khi biết cô là con gái rượu quan đầu tỉnh, cậu mới giật mình. Chẳng những “ nhà mặt phố, bố làm to”, của nả nghe đồn vàng phải đong đấu. Ngày xưa “cái nết đánh chết cái đẹp”, bây giờ cả hai cái đều chào thua cái “ tiền nhiều”. Bởi thế cậu quyết định “tay không bắt giặc” như “lịch sử hai cuộc chiến tranh cách mạng” đã dậy.
Nhưng khi biết cô là con gái rượu quan đầu tỉnh, cậu mới giật mình. Chẳng những “ nhà mặt phố, bố làm to”, của nả nghe đồn vàng phải đong đấu. Ngày xưa “cái nết đánh chết cái đẹp”, bây giờ cả hai cái đều chào thua cái “ tiền nhiều”. Bởi thế cậu quyết định “tay không bắt giặc” như “lịch sử hai cuộc chiến tranh cách mạng” đã dậy.
Mở đầu, cậu xuất hiện mọi lúc mọi nơi cô cần . Chiếc Spacy “đề” hoài không nổ - cậu trên trời rớt xuống , cặp sách tuột tay rơi - cậu dưới đất chui lên. Rồi chép bài khi cô cúp cua, khăn lạnh khi học tổ…Tóm lại “tận tình chu đáo” đưa cậu lên cấp “ bồi tình” xuất sắc. Có sao, cách mạng vẫn dậy mục tiêu biện minh cho biện pháp , dù phải “đốt cháy cả dẫy Trường Sơn” cũng còn đốt, huống hồ cậu chỉ khom xuống ” bồi tình” hay “hầu tình” đã nhằm nhò gì ?
Quả nhiên chẳng bao lâu , cô tiểu thư đã trao chiếc Spacy cho cậu chở nàng trốn học vi vu Sàigòn vào vũ trường, thuê khách sạn cho cậu giở đủ trò đưa tiểu thư lên mây xanh. Chuyện đó không khó, cậu đã làm với vài cô thôn nữ tromg góc vườn, bờ tre đầy hứng thú. Lạ thay, trên giường nệm, máy lạnh, cậu lại miễn cưỡng , nhắm mắt nhắm mũi chiều tiểu thư . Khổ nỗi đòi hỏi của cô lại đa dạng và dai dẳng khiến cậu mệt lử cò bợ, xanh mét như lá lúa vẫn chưa được tha. Thôi đành, “tay không bắt giặc “ phải chịu , biết sao ?
Vài ngày lớp lại vắng bóng cậu và tiểu thư khiến thầy hiệu trưởng lập tức mật báo quan đầu tỉnh Quan gọi phu nhân đập bàn:” Bà quản lý con gái sao để nó bám theo thằng khố rách. Bố mẹ nó hạng nhân viên 3, cán sự 1, sui gia sao được ?”
Vài ngày lớp lại vắng bóng cậu và tiểu thư khiến thầy hiệu trưởng lập tức mật báo quan đầu tỉnh Quan gọi phu nhân đập bàn:” Bà quản lý con gái sao để nó bám theo thằng khố rách. Bố mẹ nó hạng nhân viên 3, cán sự 1, sui gia sao được ?”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét