VŨ HUY QUANG
Đệ Tứ Quốc Tế biểu tình '45 tại Saigon
III.“Lỗi lầm” của Trần Độc Tú
Theo Đường Bảo Lâm, Trần Độc Tú theo Cộng sản vì “lầm lẫn”. Thật ra, thuyết Trốt kýt của Trần có là do luận điểm tột cùng của ông về dân chủ, đế quốc và quan điểm xã hội của ông lớn dần lên từ king nghiệm cay đắng về thất bại mà do sự dàn xếp của phe Stalin làm ông vướng vào, trong cách mạng 1925-27. Kiểu trình bày của Đường là nói theo kiểu triết gia cấp tiến Hồ Thích trách Trần Độc Tú theo Cộng Sản vì lầm lẫn - sau khi ông đã bỏ Đại Học Bắc Kinh cùng xa cách nhóm bạn cũ. “Bốn bản văn” viết ngay trước khi ông sắp qua đời năm 1942, chứng tỏ ông là người xã hội chủ nghĩa cùng là người quốc tế chủ nghĩa, ngay trong nội dung là Trốt kýt. (Đọc: G.Benton, Chen Duxiu’s Last Articles and Letters). Như vậy thật là “lầm lẫn” khi bảo ông “theo Trốtkýt vì lỗi lầm, để rồi cuối đời lại trở về theo Dân chủ-Tư sản. “
IV.Hai Mặt
Đường không hề tỏ ý thương sót hoặc tán thành với vụ án dành cho các nạn nhân đối thủ của Stalin trong vụ án Moscow. Tại Trung Quốc cũng thế, Đường cũng thấy sai lầm khi lấy lời cung của những người Trốtkýt, theo Đường, để rồi trừ khử các nạn nhân, như vụ Dư Tín Đông (9), Hoàng Thạch Vệ (Wang shih-wei). Thế mà, Đường vẫn dùng những lời cung do nạn nhân bị thẩm vấn để làm chứng cớ chống họ, nhận là từ “phương pháp lấy cung khoa học” đối với các bị can trẻ bị chế độ Mao bắt trong năm 1952; Đường lại dùng những thú nhận ấy, để kết án bị cáo cùng các đồng chí của bị cáo về tội ác chính trị.(Khác nào như trên chứng từ của những thú tội đồng lọat ở Moscow thập niên 1930, bằng tra vấn của GPU mà Zinoviev, Bukharin…phải tự cung khai đã làm gián điệp cho Hitler, “chỉ vì những ý nghĩ điên cuồng của họ”.
Những chứng cứ Đường chọn đem ra, rất lạ, như đã được dùng trong thời kỳ những người được học tập ở Moscow đem về (như Khang Sinh và Vương Minh trước đó, (đầu 1930) đã dùng, và đã bị chính các nhà sử học ngay tại Trung quốc ngày nay gạt bỏ, về việc “Trốt kýt Trung quốc đòi hợp tác Quốc Dân Đảng”, là “điềm chỉ Cảnh sát”, “cộng tác với Nhật”. Lấy một thí dụ, những cung từ năm 1973 (sáu năm trước khi những người Trốt kýt được tha - hai mươi mốt năm sau khi họ bị bắt) mà người tù Dư Chấn Hoa khai, là Trốtkýt Bành Thuật Chi đã nói rằng, từng cộng tác với lãnh tụ cao cấp của QDĐ là Tôn Khoa (Sun Ke,i.e., Sun Fo), con Tôn Văn, đã quan tâm đặc biệt tới quỹ làm tờ báo Quizhen (“Cầu Chân” -Tìm chân lý) của Bành; nào là Bành còn nói là đã tìm gặp Tôn Khoa ở Quảng Châu trước khi đi HongKong năm 1949; rồi Trương Thư, một Trốtkýt phản bội làm cảnh sát cấp cao cho QDĐ ở Thượng Hải, đã bảo là cố che chống cho chúng tôi; và khai là chúng tôi (tôi và Trịnh Siêu Lân) cùng nói là chúng tôi cảm thấy rất an toàn, khi quân Nhật chiếm đóng Thượng Hải, vào đúng lúc mà Trần Qúy Chung bị Nhật sát hại!.
Trả lời cho những vu cáo như thế, đã có chính Dư Chấn Hoa nhìn nhận với Trịnh sau năm 1979, rằng bắt buộc phải nói như thế cho thẩm sát viên, chứ lúc ấy, anh ta “mới 13 tuổi ở Dự Châu lên tỉnh, có biết gì mà tố cáo ai.”
V.“Thất bại chủ nghĩa” và “Phản bội đất nước”
Đường Bảo Lâm không nhìn nhận cáo buộc kiểu Vương Minh và Khang Sinh cho Trần Độc Tú cùng Trốtkýt Trung quốc hành động như gián điệp “ăn tiền đế quốc Nhật”, nhưng ông ta có vẻ lại tin là người Trốtkýt (có lẽ trừ Trần Độc Tú) toàn là hành động theo ý Nhật. Ông ta cáo buộc Trốtkýt chỉ chủ trương Thất bại chủ nghĩa trước phong trào kháng Nhật, cùng truyên truyền trong Đảng Cộng sản chủ trương như thế, trong lúc QDĐ đang đối đầu với Đảng Cộng sản.
Ông ta vu cáo Trốtkýt Trung quốc là “cực Tả và phản động”. Thật ra, ông ta không hiểu (hay cố ý không muốn hiểu) quan điểm Trốtkýt trên chiến tranh Trung-Nhật; đặc biệt, ông ta diễn dịch sai về “Thất bại chủ nghĩa.”
Chính sách của người Trốt kýt Trung quốc căn cứ trên sự phân tách của Trốtky, như sau:
“Theo như tôi đã tuyên bố trên các báo chí Tư sản, thì bổn phận của toàn thể các tổ chức công nhân ở Trung quốc là tham gia tích cực và có mặt trên chiến tuyến trong cuộc chiến hiện nay với Nhật. Và không bỏ dở, không một lúc nào hết, chương trình riêng của mình cùng sự độc lập của mình…
Nhưng Tưởng Giới Thạch có đảm bảo chiến thắng được không? Tôi không tin. Chính ông ta, người tiến hành cuộc chiến hiện nay, chỉ huy nó. Để có thể thay thế ông này điều cần là phải chiếm được ảnh hưởng quyết định trên giai cấp vô sản cũng như trong quân đội, và đạt được điều ấy, người ta không cứ ngồi hóng mát mà có được, phải lao vào cuộc chiến. Chúng ta bắt buộc phải thắng trong cuộc chiếm lấy ảnh hưởng và uy tín của đấu tranh quân sự chống đế quốc xâm lăng, đồng thời chiếm phần thắng trong đấu tranh chính trị, vượt qua mọi nhược điểm, những thiếu sót cùng những lật lọng nội bộ. Đến chừng mực nào đó, chúng ta biết là không thể sửa chữa trước khi có vấn đề, sự đối lập chính trị này có khả năng, và phải, chuyển đổi thành đấu tranh vũ trang, vì nội chiến – cũng như các cuộc chiến khác - không gì khác hơn, chỉ .là cuộc đấu tranh chính trị kéo dài. Điều cần, là phải biết đến lúc nào thì chuyển biến đấu tranh chính trị thành đấu tranh võ trang”. (Nhấn mạnh trong nguyên tác: L.Trotsky, Đời Tôi, 467)
Vậy đó là chủ trương thất bại hay chủ trương phòng vệ? Câu trả lời không giản dị. Trong chính trịMácxít cũng như trong ngữ vựng Mácxít, chính sách này của Trốtky hoàn toàn mới. Cũng không phải là biểu trưng cho hình thức “phòng vệ chủ nghĩa” truyền thống, cũng không phải “thất bại chủ nghĩa” như thời Lênin áp dụng sau thế chiến thứ nhất. Tham gia vào cuộc chiến chống xâm lăng từ bên ngòai, lại vừa chuyển thành cuộc thay đổi lãnh đạo trong mặt trận kháng chiến, vừa bảo đảm có thắng lợi cách mạng – chính sách này rất gần với chủ nghĩa thất bại hơn là chủ nghĩa phòng vệ.
Và có sự khác biệt lớn giữa chủ nghĩa thất bại của Lênin và chủ nghĩa phòng vệ của Trốtky về Trung quốc thời kháng Nhật, vì điều sau không xa cách với kết qủa chiến tranh, nhưng không thể coi cách mạng nằm trong sự bảo đảm (không phải tiên quyết) của chiến thắng trong chiến tranh mà không đếm xỉa. (L.Trốtky là Dân ủy Ngoại giao, dự Hòa đàm Brest-Litovsk giữa Xôviết với Đức tháng Giêng, Hai 1918. Lênin đã ký hòa ước nhục nhã để có hòa bình, vì không thể thắng trong chiến tranh được – là thời kỳ “chủ nghĩa thất bại.” - Ng.D)
Cho nên hồi tưởng qúa khứ, tôi viết về vị trí lúc chiến tranh Trung-Nhật mà Trốtky đã nhỉn thấy, và chúng tôi đi theo cũng có thể gọi là “chủ nghĩa cách mạng chiến thắng” chứ không là chủ nghĩa thất bại.
Những điều trình bày ở trên đủ bác bỏ cáo buộc của Đường Bảo Lâm, rằng “Trốtkýt Trung quốc, dù xét trên khía cạnh khách quan, thì họ đã phục vụ cho đế quốc Nhật”.
Trốtky và những ngưới Trốtkýt Trung quốc dùng chính sách “chiến thắng chủ nghĩa” do từ sự việc về Trung-Nhật chiến tranh là một phần hậu qủa thất bại cách mạng lần 2 (1925-27) của Trung quốc; nó đã từ đống tro của sự thối nát cùng thương tật của chế độ Quốc Dân Đảng mà ra, thì không thểnào thắng quân Nhật được, nên cái chắc chắn nhất, cái bảo đảm nhất phải tiến hành là tổ chức công nhân cùng nông dân đứng lên dưới khẩu hiệu chính trị của chính họ.(Vì sau rốt, Uông Tinh Vệ chả đã thôi chống Nhật, trở thành bù nhìn cho Nhật; còn Tưởng thì chao đảo, chỉ tìm cách đầu hàng, hay sao?)
Đường Bảo Lâm còn muốn tố cáo nữa, rằng Trốtkýt áp dụng chủ nghĩa thất bại trước Đảng Cộng Sản Trung quốc trong thời nội chiến 1945-49, không có cơ sở nào cả.
VI.Nghị Hội Quốc Dân.
Đường Bảo Lâm chịu, không hiểu nổi tại sao Trốtkýt Trung quốc lại kêu gọi Nghị Hội Quốc Dân, sau năm 1927. Theo ông ta, Trốtkýt chúng tôi từ đầu đã “đau khổ vì ảo tưởng ĐCSTQ có thể chiếm chính quyền bằng cách vận động quần chúng đô thị vào phong trào Nghị Hội Quốc Dân.) Thật ra, tuy Trốtkýt chúng tôi kêu Quốc dân nghị hội thật, chỉ vì để cả nước thức tỉnh sự thất bại 1927, mà Stalin không chịu thừa nhận, vẫn cho rằng cách mạng trên đường thắng lợi, đang đi đúng hướng, còn đòi kêu gọi dân Trung quốc tiếp tục nổi dậy võ trang cùng thành lập Xôviết.
Theo Đường Bảo Lâm, Trốtkýt Trung quốc tập trung vào chuyện vô sản thành phố nên kêu gọi Nghị Hội Quốc Dân hầu lãnh đạo họ, bỏ qua nông dân; nên kết qủa chuyện này đã phải chôn vùi. Mao Trạch Đông thành công vì biết lãnh đạo nông dân tiến tới khởi nghĩa võ trang dưới khẩu hiệu thành lập Xôviết. Đường coi bộ như quên chuyện năm 1928, Mao than thở là Đảng CSTQ thiếu khẩu hiệu dân chủ, ông ta không thể cách gì làm nông dân nổi dậy được. Đường cũng quên luôn chuyện 1937, lần thứ nhì kết hợp Mặt trận thống nhất, đảng CS cũng kêu gọi Nghị hội quốc dân.
VII.Nô Lệ Quan Thầy.
Đường Bảo Lâm, tùy tiện quên chuyện các “chiêm tinh gia bằng vàng ròng” từ Moscow gửi đến, cùng các người nước ngoài nhưSneevliet, Borodin, Voitínki, Roy, Pavel Mif và Otto Braun để bôi nhọ Trốtkýt Trung quốc là “nô lệ quan thầy”, trên dẫn chứng là Tháng Chạp 1935, chúng tôi bầu Frank Glass, (bí danh Lý Phục Nhân, Li Furen) người gốc Anh quốc làm bí thư kiêm thủ qũy cho tổ chức. Theo Đường,
“Một chính đảng nhận trợ cấp của người ngọai quốc, còn bầu lên làm lãnh tụ, hiếm khi nào được sự chấp nhận mà còn bị bảo là “phản bội đất nước”, “đầu hàng”, “nô lệ”, “tay trong”…đại lọai như thế cũng đúng. Thế mà bọn Trốtkýt, coi quốc tế chủ nghĩa là cao hơn hết, cùng nghĩa vụ quốc tế là nhiệm vụ trọng hơn hết, tất nhiên chúng xem chuyện này là đương nhiên.” (10)
Đường có thể chống đỡ cho lý luận đó, rằng Frank Glass “hướng dẫn” người Trốtkýt bằng cách lờ đi và nhất định hủy bỏ ghi chép của chúng tôi, đã ghi lại hẳn hòi trong biên bản (mà Đường có thể tham khảo dễ dàng), rằng việc chúng tôi trao cho Frank Glass chỉ được xem là thuần “kỹ thuật”, không dính đến chính trị. Biên bản (bằng Anh ngữ) rất minh bạch chuyện này:
“Trần Qúy Chung [Chen Qichang, Chen Chi-chang) – Trong thời điểm này điều quan trọng là chức Bí thư -Thủ qũy của ban Chấp hành nên làm sao để có sự đoàn kết trong toàn thể hội viên. Cho nên tốt nhất là để CFG (Cộng sản F.Glass, viết tắt) đảm nhiệm.
Tính chất chức vụ này chỉ là bí thư, khi cần mới là phát biểu chính trị, hay khi cần thì nhiệm vụ là chuyện kỹ thuật, như trách nhiệm hộp thư, ghi biên bản, vân vân.
Hoàng Minh Nguyên [Hoàng Phần Du] -- chức vụ chỉ nên được xem là đảm nhiệm việc kỹ thuật, không nên dính vào những quyết định đường lối chính trị của đảng.” (11)
Đề nghị của tôi được tòan thể những người có mặt chấp thuận. (12)
Người Trốtkýt chúng tôi xem chức vụ bí thư như những người Bolshevik thời Lênin. Đối với người Bolshevik, đó là một chức vụ không dính đến chuyện gì quan trọng; đó “chỉ có tính kỹ thuật, không chính trị” (13) Chuyện xem chức bí thư có tính chính trị, chỉ có từ khi Stalin và những người Stali-niêng tạo ra (chức “thủ lĩnh chính trị thứ nhất”). Rất xa là chuyện Frank Glass có thể là lãnh tụ, Glass chỉ là quản trị viên kỹ thuật.(14)
Thực sự, thì Frank Glass đảm nhiệm chức này trong 15 tháng, với hai điều. Anh đích là người thủ qũy, người nhậy chuyện “kỹ thuật”, cũng có nghĩa rằng anh là người đóng góp nhiều nhất cho tài chánh sinh hoạt ra báo; anh trông việc giao dịch thư từ cho chúng tôi, là “hộp thư”, liên lạc với những Trốtkýt khác ở hải ngoại. Sau khi rời Thượng Hải, người thay anh là Jack Belden (anh này không là Trốtkýt, chỉ là bạn của Glass) thay thế làm “hộp thư”. (Tôi còn nhớ không lầm, tôi được anh chuyển giao một lần khi tôi có thư).
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét