Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Vũ Huy Quang : BÓNG MA STALIN (tiếp theo và hết)



                                     (tiếp theo và hết) 

 
5/Bóng ma và mâu thuẫn.

Milovan Djilas gọi Stalin là “kẻ tội phạm lớn nhất lịch sử”, vậy mà vẫn còn chống đỡ một cách vô thức cho sự bất công trong những dòng,

”Cái ông ta ao ước hoàn thành, ngay cả cái đã hoàn thành, đều không thực hiện được bằng đường lối nào khác. Sức bật đẩy ông ta tiến, lãnh đạo, với lý tưởng tuyệt đối, không có lãnh tụ nào khác, ngòai ông ta thực hiện được, trong tầm cỡ ở Nga cũng như tòan thế giới, không thể thi hành được bằng phương pháp nào khác hơn. Kẻ sáng tạo ra một thế giới xã hội đóng kín, cũng lại là cơ phận của nó, đã trở thành nạn nhân của chính nó. Không ai hơn ông ta về thực hiện bạo lực, tội ác, và Stalin đúng là nhà lãnh tụ cũng như nhà tổ chức của một lọai cấu trúc xã hội mà thôi.” (5)

Điểm chính trong lập luận này đã rõ ràng: Nếu như chế độ xã hội Liên bang Xô viết đã tạo ra, không thể có được nếu như không có những tội ác kinh khiếp như thế, thì tương lai Xôviết phải ngưng ngay, từ bỏ chuyên chính Vô-sản. Nhưng duy trì đường lối Stalin phi luật pháp đã là xa rời chủ thuyết Mác-Lênin, xa chuyên chính Vô-sản, và bọn Xét lại đã tổng kết lý thuyết xã hội chủ nghĩa trong một xứ, chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng cách mạng Vô-sản làm một trước mắt quần chúng. Họ đã chuyển hóa toàn bộ chế độ vào ảo tưởng mới, một khi sự phẫn uất của quần chúng dâng cao trước tội ác Stalin. Trước tội ác Stalin, bọn Xét lại đòi chỉnh chủ nghĩa Mác.

Các nhà giáo điều chủ nghĩa Mác cùng những người Stalinít có nhiều lập luận khác, trên nhãn quan khác. Họ cùng nhận tội ác Stalin là lầm lỡ, cũng có tội trầm trọng thật, nhưng không nhiều.”Chúng ta biết,” Molotov tuyên bố,”vài tội, cũng có thể nói quá quắt, khi có người phải phạm khi mang trọng trách lớn lao cho lịch sử. Nào có ai không sai lầm được.” (6). Báo Trung quốc, Nhân Dân Nhật báo, năm 1956 và 1957 viết về Stalin, cũng với giọng khoan dung như thế. (7)

Các nhà bình luận đưa ra những “biện chứng pháp” lạ kỳ: Sai lầm của Stalin còn có ích nữa, vì là bài học cho những người Cộng sản khác. Stalin được so với August Bebel và Rosa Luxemburg, những người cũng có sai lầm mà Lênin vẫn tôn trọng. Báo Trung quốc kết bài luận của họ bằng câu châm ngôn Nga,”Đại bàng có khi bay thấp hơn gà, nhưng gà không bao giờ cất cánh cao như đại bàng.”

Các nhà bình luận kiểu này, chính họ đã phạm tội ác, vừa chống Đảng, vừa chống nhân dân, chống luôn cả quốc tế cộng sản. Những năm 1936-38, Stalin không chống phản cách mạng, Stalin chính là phản cách mạng, khi tàn sát cả cán bộ Bolshevik kỳ cựu, cả các trí thức. “Trong 17 năm tôi trong tù của Stalin,” A.V.Snegov viết trong “Thư ngỏ gửi Mao Trạch Đông”, “Tôi không gặp một kẻ phản cách mạng nào cả.” Còn chuyện của Ia.I. Drobinsky, một phụ tá bí thư của Belorussia, kể một chuyện cay đắng hơn.

Là một gián điệp BaLan thực sự, một sĩ quan tình báo của Bộ Tham mưu BaLan, bị bắt vào tù ở Minsk đầy những tù nhân là đảng viên và sĩ quan Nga. Anh BaLan này bỡ ngỡ, trong khi các đồng tù là sĩ quan Xôviết tỏ thái độ hằn học với mình. Cho đến một lúc, anh ta nổi giận, nói với Thiếu tá Xôviết, Notman, “Các anh muốn gì tôi? Tôi là công dân BaLan, người BaLan yêu nước, là sĩ quan và công dân BaLan. Nay tôi vào tù Nga là điều rất đúng. Còn các anh, những người yêu nước Nga, sao các anh cũng vào nhà tù Nga? Tôi không hiểu được. Các anh giải thích cho tôi được không?” Dĩ nhiên không ai trả lời được. Sau cùng anh tù BaLan được trao đổi tù binh, anh ra ra tù, về xứ. Các sĩ quan Xôviết ở lại, bị Stalin đem bắn hết.

6/Bảo vệ bóng ma.

Nhưng người ta vẫn che chắn cho Stalin. Có đấy, những sai lầm của Stalin. Nhưng Stalin hòan thành được những công trình to tát. Một nhà giáo điều bảo đạt lên bàn cân thì công Stalin là 70%, tội 30%. Báo Nhân Dân Trung quốc viết,” Nếu công lao của Stalin đem so với sai lầm, thì công lao to hơn nhiều.”
Chính Stalin rất nhạy chuyện lịch sử công tội này. Y như các nhà độc tài khác, ông ta họach định cho tương lai vị trí lịch sử của mình. Tượng đài kỷ niệm khắp nơi, triệt hạ bất cứ ai có vẻ nổi trội hơn mình, lấy tên mình đặt tên đường xá và thành thị.

                                                                        ***

Nhưng không ai có thể sai khiến lịch sử được. Một câu cách ngôn của Đông Âu, “Bọn tàn bạo, không khi nào có chỗ ẩn náu cả. kể cả khi chúng đã xuống mồ. Hậu thế sẽ truy tìm chúng, dù hai mươi thế kỷ sau con người cũng vẫn tìm ra chúng.”

Liên Bang Xô viết đã bị bệnh trầm trọng, bà Mẹ đã bị mất những người con tài giỏi nhất. Khi sự thờ phụng cá nhân Stalin được phơi bày, là lúc Xôviết bắt đầu được hồi phục. Không phải cái gì của Stalin cũng bị chúng ta bỏ quên. Chúng ta không quên gì cả. Cuộc thanh lọc cho phong trào Cộng sản, cuộc tẩy rửa mọi lớp vỏ phủ lên Stalin chưa hoàn tất. Việc tháo gỡ các lớp vỏ phải được tiến hành đến tận cùng.

Đó là kết luận của R.A.Medvedev trong sách của ông, viết xong vào tháng Tám, 1968.

                                                                                                          -Vũ Huy Quang
                                                                                                   (Tháng Mười, 2012)

Chú thích:
(5)    Milovan Djilas, Conversations with Stalin, bản dịch, M.B. Petrovich, New York, 1962.
(6)    Pravda, Apr. 22, 1957.
(7)    Narodnyi Kitai, 1957,N.2, prilozhenie, p.7. Bản dịch.



Phụ Đính.

                                              Stalin: Văn võ kiêm tòan

Ngày 2 tháng Bảy, 1951, Stalin ký sắc lệnh cho Hội Đồng Dân ủy chấp thuận cho phép dựng tượng mình trên bờ kênh Volga-Don, và ngày 4 tháng Chín cùng năm ký thuận cho sử dụng 34 tấn đồng dùng cho việc ấy. Trước kia, ra ngòai, Stalin chỉ mặc áo choàng nhà binh, nay thì để xứng với vinh quang và danh tước, Stalin mặc sắc phục Generalissimo, Thống Chế. Trong lịch sử quân sự nhân lọai, chỉ có 5 Thống Chế nữa. Ba Thống Chế của Nga: Sủng thần của Peter Đại Đế, là A.D. Men’shikov; Hoàng tử Anton Ulrich, sủng thần của Nữ hoàng Anna; và A.V. Suvorov. Ngọai quốc, thì có Tưởng Giới Thạch và Francisco Franco.

Văn chương, thì như trong Việt ngữ đã có bản dịch (1), “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc” thì đã do Lênin chỉnh sửa, ký tên Stalin, còn “Về lý thuyết Lênin” và “Lịch sử tóm lược ĐCSLX”, là những “tác phẩm” của Stalin được dịch khắp nơi, có những lắt léo.
Lý thuyết Lênin, hay “Căn bản chủ nghĩa Lênin”, có nguồn gốc là những bình luận, trích dẫn của Mác, Ănghen và Lênin. Stalin viết theo đó, nhưng không để cho quần chúng biết thêm về lý thuyết. Stalin chỉ đơn giản hóa, và đó mới là nghề riêng của “nhà văn” này. Không phải Stalin là người độc nhất biết nghệ thuật mị dân như thế. Hitler đã nói,”Chuyện chính trị phức tạp làm rối trí con người…Tôi…đơn giản chúng. Quần chúng chỉ việc y theo đó mà theo tôi.” (2)

Ai đọc kỹ thì thấy Stalin mượn hết thảy những bình chú người khác, không nói căn nguyên, thí dụ như bình luận của O.N. Lola (Stepaniuk) và của P.I. Stuchka (Vetern). Sủa đổi vài chữ, như Iu. I. Semenov chỉ ra, thì Stalin với định nghĩa mơ hồ về “quốc gia”, khi so với chữ của Lênin đã dùng, cụ thể hơn, lại là, “phong trào trong nước”, lại nữa, từ “quốc gia” mà Stalin dùng, lại là lấy của Karl Kautsky và Otto Bauer, Stalin chỉ đổi chỗ này, bớt chỗ kia một chút là xong.

Nguồn gốc của “Căn bản chủ nghĩa Lênin” còn rõ ràng hơn về việc trên. Đầu tháng Tư 1924, F.A. Ksenofontov, giảng thuyết ở Đại Học Sverdlovsk, đã viết vấn đề này, rồi đăng lại trên Pravda tháng Tư và Năm trong cùng năm. Cùng lúc là Stalin có trong tay bản thảo về luận án này. Rồi Ksenofontov, người đã giúp viết Stalin trên lãnh vực lý thuyết, lại bị thuyên chuyển tới Tashkent, sau khi Stalin có văn bản này xong. Nhiều tin đồn, ông tác gỉa này đã phản đối Stalin cưỡng đọat luận án này của mình. Chứng cớ có cả trên sách in của ông. Tác gỉa nói ngay trên lời Tựa, về ngày tháng và nơi chốn ông ta làm việc này.

“Đại Học Sverdlovsk, tháng Mười-Mười một, 1923. Tương đương với ấn bản trễ [năm 1925], căn cứ theo bản thảo đã được góp ý của M.N. Liadov, rồi Đồng chí Stalin đã giữ để duyệt lần cuối.[tháng Tư-tháng Sáu]” (4)

Bài tựa, ghi là tháng Giêng, 1925, và theo dõi nữa, thì thấy sách hoàn tất thành bản gốc, ngày 13 tháng Ba, 1924.

Đem đối chiếu, thì cuốn của Stalin và của Ksenofontov rất giống nhau, từ bố cục đến tư tưởng chính, cả định nghĩa căn bản. Ksenofontov bác ý kiến là “chủ nghĩa Lênin” là “chủ nghĩa Mác hành động”; hoặc “chủ nghĩa Mác thực tế cho Nga”. Ông nhấn mạnh chủ nghĩa Lênin còn hơn thế nữa:
” Khoa học về cách mạng chính trị của giai cấp lao động trong điều kiện của đế quốc, có nghĩa là, lý thuyết và  ứng dụng cho cách mạng Vô-sản.”.
Stalin bác bỏ lý luận ấy, nhưng lại cùng chung kết luận:

“Lêninít là Mácxít trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng Vôsản. Rõ hơn, Lêninít là lý thuyết và chiến luợc của cách mạng Vô sản trên tổng thể, là lý thuyết và chiến thuật của chuyên chính Vô sản trên đặc thù.” (5)

 Stalin cũng nhái Ksenofontov về mối liên hệ giữa vấn nạn quốc gia trong các nước thuộc địa, và cách mạng Vô sản trong các nước tiên tiến (6). Về phân tích chuyên chính Vô sản, thì nhận định giữa hai tác gỉa tương tự nhau. Trong thư riêng của Stalin gửi cho Ksenofontov tháng Bảy 1924, Stalin tỏ lời ghi nhận đã được ông kia trợ giúp rất nhiều cho cuốn “Căn bản chủ nghĩa Lênin” của mình. Nhưng năm 1926, khi Ksenofontov yêu cầu Stalin cho phép công bố thư này, Stalin từ chối. Sự bất đồng này chấm dứt theo cách riêng của Stalin: Ksenofontov bị bắt năm 1927, rồi chết trong lúc hỏi cung.

Còn về cuốn “Lịch sử Đảng CS Nga: Tóm tắt” được viết bởi một tập thể - nhưng luôn luôn Stalin được nhắc đến như tác gỉa cuốn này. Năm 1938, Giám đốc Bảo tàng Cách mạng, M. Samoilov, một cựu trào Bolshevik trong Viện Duma, viết cho Stalin bức thư yêu cầu gửi cho vài trang bản thảo, để lưu trong Viện.
Stalin gửi trả bức thư, với vài dòng viết chêm vào lá thư gửi trả lại,

“Đồng chí Samoilov, tôi không tin là trong tuổi già mà đồng chí còn để ý những chuyện vặt đến thế. Sách đã in ra hàng triệu cuốn, sao bây giờ còn đòi xem bản thảo? Để đồng chí nghỉ ngơi, tôi đốt hết bản thảo rồi.” –J.Stalin.

Thực ra, chả có bản thảo nào…mà đốt.

Sách được Stalin cho đem đốt là một chứng tỏ nhân cách của Stalin: Khi các nạn nhân bị thanh toán, sách của họ cũng bị đốt theo - dù nội dung không dính gì đến tội trạng cả. Cũng vậy, các Tạp chí dính đến họ, cũng chung số phận. Sách khoa học của V.I. Nevski, A.S. Bubnov…cũng như sách quân sự của Tukhachevskii, Takir…cũng vậy. Sách không ghi chiến công của Stalin thì bị liệt vào hàng sách Cấm, (như cuốn Mười Ngày Rung Chuyển Thế Giới của John Reed). “Bút ký Triết Học” của Lênin cũng xếp xó. Phim ảnh cũng vậy…không thể ghi hết được.

Nhưng Stalin thích gì?
Những đề tài về anh hùng quốc gia, được Stalin đặt cho điện ảnh thực hiện, Ivan Kinh Khủng, Đại đế Peter vân vân…Người dân trong những phim này là đám đông, những người không chân dung, không mặt mũi, không cá tính. Chỉ có anh hùng mà thôi.
Đạo diễn tài ba, nhà văn Dovzhenko bị lăng nhục, hăm dọa khi ông ta viết kịch bản phim “Ukraine bốc cháy”.
Stalin không cho ông ta làm phim, không được xuất bản tác phẩm chữ in. Cùng Beria, Stalin nhử cho ông ta vào tròng, gọi ông ta là quốc gia chủ nghĩa, tố cáo là ông ta cho quân Nga thụt lui trước quân thù, đe dọa trừng phạt.

Nhưng Dovzhenko không nhường bước. Ông ta viết trong nhật ký để giải thích,

“Đồng chí Stalin, ngay cả đồng chí có là Thiên chúa đi nữa, tôi cũng không chịu nhận tội danh là người quốc gia chủ nghĩa để lôi xuống bùn đen…
[…]
Sao đồng chí muốn làm đời tôi thành một sự hành hạ?Sao đồng chí muốn cướp hết hạnh phúc của tôi? Sao cứ chà đạp tên tôi?
Nhưng tôi vẫn tha thứ đồng chí, vì tôi thuộc về nhân dân. Cho nên tôi vĩ đại hơn đồng chí.
Vì tôi còn bé nhỏ, tôi tha thứ cho đồng chí sự nhỏ nhen, cùng sự ma mãnh, vì đồng chí không hoàn toàn gì, dù có được bao người chúc tụng cũng vậy. Thiên chúa có đấy. Nhưng tên Thiên chúa, được gọi là Biến Đổi.” (7)

***
Sau cùng, đàn áp dân chủ trong các cơ cấu văn học cũng nên ghi ra ở đây. Hiệp hội Nhà Văn không còn trong tổ chức nào nữa. Ban chấp hành Hội Nhà Văn không bầu bán gì nữa. Ngày càng thêm đơn điệu, mọi buồn tẻ của nhai lại làm thành luật chung cho văn chương, cho hội họa, kiến trúc, điện ảnh, và kịch nghệ.
Thực hiện được  những điều trên phải có người vừa là nhà văn, vừa biết đạo văn, vừa giết các tướng lãnh Hồng quân, vừa tự mình làm Thống Chế.

                                                                                                             -Vũ Huy Quang.

Chú thích.
(1)Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, nxb sách Giáo khoa Mác-Lênin, HàNội, 1979. J.Stalin, tr. 531,36,602. (Chú thích Ng.D)
(2)I.u. A. Levada, Sotsial’naia priroda religii (Moscow, 1965), p.235
(3) Narody Azii Afriki, 1966, N.4, p. 121.
(4) F.Ksenofontov, Uchenie Lenina o revoluutsii (Moscow,1925)
(5) Stalin, Sochineniia, VI, pp. 70-71.
(6) So sánh pp. 82-83 của Ksenofontov với sách của Stalin. PP. 141-143.
(7)Trích lại từ Iu.Barabash, Chisto zoloto pravdy (Moscow, 1966) pp.124-5.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét