Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

HẺM "BUÔN" CHUYỆN (KỲ 41) - ” Bác Hồ ta đó….không phải là bác Mao !”



             
Ông bồ già bay ra Hànội hôm trước, hôm sau cô Phượng cave nhún nhảy bước vào quán, khoác túi xách mới cứng cựa. Thằng Bảy xe ôm chạy tới gí sát mắt la lớn :
“ í trời ơi…túi Héc- mét …hàng thiệt hay hàng nhái đây ?”
Gã Ký Quèn trợn mắt :
“ Thằng Bảy xe ôm nói láo, cán bộ cấp cao đời nào tặng bồ nhí hàng nhái  ?”
Thằng Bảy xe ôm gân cổ :
“Nhưng cái túi này nghe nói vài trăm triệu lận, bằng cả căn nhà người ta chớ bộ?”
Ông Tư Gà Nướng lên tiếng :
“ Vài trăm triệu nhằm nhò gì, với cụ chỉ ngang bạc cắc, phải không cô Phượng ?”
Cô Phượng cave hầm hầm :
“ Người ta chưa đến bảy mươi sao gọi cụ. Nom ảnh cũng bô trai chớ bộ ? Sao mọi người ác cảm với lãnh đạo quá vậy ?”
Mọi người im thít không dám cười. Thằng Bảy xe ôm chợt thấy ai đó đi qua cửa vội chạy theo. Lát sau nó quay lại, mặt tái xanh tái tử, thở hào hển. Cô Phượng cave tò mò :
“ Mày chạy đi đâu vậy Bảy ?”
Thằng Bảy xe ôm lắp bắp :
“ Tôi chạy…tôi chạy theo con mẻ đồng nát…”
Gã Ký Quèn bật cười :
“ Con mẻ đồng nát có gì làm mày nhảy cẫng lên vậy ?”
Thằng Bảy xe ôm lắc quày quày :
“ Con mẻ đồng nát thì có gì, có điều lạ là nó mua được cả ảnh lãnh tụ cộng sản người ta vứt đi kìa…”
Ông đại tá hưu đập bàn cái rầm :
“ Thằng Bảy xe ôm nói láo ? Ai dám bán cả ảnh lãnh tụ cho đồng nát ? Tao báo cảnh sát còng tay mày giờ !”
Thằng Bảy xe ôm vênh mặt :
“ Vậy mà có đấy. Cái người đó chính là…chính là cô Ba vợ chú đại tá hưu chớ ai ?”
Ông đại tá hưu tái mặt :
“ Mày nói cái gì ? Mày nói cô Ba bán ảnh lãnh tụ cho con mẹ đồng nát hả ?”
Thằng Bảy xe ôm cười cười :
“ Chính con mẹ đồng nát nói nó mua của cô Ba mà. Í trời ơi, cái ảnh trong cái khung bự thiệt bự…”
Gã Ký Quèn hí hửng :
“ Mà ảnh đồng chí nào vậy ? Mác Lênin hay Hồ Chí Minh ?”
Thằng Bảy xe ôm cười hề hề :
“ Không phải ba ông đó mà là  ông Chủ tịch …Mao Trạch Đông …”
Ông đại tá hưu mừng rỡ :
“Ối trời…tưởng ai ? Mao Trạch Đông thì hạ xuống phải rồi…”
Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :
“ Tui chạy xe trong Chợ Lớn vẫn thấy có nhà tàu khựa treo hình Mao Trạch Đông chớ bộ.”
Gã Ký Quèn chen ngang :
“ Mày biết gì mà nói. Vừa rồi đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc nó hạ mẹ nó hình Mao chù xì xuống rồi. Nó làm vậy là quá muộn đó. Ai đời thằng Mao chù xì này trong cách mạng văn hoá giết cả mấy chục triệu người Trung Hoa mà tới giờ vẫn tôn làm lãnh tụ tối cao. Mẹ kiếp, lẽ ra phải đào mồ lên bắt nó đền tội chớ .”
Cô Phượng cave quay sang ông đại tá hưu :
“ Hạ hình Mao Trạch Đông vậy còn hình bác Hồ thì sao ?”
Ông đại tá hưu quát :
“ Mày nói cái gì ? Sao lại hạ hình bác Hồ ? Con này láo !”
Cô Phượng cave cãi :”
“ Thì ông Tố Hữu  đã làm thơ :”bác Hồ ta đó chính là bác Mao”mà…”
Ông đại tá hưu quát :
“ Khác rồi…giờ khác rồi…”
Thằng Bảy xe ôm thắc mắc :
“ Khác sao chú Ba ? Cả bác Hồ lẫn bác Mao vẫn đều là lãnh tụ cộng sản cả mà ?”
Ong đại tá hưu cáu kỉnh :
“ Thì vẫn là cộng sản nhưng bác Hồ là bác Hồ, bác Mao là bác Mao, tao cấm tụi bay không được lẫn lộn…”
Gã Ký Quèn cười hi hí :
“ Vậy phải gọi hồn cho ông Tố Hữu sửa lại thơ :” bác Hồ ta đó….không phải là bác Mao !”he he…”
Cả quán cười ầm ĩ, riêng ông đại tá hưu mặt hầm hầm.

30-11-2012





Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

The first-ever “spidernaut” safely returns to Earth

Take eight steps back, Psy and Biebs. Another YouTube star is born today as Nefertiti, the first-ever “spidernaut” who was the key element to the winning YouTube Space Lab experiment has made it home safely and will live out the rest of her life at the Smithsonian Museum.

Nefertiti is the first jumping spider to successfully return from space and adjust to life on Earth after a 100-day stay aboard the International Space Station. “Neffi,” as she’s called by friends, will take up residence starting today at the Insect Zoo in the Smithsonian National Museum of Natural History.

Courtesy of NASA. Nefertiti, the red-backed jumping spider hunting for flies inside her space flight habitat on board the International Space Station.

The jumping spider experiment was one of two winners from thousands of ideas submitted to YouTube last year with the hopes of being sent to space as part of the Space Lab competition. Relive the epic story of YouTube Space Lab below.



Dom Elliott, Marketing Manager, recently watched “Space Lab LIVE!: Behind the Scenes.”

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 14 )


 
                                                 
                                                           
                                                                        (tiếp theo)

  Thằng Bảy nhói tim, run bần bật, chờ cơn lôi đình đổ xuống  chứ không phải những lời êm ái. Nó cảm động :
“ Dạ…không có gì ? Con vẫn khoẻ…”
“ Vậy tốt, mày đưa tao tới cơ quan rồi cho mày về nghỉ khoẻ…”
 Bà phu nhân đóng cửa xe, khom xuống dặn dò :
“ Ong làm việc vừa sức thôi…chiều liệu về nghỉ sớm …”
Ông lại giơ tay vuốt má vợ tạm biệt như mọi ngày. Xe chạy khỏi cổng , bà mới thở ra nhẹ nhõm, thôi, ông “thông cảm” vậy là tốt, “ra công khai” với ông quan hệ của bà và thằng Bảy theo cách vậy là tốt nhất. Thực ra, ổng có…mất gì đâu. Vẫn chức quyền, vẫn tài sản,vẫn vợ con kè kè… Làm to chuyện sẽ mất  hết. Thảo nào ông ngọt nhạt. Trong chuyện này chỉ riêng bà là…bà mỉm cười đỏ rần cả  mặt. Từ nay chỉ cần che mắt thiên hạ, còn ông thì khỏi. Bà chẳng cần chờ những chuyến về thành phố hiếm hoi, đêm đêm chỉ cần chờ ông ngủ say là lẻn xuống phòng thằng Bảy khu nhà dưới tha hồ đi mây về gió.
Bà về phòng ngủ một giấc cho lại sức và chờ đợi. Thì ông đã chẳng nói thằng Bảy đưa ông tới cơ quan rồi cho về nghỉ đó thôi. Thế rồi bà chờ cả sáng vẫn chưa thấy tiếng còi xe quen thuộc “pin, pin” ngoài cổng. Cả buổi trưa cũng qua đi nốt không thấy tăm hơi đâu. Lòng dạ càng lúc càng  lửa đốt. Mấy lần bà gọi di động của nó chỉ thấy báo “ngoài vòng phủ sóng hoặc đã tắt máy”. Sốt ruột , bà gọi cho ông thì nghe anh thư ký báo “ông nhà sang bên tỉnh uỷ họp thường vụ”. Cả buổi chiều bà cứ đi ra đi vào, bỏ cả ăn, bỏ cả ngồi luyện “khí công” .
Mãi đến chiều chiếc xe Mẹcxêđéc quen thuộc đưa ông về bà vội đâm bổ ra. Bà choáng người thấy người lái không phải “cậu Bảy của bà” mà là bác Bảy, ông tài xế già cơ quan sắp về hưu hàng  ngày vẫn làm tổ bảo trì máy móc ở văn phòng.
Ông chủ tịch xuống xe, đưa cho bà chiếc cặp, âu yếm hỏi bà khoẻ không, chiều nay bà cho ông ăn món gì. Chiếc xe phóng ra cổng, bà chẳng kịp hỏi han việc đổi tài xế đột ngột và bí hiểm. Bà đành bấm bụng săn sóc chồng như mọi chiều ông đi làm về , nào khăn mát, nào nước giải khát ướp lạnh , nào bồn nước nóng ngâm mình. Trong lúc đó cả chục câu hỏi cứ như lưỡi câu móc lòng bà. Cậu Bảy đi đâu ? Biệt phái xuống huyện ? Đột xuất về quê ? Hay … bà sởn gai ốc, hay ông đã cho chú Ba Sở công an thủ tiêu  ? Không, không thể có chuyện đó .
Trong lúc  bà chống đũa nghĩ đi đâu thì ông Chủ tịch, ngược lại, rất vui vẻ, ăn uống rất ngon lành. Ông kể hôm nay có ông Chủ tịch huyện mãi trên miền Thượng về mang biếu cặp nhung nai , mai mốt chú Bảy Sở thú ngâm rượu với mật gấu và gân hổ tha hồ bổ. Ong lại kể một Công ty Mỹ bắn tin cho cô Kim Anh nhà ta suất học bổng đi Mỹ du học nhưng ông từ chối . Cô tiểu thư nghe nói vậy phụng phịu bắt đền bố ? Ong cười cười, cứ yên trí, khi nào có điều kiện nhất định cô sẽ đi, còn nhận của cái Công ty Mỹ này…mất uy tín lắm. Vả lại du học ở Mỹ chưa chắc đã tốt bằng Pháp, nền giáo dục ở Pháp ít tính thực dụng và chú trọng kiến thức cơ bản hơn ở Mỹ. Cứ thế hai bố con cà kê dê ngỗng trong lúc bà phu nhân ruột nóng như lửa đốt, lo đứt từng khúc ruột, không hiểu cậu Bảy đi đâu mà không thấy ông Chủ tịch nhắc một câu.
Mấy lần bà định mở lời, nhưng ông cứ tảng lờ, kéo chuyện này xọ  chuyện nọ cho tới ăn xong, ông vươn vai đứng dậy trở về phòng bà cũng chưa chút vân mòng gì về cậu Bảy. Oi chao ôi, không hiểu cậu đi đâu mãi  giờ chưa về. Cả buổi tối bà cứ ra ra vào vào, bấm điện thoại mỏi tay mà vẫn chỉ một câu trả lời “ngoài vùng phủ sóng” tức cả mình.
  Trong lúc ruột gan phu nhân rối bời thì đầu óc thằng Bảy lái xe cũng lung tung xoè. Sáng nay đưa ông Chủ tịch tới cơ quan rồi, nó đưa xe tới quán ngồi một mình nhâm nhi cà phê. Mặc dù lúc sáng sớm  bà phu nhân đã kịp dặn cứ yên trí , ông Chủ tịch tuy đã biết hết mọi chuyện nhưng vẫn “vui vẻ lắm”, đưa ổng tới cơ quan rồi về ngay, chở bà đi chợ, nhưng nó vẫn  lo ngay ngáy. Sáng nay ông vẫn trò chuyện vui vẻ, lúc xuống xe còn cho nó tờ năm trăm ngàn uống cà phê lại còn dặn cứ nghỉ ngơi thoải mái, khi cần ông sẽ  điện.
Ôi chao, thà ông cứ đánh mắng, cứ nhốt nó vô tù , thà ông cứ rút phăng súng lục đòm phát , thà cứ rõ ràng ra còn hơn cứ tưng tửng làm ruột gan nó rối bòng bong thế này.  Ông Chủ tịch có trăm mắt ngàn tay, sao đoán được giở ra với nó những trò gì ? Thôi đành cứ ngồi quán cà phê đợi ông gọi điện, còn quay về nhà chở bà đi chợ ? A…không đời nào , nó chán ngấy tận cổ cái Cub 78 cổ lỗ sĩ của bà, cứ nhác thấy dáng đồ sộ heo nái  đã sởn da gà, còn đâu hứng thú .
Ôi chao ôi, giờ mới biết dại, giá đừng dính dấp tới bả thì đã tự do chơi bời các em Tuyết, em Trinh, em Hồng  ở quán má mì, thật  sướng một đời. Nghĩ vậy trong đầu cứ loang loáng dáng tươi mát mấy em gái, ôi trời ôi , sao  khác nhau thế, một đằng nắng sớm một đằng chiều tà, một đằng chim ra giàng một đằng gà mái ghẹ…mà mẹ kiếp, sao “bóc lột sức lao động “ “người ta” kinh thế không  biết, cứ làm như “người ta” mình đồng da sắt không bằng…Cứ thế nỗi giận dỗi nổi lên đùng đùng,  phải làm cái gì cho bõ ghét, làm gì bây giờ , thôi phải rồi , sẵn tiền ông Chủ tịch cho , lẻn tới  má mì vui vẻ với các em Tuyết, em Trinh, em Hồng lại chẳng hơn ?
Nó phóng xe tới quán karaoke. Mái mì đón nó vồn vã chẳng kém gì đón ông Chủ tịch. Má cũng lạ sao “thằng nhóc” lắm tiền thế ? Nghĩ đi nghĩ lại chuyện đó cũng thường. Chủ gặm chân giò không lẽ không vứt cho tớ  khúc xương  ? Cả tỉnh này thừa biết ông Chủ tịch ăn tiền tỉ vậy thằng lái xe cũng chấm mút dăm bảy chục triệu chớ. Nghĩ vậy má đưa thốc thằng Bảy lên phòng VIP, rối rít giục mấy em trang điểm cho nhanh.
 Rủi cái cả 3 con nhỏ Hồng, Trinh, Tuyết đều đi khách ngoài Vũng Tàu mà cậu Bảy lại chỉ thích gặp mấy nhỏ đó. Thôi đành phải đưa bé Doan, hàng độc của quán  thế mạng vậy. Nhỏ này má mới tuyển được mãi trên miệt thượng, tính để dành cho các VIP, thoạt nghe cậu Bảy đã lắc quầy quậy, nhất định đòi bằng được em Trinh, em Tuyết hoặc em Hồng kìa. Ay thế rồi má đưa bé Doan ra trình diễn “ người thực, việc thực”  cậu tròn cả mắt, há cả miệng. Oi trời ôi, người đâu đẹp hết ý, da trắng nõn, má đỏ hồng, trên người chỗ nào cần nở ra thì nở hết cỡ, chỗ nào cần thót lại thì cũng không thể nào thót  hơn . Thật đúng là một “bông hoa rừng” còn đượm mùi sơn lâm . Thế là chẳng biết ất giáp gì nữa, nó lao tới như  con chó đói. Lúc này má mì mới bật cười khanh khách :
“ Vậy cứ tưởng chung tình với em Trinh, em Tuyết, em Hồng. Nhưng mà này, giá VIP kia đấy. Cậu chịu không  ?”
Thằng Bảy quay người lại  :
“Giá VIP là nhiêu ?”
“ Giá VIP phải tính bằng đô. Hai vé một dù . Mềm lắm rồi đó…”
 Mắt thằng Bảy vằn đỏ :
“ Bà tính “giết” tôi hả ?”
“ Oi tôi chả dám, tiền nào của nấy, cậu không chịu tôi thay đứa khác, giá bèo…”
Thằng Bảy tụt ngay quần ngoài , moi trong túi quần lót xấp giấy đô, quăng ra hai tờ, má mì chộp ngay lấy, vê vê tờ bạc trong hai ngón tay kiểm tra tiền thật hay giả rồi cười toét miệng :
“ Ghê nhỉ , cậu Bảy giờ cũng xài đô la Mỹ rồi kìa…”     
Thực ra đây là tiền bà phu nhân sai đi đổi, sẵn tiền Việt trong túi, tự “”đổi” luôn cho bà. Cứ thế cũng lặn lưng được dăm bảy tờ. Nó định tích cóp, mua lấy mảnh đất vườn cất cái nhà. Nhưng đã ăn chơi, kể gì tốn kém, thế là má mì vừa ra khỏi phòng, nó đã ào tới, ngấu nghiến con mồi cho “đáng đồng tiền đô…”.
Ôi chao, còn đang chót vót trên đỉnh vu sơn, cửa phòng bật mở, một thằng to cao như con đười ươi xộc thẳng vào, thộp cổ thằng Bảy, lúc này đang đóng bộ quần áo của ông Ađam :
“ Mày là thằng nào dám quyến rũ vợ tao ?”
 Cậu Bảy bị thằng đười ươi nắm cổ, giơ lên cao nom thật chẳng khác gì con nhái bén trong miệng con rắn. Cậu lắp bắp đến líu cả lưỡi :
“ Ơ…không không, tôi…tôi…”
“ Này thì không …này thì không này…”
 Cứ mỗi tiếng “không”, thằng khỉ đột lại tống một quả như trời giáng vào mồm cậu Bảy. Thế rồi cậu thét lên đau đớn, cuống cuồng như có cả ngàn con ong cùng đốt vào chỗ nhạy cảm nhất trên người. Cậu cứ nhảy cẫng  như phải bỏng và rồi dường như cơn đau đã lên tới tuyệt đỉnh, cậu ngất xỉu ngay trên cái giường mới vừa đây thôi, cậu đã lên thiên đàng.

                          (còn tiếp)

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 97 )



                                 
 
                          (tiếp theo)

Chàng Dư mừng hết biết, mới gặp chặp tối, sáng sớm hôm sau đã được ôm người đẹp, một cuộc tình, một hôn nhân tốc độ còn chớp nhoáng hơn cả mấy ông Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ thời nay. Dĩ nhiên, suốt đêm hôm đó chàng Dư sao mà “đánh một giấc ngon lành” được, cứ phấp phỏng đốt nến ngồi chờ tiếng chim Anh Vũ đón nàng. Khổ nỗi chàng cứ chờ hoài, chờ hoài chẳng thấy chim lẫn người đâu ra :
          “ Ta về mái tây, không hề nhắm mắt
          Mấy lần đốt nến lên, mấy lần thổi tắt
          Nào hay Anh Vũ chẳng hót cho
          Tin mừng chẳng có
          Có phải trời đã ngủ quên
          Đất không thức dậy ?”
Vậy là chưa hết đêm, bình minh chưa tới chàng Dư đã than trời trách đất,  “nghi ngờ” lòng tốt ân nhân , thật chẳng “quân tử” chút nào. Thế rồi có tiếng chân động ngoài thềm, mặc dù chưa đúng “ám hiệu” , chàng cũng “ vội đứng dậy, cài áo sửa khăn bước ra” hoá ra là…gió. Lại thấp tha thấp thỏm chờ đợi. Bỗng có tiếng chim hót.Dư lại một lần nữa cài áo sửa khăn. Nhưng khi nhận ra không phải tiếng chim Anh Vũ, Dư lại một lần nữa bàng hoàng thất vọng :
          “ Tiếng hót sao nghe như rối rít bàng hoàng
          Mà đâu phải tiếng chim Anh Vũ…”
Mới chưa qua một đêm chờ đợi, tính cách chàng nho sinh họ Dư đã bộc lộ cái phần “kém trượng phu” trong nhân vật chính vở kịch “Bình Minh Anh Vũ” làm người coi ngờ rằng nó phản chiếu chính ông tác giả.                                                                                             
Thế còn nàng Tuý Tiêu ?
Xuất thân nhà nghèo nơi thôn dã, bố chết sớm năm 17 tuổi, lọt vào tay một gã thuyền chài, sau được quan Nguyên soái chuộc về dạy múa, dạy ca…theo kiểu “đào tạo” kỹ nữ làm vui trong phủ. Trong tối hội thơ, vừa nhìn thấy Dư Sinh lần đầu nàng đã ưng trong bụng , đã “nhấm nháy”, ngầm đánh “tín hiệu”  đủ thấy gốc gác chẳng phải gia giáo. Tan hội, đêm về, được quan Nguyên soái báo tin gả nàng cho Dư sinh, lại được đọc bài thơ chàng làm có ghép tên mình, nàng mừng rỡ OK liền và xin vâng theo đúng kịch bản quan nguyên soái đề ra khi có tiếng chim anh vũ  cất lên  nàng sẽ đi “tìm cọc” ở phòng chàng Dư.
Đêm đó, cũng giống chàng thi sĩ, nàng bồn chồn, sốt ruột chẳng ngủ được, chờ hoài chẳng thấy chim chóc nào cất tiếng hót. Thế là nàng đành  phớt lờ “kịch bản” :
          “Băng sương vượt lối
          Ta đến với người
          Chân không bước mạnh
          Sợ động hồn mai…”
Xăm xăm tới phòng Dư Sinh, chàng lại đang … ngủ khì, nàng đành đánh động tự giới thiệu mình là “ người áo xanh” trong tối hội và tên Tuý Tiêu trong bài thơ chàng mới làm. Những tưởng chàng sẽ mừng quớ, ai ngờ lại vô tâm, hỏi cắc cớ :” Áo nào ? Thơ nào?”, rồi còn nghi ngại :
          “ Nguyên soái đã dặn
          Khi nắng sớm trên cành
          Và Anh Vũ hót inh
          Thì nàng sẽ đến…”
Tới nước này, nàng Tuý Tiêu đành phải giải thích chắc là chim anh vũ…ngủ quên nên :
          “Chẳng ngại sương đêm
          Thiếp đến với chàng tưởng  như đi trong bình minh rạng rỡ…”
Có lý do chính đáng “chim ngủ quên”, lúc này chàng Dư  mới như người ngủ dậy nghe tin trúng số , vội vàng  :
          “ Tuý Tiêu !Tuý Tiêu !
          Chuyện trong mơ, mà quả người đã đến thật…”
Thế là tình lớn gặp nhau, đồng lòng gặp gỡ khỏi chờ tiếng chim anh vũ như lời dặn quan nguyên soái, chàng nàng tranh nhau kể lể . Nàng than vãn “ 12 bến nước lênh đênh, không cội không cành, dạt đâu là phận đó, kể sao cho hết nỗi niềm” .
Còn chàng lại khoe chí khí nam nhi :
          “ Lòng ta chỉ muốn được rong chơi
          Ném quản bút tre vào mực đen thế sự
          Giấy nhân tình nhoè đỏ
          Cười  khóc chuyện người…”
Í trời , giá thi sĩ Lưu Trọng Lư cũng “ném bút vào thế sự” thì nay người đọc hẳn đã được hưởng di sản thơ giàu có chứ chẳng phải trắng tay như ông để lại. Tỏ vẻ lấy bút chống trời xong , chàng dùng nó chinh phục người đẹp :
          “ Nghe lời ca ai não nuột
          Nhìn điệu múa ai uốn đau
          Ruột này cũng quặn héo…”
Và chàng thề thốt :
          “Hãy sáng lên hỡi ngọn đèn
          Ta nguyện vì em làm phên che gió…”
Chàng nàng đang nỉ non tình sự, hốt nhiên Nguyên soái xuất hiện tay xách lồng chim. Người ta tưởng đòn trừng phạt tội cãi lời quan, không chịu chờ chim anh vũ lên tiếng  sẽ giáng xuống đôi tình lang, may thay ông quan là người tử tế , chẳng những không bắt lỗi mà còn cho ngựa, cho kiệu để chàng rước nàng về quê lại kèm theo quà tặng cưới chiếc lồng chim anh vũ ghi lại kỷ niệm ngày quan đi săn loại chim này, chuộc nàng về.
Tuy nhiên chẳng phải ông quan nào cũng tử tế như quan nguyên soái. Cái ông quan thứ hai làm thay đổi cuộc đời Dư Sinh và Tuý Tiêu lại là một bạo quan – Thân Trụ Quốc từng khoe khoang :
          “ Trong triều ngoài quận đều biết tiếng ta
          Có trầm quý nào trong rừng mà ta không kiếm được
          Tội nặng như núi, một chữ của ta còn xoá được nữa là…”
So với ngày nay, ông quan này có khả năng “chạy án” phải ngang cỡ….Uỷ viên Bộ chính trị. Nghe tin chùa Phổ Tế mới có ni cô xinh đẹp, ngài cũng dẹp việc quan, mò tới coi. Cô này được nho sinh ca ngợi :
“Hôm nay thỉnh chuông mới thì nhà chùa cũng thỉnh về một cô tiểu thư mới. Cứ nghe cô cất giọng kệ thì Phật có cho vào Niết Bàn cũng chẳng thiết vào nữa . Còn quan to quan nhỏ trong triều , cứ thấy mặt cô một lần , cũng không muốn rời khỏi cửa  tam quan…”
Không may cho vợ chồng  Dư Sinh, cũng đi vãn cảnh chùa trong tuần trăng mật đúng lúc đó. Vừa nhìn thấy Tuý Tiêu đứng bên hồ tay cầm đoá sen, tướng công đã hồn xiêu phách lạc, quên bẵng mất ni cô trong chùa.  Ngài lệnh :”Cứ cho lên kiệu về kinh ngay. Gấm vóc sẽ ban sau cho cha mẹ. Bọn lính dạ ran . Trong nháy mắt , chúng làm theo ý Thân Quốc Trụ. Tuý Tiên kêu la, chống lại nhưng chúng đã ép nàng lên kiệu khiêng đi. Mọi người chỉ biết nhìn theo. Đây đó một vài tiếng niệm :” A di đà Phật…”
Chứng kiến cảnh bắt người ngay trước cửa Phật, thiện nam tín nữ chỉ biết niệm kinh. Thế còn Dư Sinh, người chồng mất vợ, chàng thi sĩ mất người yêu ? Không chạy theo kiệu quan mà giải thoát Tuý Tiêu , không vạch mặt chỉ tên quan cướp ngày Thân tướng công, chàng  chỉ  ngửa mặt kêu trời :
          “Xanh xanh!Xanh xanh!Trời rất xanh
          Gíó như không gió vẫn dưa cành
          Ta đi đi về đâu ? Lội xuống hồ sen hay vào Tây Trúc ?
          Miệng ta mắc niệm Phật
          Ai khóc cho ta nỗi bất bình ?”
Cái kiểu cam chịu trước cường quyền bạo ngược, chỉ biết “khóc” và hỏi “trời xanh” này,  chẳng riêng nhân vật chàng Dư mà ngay ông tác giả đẻ ra nó và cả sĩ phu Bắc Hà ngày nay, hỏi ai là không có ? Bởi vậy nàng Tuý Tiên còn mong gì được giải thoát ?
Quả nhiên sống trong dinh Trụ Quốc Công, ngày đêm nàng chỉ còn biết giữ chặt “ chữ trinh” khiến quan lớn trong triều phải đặt mình ….ngoài vòng chăn gối của nàng tới đêm thứ …109  và “chiến công “ đó làm nàng thích chí.
Nhưng rồi một trăm đêm, một ngàn đêm, liệu giữ mãi được không , nàng than :
          “ Thảm thương số kiếp hoa cành
          Làm sao giữ mãi hương trinh hở trời ?”
Vậy là nàng chỉ còn biết trông vào trời, chứ còn cái anh chồng Dư Sinh  chỉ  đánh võ mồm “Ném quản bút tre vào mực đen thế sự”, chỉ “cười  khóc chuyện người…” chứ còn chuyện của chính mình thì …thua, lại đành phó thác cho trời chứ biết sao ?
Quả nhiên suốt trong thời gian đó, chàng Dư mất vợ chỉ quẩn quanh xó nhà “áo để buông không thắt giải, trên đầu đội một cái mũ cỏ, dáng đi thất thểu “ và than vãn :
          “ Một ngày xa vợ hết khôn
          Ta đi lùng hoa dại
          Vò nát giữa bàn tay
          Máu trong hồn rỉ mãi…”
   Rồi gặp vợ ngồi kiệu đi trên đường, chàng cũng chỉ đành trố mắt:
          “Ngồi trên kiệu đúng người thương
          Người vũ nữ . chính áo vàng đau chưa ?
          Nhìn lên chẳng thấy mắt xưa
          Ta đành cúi mặt , miệng và lệ thương…
          Rõ ràng ta đó, ai kia ?
          Tay nào xé rách trăng thề đó ai ?”
Hoá ra không những chàng  quên phứt lời thề làm phên liếp che mưa cho cuộc đời nàng mà còn trách móc nàng “đã khác xưa”. Thói cam chịu, than vãn trời đất của chàng Dư Sinh khiến người bõ già của chàng cũng phải bực mình. Oâng mượn lời mắng chim anh vũ, nhưng chính là nhằm vào chàng :
          “Lão nói cho mà biết
          Làm chim thì phải bay
          Có cánh thì phải đạp mây.
          Ngày hai buổi tốn công lão…”
Vậy đó, làm đàn ông phải vẫy vùng trời đất, chống lại tham quan, bạo quyền, làm chồng phải bao bọc, cưu mang được vợ, tiếc thay những lời răn  chí tình đó chẳng lọt lỗ tai chàng thi sĩ Dư Sinh, ngày ngày chàng cứ điên điên :
          “Cơm bữa chẳng thành cơm
          Gặp hoa nào cũng hái…”
Lạ thay, điên vậy mà từ miệng chàng chẳng khi nào thốt ra được một lời oán trách, chửi bới Thân tướng công – kẻ đã cướp vợ, gây cho chàng nỗi thống khổ “máu trong hồn rỉ mãi” . Hoá ra không dám vạch mặt chỉ tên những kẻ gây nên bao đau đớn khiến thế gian này ngập tràn nước mắt  chính là nỗi khiếp sợ thâm căn cố đế chẳng riêng thời nào, cho tới tận bây giờ cố tật đó vẫn còn ăn sâu vào những người cầm bút.

                                (còn tiếp)

YouTube automatic captions now in six European languages

Captions are important to make sure everyone—including deaf, hard-of-hearing, and viewers who speak other languages—can enjoy videos on YouTube.

In 2009, you first saw a feature that automatically creates captions on YouTube videos in English, and since then we’ve added Japanese, Korean, and Spanish. Today, hundreds of millions of people speaking six more languages—German, Italian, French, Portuguese, Russian, and Dutch—will have automatic caption support for YouTube videos in those languages. Just click the closed caption button on any of these videos to see how it works:



Now in 10 languages, automatic captions are an important first step in the path toward high-quality captions for the 72 hours of video people upload per minute. As automatic captions will have some errors, creators also have several tools to improve the quality of their captions. Automatic captions can be a starting point, where creators can then download them for editing, or edit them in-line on YouTube. Creators can also upload plain-text transcripts in these languages, and the same technology will generate automatically-synchronized captions.

You now have around 200 million videos with automatic and human-created captions on YouTube, and we continue to add more each day to make YouTube accessible for all.

Hoang Nguyen, software engineer, recently watched “Completo, ilha das flores.”

Our November featured On The Rise partner is polcan99!

Congratulations to Tom Antos of polcan99, our featured “On The Rise” partner for this month. His channel is featured on the “Spotlight” section of the YouTube homepage today.

Tom has been a YouTube partner for three years, but has dedicated his entire career to film direction, cinematography, and VFX. His expertise has earned Tom an array of awards as he’s worked on both large productions and small-budget projects including Hollywood features, short films, and music videos. On YouTube, Tom goes one step further, uploading tutorials to share his experience and knowledge with his filmmaking peers. He can help you design great-looking music video shots, entertain you with a Dragon Ball remake action video, or even let you choose your own real-life Angry Birds adventure! No matter what you choose to watch, you’ll be impressed with Tom’s innate talent and his dedication to both entertaining and educating his viewers.



Here are a few words from Tom:
I'm a filmmaker, and I love good entertainment. Doesn't matter if it's a good TV show, film, stage play or a book, I enjoy it all. Now I try to create entertainment on the internet... more specifically on YouTube, mainly because of their great tools. I now have 2 channels; Polcan99 is where I put up my action and VFX filled films along with filmmaking tutorials... and GalgaTV is where I put up comedy videos. I feel very fortunate to be able to entertain others for a living, and I'm thankful for being chosen by YouTube as the November "On The Rise" Partner. If you like what you see on any of my channels then please subscribe! 
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel. Keep an eye out next month for a chance to nominate some of your favorite channels for On The Rise in 2013 - we’ll be coming back to you in January with another round of rising talent.

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “More Twilight - A Bad Lip Reading of The Twilight Saga: New Moon.”

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

YouTube Presents: Mayday in San Bruno, California

England had The Beatles. Ireland has U2. Taiwan has Mayday.

Taiwan’s Mayday (五月天) is the biggest name in Chinese rock today, with tens of millions of fans across the globe. No doubt they will be making even more fans when they perform at YouTube’s headquarters in San Bruno, California on Wednesday, November 28 at 7pm PT, and livestream it to the world on YouTube Presents and Mayday's YouTube channel.

After the concert at 8:30pm PT, Mayday will hold a Hangout with fans on Google+. To get a chance at joining this Hangout, post a question you want to ask the band with the tag #HangoutsWithMayday on Google+. Seven lucky fans will be invited to participate.



The first ever Chinese-speaking band to perform at YouTube Presents, Mayday announced their visit at Google’s office in Taipei last week, as they start their U.S. tour promoting their newest album Album No. 8 (作品8號).

Tune in to the livestream for a bit of Mayday to warm up your November, and subscribe to Mayday’s YouTube channel to get the latest videos from the group.

Richard Li, Country Marketing Manager for Taiwan, recently watched “Don’t Wanna Leave You Alone.”

HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 40 ) : Có văn hóa đâu mà đòi lập Bộ văn hóa ?


   

Sau Hội nghị trung ương 6 chừng một tuần, ông đại tá hưu họp thành ủy mở rộng, ghé quán càphê cười nói tưng bừng. Cô Phượng cave nói nhỏ :
“ Chú  Ba trúng số sao phấn khởi dữ vậy ta…”
Ông đại tá hưu nghe được , cười ha hả :
“ Trúng số đâu , tao tránh xa cái trò đánh bạc với nhà nước …”
Thằng Bảy xe ôm đoán già đoán non :
“ Vậy chắc chú Ba phấn khởi Hội nghị trung ương 6 kết thúc thắng lợi, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn làm Thủ tướng ?”
Ông đại tá hưu hả hê :
“ Chuyện đó phấn khởi hẳn rồi. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, uy tín cao, được đồng chí Tập Cận Bình đích thân mời dự hội chợ, bắt tay thân thiết, trung ương miễn kỷ luật, vẫn để làm Thủ Tướng là trung ương quá sáng suốt rồi…”
Cô Phượng cave sốt ruột :
“ Vậy chú Ba phấn khởi gì vậy ta ?”
Ông đại tá hưu thích chí :
“ Năm nay nhân kỷ niệm Nam Kỳ Khởi nghĩa 23 tháng 11, thành ủy cho vợ chồng các cụ lão thành cách mạng tham quan du lịch nước ngoài …”
Mấy ngày sau xe thành ủy tới đón vợ chồng ông đại tá hưu đưa ra sân bay, rồi tuần sau đã thấy ông lò dò vào quán. Vừa nhác thấy, cô Phượng cave đã la lớn :
“Í mèn ôi, chú Ba đi du lịch về coi như mới ốm dậy là sao ?”
Ong đại tá hưu cáu kỉnh :
“ Con mẹ nó…tưởng ra nước ngoài ăn chơi xả láng, hóa ra còn mệt hơn cày ruộng …”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố  :
“ Sao kỳ vậy cà ? Chắc ở khách sạn 5 sao, lạ nhà khó ngủ  nên cô Ba bắt chú “cày” cả đêm chứ gì ?”
Ong đại tá hưu gắt :
“ Tầm bậy . Lên xe, xuống xe, dắt díu nhau tham quan cả ngày, tối về mệt lử cò bợ hơi sức đâu nghĩ chuyện đó ?”
Cô Phượng cave cười  rinh rích :
“ Tại chú thất thập cổ lai hy mới mệt chớ cô Ba tốp U30 đâu có mệt ?”
Ong Tư Gà nướng gắt :
“ Cái con nhỏ này, câu trước câu sau lại chuyện đó. Thôi im hết, im hết nghe ông Ba kể chuyện tham quan tư bản chắc lắm chuyện ly kỳ .”
Ong đại tá hưu hãnh diện :
“ Chuyến này thành uỷ mời các cụ lão thành cách mạng và gia đình  tham quan Sanhgapo, Thái lan…”
Gã Ký Quèn reo lên :
“ Í chết cha….toàn lão thành cách mạng đi coi tư bản rẫy chết  phải không chú Ba …”
Ong đại tá hưu cáu kỉnh :
“ Rãy chết …rãy chết cái con mẹ nó…mới đặt chân xuống sân bay mắt mũi đã hoa cả lên nhà cửa cao vun vút, xe cộ qua lại như mắc cửi…”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Vậy rồi các cụ lão thành cách mạng chắc được đón tiếp long trọng lắm ?”
Ong đại tá hưu nhăn nhó :
“ Đón tiếp con mẹ gì ? Mới xuống sân bay đã rắc rối . Vào làm thủ tục có cụ nhất định không chịu trình hộ chiếu mà lại cứ khăng khăng chìa thẻ đảng ra. Hải quan Sanhgapo nó biết thẻ đảng là cái con mẹ gì . Thế là nó giữ lại không cho vào. Sau nó phải chờ phiên dịch tới nói rõ luật lệ cụ mới chịu cất thẻ đảng đi, trình hộ chiếu ra…”
Thằng Bảy xe ôm cười  lớn :
“ Ha ha ha….Vậy rồi vào khách sạn các cụ còn đưa thẻ đảng ra nữa không ?”
Ong đại tá hưu lắc quày quạy :
“ Thôi thôi…thẻ đảng thì cất cho kỹ…không trình hộ chiếu sức mấy nó cho nhận phòng…Phòng ốc thì sang trọng chỉ phải cái lộn xộn quá…”
Gã Ký Quèn thắc mắc :
“ Sao kỳ vậy ? Khách sạn 5 sao ở Singapo lộn xộn sao được ?”
Ong đại tá hưu vội vàng :
“Không không, nó bài bản chặt chẽ lắm. Lộn xộn do mình ấy chớ. Lúc phân phối phòng, đưa chià khoá, cụ thì thắc mắc sao cụ kia ở tầng thấp, tôi  tầng cao. Cụ lại thắc mắc sao phòng cụ kia có đèn chùm phòng cụ lại đèn dài.Oi thôi các cụ cứ chạy đi chạy lại so sánh phòng ốc, tiện nghi thôi thì cứ loạn cả lên. Mấy con nhỏ phục vụ cũng khổ …”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Vậy rồi đến tối khách sạn mở tiệc chiêu đãi chớ…”
Ong đại tá hưu lắc đầu :
“ Tiệc tùng chiêu đãi gì đâu. Ăn cùng với khách trọ thôi. Có điều mới lạ là ăn tự chọn . Oi chao ôi, nó bầy ra cả trăm món , muốn ăn gì ăn, cứ hoa cả mắt, chẳng biết nên chọn ăn món gì, bỏ món gì. Có cụ lấy đầy một đĩa mới ăn mấy miếng đã bỏ hết, chạy đi lấy đĩa khác chọn các món khác. Cứ thế chen lấn, chạy lui chạy tới, miệng gọi nhau ới ới :” tôm nướng…tôm nướng nè …gà rán..gà rán nè…”. Khách nước ngoài cứ tròn cả mắt không hiểu các cụ người nước nào. “
Cô Phượng cave :
“ Vậy khi họ biết là Việt Nam anh hùng, họ có tới bắt tay hoan hô không ?”
Ong đại tá hưu lắc lia lịa :
“ Không không…họ chỉ nhún vai, lắc đầu thôi. Cũng may họ chỉ thấy mình to tiếng gọi nhau thôi , còn chuyện khác, các cụ làm lén, họ không  thấy…”
Gã Ký Quèn :
“ Chèn đéc ôi…lại có chuyện làm lén nữa sao ?”
Ong đại tá hưu cười :
“ Thì các bà vợ ăn chẳng bao nhiêu, nhìn thức ăn chất ngất như núi  tiếc của trời mới lấy túi ni lông tống thức ăn vào đó, lại lấy cả thìa lẫn dĩa nữa. Ăn xong xách về phòng cho cụ ông mời chiến hữu tới nhậu bữa  nữa. “
Cô Phượng cave lè lưỡi :
“ Chèn đéc ôi…khách sạn biết nó chửi mục mả !”
Ong đại tá hưu cười hề hề :
“ Nó nói tiếng tây mình nói tiếng u , cho nó chửi sướng miệng ? Bởi vậy nhậu xong bao nhiêu rác rến, xương xẩu các cụ không đổ thùng rác mà tống hết cả vào … tủ lạnh…”
Gã Ký Quèn kêu lên :
“ Í mèn ôi…sao lại tống rác vào tủ lạnh ? Chơi gì kỳ dzâỵ…”
Ong đại tá hưu cười cười :
“ Thì cho tụi nó dọn chết cha đi. Mấy con nhãi làm phòng đều là tay chân tư bản cả ấy mà…”
Cô Phượng cave bật cười :
“ Vậy rồi trả phòng có “bo” cho dọn phòng không ?”
Ong đại tá hưu kêu lên :
“ Con này hỏi kỳ ? Có phải quán bia ôm đâu, không lẽ khách sạn cũng có “dọn phòng ôm” ? Mà các cụ có “ôm” con nào đâu mà phải “bo” ?”
Cả quá cười  ồ. Ong đại tá hưu lại kể tiếp :
“ Hai hôm sau đi Thái Lan, có cụ chui vào phòng vệ sinh trên máy bay hút thuốc lá bị tiếp viên phát hiện. Cũng may hãng Việt Nam, ông Trưởng đoàn xin thông cảm nên nó tha, không thì nộp phạt bộn tiền…”
Cô Phượng cave bỗng cười rinh rích làm ông đại tá hưu bực mình :
“ Mày cười gì vậy ? Mày cười tao hả ?”
Cô Phượng cave lắc đầu :
“ Không không, con muốn hỏi sang Thái Lan các cụ có đi coi các cô chuyển đổi giới tính trình diễn không ?”
Ong đại tá hưu gật lia lịa :
“ Có chớ…có chớ…ôi chao ôi…nó vốn là con trai mà sao lại thành con gái đẹp nõn đẹp nà vậy. Có cụ không tin, mới đưa tay thử .. sờ chỗ đó kiểm tra …”
Cô Phượng cave kêu lên :
“ Ay chết…sàm sỡ vậy chắc ăn tát quá…”
Ong đại tá hưu lắc đầu :
“ Không không…nó không tát mà bắt trả tiền, còn đau hơn ăn tát nữa kìa…”
Gã Ký Quèn cười ha hả :
“ Vậy rồi đoàn có bay sang Lào không ?”
Ong đại tá hưu lắc đầu :
“ Không không…tham quan  Thái Lan xong là về.”
Gã Ký Quèn tiếc rẻ :
“ Hoài của…bên Lào mới lắm chuyện hay …”
Ong đại tá hưu tròn mắt :
“ Chuyện gì vậy mày ? Đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đi thăm Lào à ?”
Gã Ký Quèn lắc đầu :
“ Không phải đồng chí Nguyễn Tấn Dũng mà  đoàn chuyên gia Việt Nam sang giúp bạn Lào. Khảo sát xong, chuyên gia Việt Nam mới nói :” nước các bạn làm đéo gì có biển  mà đòi lập Bộ thủy hải sản ?”
Cô Phượng cave láu táu :
“ Đúng,đúng … Lào toàn núi với rừng mà cũng bầy đặt lập Bộ thủy hải sản  ?”
Gã Ký Quèn cười hơ hớ :
“ Nghe xong, các bạn Lào vặn lại :” Vậy  nước các đồng chí có văn hoá đéo đâu mà cũng bầy đặt lập Bộ …văn hoá ?”
Cả quán cười ồ. Riêng ông đại tá hưu mặt đỏ tưng bừng.

27-11-2012

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU (KỲ 13 )


                          
                                                                     (tiếp theo)      

 Ông Giám đốc công an chợt nắm cổ áo ông Chủ tịch, quát lớn :
“ Đồng chí Phó Bí thơ tỉnh đảng bộ. Nhân danh Ủy viên chấp hành tôi yêu cầu đồng chí nêu cao tinh thần hy sinh, dũng cảm của người đảng viên cộng sản, bình tĩnh, sáng suốt đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích gia đình…”
Ông Chủ tịch tỉnh trợn ngược mắt, lắp bắp :
“ Mày nói cái gì ? Mày nói cái gì ?”
“ Tôi yêu cầu đồng chí trụ vững ở trọng trách đảng đã phân công, không để tình riêng ảnh hưởng tới vị trí công tác…”
Ông Chủ tịch chợt tỉnh, giám đốc công an đổi giọng :
“ Anh Hai bình tĩnh lại. Anh làm ầm lên là mất ghế Chủ tịch tỉnh đấy…”
Ông Chủ tịch tỉnh run bần bật :
“ Hiểu rồi…tao hiểu rồi…thôi mọi chuyện tùy mày giải quyết…”
Giám đốc công an đắc chí :
“ Yên trí…thằng em sẽ sắp xếp mọi chuyện đâu vào đấy…vừa hả dạ ông anh vừa giữ uy tín đồng chí Chủ tịch…”
Trong lúc đó ở mini hotel bên sông Sàigòn, bà Chủ tịch đang say giấc nồng, chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp làm bà thức giấc, trời đã tối thui, nhìn đồng hồ bà giật thót , quay sang bên, cậu Bảy lái xe vẫn ngáy ò ò. Bà vội kéo cái màn gió che cậu, khoác vội váy ngủ lên người ra mở cửa. Cô tiếp tân  cất giọng lễ phép :
“ Thưa bà, bà có định dùng bữa tối không ạ ?”
Ôi trời, tưởng chuyện gì, bà nhẹ cả người :     
“ Cảm ơn, tôi có việc phải đi liền…”
Bà vội vã quay vào , lôi thằng Bảy dậy, cuống quít giục nó sửa soạn. Không hề hay biết lưỡi gươm đang lơ lửng trên đầu,  thằng nhãi ranh còn ôm lấy bà đòi ngủ tiếp. Cả bà phu nhân nữa, bà đâu có biết cô tiếp tân lên phòng lễ phép đánh thức bà dậy là theo lệnh của  tay chân “chú Ba”. Tuy thế bà vẫn đủ tỉnh táo buộc “cậu Bảy” bò dậy, mặc quần áo đưa bà về tỉnh.
Xe ra khỏi khách sạn đã 9 giờ tối. Giờ này khách khứa ông Chủ tịch đã về hết, chắc ông nóng ruột về sự “mất tích” của bà. Kệ ổng, lỡ một bữa làm đồ nhậu nhằm nhò gì, thiếu gì lý do chậm trễ . Trên đường về, bà nhìn sang “cậu Bảy” đang ngồi xoay xoay tay lái, mặt mũi hốc hác thấy thương quá. Hồi này “cậu” chẳng những thành thạo món “luyện nhân điện” bà truyền cho mà còn sáng tạo bao chiêu trò làm bà cứ chết lên chết xuống trong những cơn mê mẩn kéo dài. Cậu đúng là báu vật trời ban . Chao ôi, ước gì cái lão chồng già lăn cổ chết bất đắc kỳ tử để bà mãi mãi sống bên “cậu” tới đầu bạc răng long.
Ý nghĩ đó làm bà tỉnh queo khi thằng Bảy đánh xe chạy vào sân nhà. Ong Chủ tịch vẫn thức . Vừa giáp mặt ông, bà đã xổ ra một tràng như bắn súng :
“ í trời ơi….xe cộ gì chậm như rùa bò, lại còn hư nằm đường nữa chớ, đã bảo ông đổi lấy cái nguyên thùng đi…”
Ong Chủ tịch đang cố nhốt một con thú điên trong lòng, cười nhạt :
“ Xe nằm đường hay bà nằm giường ?”
Bà phu nhân nhói tim :
“ Ong nói gì kỳ vậy ? Xe hư, thằng Bảy nó phải sửa, tôi vẫn ngồi chờ trên xe chứ có giường nào mà nằm ?”
Nhìn vẻ trâng tráo của vợ, con thú bị nhốt không kiềm giữ được nữa, nhảy xổ ra khiến ông Chủ tịch giang tay tát vợ nổ đom đóm mắt :
“ Con khốn nạn, con đàn bà dâm ô, mày tưởng tao câm mù què điếc hả ? Trời ơi, trời ơi….Tưởng ngủ với ai, hoá ra mày ngủ với thằng lái xe ? Nhục nhã…nhục nhã…tao phải giết, phải giết….”
Nói rồi ông xông tới bóp cổ bà. Hỡi ôi, bao nhiêu sức lực đàn ông, ông Chủ tịch đã tiêu hết vào biết bao trận đấu đá nội bộ nên bà vợ to béo chỉ hẩy tay ông đã ngã troéo khoeo .Thoắt cái, bà phu nhân  thành  người đàn bà khác :
“ Mày giết tao đi, tao thách mày đấy. …”
 Nói rồi bà đi tới ngăn kéo của ông, rút ra khẩu súng lục vốn chỉ cấp Chủ tịch tỉnh mới được dùng, ấn vào tay chồng :
“ Súng đây, mày bắn tao đi, bắn đi…”
Bà ưỡn bộ ngực khổng lồ , gí vào mặt ông. Ong Chủ tịch bị ấn vào tay khẩu súng , chất thép lạnh lập tức làm ông nguội cơn giận. Cẩn thận nhét khẩu súng trở lại ngăn kéo, móc túi áo tìm chìa khoá, khoá lại cẩn thận rồi mới quay sang bà :
“ Thôi mà…tình nghĩa vợ chồng ai dám bắn bà…”
Quá rõ tính chồng, bà phu nhân cười nhạt :
“ Không dám bắn hả ? Vậy thì viết đơn ly dị đi, ừ thì tôi ngủ với thằng lái xe đấy. Nói thực ông biết, mười thằng như ông cũng chẳng bằng một mình nó. Bút giấy đây…viết đi…”
Lại bút lại giấy ấn vào tay ông Chủ tịch. Tuy nhiên ông đủ tỉnh táo nhận ra ly dị thì quá dễ, nhưng con hổ cái này đã nắm được bao bí mật làm ăn của ông. Nào Công ty này, cán bộ nọ đã chia chác, đút lót cho ông bao nhiêu, vào ngày nào, bà đã ghi chép hết. Một khi “chặt cầu”, lập tức nộp cho Ban tổ chức tỉnh uỷ, Ban thanh tra và thế là ông đi đứt, sự nghiệp theo đảng đổ sông đổ biển, có bốc cứt mà ăn.
 Tới đây, ta phải kinh ngạc về khả năng nín nhịn của ông Chủ tịch, đó là bản lĩnh chính trị ông trau dồi qua bao năm lăn lộn hoạt động cách mạng để “dĩ nhất bất biến ứng vạn biến” ? 
Ở địa vị ông, khi vợ trâng tráo tuyên bố cắm sừng chồng, một thằng xích lô, ba gác chắc chắn sẽ “phanh thây xé xác” con vợ. Đằng này không, khi bị vợ ấn giấy bút vào tay, ông xoè ngay cả mười ngón ra, nhất định không chịu nắm lại rồi trợn mắt, há hốc miệng, ngã lăn đùng ra giường như trúng gió. Thôi chết, không khéo ông lên cơn áp huyết,đứt mạch máu não. Bà kêu toáng tiểu thư gọi xe cấp cứu. Khi cô bốc điện thoại quay số bỗng ông ngồi dậy, ngăn lại :
“ Khỏi gọi, khỏi gọi, không có sao đâu ?”
Cô tiểu thư nhăn nhó :
“ Tại lúc chiều mấy chú ép ba uống rượu dữ lắm . Đã bảo uống chút chút xã giao thôi không nghe…”
 Cô đâu có ngờ ông không uống rượu và cũng chẳng lên cơn áp huyết, mặc dầu vậy ông vẫn nằm rên hừ hừ. Có lẽ bản năng làm vợ trỗi dậy, bỗng chốc bà trở thành “ hiền thê”  xắn tay áo săn sóc chồng. Nào cạo gió, nào lau nước nóng,  nào trà tăng lực nào viên sừng tê, bà lăn qua lật lại tấm thân nhũn như thịt cá chết của ông , suốt đêm bà vận dụng cả mười thành công lực truyền nhân điện  sang người ông mà chỉ thấy nong nóng lên đôi chút.
Than ôi, chỉ trừ đồng chí Bí thư tỉnh ủy, nội trong cái tỉnh này, từ dân thường tới cán bộ, từ xã , Phường tới Quận , huyện, từ các Ban, ngành tới các đoàn thể, bất kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, ai ai ông cũng có thể chỉ huy được hết , vậy mà riêng có mỗi cái vật nho nhỏ, dính sát người là dám cãi lại ông. Liên tục ông  lệnh mà nó đâu có nghe, cứ ì ra tuồng như đang nằm ngoài vòng phủ sóng của ông vậy. Bà chờ, cứ lẳng lặng  chờ và khuyến khích ông, rồi đến khi hết cả kiên nhẫn, chờ cũng chẳng được , bà hất người ông xuống, cười khẩy :
“ Thôi đi ông, chẳng ăn thua gì đâu…”
Rồi mặc ông nằm chỏng chơ hổ thẹn, bà ngồi dậy mặc xống áo, giọng chì chiết :
“ Không làm được phải không ? Không làm được thì thôi, khư khư giữ lấy làm gì, vậy mà mồm cứ leo lẻo “ giải phóng phụ nữ, giải phóng phụ nữ…”
Ôi chao ôi, ước gì ông được cầm khẩu súng trong ngăn kéo kia , bắn nát đầu con xú phụ này cho hả cái nỗi hờn căm đang chẹn giữ . Nhưng không, ông vẫn nằm đó , chìm đắm trong uất nghẹn, trong bóng đêm đang loãng nhạt và chợt nảy người khi tiếng sập cửa cái rầm khi bà ra khỏi phòng ông. Sáng lâu rồi nhưng ông vẫn nằm đó, ê chề và nhục nhã đã tan đi theo bóng đêm, đầu óc  sáng suốt trở lại và chạy hết công suất  tìm giải pháp. Không không, bằng giá nào cũng phải ếm nhẹm , coi như chưa hề xảy ra, chiều qua xe hư, lỡ mất việc bà sửa soạn bữa tiệc tối, có vậy thôi. Còn thằng Bảy lái xe ? Nó là con tép riu, ông cười nhạt, chấp làm gì. Bởi thế, đúng 7 giờ 15 phút sáng, như mọi ngày, thằng Bảy đánh xe lên thềm nhà, bà vẫn đưa ông ra xe, ông vẫn nhìn nó trìu mến và hỏi một câu thật ngọt ngào :
“ Chiều qua hư xe vất vả lắm phải không Bảy ?”    
                       (còn tiếp)
                

                    (còn tiếp)

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 96 )


                                (tiếp theo)         

 Người ông phấn khởi :
          “ Cha chả là vui…
          Nghe, để bác nghe cho hết lỗ tai
          Nhìn, để bác nhìn cho suốt con mắt…”
“Người mẹ” bước vào, khán giả chờ đợi cuộc trùng phùng cảm động sau mấy chục năm âm dương cách trở giữa đôi  vợ chồng “ người cha”, tiếc thay  ông tác giả kịch bản dấu biến “tình huống nhạy cảm” đó để cho bà vợ “trữ tình bay bổng” trong nỗi niềm “chống Mỹ cứu nước “ :
          “Con ơi, giặc trước tan
          Ruộng vườn vừa cướp lại
          Giặc sau đ tới…
          Nhưng con ơi
          Tội giặc ngập núi ngập sông
          Thương hận : tràn Nam, tràn Bắc
          Mẹ thương con phải giục bước lên đường…
          Con ơi, ơn Đảng đi về : bao xiết công lênh…”
“Hồn chồng” gặp lại vợ chẳng mảy may da diết nghĩa phu thê lại chăm chăm vào …cái ba lô vợ khoác lên vai con trai :
          “ Ơi rộng lớn hai vai con
          mẹ khoác lên một niềm đại nghĩa
          Vườn cũ gió bay vờn tóc mẹ
          Suối ngàn, cất bước đẹp tình con…”
Và sau cùng “ người ông” bật mí kẻ khua nước dưới cầu ao giữa đêm khuya chẳng phải con gái, cháu dâu động tình mất ngủ mà chính là …ông  đó :
          “ Chao nước đêm khuya chính là ta đó
          Ta nghe đất nước, cơn bão trước, cơn bão sau
          Dức dối thân mình, bàng hoàng giấc ngủ
          Nay ta về đây,
          Tai đã sướng lỗ tai
          Mắt đã no con mắt…”
Vâng, khán giả đã  “no con mắt” cả chục nhân vật thuộc ba thế hệ ra vào sân khấu trong một hoàn cảnh rất kịch mà người xưa từng nói “ Thùng thùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…”, đã “sướng lỗ tai” những những đại ngôn , vậy mà tiếc thay, người xem chỉ thấy quay đi quay lại có mỗi một nhân vật : chính là ông tác giả kịch bản . Ông đã chui vào hình hài của vợ chồng ông, cha, con người ta để làm mỗi một việc là động viên tuyên truyền “Tuổi hai mươi” lên đường chống Mỹ bằng những lời thơ lủng củng, sáo mòn, ngôn từ khẩu hiệu.
Kịch chẳng có, thơ cũng không – vở kịch thơ “ Tuổi hai mươi”, tác phẩm chính  đã đưa thi sĩ Lưu Trọng Lư lên chiếc ghế Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã nhanh chĩng rơi vào thùng rác thi ca của lịch sử giống y như giấc mộng kê vàng của ông vậy.
Năm 1985, không khí sáng tác trong nước đã sặc mùi “cởi trói” tới mức các nhà văn nhà thơ cây đa cây đề cũng lăm le “phản tỉnh”. Chế Lan Viên có bài thơ “Bánh vẽ”, Nguyên Ngọc có “Đề dẫn”, Nguyễn Minh Châu “Đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh hoạ”…Những lộn xộn  tràn lan đó không thể không thôi thúc Lưu Trọng Lư “làm một cái gì đó” cho hợp “phong trào” cho dù ông vẫn âm thầm nghe ngóng theo kiểu “ cứ để yên coi sao “.
Không dám ra mặt thực hiện “ sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút “chống lệnh “cấp trên” viết sao cho khỏi cắn dứt “lương tâm thời đại”, ông len lén dùng miếng võ cũ rích từ thời Nhn văn Giai phẩm “mượn xưa nói nay”trong vở kịch nửa nói nửa thơ “Bình minh anh vũ” và cũng chỉ dám xẹt qua, mượn lời vai phụ “gài mìn” qua vài câu thoại bóng gió.
Truyện kịch kể rằng ở thời Trần Duệ Tôn, có ông Nguyên soái họ Nguyễn, vào một tối cao hứng, sai treo tranh “Nắng hè tuyết bay” mời tài tử văn nhân tới đề thơ. Đề tài thật trái khoáy, tuyết sao còn sống sót sang mùa hè và lại còn “bay” trong nắng? Ngụ ý gì đây ?
Mở đầu cuộc hội, “Trần Doãn, nhà thơ đứng tuổi, ra dáng một quan thơ, áo quần trau chuốt, dáng vẻ đường bệ, “ đề thơ và được một  nàng “vũ nữ áo xanh” cất giọng ngâm lớn :
          “ Tuyết sao có tuyết giữa hè
          Có chăng tuyết cũng tan đi với chiều…
          Cánh bèo chỉ đẻ cánh bèo
          Là hoa thiên lý mới leo đỉnh giàn…”
khẩu khí rất “bé ngoan”, tôn trọng “cấp trên”, hợp “quy luật” làm một “nhà thơ già”  đứng dậy vỗ tay khen rối rít :
“Đúng như vậy. Tuyết nào lại có tuyết giữa hè ? Như thế là trái đạo trời. Thơ này mới phải đạo, tranh kia không nên có…”.
“Bức tranh “nắng hè tuyết bay” này thật ngang trái với lẽ trời. Lẽ đời cũng vậy, có trước có sau, có ngôi có thứ, đổi ngôi, vượt phận , sang  hèn lẫn lộn là điên đảo thế tình…”
Cái thói “cừu con”, “giữ trật tự”, “ổn định chính trị” này lập tức bị một “nhà thơ trẻ” phất tay áo cãi lại :
            Thế nào là điên đảo thế tình?
          Thế nào là ngửa nghiêng trời đất?
          Đông mà cứ tuyết lạnh mà nói
              cứ nắng gió  mà ca
          Thơ văn như thế là có mùi thiu đấy…”
Than ôi, nếu nhà thơ trẻ nói đúng thì sự nghiệp văn thơ sau cách mạng của chính ông tác giả kịch bản hẳn đã nồng nặc lên rồi. Bởi thế “nhà thơ già” lên tiếng chửi lại :
          “Chuyện thơ văn  mà như chuyện nơi sông chợ…”
Lúc này quan Nguyên soái mới can đôi bên và mời người tiếp theo là Dư  Sinh, còn trẻ, áo quần xuềnh xoàng , dáng người bình dị đề thơ và được một cô “vũ nữ áo vàng”  cất tiếng ngâm :
          “ Tuyết từ giá rét đêm đông
          Vẫn trong áo trắng sang sông với hè
          Vẫn trong nắng cháy tuyết đi
          Một lòng trinh tiết chẳng hề chịu tan…”
Bài thơ có ý bóng gió văn nghệ sĩ dưới chế độ “quản lý tư tưởng”  chẳng khác gì “tuyết giữa mùa hè” đi trong “nắng cháy” , mặc dầu vậy,  cần giữ lấy bản chất “ nghệ sĩ” chớ có chịu “tan”. Ngay lập tức “ nhà thơ già” đập mạnh chén rượu xuống bàn quát to :
“ Bạo thiên nghịch địa, bạo thiên nghịch địa…”
Hống hách , cha bố thiên hạ chẳng khác gì  mấy ông nhà văn già xúm vào đánh đòn hội chợ nhóm viết trẻ Nhân Văn Giai Phẩm và tất nhiên trong số đó phải có  nhà thơ Lưu Trọng Lư dấu mặt chỉ đạo.
Tuy nhiên lúc này đã là đêm trước của ngày cố Tổng bí thư Nguyễn văn Linh “cởi trói” văn nghệ sĩ, lớp “nhà văn già” không còn độc diễn, Lưu Trọng Lư  đành đưa ra sân khấu “lớp trẻ” cho hợp “thời thượng” :
“Một nhà thơ trẻ đứng lên phất cao tay áo:
” Thơ như thế là bạo thiên nghịch địa ư ? Các vị bảo : “Đạo người có trên có dưới. Khi đánh giặc thì kẻ trên dưới một lòng. Đánh xong giặc thì lại đạp cổ xuống bùn, kẻ thì “toạ hưởng kỳ thành”ấp này ấp nọ.Quý hoá thật, hay ho thật. Muốn leo đến đâu thì leo- nhưng khi đạp lên lưng những đứa nô tỳ cũng thử nhìn xuống xem : Cánh tay thằng dân đen ấy, cánh tay cha anh họ cũng còn  nguyên hai chữ “Sát Thát đấy”. Ấp ruộng các ngài cò bay sải  cánh, các người có  nghĩ đến giun dế dưới  bùn đen…”“
Lời tố cáo thật đanh thép từ thời Trần Duệ Tông vẫn còn “tươi rói” tới tận bây giờ khi giai cấp tư sản đỏ cầm quyền ngày càng cách biệt với đám dân đen đã từng cầm súng đi “chống  Mỹ cứu nước “.
Hãy thử hỏi các “đồng chí “ chủ trang trại hàng trăm hécta cà phê, cao su, tiêu, điều “cò bay sải cánh”, các đồng chí “chủ vườn” hàng chục mẫu Bắc bộ xanh tươi và béo bở, có khi nào ngó xuống đám dân đen một thời “Sát Mỹ”  hiện sống ra sao với thu nhập chỉ vừa đủ để không chết ?
E rằng ý kiến của “nhà thơ trẻ” đã đi quá đà, “mượn xưa” thì mượn nhưng nói năng liều mạng quá e cấp trên phật ý, bởi thế Lưu Trọng Lư  vội vàng xí xoá :
Nhà thơ già (đập cốc rượu vỡ choang): “ Giọng lưỡi sông chợ, đâu phải chuyện thơ văn …”
Cái kiểu “bí cờ văng tục”, đá trái banh “chính trị” vào vườn văn thơ là thủ đoạn quen thuộc từ thời vu vạ nhóm Nhân Văn - Giai phẩm tội phản động, chống chế độ chứ không phải “ đòi tự do sng tc”. Dẫu sao, Lưu Trọng Lư cũng đưa được lên sân khấu cuộc tranh luận nảy lửa giữa “ nghệ thuật vị cấp trên”,  đại diện là ông “quan thơ” Trần Doãn với “nghệ thuật vị dân đen” người phát ngôn là chàng nho sinh họ Dư nghèo.
Tới đây lẽ ra Lưu Trọng Lư  không được “náu mình” đứng giữa hai phe nữa, ông phải bày tỏ quan điểm của mình, phải chọn hoặc “quan thơ” chính thống hoặc chàng nho sinh nghèo làm thơ “ngạo ngược”. Tiếc thay nỗi sợ cố hữu thường trú trong  nhà thơ cách mạng đã giữ ông lại, chỉ “tự cởi trói” được tới đó, chỉ đưa ra cuộc tranh cãi giữa đôi bên mà lờ đi không bênh vực và cũng chẳng lên án bên nào.
Từ đây kết thúc “câu chuyện thơ thẩn” để bắt đầu chuyện tình ai oán  của Dư Sinh và qua nhân vật này bộc lộ khá rõ “con người thật” thi sĩ Lưu Trọng Lư.
Nguyên trong hội đề thơ, chàng Dư chẳng thèm chú ý tới cuộc tranh cãi giữa hai nhà thơ già-trẻ, chỉ…nhìn lom lom vào cô “vũ nữ áo xanh” trẻ đẹp - người ngâm bài của ông quan thơ Trần Doãn. Cô này cũng cảm thấy chàng Dư  chết mệt vì mình nên trong lúc múa hát đã gửi gắm những động tác chỉ riêng chàng nhận ra. Tiệc tàn, Dư Sinh lân la hỏi dò người hầu gái mới được biết “ Nàng tên gọi Tuý Tiêu, quê ở Nam Sách. Nguyên soái nhân một ngày đi săn chim Anh Vũ gặp nàng mang về. Nàng được học múa, học ca, học chữ. Học đâu nhớ đấy, nhận một trả mười.” .
 Chàng Dư nổi hứng làm sẵn một bài thơ :
          “Sương bay vườn Tuý
          Nặng giọt ba Tiêu
          Trời mờ mịt tối
          Hồn lạc tìm nhau…”
Thói hám gái của chàng Dư không lọt khỏi mắt quan Nguyên suý, ông tới gặp chàng nói thẳng :
“Ta đoán sau buổi ca vũ, ngươi có điều vương vấn. Nay ta có điều muốn nói với ngươi: trong dinh ta có mười ca vũ nữ, toàn là những người hát hay, múa giỏi. Cô nào đẹp mắt ngươi cứ nói…”
Lẽ ra là “kẻ sĩ”, chàng Dư phải thấy hổ thẹn, chân ướt chân ráo được mời tới dự tiệc nhà người ta đã tính “chôm” ngay mỹ nhân, vậy nhưng chàng Dư được lời như cởi tấm lòng, vội vàng chộp ngay cơ hội :
“ Thưa nguyên soái…người làm kẻ hậu sinh bàng hoàng chính là người vũ nữ áo xanh…”
Sống sượng vậy, rồi để chắc ăn , chàng  trình ngay Nguyên soái bài thơ vừa làm còn chưa ráo mực trong có tên Tuý Tiên    lẽ ra phải trao tặng nàng trước đã. Ong quan văn  tốt bụng không ngờ, bằng lòng gả ngay cô gái cho chàng và còn vỗ vai dặn :
“ Mọi việc đều ở tay ta. Người cứ về phòng khách đánh một giấc ngon lành. Mai sớm khi bình minh qua cửa sổ, Anh Vũ hót vang. Thì ngươi hãy sửa khăn cài áo đón tin vui…”


                         ( còn tiếp)