(tiếp theo)
Thực ra tại các hợp tác xã, các địa phương cán bộ Đảng không hề bị kiểm tra, kiểm soát bởi báo chí hoặc bất kỳ cơ chế quyền lực nào khác nên chúng ra sức tự tư tự lợi, ăn chặn ăn bớt xã viên, ăn cắp công quỹ. Sự sa đoạ , xuống cấp của cán bộ đã xảy ra từ rất lâu, từ thời bắt đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn.
Tuy nhiên trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải, cán bộ tỉnh, huyện, xã, thôn xóm đều là “đầy tớ tận tuỵ của dân’, lặn lội đồng ruộng giúp dân nâng cao năng suất. Như ông “bí thư tỉnh uỷ” đi sâu đi sát nhân dân, vào tận buồng riêng nhà người ta cắt đặt việc gia đình, ông Chủ tịch huyện ăn ở lẫn lộn với cán bộ, nghe tin ở đâu có hiện tượng xã viên xin ra khỏi hợp tác xã là phóng xe xuống bất kể ngày đêm. Cán bộ xã thì “từ mờ sáng tới nửa đêm : mồm nói , chân chạy, xem xét, hỏi han, tranh cãi, la hét , cáu giận , ngọt ngào , thôi thì đủ…”.
. Càng đọc “Chủ tịch huyện” người ta càng nhận rõ cảm hứng chủ đạo là “ca ngợi một chiều”, là thực hiện đúng nhiệm vụ ”tuyên truyền cho đường lối chính sách của Đảng” Bởi thế tác phẩm nhanh chóng rơi vào quên lãng. Khi nhiệm vụ chính trị qua đi, tác phẩm “phục vụ kịp thời” cũng chết theo. Đó là “số phận” của những tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam của Nguyễn Khải.
Suốt cả cuốn “ Chủ tịch huyện”, cán bộ từ thôn xã lên tới huyện tỉnh, anh nào anh nấy hai bàn tay đều sạch bong , nhất mực chỉ “vì Đảng vì dân” không mảy may tơ hào công quỹ lấy một cân gạo, không nhũng nhiễu ăn tiền của dân lấy một đồng bạc. Có lẽ “tô hồng” quá đáng vậy sợ bạn đọc cười, Nguyễn Khải “liều mình” dựng lên một ông Chủ tịch xã tự tư tư lợi, lợi dụng chức quyền ăn tiền của dân .
Nguyên ở xã Hoà Trung có lái buôn tên Đào đề nghị Chủ tịch xã mua giúp cái dầm cầu xã bỏ đi để làm cột nhà giá có 200 ngàn nhưng lại đưa những 300 ngàn, coi như “biếu” Chủ tịch xã chỗ chênh lệch.
Chuyện “tham ô” của Chủ tịch xã chỉ có thế, rất may, “đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã” đã có mặt kịp thời, phân tích cho Chủ tịch xã “nhận ra sai lầm” , trả lại tiền cho lái buôn, nhờ vậy vẫn giữ được phẩm chất cán bộ cộng sản."
Thế là một lần nữa Nguyễn Khải “làm động tác giả” khi mon men tiến gần tới cái cốt lõi của cán bộ Đảng ở nông thôn : máu tham ô, bòn rút của công. Tiếc thay, “Chủ tịch huyện” hoàn thành vào tháng 2 năm 1971 khi bộ mặt của “cán bộ mua đài mua xe” đã lộ ra gớm ghiếc, khi bất công xã hội đã trở nên sâu sắc, khi “chợ vua quan” và “chợ nhân dân anh hùng” mỗi ngày một cách biệt, vậy nhưng ông nhà văn vẫn nhắm mắt, bưng tai không dám nhìn, không dám nghe những xấu xa, đồi truỵ của đám quan lại cán bộ này, vẫn hết lời ‘bốc thơm” chúng.
Kết thúc cuốn truyện , ông nhà văn đặt vào mồm Chủ tịch xã trẻ và Chủ tịch huyện già những đối thoại “ca ngợi “ không còn biết xấu hổ .
Chủ tịch xã :
“ …khó khăn mấy rồi cũng vượt qua được cả thôi . Thế hệ cha anh đã đánh thắng bọn xâm lược Pháp , thì thế hệ chúng em sẽ đánh thắng bọn xâm lược Mỹ. Chắc chắn là như thế…”.
Chủ tịch huyện :
“Chắc chắn phải là như thế…”
Chủ tịch xã :
“ …cái khó nhất là đoàn kết được với nhau, không có gì phải ngờ nhau , phải đối phó với nhau thì việc gì cũng làm được . làm được hết…”
Chủ tịch xã nói năng như …bác Hồ kêu gọi “đoàn kết, đại đoàn kết” . Kết thúc cuốn tiểu thuyết, ông nhà văn còn cho Chủ tịch huyện phát biểu một câu thật “lãng mạn”…cách mạng :
“ Nói cho cùng, cái thử thách lớn nhất, phức tạp nhất vẫn là tự mình vượt qua mình. Ngoài ra những khó khăn khác, những thử thách khác đều không đáng sợ, có phải không, đều không có gì đáng sợ…”
Tuy nhiên, thử thách lớn nhất, phức tạp nhất với các cán bộ chẳng phải vượt qua chính mình mà là vượt qua…cái ghế của mình . Bởi thế họ phải trui rèn phẩm chất … bất nhân, gian manh và đểu cáng giẫm đạp lên nhau mà leo cao. Thực ra cái khó vượt nhất trong con người cán bộ chính là máu tham, nhu cầu hưởng thụ , vượt qua được cái “máu” đó còn khó hơn con voi mượn cánh con bướm bay qua đại dương.
Cha và con và…
Hồi tháng 2 năm 2006, nhà văn Nguyễn Khải trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ .
” Nếu người ta gọi ông là nhà văn thời sự thì ông buồn hay vui ?” và “ thời sự hình như không mấy tương đồng với sức sống lâu dài của một tác phẩm. Chủ quan mình, ông nghĩ tác phẩm nào của mình sẽ có được cái lâu dài ấy ?”
Nhà văn Nguyễn Khải sốt sắng trả lời :
“ Nhiều tác phẩm hay đã được bắt đầu từ những bức xúc rất nhỏ của một “chuyện hôm nay”, của cái “bây giờ” nhưng vẫn làm nhiều thế hệ bạn đọc xúc động…Phần mình, tôi nghĩ “ Một cõi nhân gian bé tí”, “ Cha và con và…”, “ Điều tra về một cái chết “ cùng một số truyện ngắn của tôi có được cái thân phận ấy của con người…”
Vậy là trong vài chục tác phẩm, Nguyễn Khải đã chọn “ Cha và con và…” là một trong vài tác phẩm ông cho rằng có thế để đời, còn lại mãi với thời gian. Viết xong vào tháng 8 năm 1978 , xuất bản ngay trong năm, dày vỏn vẹn chừng 200 trang và sách vừa in ra đã được “phê bình gia” Vương Trí Nhàn bốc lên mây xanh trên báo Văn Nghệ với cái tựa to tát :” Cha và con và…triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội “.
Ghê gớm chưa ?
Vậy giá trị thực của cuốn truyện này ra sao ?
“ Cha và con và…” lại cũng xoay quanh chủ đề ‘bôi bác nhà thờ” như hai tập tiểu thuyết “Xung đột”. Đó là câu chuyện về một linh mục trẻ, mới ngoài ba mươi, tên Thư được Toà Giám mục cử về “nhậm chức thầy cả” ở xứ Nhất. Về địa phương, trước hết cha phải tới trình diện chính quyền xã. Cái cách đối xử của cán bộ uỷ ban làm cha không được vui, phàn nàn với ông chánh trương :
“ Cả cái uỷ ban của các ông nữa. Họ để tôi leo cả mấy bậc thềm , tự bước vào trong nhà, tự đến trước bàn giấy của bà Chủ tịch ngả mũ chào, rồi bà ta mới đứng lên chào lại. Bà ta là Chủ tịch thật nhưng còn là con chiên của Chúa. Chúa chiên đến mà con chiên dám xử sự vậy sao ?”
Tuy nhiên, đó mới chỉ là nỗi phiền lòng đầu tiên ông cha trẻ gặp phải khi tới nhậm chức ở vùng đất mới. Chờ đợi ông ta ở phía trước còn vô số những “ chọc phá”, những ‘đòn phép” bổ vào đầu ông mà đau đớn thay không phải từ phía chính quyền vốn “thù địch “ với nhà thờ , mà lại từ phía những con người thuộc phe ông – những linh mục già, chánh trương, trùm trưởng, con chiên …luôn luôn giăng bẫy trên đường đi tới của cha linh mục trẻ mới nhậm chức.
Trước tiên, cha linh mục trẻ phải tới gặp cha linh mục già để nhận “bàn giao”. Mới qua vài ba câu chuyện, cha trẻ đã nhận ra tính cách xỏ xiên của cha già :
“ Lạy Chúa ! Tại sao ông già này lại nói nhiều về sự yếu lẫn của mình. Ông già ấy định giăng cái bẫy nào đây ?” Lời nói như gan ruột , nhưng cái miệng thì bỡn cợt , con mắt thì hấp háy, biến ảo quá chừng “
Cha trẻ cúi mặt thở dài rất nhỏ, lái câu chuyện sang hướng khác…’
Một cha trẻ mới ngoài 30 tới nhậm chức, một cha già ngoài 80 sắp về với Chúa phải rời chức. Hai cha đối xử với nhau thật chẳng khác gì hai quan cán bộ trẻ già hằm hè nhau khi bàn giao ghế.
Hành hạ “cha trẻ” vậy nhưng “cha già” vẫn chưa chịu buông tha. Tới bữa ăn “cha già” còn “quay” một hồi nữa khiến “cha trẻ” cảm giác “bữa cơm kéo dài như một hình phạt. Chẳng phải vì một già một trẻ , một cũ một mới , một cha quản hạt và một cha mới nhậm chức, mà còn vì một cái gì khác nữa, chưa rõ rệt , rất khó dò tìm đã khiến vị linh mục trẻ mất hẳn phương hướng đối đáp trong những mẩu chuyện vặt vãnh không đầu không đuôi…”
Thoát được “cha già” , “cha trẻ” được phái về xứ Nhất nơi còn biết bao nhiêu điều phiền tạp chờ đợi cha. Trước hết, “ lễ nghênh tiếp vị chủ chiên của ban hành giáo hàng xứ rất đúng phép tắc , nhưng gượng gạo, vênh váo…”. Lẽ ra theo thông lệ, cuộc tiếp rước phải “ cờ phướn, có chè chén, tối có đánh bạc” nhưng chính quyền không cho phép. Chỉ còn lại “ những trình bẩm, ban truyền, những ân sủng, kính cáo , toàn những chữ nghĩa đã chôn đi, đã quên đi từ đời kiếp nào , nay phải móc lên cả lượt.”. Cái cảnh ông già bà cả cung kính chào cha chăn dắt linh hồn được ông nhà văn riễu là “ ông già cúi người trước một chàng trai trẻ, xưa là thế , vì nó còn là con vua cháu chúa, còn nay mà thế tự nghĩ cũng ngược lẽ, cũng nực cười…”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét