(tiếp theo)
Một tấm ván gỗ được bọn hải tặc đặt nối giữa hai chiếc tàu nầy. Hai gã thủy thủ từ con tàu mới đến bước sang con tàu bên này và cùng những gã hải tặc đến nhìn chúng tôi trong chốc lát. Chúng trò chuyện với nhau rồi đi thẳng về phía đằng sau ca bin con tàu và sau đó lùa ra một số đàn bà-con gái của ghe chúng tôi đi sang chiếc tàu lớn đó. Cả thẩy là mười người và trời ơi! có cả Ánh Phương, Mỹ An và vợ các tài công của chiếc ghe nữa. Tất cả họ giờ đã trông thấy rõ bọn chúng tôi trong tình cảnh tay chân đang bị trói chặt, ngồi thành một đám ngay tại mặt sàn tàu. Họ đã hiểu sự việc của cả ghe nên kêu gào và than khóc thảm thiết. Tiếng kêu cứu của Ánh Phương vọng đến tai tôi và cả hai chúng tôi đã trông thấy nhau. Đôi mắt Ánh Phương thảng thốt, tay chân nàng chới với vẫy tôi cùng tiếng nói: " Anh Vũ, anh Vũ ơi...". Tôi làm gì được cho nàng bây giờ đây? Tôi buồn bã đưa mắt nhìn Ánh Phương cùng Mỹ An và những phụ nữ khác đang từng bước đi lần sang con tàu mới. Khi họ đi qua con tàu mới xong, đám hải tặc chờ sẵn ở bên tàu đó đã lùa cả bọn họ vào hết trong ca bin tàu. Ngay sau đó, con tàu Thái Lan mới này từ từ tách ra và chạy mất dạng.
Đó là lần cuối cùng (cho đến tận bây giờ) tôi trông thấy Ánh Phương bằng xương bằng thịt.
Bắt đi mười người trên ghe chúng tôi vậy thì còn tám người nữa của đám đàn bà-con gái vẫn còn ở dưới hầm tàu và trong số này có cả cô Hồng thu Lan. Chuyện gì sẽ xẩy ra cho Ánh Phương, Mỹ An và đám phụ nữ trên chiếc tàu mới vừa chạy đi? Số phần nam nữ chúng tôi còn lại ở con tàu này sẽ ra sao đây? Bây giờ trời đã gần chiều và mây trôi từ nơi xa về che kín nhiều chỗ trên bầu trời. Đám hải tặc Thái Lan đột nhiên kéo ra hết trên mặt sàn tàu. Chúng tản ra, ba gã leo xuống ghe chúng tôi và bốn tên còn lại đứng trên mặt sàn tàu ngay chỗ chúng tôi. Bọn nầy định giở trò gì đây? Rồi lần lượt cứ hai gã hải tặc khiêng một người chúng tôi vất xuống cho hai gã khác đứng dưới ghe đón bắt lấy. Cứ đón được người nào trong đám nam giới chúng tôi thì hai gã hải tặc vất nằm lăn quay trên mặt sàn ghe. Đến phiên tôi, chúng khiêng thật nhẹ nhàng và vất cái vù xuống cho hai gã đồng bọn. Tôi nhắm mắt vì sợ hai gã ở dưới ghe đón hụt tay. Rủi mà như vậy thì mạng tôi sẽ đi đứt vì bị lọt ngay xuống biển. Nếu thân tôi, đầu tôi không đập vào thành ghe thì cũng làm mồi cho Hà Bá. Chắc chắn là như vậy vì tay chân bị trói chặt thì làm sao mà bơi được. Nhưng không. Các gã hải tặc Thái Lan này quá khoẻ mạnh. Chúng thẩy và bắt thân của 32 người nam giới chúng tôi thật gọn ghẽ, dễ dàng như người chơi bóng bắt trái banh vậy. Chúng tôi bị vất nằm hoặc ngồi đè cả lên nhau và lên cả đống hành lý, quần áo mà bọn hải tặc đã lục soát từ các túi xách vứt ra đang nằm vương vãi đầy trên mặt sàn ghe. Nhìn trên ghe rồi nhìn vào trong buồng lái, tôi thấy cháu trai con chị Ân ngồi sẵn ở đó từ lúc nào không biết. Cháu trai này tuy 14 tuổi nhưng thân hình nhỏ đẹt như một cháu bé mới 11 tuổi. Không biết khi bọn hải tặc lùa tất cả 18 phụ nữ lên con tàu lớn, chúng có bắt cháu lên theo chị Ân hay là chúng vẫn để cháu ngồi một mình ở dưới chiếc ghe này?
Tiếng máy tàu chợt nổ lớn hơn và con tàu Thái Lan bắt đầu chạy, kéo ghe chúng tôi theo sau nó. Lần này thì tàu hải tặc chạy ở tốc độ bình thường và khoảng một giờ đồng hồ sau đó, tôi bắt đầu trông thấy bóng dáng các hòn đảo nằm ở xa xa. Chúng định làm gì chúng tôi đây? Trời đã về chiều, mây từ xa kéo đến càng lúc càng nhiều hơn làm cho bầu trời thêm xám xịt. Trời sắp mưa đến nơi rồi đây. Những hòn đảo đến gần chúng tôi hơn và rồi bọn hải tặc cho tàu chạy đến một đảo xa nhất. Đảo nầy khác với hòn đảo ngày hôm qua khi ghe chúng tôi ghé vào. Đến gần đảo, bọn hải tặc trên tàu đã cắt dây kéo để mặc chiếc ghe chúng tôi rồi chúng quay đầu con tàu và bỏ chạy ra khá xa. Tiếng anh Tấn thét lớn: " Nó chạy lấy đà để húc vào ghe mình đó " và rồi có tiếng người khác gọi cháu bé trai con chị Ân trong buồng lái ra giúp cởi dây trói. Sau đó chúng tôi lần lượt cởi dây cho nhau và lo lắng nhìn bóng con tàu ở tuốt đằng xa tự hỏi nếu bọn hải tặc quay lại để húc chìm chiếc ghe nầy thì chúng tôi sẽ phải làm gì đây? Ai cũng nói cố gắng phải bơi vào bờ vì hòn đảo cũng không xa lắm. Nó húc ghe mình xong người nào còn bơi trên biển thì nó sẽ chạy tàu qua, cán cho chết luôn đó. Nhưng con tàu hải tặc càng lúc càng xa tít rồi nó mất dạng dưới đường chân trời. Như vậy, bọn hải tặc đã bắt đi luôn số nữ giới còn kẹt trong tàu và bỏ mặc chúng tôi trên chiếc ghe hư hỏng nằm gần hòn đảo này.
Anh Tấn hối mọi người lấy những thanh ván ghe mà bọn hải tặc đã nạy banh ra khi chúng lục soát ghe ban nãy để làm các mái chèo ghe mà chạy vào hòn đảo. Hòn đảo này tuy trông rất gần nhưng chúng tôi cũng phải chật vật cả tiếng đồng hồ mới chèo chiếc ghe vào sát bờ được. Kiếm được chỗ cạn có bờ cát thoai thoải, chúng tôi cho ghe ghé vào. Các tài công liền nối những đoạn dây trói của từng người chúng tôi lại với nhau thành một sợi khá dài và họ đã cột chiếc ghe này nối vào một cành cây ở trên bờ đảo. Không có mỏ neo, một tài công tìm một hòn đá khá nặng và cột dây vào hòn đá đó để neo chiếc ghe đứng lại phòng hờ ghe trôi mất khi gặp nước triều lên hoặc xuống. Chúng tôi bắt đầu bới tìm lại túi xách, tư trang của mình trong số đồ đạc vương vãi mà bọn hải tặc vất đầy trên mặt sàn và dưới khoang hầm ghe. Tôi tìm được túi xách, quần áo của tôi rồi cả túi xách và áo quần của Ánh Phương nữa. Các giấy tờ của Ánh Phương nằm vương vãi trong túi xách vì bị bọn hải tặc lục soát. Tôi gom tất cả, bỏ trở lại vào cái bóp nhỏ của nàng và khoác các túi xách này lên vai rồi cùng những người khác, rời khỏi chiếc ghe, bước lội từng bước một để vào bờ.
Chúng tôi đổ bộ lên đảo nầy với cả một sự mệt mỏi từ thể xác đến tinh thần. Chỉ có một ngày hôm nay thôi mà có quá nhiều chuyện xẩy đến với chúng tôi. Từ những phấn khởi khi nghĩ ghe tuy bị hỏng máy nhưng may gặp tàu đánh cá Thái Lan giúp sẽ sắp sửa cặp bếnBangkok sớm cho đến nỗi kinh khiếp khi bị lừa bắt trói trên boong tàu của chúng. Lúc đó ai cũng nghĩ mình sắp chết đến nơi. Giờ đây, chiếc ghe chúng tôi quay lại hòn đảo với hoàn cảnh còn tệ lậu hơn lúc trước nữa. Không ai buồn nói với ai một lời. Ai cũng một tâm trạng buồn bã. Bước dọc theo bờ cát, đến một mặt đá lớn bằng phẳng, tôi vất các túi xách và nằm vật ra đó. Một lát sau, Dũng bước đến và cũng nằm xuống gần ngay bên tôi. Dũng cũng cầm túi xách của nó và của Mỹ An. Tôi quay qua nhìn Dũng, mắt nó nhắm nghiền, nằm đó trong im lặng. Trải qua cảnh này ai mà không như vậy. Tôi biết nó cũng mệt mỏi như tôi. Gần đó không xa, những người đến trước đến sau đều tìm một chỗ nằm đây đó gần bên nhau trên các mặt đá phẳng. Không ai có cảm giác đói khát gì cả mà chỉ một nỗi lo sợ, thất vọng pha lẫn chán chường và mệt mỏi.
Trời bắt đầu tối rồi tối hẳn. Tất cả chúng tôi nằm yên lặng trên các tảng đá như vậy và giấc ngủ dần dần đến với mọi người. Nửa khuya về sáng, trời đổ cơn mưa nhưng chúng tôi vẫn nằm im ngủ như vậy, bất chấp mưa rơi trên mặt và thấm ướt áo quần của mình. Chúng tôi mệt mỏi quá rồi. Rồi trời hết mưa, thỉnh thoảng có các cơn gió lạnh nhưng nhưng mọi người vẫn im lặng nằm ngủ. Rồi bình minh đến chung với tiếng chim chóc, côn trùng trên đảo kêu vang vang trong tia nắng sớm. Chợt có tiếng người nào đó hét lớn thảng thốt:
- Ghe mình trôi tuốt đằng xa rồi kia kìa! Làm sao đây bà con ơi? Dậy ngay đi.
Tôi và Dũng nghe vậy vội choàng dậy và chạy ngay ra xem. Chiếc ghe đã trôi tắp vào các ghềnh đá sát bờ không xa chỗ chúng tôi đổ bộ vào lúc chập choạng chiều hôm qua. Những ghềnh đá nầy là chỗ mà chúng tôi đã cố tránh không chèo ghe đi vào. Sợi dây mà các tài công cột từ chiếc ghe nối vào cành cây ở trên bờ đã bị đứt từ lúc nào. Có lẽ đêm khuya khi nước triều dâng cao, nước đẩy chiếc ghe lên và hòn đá làm neo không đủ sức giữ chiếc ghe đứng yên tại chỗ nên đã làm chiếc ghe dạt sang nơi khác. Dây nối từ ghe vào bờ quá nhỏ và vì bị kéo căng quá nên đã đứt. Không một ai trong chúng tôi liệu trước được sự việc ghe sẽ bị trôi vào ghềnh đá như vậy. Cứ tưởng là đã cột dây và có làm neo thì chiếc ghe sẽ an toàn nào ngờ. Chúng tôi vội chạy đến gần chỗ chiếc ghe vừa tắp vào. Chiếc ghe bị nước lùa đập vào các bờ đá và cơ khổ, nó đã bị gẫy ra làm hai khúc. Nước biển theo từng lọn sóng nhỏ vẫn vỗ từng đợt từng đợt vào thân ghe làm nó càng lúc càng nát thêm ra.
Cả bọn chúng tôi nhìn nhau trong tuyệt vọng. Không có chiếc ghe thì chuyện đi đứng sẽ làm sao đây hả trời?
Thân chiếc ghe dập dềnh phần nổi phần chìm theo từng con sóng xô mạnh vào các ghềnh đá rồi lại theo từng con sóng giật ra ngoài làm càng lúc càng nát hơn cho đến khi nó bị hất lên, nằm kẹt hẳn lại ở một bờ đá nhỏ. Tất cả đám nam giới chúng tôi đứng rải rác ở trên bờ buông mắt nhìn những phần còn lại của chiếc ghe trong im lặng. Mỗi người theo đuổi riêng tư ý nghĩ của mình. Thế là hết, không còn chiếc ghe thì niềm hy vọng sẽ tiếp tục cuộc hải hành coi như đã chấm dứt. Chợt có tiếng người rít lên:
- Đ.M ! Trước mắt phải đập cho hai thằng tài công một trận rồi chuyện khác tính sau.
Đó là tiếng của thằng Minh. Liền đó là tiếng những cú đấm, cái đá cùng giọng người kêu thét. Anh Tấn vội nhẩy vào can thiệp vụ xô sát giữa mấy người trẻ tuổi. Tôi cũng đến bên thằng Minh, giữ chặt lấy tay nó. Minh nhìn tôi, nhìn anh Tấn và các người khác rồi vừa thở vừa nói:
- Các anh thử nghĩ tại sao em lại oánh hai thằng nó. Em với các anh là khách đi không biết chút gì về ghe về máy thì đã đành. Còn tụi nó là tài công mà lại để cho ghe chết máy rồi bây giờ lại dạt vào đá tan tành như vậy thì hỏi sao mà em không tức. Hai thằng nó đã được đi chùa cả vợ lẫn chồng mà còn để ghe như vậy. Cũng do tụi nó mà cả đám mình mới vướng tay bọn hải tặc.
Tôi thấy lời thằng Minh nói rất đúng. Nếu ngày hôm qua mà máy ghe không bị hư thì chúng tôi đâu có bị vướng tàu hải tặc và không chừng giờ nầy ghe chúng tôi đã đến được bờ biển nào đó của Thái Lan. Hai người tài công mắt hoe đỏ trong dáng điệu thật thiểu não, một người nói với anh Tấn:
- Anh coi, hai đứa em cũng đã cố hết sức mà không sửa được máy. Cũng không biết nguyên do tại sao nữa. Mọi lần trước, máy có hư thì em sửa nó nổ lại liền. Không hiểu sao ... Em cũng đâu có muốn bị như vậy. Vợ em bị hải tắc bắt mất rồi kìa ... Hu hu ...
Anh Tấn đứng bên cạnh hai người tài công nầy, quay nói với thằng Minh:
- Thôi em, chuyện đã xong rồi đừng nhắc lại làm gì thêm buồn. Có lẽ chiếc ghe mình cái số của nó phải chìm xuống biển nên trời mới xui khiến nó bị như vậy. Chiều tối hôm qua thì ai cũng mệt mỏi không buồn nói chuyện với nhau nữa. Anh thấy hai cậu đây cũng đã làm hết sức họ rồi. Máy móc có khi còn mới toanh mà nó vẫn bị trục trặc. Có ai biết trước được đâu em. Bây giờ không còn ghe thì mình hợp sức lại cùng tính chuyện khác hơn là gây gổ với nhau.
Một tấm ván gỗ được bọn hải tặc đặt nối giữa hai chiếc tàu nầy. Hai gã thủy thủ từ con tàu mới đến bước sang con tàu bên này và cùng những gã hải tặc đến nhìn chúng tôi trong chốc lát. Chúng trò chuyện với nhau rồi đi thẳng về phía đằng sau ca bin con tàu và sau đó lùa ra một số đàn bà-con gái của ghe chúng tôi đi sang chiếc tàu lớn đó. Cả thẩy là mười người và trời ơi! có cả Ánh Phương, Mỹ An và vợ các tài công của chiếc ghe nữa. Tất cả họ giờ đã trông thấy rõ bọn chúng tôi trong tình cảnh tay chân đang bị trói chặt, ngồi thành một đám ngay tại mặt sàn tàu. Họ đã hiểu sự việc của cả ghe nên kêu gào và than khóc thảm thiết. Tiếng kêu cứu của Ánh Phương vọng đến tai tôi và cả hai chúng tôi đã trông thấy nhau. Đôi mắt Ánh Phương thảng thốt, tay chân nàng chới với vẫy tôi cùng tiếng nói: " Anh Vũ, anh Vũ ơi...". Tôi làm gì được cho nàng bây giờ đây? Tôi buồn bã đưa mắt nhìn Ánh Phương cùng Mỹ An và những phụ nữ khác đang từng bước đi lần sang con tàu mới. Khi họ đi qua con tàu mới xong, đám hải tặc chờ sẵn ở bên tàu đó đã lùa cả bọn họ vào hết trong ca bin tàu. Ngay sau đó, con tàu Thái Lan mới này từ từ tách ra và chạy mất dạng.
Đó là lần cuối cùng (cho đến tận bây giờ) tôi trông thấy Ánh Phương bằng xương bằng thịt.
Bắt đi mười người trên ghe chúng tôi vậy thì còn tám người nữa của đám đàn bà-con gái vẫn còn ở dưới hầm tàu và trong số này có cả cô Hồng thu Lan. Chuyện gì sẽ xẩy ra cho Ánh Phương, Mỹ An và đám phụ nữ trên chiếc tàu mới vừa chạy đi? Số phần nam nữ chúng tôi còn lại ở con tàu này sẽ ra sao đây? Bây giờ trời đã gần chiều và mây trôi từ nơi xa về che kín nhiều chỗ trên bầu trời. Đám hải tặc Thái Lan đột nhiên kéo ra hết trên mặt sàn tàu. Chúng tản ra, ba gã leo xuống ghe chúng tôi và bốn tên còn lại đứng trên mặt sàn tàu ngay chỗ chúng tôi. Bọn nầy định giở trò gì đây? Rồi lần lượt cứ hai gã hải tặc khiêng một người chúng tôi vất xuống cho hai gã khác đứng dưới ghe đón bắt lấy. Cứ đón được người nào trong đám nam giới chúng tôi thì hai gã hải tặc vất nằm lăn quay trên mặt sàn ghe. Đến phiên tôi, chúng khiêng thật nhẹ nhàng và vất cái vù xuống cho hai gã đồng bọn. Tôi nhắm mắt vì sợ hai gã ở dưới ghe đón hụt tay. Rủi mà như vậy thì mạng tôi sẽ đi đứt vì bị lọt ngay xuống biển. Nếu thân tôi, đầu tôi không đập vào thành ghe thì cũng làm mồi cho Hà Bá. Chắc chắn là như vậy vì tay chân bị trói chặt thì làm sao mà bơi được. Nhưng không. Các gã hải tặc Thái Lan này quá khoẻ mạnh. Chúng thẩy và bắt thân của 32 người nam giới chúng tôi thật gọn ghẽ, dễ dàng như người chơi bóng bắt trái banh vậy. Chúng tôi bị vất nằm hoặc ngồi đè cả lên nhau và lên cả đống hành lý, quần áo mà bọn hải tặc đã lục soát từ các túi xách vứt ra đang nằm vương vãi đầy trên mặt sàn ghe. Nhìn trên ghe rồi nhìn vào trong buồng lái, tôi thấy cháu trai con chị Ân ngồi sẵn ở đó từ lúc nào không biết. Cháu trai này tuy 14 tuổi nhưng thân hình nhỏ đẹt như một cháu bé mới 11 tuổi. Không biết khi bọn hải tặc lùa tất cả 18 phụ nữ lên con tàu lớn, chúng có bắt cháu lên theo chị Ân hay là chúng vẫn để cháu ngồi một mình ở dưới chiếc ghe này?
Tiếng máy tàu chợt nổ lớn hơn và con tàu Thái Lan bắt đầu chạy, kéo ghe chúng tôi theo sau nó. Lần này thì tàu hải tặc chạy ở tốc độ bình thường và khoảng một giờ đồng hồ sau đó, tôi bắt đầu trông thấy bóng dáng các hòn đảo nằm ở xa xa. Chúng định làm gì chúng tôi đây? Trời đã về chiều, mây từ xa kéo đến càng lúc càng nhiều hơn làm cho bầu trời thêm xám xịt. Trời sắp mưa đến nơi rồi đây. Những hòn đảo đến gần chúng tôi hơn và rồi bọn hải tặc cho tàu chạy đến một đảo xa nhất. Đảo nầy khác với hòn đảo ngày hôm qua khi ghe chúng tôi ghé vào. Đến gần đảo, bọn hải tặc trên tàu đã cắt dây kéo để mặc chiếc ghe chúng tôi rồi chúng quay đầu con tàu và bỏ chạy ra khá xa. Tiếng anh Tấn thét lớn: " Nó chạy lấy đà để húc vào ghe mình đó " và rồi có tiếng người khác gọi cháu bé trai con chị Ân trong buồng lái ra giúp cởi dây trói. Sau đó chúng tôi lần lượt cởi dây cho nhau và lo lắng nhìn bóng con tàu ở tuốt đằng xa tự hỏi nếu bọn hải tặc quay lại để húc chìm chiếc ghe nầy thì chúng tôi sẽ phải làm gì đây? Ai cũng nói cố gắng phải bơi vào bờ vì hòn đảo cũng không xa lắm. Nó húc ghe mình xong người nào còn bơi trên biển thì nó sẽ chạy tàu qua, cán cho chết luôn đó. Nhưng con tàu hải tặc càng lúc càng xa tít rồi nó mất dạng dưới đường chân trời. Như vậy, bọn hải tặc đã bắt đi luôn số nữ giới còn kẹt trong tàu và bỏ mặc chúng tôi trên chiếc ghe hư hỏng nằm gần hòn đảo này.
Anh Tấn hối mọi người lấy những thanh ván ghe mà bọn hải tặc đã nạy banh ra khi chúng lục soát ghe ban nãy để làm các mái chèo ghe mà chạy vào hòn đảo. Hòn đảo này tuy trông rất gần nhưng chúng tôi cũng phải chật vật cả tiếng đồng hồ mới chèo chiếc ghe vào sát bờ được. Kiếm được chỗ cạn có bờ cát thoai thoải, chúng tôi cho ghe ghé vào. Các tài công liền nối những đoạn dây trói của từng người chúng tôi lại với nhau thành một sợi khá dài và họ đã cột chiếc ghe này nối vào một cành cây ở trên bờ đảo. Không có mỏ neo, một tài công tìm một hòn đá khá nặng và cột dây vào hòn đá đó để neo chiếc ghe đứng lại phòng hờ ghe trôi mất khi gặp nước triều lên hoặc xuống. Chúng tôi bắt đầu bới tìm lại túi xách, tư trang của mình trong số đồ đạc vương vãi mà bọn hải tặc vất đầy trên mặt sàn và dưới khoang hầm ghe. Tôi tìm được túi xách, quần áo của tôi rồi cả túi xách và áo quần của Ánh Phương nữa. Các giấy tờ của Ánh Phương nằm vương vãi trong túi xách vì bị bọn hải tặc lục soát. Tôi gom tất cả, bỏ trở lại vào cái bóp nhỏ của nàng và khoác các túi xách này lên vai rồi cùng những người khác, rời khỏi chiếc ghe, bước lội từng bước một để vào bờ.
Chúng tôi đổ bộ lên đảo nầy với cả một sự mệt mỏi từ thể xác đến tinh thần. Chỉ có một ngày hôm nay thôi mà có quá nhiều chuyện xẩy đến với chúng tôi. Từ những phấn khởi khi nghĩ ghe tuy bị hỏng máy nhưng may gặp tàu đánh cá Thái Lan giúp sẽ sắp sửa cặp bến
Trời bắt đầu tối rồi tối hẳn. Tất cả chúng tôi nằm yên lặng trên các tảng đá như vậy và giấc ngủ dần dần đến với mọi người. Nửa khuya về sáng, trời đổ cơn mưa nhưng chúng tôi vẫn nằm im ngủ như vậy, bất chấp mưa rơi trên mặt và thấm ướt áo quần của mình. Chúng tôi mệt mỏi quá rồi. Rồi trời hết mưa, thỉnh thoảng có các cơn gió lạnh nhưng nhưng mọi người vẫn im lặng nằm ngủ. Rồi bình minh đến chung với tiếng chim chóc, côn trùng trên đảo kêu vang vang trong tia nắng sớm. Chợt có tiếng người nào đó hét lớn thảng thốt:
- Ghe mình trôi tuốt đằng xa rồi kia kìa! Làm sao đây bà con ơi? Dậy ngay đi.
Tôi và Dũng nghe vậy vội choàng dậy và chạy ngay ra xem. Chiếc ghe đã trôi tắp vào các ghềnh đá sát bờ không xa chỗ chúng tôi đổ bộ vào lúc chập choạng chiều hôm qua. Những ghềnh đá nầy là chỗ mà chúng tôi đã cố tránh không chèo ghe đi vào. Sợi dây mà các tài công cột từ chiếc ghe nối vào cành cây ở trên bờ đã bị đứt từ lúc nào. Có lẽ đêm khuya khi nước triều dâng cao, nước đẩy chiếc ghe lên và hòn đá làm neo không đủ sức giữ chiếc ghe đứng yên tại chỗ nên đã làm chiếc ghe dạt sang nơi khác. Dây nối từ ghe vào bờ quá nhỏ và vì bị kéo căng quá nên đã đứt. Không một ai trong chúng tôi liệu trước được sự việc ghe sẽ bị trôi vào ghềnh đá như vậy. Cứ tưởng là đã cột dây và có làm neo thì chiếc ghe sẽ an toàn nào ngờ. Chúng tôi vội chạy đến gần chỗ chiếc ghe vừa tắp vào. Chiếc ghe bị nước lùa đập vào các bờ đá và cơ khổ, nó đã bị gẫy ra làm hai khúc. Nước biển theo từng lọn sóng nhỏ vẫn vỗ từng đợt từng đợt vào thân ghe làm nó càng lúc càng nát thêm ra.
Cả bọn chúng tôi nhìn nhau trong tuyệt vọng. Không có chiếc ghe thì chuyện đi đứng sẽ làm sao đây hả trời?
Thân chiếc ghe dập dềnh phần nổi phần chìm theo từng con sóng xô mạnh vào các ghềnh đá rồi lại theo từng con sóng giật ra ngoài làm càng lúc càng nát hơn cho đến khi nó bị hất lên, nằm kẹt hẳn lại ở một bờ đá nhỏ. Tất cả đám nam giới chúng tôi đứng rải rác ở trên bờ buông mắt nhìn những phần còn lại của chiếc ghe trong im lặng. Mỗi người theo đuổi riêng tư ý nghĩ của mình. Thế là hết, không còn chiếc ghe thì niềm hy vọng sẽ tiếp tục cuộc hải hành coi như đã chấm dứt. Chợt có tiếng người rít lên:
- Đ.M ! Trước mắt phải đập cho hai thằng tài công một trận rồi chuyện khác tính sau.
Đó là tiếng của thằng Minh. Liền đó là tiếng những cú đấm, cái đá cùng giọng người kêu thét. Anh Tấn vội nhẩy vào can thiệp vụ xô sát giữa mấy người trẻ tuổi. Tôi cũng đến bên thằng Minh, giữ chặt lấy tay nó. Minh nhìn tôi, nhìn anh Tấn và các người khác rồi vừa thở vừa nói:
- Các anh thử nghĩ tại sao em lại oánh hai thằng nó. Em với các anh là khách đi không biết chút gì về ghe về máy thì đã đành. Còn tụi nó là tài công mà lại để cho ghe chết máy rồi bây giờ lại dạt vào đá tan tành như vậy thì hỏi sao mà em không tức. Hai thằng nó đã được đi chùa cả vợ lẫn chồng mà còn để ghe như vậy. Cũng do tụi nó mà cả đám mình mới vướng tay bọn hải tặc.
Tôi thấy lời thằng Minh nói rất đúng. Nếu ngày hôm qua mà máy ghe không bị hư thì chúng tôi đâu có bị vướng tàu hải tặc và không chừng giờ nầy ghe chúng tôi đã đến được bờ biển nào đó của Thái Lan. Hai người tài công mắt hoe đỏ trong dáng điệu thật thiểu não, một người nói với anh Tấn:
- Anh coi, hai đứa em cũng đã cố hết sức mà không sửa được máy. Cũng không biết nguyên do tại sao nữa. Mọi lần trước, máy có hư thì em sửa nó nổ lại liền. Không hiểu sao ... Em cũng đâu có muốn bị như vậy. Vợ em bị hải tắc bắt mất rồi kìa ... Hu hu ...
Anh Tấn đứng bên cạnh hai người tài công nầy, quay nói với thằng Minh:
- Thôi em, chuyện đã xong rồi đừng nhắc lại làm gì thêm buồn. Có lẽ chiếc ghe mình cái số của nó phải chìm xuống biển nên trời mới xui khiến nó bị như vậy. Chiều tối hôm qua thì ai cũng mệt mỏi không buồn nói chuyện với nhau nữa. Anh thấy hai cậu đây cũng đã làm hết sức họ rồi. Máy móc có khi còn mới toanh mà nó vẫn bị trục trặc. Có ai biết trước được đâu em. Bây giờ không còn ghe thì mình hợp sức lại cùng tính chuyện khác hơn là gây gổ với nhau.
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét