Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

THỜI "BÚT MỚI" : KỊCH CÂM


Năm 1990-1993 nhờ tiền tài trợ của nhà văn Nhật Tiến, giấy phép của NXB TP Hồ Chí Minh, tập san Văn Học & Dư luận đã ra mắt bạn đọc.  Tuy nhiên vì “trái tai gai mắt” các nhà quản lý nên tập san chỉ ra tới số 4 là bị đình bản. Mặc dầu vậy, “cuộc thi truyện ngắn Bút Mới” vẫn tiếp tục với trên 300  truyện dự thi  của nhiều “cây bút mới” sau này trở thành nhà văn nổi tiếng. Tập tuyển chọn các truyện ngắn dự thi cũng chỉ ra được một tập là bị thu hồi. Xin lần lượt giới thiệu một số tác phẩm “thời bút mới” kèm theo nhận xét rất chân tình và thẳng thắn của các nhà văn đàn anh.

                 KỊCH CÂM

                                    PHAN THỊ VÀNG ANH

                               Họa sĩ , nhà thơ Chu Hoạch minh họa

1
“Từ đây - nó nghĩ - mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi !". Với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ đư­ợc tự do, tự do tiếp bạn bè vào chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để mà đổ tội cho nhũng sai lầm nếu có, sau này.
Tờ giấy thông hành ấy nhỏ bằng hai bao diêm, một cạnh xé lam nham, vội vã, một lời hẹn yêu đư­ơng của một người già quên tuổi tác và nghĩa vụ - bố nó - với một người nó không hề có một tí khái niệm nào về tuổi, đẹp, xấu, nghề nghiệp... hoàn toàn lù mù, chỉ hiệu bố nó tha thiết viết :”Em !” ...

2
Như một con rắn, nó trư­ờn đến một hàng photocopy thật xa, ở đấy chắc không ai biết nó là ai; hai tờ, một tờ đút túi, một tờ nó lảng lặng đưa   cho ông bố đang ngồi đọc báo,và cư­ời, một cái cười ngang hàng, không phải của con giành cho bô. Một trật tự mới ngay lập tức được  thiết lập, bố nó cầu khẩn và căm thù nhìn nó, cái đứa lầm lì nhất trong bốn đưá này, cái đứa ít nhìn vào mắt ông nhất trong nhà, hầu như  hai bố con không trạo đổi gì ngoài những câu chào, tiếng mời cơm, đứng tr­ước nó, ông thật sự thấy mình là chủ gia dình, một gia đình của trăm năm xa xư­a mà trong thâm tâm ông đàn ông nào cũng ao ư­ớc... Bây giờ, nó đứng trước ông, điệu bộ rất lễ phép, cũng lẳng lặng không một lời... chỉ có cái cư­ời nhẹ nhàng và đôi mắt... ông bố hiểu ra, nó thỏa mãn biết bao nhiêu, nó đã căm hờn ông biết bao lâu...

3
 Bà mẹ không biết gì, chỉ thấy các con mình ít bị la mắng hơn, nhữ­ng bữa cơm dọn trễ một chút cũng không sao, đứa nào chậm chân ngồi vào trễ một chút cũng không sao,ông chồng đăm chiêu, thờ ơ và dễ tính... lẫn lộn. Và nó,  không sử dụng ngay cái quyền của "giấy thông hành" ấy, vẫn chư­a thằng bạn trai nào đ­ược  tiếp vào chiều tối, vẫn chưa một buổi đi chơi nào quá lâu không phải vì nó còn sợ, chỉ đơn giản là nó ch­ưa quen được tự do, chỉ thế thôi, chẳng có tí ti đạo đức nào trong việc chậm trễ này cả. Rồi nằm dài một trưa , nó nghĩ :"Hay thật, mình bây giờ lại còn dạo đức hơn bố minh ! Bây giờ, bây giờ mà đi chơi nhiều, đàn đúm nhiều thì lại hư­ bằng nhau. Mình càng nghiêm trang, ông cụ càng hãi, nh­ư vậy đã hơn".

4
Và như­ thế, hàng ngày, nó quan sát lại mọi việc trong nhà. Nó nhìn bố nó, ông hiệu phó của một trường cấp  III. Lầm lũi  với cái cặp đen, gầy gò mực thước~ trong bộ quần áo phẳng phiu đến lớp, nó c­ười thầm :"Đi giảng đạo đức đây !”. Nó quan sát mẹ nó say s­ưa trong cái trò rửa thịt  nhặt rau, nhìn bà mẹ hồn nhiên giữa mấy đứa con lít nhít  đứa nào cũng giống mẹ, .mắt lồi. Nhìn mấy mẹ con quấn lấy nhau trong góc .bếp, nó nghĩ :"Chẳng cần có bố cũng sống đư­ợc' ?". Nh­ưng khi ngồi vào bàn ăn, nhìn thấy mẹ mình yêu th­ương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng, nó tủi thân một cách trẻ con :"À… Cái đám mắt lồi chúng mình  đây được yêu thư­ơng chẳng qua vì chúng mình là sản phẩm cua ông bố này. Mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình. Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu  một người duy nhất, han là mẹ sẽ cứu bố".. Rồi như­ thật, nó kín đáo liếc các em nó, liếc những đứa bé sẽ bi bỏ rơi trong  đám cháy thử thách mà nó đã tư­ởng tư­ợng ra...
Rồi bình tâm trở lại, nó nhìn bà mẹ rất đơn giản ẩy mà th­ương hai :"Thôi, giấu đi là vử'a, mẹ hiền quá chắc cũng chẳng  làm gì được  và ngây. ngô quá, chư­a chắc đã khổ,chuyện lớn sẽ thành trò đùa bố sẽ quen đi, rồi sẽ không ai sợ. ai trong nhà này cả". Vậy là nó tiếp tục ăn, mẹ tiếp tục gắp, bố tiếp tục lặng lẽ, các em nhai nuốt hồn nhiên, ngày này qua ngày khác, không ai biết có hai người khổ sở trong nhà.

5
Nó khổ sở trong nhà,. Cũng chẳng nghĩ đến việc thù tiếp bạn bè hay chơi bời khuya khoắt nữa. Cảm thấy mình giống một tên "thừa nư­ớc đục thả câu', nó cụt hứng. Ngồi lặng lẽ bên một đám bạn ồn ào, nó nhìn hàng dầu gió bên đư­ờng thả quả như­ những cái trực thăng tý hon và nghĩ :"Khốn nạn thật, nếu không có chuyện bẩn thỉu kia thì bây giờ phải đạp bán sống bán chết về nhà rồi ?”. Và một tối, một thằng bé chư­a biết luật lệ của cái gia đình nghiêm khắc này, cao hứng ở lại đến 9 giờ, cười cười nói nói, tay chân múa may không biết sợ. Ông bố, theo thói quen cùng một chút tự ái thua cuộc  đi ra rồi bất lực đi vào. Tự nhiên, nó thấy cái miệng thằng bé sao mà rộng, tay chân sao mà nh­ư hề, và nó cáu lên một cách vô lối, nghĩ rằng từ đây mọi trò vui của mình có được chẳng qua cũng nhờ một trò đáng khóc.
Rồi nó tiếc, phải như­ không nhặt đư­ợc cái tờ giấy quỷ quái ấy. Nhặt được , tư­ởng rằng tử đấy sẽ có gan nhìn thẳng vào mát bố nó khi cần thiết, hóa ra càng ngày càng ít dám nhìn; nhìn nhau, mắt hai bố con dại đi, và nó ngượng.
Cay đắng, nó nghĩ đện cuộc sống gia đình đen tối  mà nó sẽ phải có. Nó sẽ không được  hồn nhiên Trời phú như­ mẹ nó. Chồng nó, dễ gì có đ­ược cái đia vị mực thước  bố nó, có nghĩa là cái gia đình tư­ơng lai ấy càng dễ tan nát gập trăm lần cái tổ âm bây giờ. Nghi ngờ, nó gác lại những kế hoạch yêu đương; sợ hãi và giễu cợt, nó nhìn nhũng thằng bạn đi bên cạnh nh­ư nhìn những tên lửa đảo còn ẩn mình trong lá ủ ?
Và ông bố, mỗi sáng lầm lủi trên đ­ường đến trư­ờng, ông nghĩ ra mọi cách để giải thích tại sao lậu nay mình ít nói trư­ớc học trò, ông sợ rằng một ngày nào đó, rủi như­ chuyện này võ lở, nhữ­ng cái áo dài nết na kia, những bộ đồng phục ngoan ngoãn kia sẽ làm thịt ông như­ trả thù một nhà đạo đức  giả hiệu bao lâu nay vẫn áp bức chúng nó. Rồi lo sợ, ông miên man nghĩ đến bà vợ và những đứa bé ở nhà như­ một cái án treo lơ lửng trên đầu, và co rúm người lại, ông vô tình tập tr­ước cái tự thế sẽ thay cho tác phong uy quyền xưa nay.
Nư­ớc mắt, người và xe nhòe nhoẹt, ông nghĩ đến đứa con gái lớn :”Mình mất nó thật rồi ! Nó có rơi xuống bùn, minh cũng không đủ t­ư cách mà kéo nó lên; thò tay xuống kéo, biết đâu nó sẽ trừng  mắt rồi tự nguyện  lăn luôn xuống đáy ?". Rồi tủi thân của một người già, ông loạng choạng đạp xe giữa cây cỏ hai bên đư­ờng :"Mình chết đi, nó có khóc không ?". Lẩn thẩn như trong mơ, ông tư­ởng tư­ợng rạ một đám tang, một bà vợ, mấy đứa bé mít mù khóc lóc cùng nhang khói. Chỉ một đứa, nó lặng lẽ đứng bên quan tài, một đứa con gái lầm lũi và cư­ơng quyết đang canh gác một phạm nhân.
8-91
PTVA

NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI:

Lại thêm một cây bút văn xuôi rất có tài.

Cả hai truyện (Đất đỏ vả kịch câm) đều buồn, rất buồn. Buồn  đến rợn cả tóc gáy, vì sau cái buồn còn có cái hãi hùng. Một vùng đất đỏ nhầy nhụa, hoang vắng, một lũ trẻ con sống nh­ư cây cỏ và bốn cô gái chẳng dính líu bao nhiêu đến nhau. Mỗi người tự gói trong một cõi sống riêng biệt, một cô ngây dại, một cô thất tình, một cô rất vô t­ư, chỉ còn một cô là có quan tâm chút ít đến người khác . Vì cố ta rất trẻ lại đẹp , một người có quyền lực với xung quanh nên sẵn sàng san sẻ niềm vui của mình cho những kẻ bất hạnh . Khốn nỗi cái giọt nắng duy nhất của bức tranh ảm đạm cũng lại tắt nốt. Cô bé đẹp như tranh ấy bị chết đuối , một cái chết rất là vô lý nhưng vẫn cứ là chết. Thế là hết . Và vẫn mưa, mùa mưa mà , những cái chén mủ đeo bên hông cây cao su và một vùng đất đỏ quạch vớ một cô gái ngây dại đứng đó. Thời xưa truyện ngắn của Thạch Lam, của Hồ Dzếnh cũng rất buồn , nhưng là cái buồn của người với người , những con người dính với nhau bởi vô vàn mối quan hệ . Còn ở đây chẳng  ai dính với ai cả, con người cô đơn như đứng giữa sa mạc , nói với nhau những câu rời rạc và vô hồn. Cái buồn không duyên cớ , không mầu sắc , không gợi cái gì nên thơ cả. Cái  thế hệ hiện nay lại buồn đến thế ­, lại vô cảm, dửng d­ưng đến thế . Giá cứ kêu thét lên một tiếng còn chịu  được, đằng  này cứ đứng  im đó, giương cặp mắt trống rỗng mà  nhìn về phía trước thì thật đáng sợ, thật hãi hùng.
Nhưng đến cái truyện ngắn KỊCH CÂM thì quả thật chính tôi lại muốn vùng chạy ,và hét !ên, trong khi hai nhân vật trong truyện vẫn đứng nhìn nhau , dò xét nhau và không hề nói với nhau một lời nào , la hét cũng không, chỉ có im lặng, thì đã gọi là Kịch Câm mà. Mộtông bố dã có tuổi, là nhà sư­ phạm, con cái một bầy mà còn đi lại vụng trộm với một người đàn bà khác . Đứa con gái lớ do tình cờ mà nắm được chứng cớ không thể chối cãi về sự phản bội của người bố. Nhưng nó không nói, nó chi nhìn bố nó thôi, ông vua của nhóm thần dân bé nhỏ vì một lỗi lầm đã rơi xuống chỗ đứng của tên tội .phạm . Đứa con gái vẫn lễ phép còn rất lễ phép với cái nhìn cười cợt ngang hàng vì  từ' lúc này nó có quyền hư­ mà nhà mô phạm kia không dám hé môi nói nủa lời. Nhưng nó chưa cần hỏi ­ vội, nó muốn trả thù bằng cách cố giữ cái mức đạo đức của nó nhất thời phải hơn hớn cái ông bố mất đạo đức kia . Trận đấu thật quyết lệt như­ng không cân bằng. Người bố tội lỗi đã bị cột chặt , đã bị nhét giẻ vào miệng đành phó mặc cho đứa con muốn làm sao thì làm. Và đứa con cũng không chút xót th­ơng, không chút dung thứ, tha hồ biếu lộ mọi sự căm ghét vả khinh bỉ với cái người đã đẻ ra nó. Niềm vui  trả thù chỉ chững lại khi đứa con chợt nghĩ rằng cái gia đình trong tương lai của nó nếu có liệu có được  êm thấm như ­ nó mong đợi ? Hẳn  là không ?
Chắc là không ? Từ xư­a tới nay và mãi mãi về sau rất hiếm có những ông bố và bà mẹ là tấm ­guơng hoàn toàn cho con cái soi vào đó mà sống và hành động. Mỗi  thế hệ đều có công việc và cách sống riêng của nó, đều có phần cống hiến và những lầm lỗi riêng của nó. Dẫu là thế nào cuộc sống vẫn cứ nối tiếp, không có lúc nào bị gián đoạn, bị  phá vỡ. Vì sự khôn ngoan của cộng đồng đã dạy ngư­ời ta rằng có nhiều chuyện phải nhớ như­ng có nhiều chuyện cũng phải biết quên đi. Khốn nỗi nhà văn không phải là nhà đạo đức  nên họ không thể quên, cũng không biết nhân nhượng và tha thứ. Họ cứ đẩy
mọi sự ngang trái, thù nghịch tới tột cùng để buộc xã hội phải đối mặt, phải trả lời . Cho nên thẩm định giá tri của hai truyện ngắn này cũng không thể ai khác ngoài bạn đọc, nhất là những bạn đọc cùng lứa tuổi với các nhân vật trong truyện.
N.K

NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG

Đọc "Kịch câm" và "Đất đỏ"
“ Kịch  câm" và "Đất đỏ" hai truyện ngắn của Phan Thi Vàng Anh, với tôi là hai truyện ngắn hay . Tôi không muốn và không thế phân tích hoặc giải thích nó hay ở chỗ nào - Sẽ rất thừa và cũng rất thiếu khi phải làm điều nào chỉ biết nó là hay . Kịch  câm" hay theo 'kịch câm", "Đất đỏ" hay theo "Đất đỏ" - Trong lúc tôi đọc, nếu có một ngư­ời nào đó ở gần tôi, ngư­ời đó không thể không hỏi - Tại sao ông cư­ời và làm gì mà trầm ngâm dữ vậy ?". Tôi cư­ời vì có những chi tiết làm tôi bật cư­ời. Đọc rồi không thể không nghĩ ngợi đến chuyện đời . Tại sao ? Kể lại cho mình nghe đi ! - Không thể nới là tại sao và không thể kể nổi. Tốt nhất là đọc đi. Đọc để bật cười , để trầm ngâm.
Tôi cũng có thể viết vài dòng về Phan Thi Vàng Anh và (cũng có thể nói  vì sao Phan Thi Vàng Anh viết được vậy, hay vậy, như­ng thấy cũng chẳng  cần, trong lúc này, muốn đợi  thêm một chút nữa, chỉ muốn nói ngắn một câu : "Đây là một cây bút, trong dòng mực có sự hài hòa của một tấm lòng nhân ái và một trí tuệ thông minh, sác sảo. Tác giả của hai truyện ngắn Kịch  câm và Đất đỏ sẽ di rất xa". Tôi hay đoán nhầm nhưng  lần này tôi tin tôi.
      NQS

   NHÀ VĂN NHẬT TIẾN :


“Kịch Câm" … trong mặt bên kia của đời sống .

Kịch câm đặt nhân vật trong một tình huống : đứa con gái nhặt được  một lá th­ư tình của ông bố, một sự kiện chưa đến nỗi gọi là biến cố, vì ở thế.gian này, chuyện nh­ư thế xem ra cũng là bình thường . Như­ng ở đấy, một cuộc chiến âm thầm đã diễn ra giữa hai đối thủ : một bên là một nhà mô phạm chất đầy đầu mặc cảm tội lỗi, và một bên là cô gái dậy thì, đầu óc còn trong veo, vẫn xem đời sống gia đình như một cái gì khuôn thước cần gìn giữ - cho đến khi xòe ra lá thư ­ nhặt được, cô đã ở thế thượng  phong, cô giành lại đư­ợc những gì đã bị tước đoạt : tự do đi chơi , tự do về muộn, ngay cả khi tự do tiếp bạn trai ở ngay trong nhà.  Nhưng sự tự do mà bao nhiêu năm nay cô hằng mơ lúc nắm trong tầm tay, nó chỉ có thế  thôi sao ? Và sự tự do nào mà không phái trả giá, cái giá cô phải trả là sự trực diện với những sự thực mà tr­ước đó cô chưa bao giờ khám phá ra : sự cụt hứng khi nghĩ rằng chẳng qua mình cũng chỉ là đứa thừa đục thả câu, hình ảnh đích thực  của đứa bạn trai khi đư­ợc nhìn qua lăng kính của tự do "miệng thằng bé .sao mà rộng, tay chân sao mà như hề…”  và nhất là sự nghi ngờ về hạnh phúc đích thực bỗng hiện ra : Nó nhìn những thằng bạn đi bên cạnh như nhìn nhũng tên lừa đảo còn ẩn mình trong lá ủ .
Cuộc chiến đấu thầm lặng giữa hai ngư­ời chưa bùng nổ thì đã có một kẻ thua cuộc. Dù nắm võ khí trong tay, cô bé đã mệt mỏi muốn buông xuôi : "Phải như không nhặt được cái tờ giấy quỷ quái ấy; bởivì càng ngày cô càng ít dám nhìn đối thủ, "nhìn nhau, hai mắt bố con dại, và nó ng­ượng”' , sự mất mát đổ vỡ không cách gì hàn gắn được.
Ở “kịch câm”, văn tuy chư­a điêu luyện  Nhưng đã phô bày mặt trái của những tấm huân chương , tấm này gắn cho một nhà giáo với bề ngoài đầy vẻ mô phạm, tấm kia gắ  cho một mái  gia đình đầm ấm cha mẹ, con cái đoàn tụ, yên ấm và tấm kia nữa, gắn cho những ước mơ mà người ta tư­ởng rằng nếu thực hiện đư­ợc, là sẽ có tất cả.

       N.T.


NHÀ VĂN TRẦN THỊ NGH.

Trò chơi buồn.

Vô cùng kịch , nhưng câm. Những cái bóng di động trong không gian hẹp : bố, mẹ, các em và tôi. Em mở ra không biết bao nhiêu cánh cửa, dù chỉ là chữ em cụt ngủn trên một mẩu giấy nhỏ bằng hai bao diêm.
Một lời hẹn yêu đ­ương của một nhà đạo đức giả hiệu. Lời hẹn câm bắt đầu cho một trò chơi không vui.
Tôi bị  kết án với sự tự do và loay hoay làm quen với nó. Tôi châm bẫm quan sát cái trò rửa thịt nhặt rau của mẹ, những con mắt lồi di truyền, tôi lắng nghe tiếng nhai nuốt tóp tép trong các bữa ăn, nhìn ngắm cái mái ấm trăm năm cũ màu thòi gian, ngờ vực hôn nhân và hạnh phúc. Bỗng d­ưng một đám cháy t­ưởng tượng  thiêu rụi mọi mư­u mô lặng lẽ. Tôi cụt hứng, xoay mòng như những trái hoa dầu gió trong cơn giông. Đúng là một trò chơi chóng mặt và làm chảy nước  mắt. Muôn đời tôi vẫn là nạn nhân của những biến dộng do chính tôi đư­a đẩy xây dựng và xô ngã. Vở kịch kết thúc với một dám tang dự tư­ởng, vần vũ hư­ơng khói, thê thiết tiếng khóc. Còn tôi ? Tôi vẫn câm như một cai tù bất hạnh bên kẻ vi phạm lầm lùi. Kể từ cái hôm trời  nắng chang chang “mèo con đi học” với “cái bút chì cùng mẩu bánh mì con con (1), đến buổi chiều bão gầm gió giật, thầy đến trư­ờng như hiệp sĩ trong cái áo tơi lồng lộn mưa với cây đàn guitar nhỏ xíu úm trong túi tặng em ngày cuối cấp (2), rồi vùng đất đỏ quạch thắt thỏm mối tình của chị  Hai (3), nỗi  trầm mặc của bố - nhà đạo đức giả (4)... có lẽ không ít  ngư­ời thú vị dõi theo đ­ường bay của con chim nhỏ Vàng Anh. Những mảnh vụn , sợi  chỉ, mảng màu, mẩu giấy..., tất cả như các vết khắc trên cánh cửa, ghi dấu tầm cao của một bé con đang lớn.
T.T.NGH.
(1) Mèo con đi học  (2) Đàn xưa  (3) Đất đỏ (4) Kịch câm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét