(tiếp theo)
Những lần trước, cầm bảng xếp hạng về xin chữ ký, tôi chỉ băn khoăn trước lúc trao cho cụ thân sinh trong vòng nửa giờ. Và sau khi nghe bài "luân lý giáo khoa thư" của cụ chừng mươi mười lăm phút là tôi đã lại chứng nào tật ấy. Nhưng trường hợp của Hòa vừa xẩy ra khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn. Những lời khuyên bảo của cụ tôi như lại vẳng lên, có khi giận dữ, có khi ngọt ngào, nhiều lần trước cái tính lì lợm lười biếng của tôi, cụ nói chán rồi trở thành giận hờn: "Có thân thì lo đấy. Không biết lo thân, sau này ra đầu đường xó chợ, đừng có oán ai hết nhớ".
Thông thường, bảng ghi điểm đem về nhà, phụ huynh chỉ cần ký tên là đủ. Nhưng đối với cụ tôi thì khác, trước khi ký tên, bao giờ cụ cũng viết thêm lời phê gồm nhiều điều. Tháng nào tôi đứng hạng vừa vừa thì cụ phê ngọt ngào :" Hãy biết chăm chỉ học hành để khỏi phụ công ơn của thấy giáo và lòng kỳ vọng của cha mẹ". Tháng nào giận quá, cụ chỉ vắn tắt có một câu : "Bé không học, lớn làm gì ?"
Trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng của tôi thật rối bời. Một mặt, tôi đã thấy rõ sự bê bết của tôi trong lớp học. Mặt khác, việc sáng tác văn chương đối với tôi vẫn có sự hấp dẫn lạ kỳ. Trước khi có vụ của Hòa xẩy ra, tôi đã lựa chọn văn chương để vùi đầu vào sáng tác, lòng không chút thắc mắc. Nhưng bây giờ thì tôi phải xét lại.
Sau nhiều giây phút đắn đo, tôi đã tìm được giải pháp dung hòa. Nghĩa là không bỏ cái này mà cũng không chỉ mài miệt với cái kia.
Tôi đã thiết lập một thời khắc biểu như sau :
Sáng :
6 giờ : Dậy.
6g-6g30 : Tập thể dục.
7g-10g : Học bài, làm bài (nếu đã thuộc bài trước hạn định thì đi chơi)
Chiều :
Đi học.
Tối :
7g30 -9g : Học bài làm bài.
(Sau 9 giờ, nếu có ý gì để sáng tác thì ngồi viết đến 11giờ. Nếu không thì lôi truyện ra đọc)
Ngay dưới tấm bảng ghi Thời Khắc Biểu, tôi còn tự "trấn an" mình bằng cách kẻ thêm một câu Pháp ngữ vốn thông dụng trong giới học trò thời đó : " Vouloir c'est Pouvoir" (dịch quá lên, thì ra là : Muốn là Được!")
Việc tu chỉnh lại lề lối làm việc đã khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều. Kết quả đầu tiên ngay trước mắt, không phải chờ đợi chi xa xôi lâu lắc, là bài Sử Ký của thầy Huỳnh cho tuần trước, tôi đã học thuộc trơn tru một cách hiếm có. Bao nhiêu niên biểu, bao nhiêu tên các nhân vật lịch sử, bao nhiêu địa danh, toàn là những thứ khó nhai, vậy mà tôi đã vượt qua một cách dễ dàng.
Hóa ra việc học không thật sự buồn chán như từ lâu tôi đã từng nghĩ như thế. Vấn đề cốt yếu là tôi đã tách rời được việc học ra khỏi những mối cảm nghĩ bùng nhùng cứ theo đuổi tôi ở bất kỳ công việc nào trong ngày. Như thể, trong những ngày trước, khi đang làm bài Toán thì tôi lại lo nghĩ vẩn vơ đến bài Cách Trí chưa học. Thế là tôi bỏ vở Toán, đi lấy vở Cách Trí ra coi. Nhưng mới chỉ liếc qua được vài ba trang, giữa những dòng chữ buồn nản của bài học, tôi lại thấy nẩy ra những lời những ý mà tôi đang sắp xếp cho một câu chuyện sắp sáng tác. Rồi cơn hứng trỗi lên, tôi đã bỏ cả Toán lẫn Cách Trí để xé vở xoàn xoạt ra ngồi viết câu mở đầu cho tác phẩm. Rồi câu mở đầu còn đang lủng củng giữa lời và ý thì bài Toán đố lại hiện ra xen với cặp mắt sắc như dao của thầy Huỳnh cùng nét bút đỏ của thầy vẫn thường ghi con số zéro to, tròn, mầu đỏ như son trong cột điểm.
Thế là bao nhiêu hứng thú bỗng tiêu tan, tôi lại trở về đánh vật với bài Toán đố. Thường thường thời giờ của tôi đã trôi qua rất mau vì cái cảnh loay hoay như thế, mà cuối cùng thì bài Toán cũng không tìm ra đáp số, bài Cách Trí không thuộc và đến cả cái truyện muốn viết cũng chẳng bôi ra được quá nửa trang. Cho nên cái sáng kiến lập “Thời khắc biểu” đã cứu nguy tôi ra khỏi cảnh loay hoay đó. Thời giờ đã ấn định rõ ràng, nên định làm việc gì thì tôi chỉ chuyên tâm vào việc đó. Tôi thấy thảnh thơi và giải quyết công việc một cách dễ dàng hơn.
Chiều hôm ấy, một lần hiếm có trong đời cắp sách, tôi mong cho kẻng mau đánh sớm báo giờ vào học. Và cũng là một lần hiếm có tôi dám ngang nhiên nhìn thẳng vào ánh mắt sắc lẻm của thầy Huỳnh. Những buổi khác, giờ khác thì ôi chao, mỗi lần thầy chiếu tướng xuống khu xóm chỗ tôi ngồi là y như tôi vờ quệt mũi hay dụi mắt, hay làm một cái gì đó để nhìn lảng đi chỗ khác.
Vào giờ học, kẻ bị truy bài đầu tiên là một anh mang vần A ngồi ở đầu bàn. Anh ta ậm ọe được hai dòng đầu thì đã bị thầy xách cái tai lên, xoắn cho ba vòng rồi đẩy tuốt vô góc lớp chờ đủ "túc số" sẽ được đem ra "làm lông" luôn thể.
Anh thứ hai ngồi ngay bàn phía trên của tôi, đang rì rầm ôn bài học như một nhà tu hành chính hiệu tụng kinh, lúc bị kêu đến tên, anh giật bắn người lên, hai tay run quá đến nỗi đánh rớt cuốn vở đến hai lần. Tới lúc phải quay mặt nhìn xuống lớp học để trả bài thì anh ta tịt mít như pháo tịt ngòi, hầu như chưa hề có một chữ nào lọt vô đầu mình hết. Giỏ câu của thầy Huỳnh thế là lại thêm một "chú" nũa.
Tội nhân thứ ba bị ra trước vành móng ngựa đích danh là văn sĩ kiếm hiệp của bổn báo Bút Học Trò. Lúc cái tên "Đỗ Hòa" được xướng lên thì Hòa mới cuống quýt đi lục vở. (Cử chỉ này của Hòa làm tôi nể hắn luôn, vì chắc hắn phải thuộc bài lầu lầu nên mới không cần mang vở ra ôn lại trước khi thầy Huỳnh gọi học trò lên trả bài).
Sự chờ đợi của thầy làm hắn ta hơi luống cuống. Hắn bới mãi trong hộc bàn mới tìm ra cuốn vở xẹp lép (chắc xé lấy ruột để làm báo nhiều dữ). Cuốn vở nằm giữa các tập truyện toàn là những thứ như Thuyết Đường, Thủy Hử, Thất Quốc Chí, La Thông Tảo Bắc…v..v…
Tập vở mỏng của Hòa bị thầy Huỳnh "úm" ngay khi hắn vừa khép nép để trên mặt bàn. Thầy phát giác ra ở 2 mặt bìa trong Hòa đã vẽ toàn tranh kiếm hiệp. Tranh nào cũng diễn tả hai kiếm khách giao đấu với nhau, một bên là tráng sĩ chít khăn võ sinh, ở mang tai có gài một bông hoa, ngón tay trỏ của tráng sĩ đang phun ra một luồng kiếm quang. Còn bên kia là một đại hán, mặt đen sì, râu chổi sể đang phun ở mồm ra một luồng kiếm quang khác, mé bên dưới bàn tay của đại hán còn phóng ra bốn, năm cái ám khí, toàn một loại "hắc kim tiêu" mà Hòa đã có lần giải thích với tôi rằng đó là những mũi tên vàng có tẩm thuốc cực độc !
Nhưng thầy Huỳnh chưa kịp ban ra hình phạt thì Hòa đã liến láu cất giọng đọc bài. Hắn tuôn một hơi toàn thể bài học nghe rất chơn chu không hề ngấp ngứ hay vấp váp. Quả là đáng nể thật, đây hẳn là thành quả của cái sự giã từ nghề văn, nghiệp báo của hắn ta. Điều này đã khiến cho thầy Huỳnh tỏ ra hài lòng, rất hài lòng. Cặp mắt sắc như dao của thầy trước đang nhíu lại vì sự giữ gìn sách vở bê bối của Hòa, bây giờ đang giãn ra một cách thấy rõ. Với vẻ tươi tỉnh hài lòng hiện trên nét mặt cương nghị , thầy ngoạch cho Hòa một con số vào trong sổ điểm.
Lợi dụng lúc thầy đang vui, tên Hiệp ngồi ở bàn đầu nhổm ngay lên, ngó thật nhanh, rồi quay lại xòe 7 ngón tay cho tất cả bọn tôi được rõ. Chà ! 7 điểm bài học đối với thầy Huỳnh là một sự chi tiêu hoang phí. Đó là một chuyện lạ vì thông thường, thầy chỉ cho tới 6 điểm là cùng. Cái lạ đó làm cho bọn chúng tôi hơi ồn ào. Sự ồn ào khiến thầy vụt ngẩng lên, bắt gặp đúng lúc tên Hiệp đang múa tay làm trò. Thế là cu cậu bị túm ngay lên bảng.
Thầy xách cái tai của Hiệp lên và hỏi :
- Làm cái trò gì thế ?
Hiệp đau quá chỉ trả lời được bằng những tiếng "ái..ối…con lậy thầy…" nghe vang cả lớp. Cả bọn chúng tôi được hưởng một màn vui thú bất ngờ nên đứa nào cũng cười khoái chí nhìn Hiệp đang chịu cơn hoạn nạn với tất cả vẻ hả hê, như quên phắt hẳn cái công của Hiệp là đã gồng mình lên, dòm trộm sổ điểm và thông báo cho biết về số điểm của Hòa. Đã thế, còn có đứa độc mồm xúi thêm : "Nữa đi thầy !".
Nhưng rồi màn vui chợt tắt ngóm khi cả lớp nhìn thấy mặt của Hiệp trở nên đỏ rừ, cái mồm méo đi, và hai hàng mi đã bắt đầu trào nước mắt. Bầu không khí vui vẻ chỉ ùa lên như một cơn gió thoảng rồi vụt trở lại nặng nề cho đến khi tất cả lớp trở nên im phăng phắc, thầy mới buông cái tai của Hiệp ra. Một bên vành tai của hắn bây giờ không còn là mầu đỏ nữa mà đã ngả sang mầu tím.
Ôi chà ! Tôi cũng đã có lần được nếm cái mùi đi ô-tô-ray này rồi (autorail=một loại xe lửa chạy bằng dầu cặn, nhanh và êm hơn loại chạy bằng hơi nước nhiều). Tai tôi đã bị ù lên suốt một ngày trời. Vành tai buốt thon thót. Còn kinh khủng hơn là ngồi trên ô-tô-ray mở hết cửa sổ cho gió lùa vào tai khi tầu phóng với tốc độ trên trăm cây số giờ. Đó là cách ví von của bọn chúng tôi thời ấy, chứ thật ra, cả đời chúng tôi đã được bước chân lên ô-tô-ray bao giờ đâu ?
Sau hình phạt ấy, thầy Huỳnh gấp sổ điểm lại, không truy bài nữa. Cả lớp thở phào như vừa cất được gánh nặng. Chỉ có riêng tôi là tiếc đùi đụi. Lâu lắm tôi mới thuộc bài trơn tru một lần. Lâu lắm tôi mới lại có cảm giác nhấp nhổm chỉ mong cho ngòi bút đỏ của thầy dò xuống vần T. ở cuối sổ điểm. Vậy mà không được thi thố tài năng để kiếm con 7 ngon ơ thì có phải là phí của giời không. Thế là toi một lần học thuộc bài cẩn thận, rõ uổng vô cùng.
Buổi tan học hôm ấy, tôi vẫn đi bên Hòa và nói :
- Bài Sử ký, tớ cũng thuộc lầu.
Thông thường, bảng ghi điểm đem về nhà, phụ huynh chỉ cần ký tên là đủ. Nhưng đối với cụ tôi thì khác, trước khi ký tên, bao giờ cụ cũng viết thêm lời phê gồm nhiều điều. Tháng nào tôi đứng hạng vừa vừa thì cụ phê ngọt ngào :" Hãy biết chăm chỉ học hành để khỏi phụ công ơn của thấy giáo và lòng kỳ vọng của cha mẹ". Tháng nào giận quá, cụ chỉ vắn tắt có một câu : "Bé không học, lớn làm gì ?"
Trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng của tôi thật rối bời. Một mặt, tôi đã thấy rõ sự bê bết của tôi trong lớp học. Mặt khác, việc sáng tác văn chương đối với tôi vẫn có sự hấp dẫn lạ kỳ. Trước khi có vụ của Hòa xẩy ra, tôi đã lựa chọn văn chương để vùi đầu vào sáng tác, lòng không chút thắc mắc. Nhưng bây giờ thì tôi phải xét lại.
Sau nhiều giây phút đắn đo, tôi đã tìm được giải pháp dung hòa. Nghĩa là không bỏ cái này mà cũng không chỉ mài miệt với cái kia.
Tôi đã thiết lập một thời khắc biểu như sau :
Sáng :
6 giờ : Dậy.
6g-6g30 : Tập thể dục.
7g-10g : Học bài, làm bài (nếu đã thuộc bài trước hạn định thì đi chơi)
Chiều :
Đi học.
Tối :
7g30 -9g : Học bài làm bài.
(Sau 9 giờ, nếu có ý gì để sáng tác thì ngồi viết đến 11giờ. Nếu không thì lôi truyện ra đọc)
Ngay dưới tấm bảng ghi Thời Khắc Biểu, tôi còn tự "trấn an" mình bằng cách kẻ thêm một câu Pháp ngữ vốn thông dụng trong giới học trò thời đó : " Vouloir c'est Pouvoir" (dịch quá lên, thì ra là : Muốn là Được!")
Việc tu chỉnh lại lề lối làm việc đã khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều. Kết quả đầu tiên ngay trước mắt, không phải chờ đợi chi xa xôi lâu lắc, là bài Sử Ký của thầy Huỳnh cho tuần trước, tôi đã học thuộc trơn tru một cách hiếm có. Bao nhiêu niên biểu, bao nhiêu tên các nhân vật lịch sử, bao nhiêu địa danh, toàn là những thứ khó nhai, vậy mà tôi đã vượt qua một cách dễ dàng.
Hóa ra việc học không thật sự buồn chán như từ lâu tôi đã từng nghĩ như thế. Vấn đề cốt yếu là tôi đã tách rời được việc học ra khỏi những mối cảm nghĩ bùng nhùng cứ theo đuổi tôi ở bất kỳ công việc nào trong ngày. Như thể, trong những ngày trước, khi đang làm bài Toán thì tôi lại lo nghĩ vẩn vơ đến bài Cách Trí chưa học. Thế là tôi bỏ vở Toán, đi lấy vở Cách Trí ra coi. Nhưng mới chỉ liếc qua được vài ba trang, giữa những dòng chữ buồn nản của bài học, tôi lại thấy nẩy ra những lời những ý mà tôi đang sắp xếp cho một câu chuyện sắp sáng tác. Rồi cơn hứng trỗi lên, tôi đã bỏ cả Toán lẫn Cách Trí để xé vở xoàn xoạt ra ngồi viết câu mở đầu cho tác phẩm. Rồi câu mở đầu còn đang lủng củng giữa lời và ý thì bài Toán đố lại hiện ra xen với cặp mắt sắc như dao của thầy Huỳnh cùng nét bút đỏ của thầy vẫn thường ghi con số zéro to, tròn, mầu đỏ như son trong cột điểm.
Thế là bao nhiêu hứng thú bỗng tiêu tan, tôi lại trở về đánh vật với bài Toán đố. Thường thường thời giờ của tôi đã trôi qua rất mau vì cái cảnh loay hoay như thế, mà cuối cùng thì bài Toán cũng không tìm ra đáp số, bài Cách Trí không thuộc và đến cả cái truyện muốn viết cũng chẳng bôi ra được quá nửa trang. Cho nên cái sáng kiến lập “Thời khắc biểu” đã cứu nguy tôi ra khỏi cảnh loay hoay đó. Thời giờ đã ấn định rõ ràng, nên định làm việc gì thì tôi chỉ chuyên tâm vào việc đó. Tôi thấy thảnh thơi và giải quyết công việc một cách dễ dàng hơn.
Chiều hôm ấy, một lần hiếm có trong đời cắp sách, tôi mong cho kẻng mau đánh sớm báo giờ vào học. Và cũng là một lần hiếm có tôi dám ngang nhiên nhìn thẳng vào ánh mắt sắc lẻm của thầy Huỳnh. Những buổi khác, giờ khác thì ôi chao, mỗi lần thầy chiếu tướng xuống khu xóm chỗ tôi ngồi là y như tôi vờ quệt mũi hay dụi mắt, hay làm một cái gì đó để nhìn lảng đi chỗ khác.
Vào giờ học, kẻ bị truy bài đầu tiên là một anh mang vần A ngồi ở đầu bàn. Anh ta ậm ọe được hai dòng đầu thì đã bị thầy xách cái tai lên, xoắn cho ba vòng rồi đẩy tuốt vô góc lớp chờ đủ "túc số" sẽ được đem ra "làm lông" luôn thể.
Anh thứ hai ngồi ngay bàn phía trên của tôi, đang rì rầm ôn bài học như một nhà tu hành chính hiệu tụng kinh, lúc bị kêu đến tên, anh giật bắn người lên, hai tay run quá đến nỗi đánh rớt cuốn vở đến hai lần. Tới lúc phải quay mặt nhìn xuống lớp học để trả bài thì anh ta tịt mít như pháo tịt ngòi, hầu như chưa hề có một chữ nào lọt vô đầu mình hết. Giỏ câu của thầy Huỳnh thế là lại thêm một "chú" nũa.
Tội nhân thứ ba bị ra trước vành móng ngựa đích danh là văn sĩ kiếm hiệp của bổn báo Bút Học Trò. Lúc cái tên "Đỗ Hòa" được xướng lên thì Hòa mới cuống quýt đi lục vở. (Cử chỉ này của Hòa làm tôi nể hắn luôn, vì chắc hắn phải thuộc bài lầu lầu nên mới không cần mang vở ra ôn lại trước khi thầy Huỳnh gọi học trò lên trả bài).
Sự chờ đợi của thầy làm hắn ta hơi luống cuống. Hắn bới mãi trong hộc bàn mới tìm ra cuốn vở xẹp lép (chắc xé lấy ruột để làm báo nhiều dữ). Cuốn vở nằm giữa các tập truyện toàn là những thứ như Thuyết Đường, Thủy Hử, Thất Quốc Chí, La Thông Tảo Bắc…v..v…
Tập vở mỏng của Hòa bị thầy Huỳnh "úm" ngay khi hắn vừa khép nép để trên mặt bàn. Thầy phát giác ra ở 2 mặt bìa trong Hòa đã vẽ toàn tranh kiếm hiệp. Tranh nào cũng diễn tả hai kiếm khách giao đấu với nhau, một bên là tráng sĩ chít khăn võ sinh, ở mang tai có gài một bông hoa, ngón tay trỏ của tráng sĩ đang phun ra một luồng kiếm quang. Còn bên kia là một đại hán, mặt đen sì, râu chổi sể đang phun ở mồm ra một luồng kiếm quang khác, mé bên dưới bàn tay của đại hán còn phóng ra bốn, năm cái ám khí, toàn một loại "hắc kim tiêu" mà Hòa đã có lần giải thích với tôi rằng đó là những mũi tên vàng có tẩm thuốc cực độc !
Nhưng thầy Huỳnh chưa kịp ban ra hình phạt thì Hòa đã liến láu cất giọng đọc bài. Hắn tuôn một hơi toàn thể bài học nghe rất chơn chu không hề ngấp ngứ hay vấp váp. Quả là đáng nể thật, đây hẳn là thành quả của cái sự giã từ nghề văn, nghiệp báo của hắn ta. Điều này đã khiến cho thầy Huỳnh tỏ ra hài lòng, rất hài lòng. Cặp mắt sắc như dao của thầy trước đang nhíu lại vì sự giữ gìn sách vở bê bối của Hòa, bây giờ đang giãn ra một cách thấy rõ. Với vẻ tươi tỉnh hài lòng hiện trên nét mặt cương nghị , thầy ngoạch cho Hòa một con số vào trong sổ điểm.
Lợi dụng lúc thầy đang vui, tên Hiệp ngồi ở bàn đầu nhổm ngay lên, ngó thật nhanh, rồi quay lại xòe 7 ngón tay cho tất cả bọn tôi được rõ. Chà ! 7 điểm bài học đối với thầy Huỳnh là một sự chi tiêu hoang phí. Đó là một chuyện lạ vì thông thường, thầy chỉ cho tới 6 điểm là cùng. Cái lạ đó làm cho bọn chúng tôi hơi ồn ào. Sự ồn ào khiến thầy vụt ngẩng lên, bắt gặp đúng lúc tên Hiệp đang múa tay làm trò. Thế là cu cậu bị túm ngay lên bảng.
Thầy xách cái tai của Hiệp lên và hỏi :
- Làm cái trò gì thế ?
Hiệp đau quá chỉ trả lời được bằng những tiếng "ái..ối…con lậy thầy…" nghe vang cả lớp. Cả bọn chúng tôi được hưởng một màn vui thú bất ngờ nên đứa nào cũng cười khoái chí nhìn Hiệp đang chịu cơn hoạn nạn với tất cả vẻ hả hê, như quên phắt hẳn cái công của Hiệp là đã gồng mình lên, dòm trộm sổ điểm và thông báo cho biết về số điểm của Hòa. Đã thế, còn có đứa độc mồm xúi thêm : "Nữa đi thầy !".
Nhưng rồi màn vui chợt tắt ngóm khi cả lớp nhìn thấy mặt của Hiệp trở nên đỏ rừ, cái mồm méo đi, và hai hàng mi đã bắt đầu trào nước mắt. Bầu không khí vui vẻ chỉ ùa lên như một cơn gió thoảng rồi vụt trở lại nặng nề cho đến khi tất cả lớp trở nên im phăng phắc, thầy mới buông cái tai của Hiệp ra. Một bên vành tai của hắn bây giờ không còn là mầu đỏ nữa mà đã ngả sang mầu tím.
Ôi chà ! Tôi cũng đã có lần được nếm cái mùi đi ô-tô-ray này rồi (autorail=một loại xe lửa chạy bằng dầu cặn, nhanh và êm hơn loại chạy bằng hơi nước nhiều). Tai tôi đã bị ù lên suốt một ngày trời. Vành tai buốt thon thót. Còn kinh khủng hơn là ngồi trên ô-tô-ray mở hết cửa sổ cho gió lùa vào tai khi tầu phóng với tốc độ trên trăm cây số giờ. Đó là cách ví von của bọn chúng tôi thời ấy, chứ thật ra, cả đời chúng tôi đã được bước chân lên ô-tô-ray bao giờ đâu ?
Sau hình phạt ấy, thầy Huỳnh gấp sổ điểm lại, không truy bài nữa. Cả lớp thở phào như vừa cất được gánh nặng. Chỉ có riêng tôi là tiếc đùi đụi. Lâu lắm tôi mới thuộc bài trơn tru một lần. Lâu lắm tôi mới lại có cảm giác nhấp nhổm chỉ mong cho ngòi bút đỏ của thầy dò xuống vần T. ở cuối sổ điểm. Vậy mà không được thi thố tài năng để kiếm con 7 ngon ơ thì có phải là phí của giời không. Thế là toi một lần học thuộc bài cẩn thận, rõ uổng vô cùng.
Buổi tan học hôm ấy, tôi vẫn đi bên Hòa và nói :
- Bài Sử ký, tớ cũng thuộc lầu.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét