Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

HẺM "BUÔN" CHUYỆN ( KỲ 51) : Ba cái đảo lẻ tẻ nhằm nhò gì ?




Tối qua hẻm vinh dự được đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Quận ghé thăm, nói chuyện “nạn nhân chất độc  da cam”. Sáng nay vừa chở khách về, thằng Bảy xe ôm đã oang oang :
“ Sao tối qua ông Mặt trận lại nói “ Nhiều điều phủ lấy giá gương…” nhỉ ?”
Ong đại tá đang buồn chuyện gì , chợt nổi cáu :
“ Mày ngu như bò, phải thật nhiều vải điều mới phủ kín được gương  chớ. Cũng như phải nhiều chữ ký thằng Mỹ mới chịu móc túi ra đền chớ …”
Thằng Bảy xe ôm cãi :
“ Nhưng tôi nhớ là “nhiễu” điều chớ không phải “nhiều”…”
Ong Tư gà nướng mải coi ti vi, quay sang nạt :
“ Nhiều chuyện mầy, “nhiễu” hay “nhiều” nhằm nhò gì, coi ti vi kìa. Hội nghị triển khai tấn công trấn áp tội phạm cuối năm kìa. Kỳ này chết cha mấy thằng cướp Sàigòn …”
Bỗng cô Phượng ca ve la lên :
“ Í mèn ôi, cái chú kia kìa…cái chú mặc comlê xám ngồi hàng ghế trên đó…”
Thàng Bảy xe ôm sốt ruột :
“ Cái chú đó làm sao ? “
“ Hì hì….hì hì …”
Cô Phượng cave cứ cười ngỏn nghẻn, thằng Bảy xe ôm huỵch toẹt :
“ Chắc qua đêm với thủ trưởng rồi chứ gì ?”
Cô Phượng cave đỏ mặt cãi :
“ Mèn ơi, ai dám qua đêm với chả, nội ngồi không chả cũng quậy tới bến rồi. Bữa hổm cả một đoàn cán bộ Hà Nội vào, uống hết 5 chai Remy lận. …”
Ong đại tá trừng mắt :
“ Tầm bậy mày, cán bộ trung ương đâu đi hát karaoke…”
Cô cave cười cười :
“ Phải rồi họ đâu có hát, toàn đấu hót và hát bằng tay không à .Hết tăng 1 sang tăng 2 cha nào cha nấy như chó đói cả… ?”
Ong đại tá hưu trừng mắt :
.” Phản động, nói xấu cán bộ ? Tao còng mày giờ …”
Cô Phượng cave nhảy lên :
“ Tay tôi nè, còng đi…”
Mắt cô Phượng cave long lên dễ sợ, đôi tay xủng xoẻng vòng vàng xỉa vào ngực ông đại tá hưu làm ông phát hoảng, ngả cả người ra sau. Chị Gái hủ tiếu vội can :
“ Thôi thôi, ổng giỡn chơi mà , muốn còng ai phải có lệnh bắt, đọc lên đoàng hoàng chớ bộ…”
Thằng Bảy xe ôm cũng hùa theo :
“ Đúng đó, “dân chủ cơ sở” rồi mờ, mấy tháng trước nghe phổ biến đó thôi…”
Ong đại tá hưu chưa biết nói sao, thằng con trai chạy vào quán gọi :
“ Bố về chở cô đi đâu kìa ! “
Ong đại tá hưu như bị chạm “vết thương lòng”, nổi cáu :
“ Kệ cha nó, có chân nó đi…”
Nói oai vậy, ông cũng dốc nốt ly sữa đá rồi ba chân bốn cẳng chạy về. Thằng Hùng, con trai ông đại tá, kéo ghế ngồi phịch xuống chỗ bố nó vừa ngồi , hách dịch :
“ Cho chai Ken đây, khát bỏ mẹ…”
Cả quán kính nể hẳn, xưa nay khách toàn gọi cà phê đá, trà đá, sang lắm cũng nước ngọt, ai dám xài của đắt tiền đó . Chị Gái hủ tíu đặt chai bia lên bàn lễ phép :
“ Cậu có dùng đá không ?”
“ Ai dùng bia với đá, quê bỏ mẹ, ướp lạnh được rồi…”
Nốc được 5 chai, nó cất giọng hát lè nhè  :
“Cháu lên năm cháu đâm cô giáo, cháu đâm cô giáo thì cô bị rách quần, bị rách quần thì cô phải vá, cô mà không vá thi cháu thấy hết trơn”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Cậu Hùng hát gì kỳ ?”
Nó lừ mắt không trả lời rồi dốc cả chai làm một hơi, thở ra :
“ Sàigòn buồn bỏ mẹ, Hà Nội mới sành điệu …”
Trên bàn nó lúc này chất đống vỏ chai, cả quán im thít. Nó là thằng Hùng “nóng”, con bà cả ông đại tá hưu mới Hà Nội vào, chẳng thấy đi học đi hành gì, suốt ngày đánh cái Dylan đi la cà . Thằng Bảy góp chuyện :
“ Trong này vui chớ, cứ con “Nu vồ" cậu cưỡi đi nhà hàng tha hồ sướng …”
Thằng Hùng “nóng “ bĩu môi :
“ Ngoài đó ai đi xe máy, quê bỏ mẹ, phải " xế hộp " , thế có biết nhất “Mẹc”, nhì “Bi”, tam “Ri”, tứ “Mát” là gì không ?”
Thằng Bảy lắc quày quạy :
“ Cậu nói gì kỳ vậy ? Tôi đâu có biết …”
Cô Phượng cave nhanh nhảu :
“ Là xe Mercedes, xe BMW, xe Toyota Camry và xe Mazda 4 cửa đó…”
Thằng Hùng “nóng”cười  đểu :
“ Bà này thạo nhỉ, gái “bay” phải không ? Chứ “bưng, bê, kê, dọn” làm gì biết các mác xe đó  ?”
Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Cậu Hùng có biết từ mai 1 tháng 1 năm 2013 cảnh sát Trung Quốc  sẽ “lên tàu và khám xét”  và bắt giữ tàu ta hoạt động trên đường lưỡi bò không ?”
Thằng Hùng “nóng” cười sằng sặc :
“ Đường lưỡi bò là đường quỷ gì ? Mà lưỡi bò đâu ngon bằng lưỡi …em? Chú có biết “đấu lưỡi” không ? Chắc chị Phượng cave biết thôi. Sướng run người !”
Ông Tư Gà nướng lại hỏi :
“ Thế cậu có biết Trung Quốc đang âm mưu xâm chiếm biển Đông  không ?”
Thằng Hùng cười khảy :
“ Chuyện…nhỏ. Cho nó chiếm Trường Sa, chiếm hết biển Đông đi. Nhằm nhò gì ba cái đảo lẻ tẻ. Cứ để đảng và nhà nước lo. Miễn không chiến tranh là …nhất trí với trung ương …”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay :
“ Giỏi giỏi, vậy cứ tưởng cậu chỉ gái gú, ăn chơi nhảy nhót . Ngờ đâu ý thức chính trị cao phết, nói trúng bóc cái bụng của đảng…”
Cô Phượng cave cười hắc hắc :
“ Xưa nay người ta chỉ nói cái “ý đảng “ thôi, chứ có ai nói “bụng đảng” bao giờ ?
Thằng Bảy xe ôm cãi :
“ Khác nhau chớ, “ý đảng” là cái nói ra cho dân biết, còn “bụng đảng” là cái bí mật, cái nội bộ chỉ nằm trong bụng thôi không nói ra…”
Thằng Hùng “nóng” cắt ngang :
“ Chính trị rắc rối bỏ mẹ. Chính em thôi…”
Rồi nó đặt lên bàn tờ giấy 5 trăm, lè nhè :
“ Khỏi thối, “bo” luôn…”
Nó ra khỏi quán thằng Bảy xe ôm mới lè lưỡi :
“ Chơi vầy mới “quý tộc” chớ ? Mà thằng này nghe nói chơi toàn “hàng nóng” không à , vậy mới kêu Hùng “nóng”, lôi thôi nó đòm cho phát chết tươi…”
Cô Phượng cave bĩu môi :
“ Mày nhát thỏ đế, khi không bắn tui hả, tù mút chỉ…”
Ong Tư gà nướng cười khà khà :
“ Loại này tù đâu có ngán. Nó mới trại giam Thanh Xuân Hà Nội ra đấy. Ong đại tá chạy cho nó nhân dịp đại xá mồng 2 tháng 9 vừa rồi. Nghe nói nó bắn người mới thọ án có hơn năm nay. Má nó ngoài đó chịu không thấu phải cấp tốc đẩy  nó vào đây với ba nó ”
Chị Gái hủ tíu thì thào :
“ Tối hôm rồi đua xe bị bắt cả xe lẫn người, nó rút ngay điện thoại gọi ông đại tá tới lãnh ra . Còn xe vẫn bị giam , bởi thế hôm nay mới ngồi nhà …”
Vừa lúc đó ông đại tá hưu mặt hầm hầm chạy xe A còng chở cô vợ trẻ chạy qua quán. Cô Phượng cave vọt miệng :
“ Đi đâu ăn mặc sơ sài vậy ? Mọi khi se sua lắm kià ?”
Quả thực cô Ba mặc mỗi quần zean kaki, áo sơ mi vải dài tay, đầu  cuốn khăn tùm hụp. Thằng Bảy xe ôm cười khì khì :
“ Đi giải quyết hậu quả chiến tranh đó …”
Chị Gái hủ tíu gạt đi :
“ Xạo mày, ông đại tá hưu đang thèm con thấy mồ tổ…”
Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :
“ Nhưng phải con ổng đâu, con thằng Tôny Việt kiều tặng cổ đó, nhưng nó về Mỹ mất tiêu rồi …”
Rồi nó cười hì hì :
“ Thằng chả  “khuyến mãi” cho cổ hẳn một “trái sầu riêng”  giờ thành “ trái sầu chung” cho cả ông đại tá. Hèn chi sáng giờ ổng cứ buồn so…”
Cả quán cười ồ.

31-12-2013



Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 24 )


                          (tiếp theo)



Mãi gần chiều, ngó đồng hồ bà mới giật mình :
“ Thôi chết, tới giờ ăn của con Kim Anh rồi, tôi phải về phòng mạch coi sao. Mà cái thằng thư ký đi đâu giờ chưa quay lại ?”
Ong thầy đưa bà ra tận ngoài đường, bà còn bịn rịn :
“ Mình cứ ở nhà chờ…em nha. Lo cho Kim Anh xong là em…về liền…Nhớ đừng đi đâu nha…”
Chờ bà leo lên taxi khuất rồi, ông thầy mới thở hắt ra. Oi giời ôi, rõ thật là ba mươi sáu cái nõn nường, sắp có cháu ngoại rồi mà cứ làm như gái mười tám. Ong bỗng thấy mệt lử cả người, vội quay về phòng, cài chốt cửa, nằm bật ngửa ra giường. Gớm cái con mẹ này, núi lửa còn phun có giờ, đằng này thì liên tu bất tận, thảo nào ông Chủ tịch cứ xanh rớt, mắt mũi lờ đờ, mẹ kiếp, chiều được con vợ này có mà ra ma sớm.
Nghĩ rồi ông thầy thấy có gì cộm cộm đầu giường. Gì thế này ? Ui trời, tiền, một tập dầy cộp toàn giấy năm trăm mới cứng cựa. Chỗ này ít cũng phải 30 triệu, chia cho thằng cháu cũng còn 20 triệu. Mẹ cha cái thằng này hôm nay bóc của bà phu nhân ít cũng chục  triệu mà vẫn còn đòi ăn chia với ông theo tỷ lệ 4-6 có chết không chứ. Thôi cũng nhờ nó “vạch đường chỉ lối” chứ không thì…ông rùng mình nhớ lại ngày trước, sáng sáng lót dạ cái bánh mì khô chấm đường với ly trà đá, đi rạc cẳng, tán mỏi miệng may lắm  được vài đồng bạc lẻ, đủ đong bữa gạo  chiều.
Bây giờ đổi đời rồi. Nào xa lông, nào tủ lạnh, nào bếp ga…gớm thật, cứ như tư bản không bằng. Bà phu nhân bảo mai mốt còn gắn cả máy lạnh nữa kìa. Vẽ chuyện, cứ quạt trần vo vo cũng mát chán , máy lạnh tháng tốn cả triệu tiền điện chứ ít .  Ong thầy cứ nghĩ lan man, mắt ríu lại sắp bị lôi tuột vào giấc ngủ  chợt nghe tiếng gõ cửa lọc cọc. Ai nhỉ ? Chẳng lẽ bà ấy quay về sớm vậy ? Ong dúi vội gói tiền vào dưới đệm rồi ra mở cửa. Tưởng bà phu nhân hoá ra gã thư ký .
“ Thím đâu rồi chú ?”
“ Ra phòng mạch lo ăn cho cô tiểu thư rồi…”
“ Chết mẹ…giờ chưa về ông Chủ tịch chửi chết…”
“ Mà mày đi đâu giờ mới về ?”
“ Chạy biết bao nhiêu việc bở cả hơi tai , thôi tranh thủ lúc bà ấy chưa về, ta chia “quả thực “ đi chú ?”
“ Quả thực nào ?”
“ Chú lại còn vờ nữa…tiền “bo” bà vợ ông Chủ tịch trả chú chứ còn tiền nào ? 4-6 đấy nhé, hợp  đồng ký rồi…”
Mẹ cái thằng này, ma xó chắc, ông thầy đành lật đệm lôi ra tập tiền  đưa  ông cháu. Chàng thư ký đếm nhoay nhoáy , đút túi một phần, còn lại đưa cho ông chú, đắc ý :
“ Phần chú đây , trúng mánh lớn rồi nhé. Nhưng mà phải tẩm bổ thật lực vào , chớ có tiếc tiền, mình còn làm ăn lâu dài , chú mà “ngã ngựa “ là “bể mánh “ đấy…”
“ Vậy mày phải đưa thêm cho tao mua chai rượu Minh Mạng . Gớm cái con mẹ này, ngựa vía còn gọi bằng cụ…”
Ong cháu đành rút thêm cho ông chú vài tờ . Ngoài cửa lại có tiếng gõ lạch cạch, bà phu nhân về, nom bà vui như tết, mắt mũi đỏ bừng, mắt long lanh. Gã thư ký cười thầm. Đúng là gái được hơi trai như thài lài được cứt chó. Con mẻ này sắp ngũ tuần rồi vẫn cứ rừng rực như cái lò lửa. Bà phu nhân hỏi :
“ Mày chờ lâu chưa ? Gớm cái cô Kim Anh nhà này, nhõng nhẽo mãi mới ăn hết bát cơm. Thế còn ông, ông ăn gì bảo nó đánh xe đi mua ?”
Gã thư ký đứng ngay dậy :
“ Mình về thôi thím, giờ này chắc chú chờ ở nhà…”
“ Lo gì, đã có con Gái ở nhà lo cơm nước chu đáo rồi…”
Vừa lúc đó, điện thoại di động của bà phu nhân réo lên ầm ĩ.
“ Ổng đấy…”
Bà phu nhân đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng rồi nói liến thoắng vào máy :
“ Nó chưa khoẻ đâu ông ơi. Còn kêu đau lắm. Tôi phải ở lại với nó ít ngày kéo đêm nó ngủ một mình lỡ có chuyện gì…Vậy hả, vậy được được, ông chịu khó ở nhà ăn cơm con Gái nó nấu ít bữa nha…Vâng vâng, ông cứ yên tâm…mọi chuyện tôi lo chu đáo hết…vâng vâng…”
Bà phu nhân tắt máy, mặt mũi tưng bừng như trẻ được quà. Bà quát gã  thư ký :
“ Mày nghe thấy chưa ? Mày đánh xe về trước , lúc nào cần tao sẽ điện…”
Gã thư ký vâng dạ rồi cứ gãi tai ì ra . Bà phu nhân sốt ruột :
“ Sao không về kẻo ổng chờ, nhỡ bên Uỷ ban gọi thì sao ?”
“ Dạ…dạ…xe hết xăng rồi thím …”
Bà phu nhân hiểu ý, mở ví ra đếm loẹt xoẹt :
“ Đây ,cầm thêm đi đường, liệu giữ mồm giữ miệng nghe chưa…”
“ Thím yên trí đi, con đã đạo diễn thì phải nói là…trên cả tuyệt vời.”
Chờ gã thư ký cầm tiền phóng khỏi phòng như gió, bà phu nhân mới quay sang ông thầy :
“ Kìa, sao cứ đứng như bụt mọc thế ? Lại đây, lại đây bảo này…”
Bà kéo ngã ông thầy xuống giường khiến  ông vội la lên :
“ Còn chưa chốt cửa, nhỡ có ai thấy…”
“ Mặc kệ, ai thấy thì thấy, sợ gì…”
Rồi bà cười khanh khách :
“ Tôi còn chẳng sợ nữa ông. Nào…nào…mình ơi…”
Ông thầy đành mắm môi mắm lợi “tác nghiệp” trên người phu nhân làm bà lại giãy đành đạch như đỉa phải vôi.
Trong lúc này, ông Chủ tịch cũng đang mở cờ trong bụng. Vắng vợ và con gái – hai người đàn bà gây biết bao phiền toái, ông nhẹ nhõm cả người. Công việc cơ quan quay mòng mòng, đầu óc mù tăng tít, về nhà vợ con lại mè nheo toàn chuyện nọ chuyện kia làm ông muốn ngủ phắt  cơ quan cho rồi. Nhưng vậy đâu có được, miệng tiếng thiên hạ rồi sẽ thêu dệt đủ điều – nào vợ chồng đồng chí Chủ tịch tỉnh đang ly thân sắp ly dị, nào ổng trốn vợ  tìm “của lạ”…ôi thôi, những xì xầm sau lưng cứ thế lan khắp cơ quan, thế nào cũng tới tai đồng chí Bí thư tỉnh ủy và thằng Mừơi Vỉa, em ruột đồng chí ấy, hiện là Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ sẽ có cớ đẩy ông khỏi thường vụ thì chao ôi…khoá này chưa chắc giữ được ghế Chủ tịch nói gì  khoá sau. Bởi thế cơm nước xong, đuổi chị Gái xuống nhà dưới, ông bắc ngay cái võng ra giữa vườn hoa, nằm đu đưa, ngửa cổ nhìn trời.
Mảnh trăng lưỡi liềm đỏ quạch chẳng  gây cho ông chút mơ màng, ngược lại gợi cho ông biểu tượng của Đảng để đưa ông về với buổi họp thường vụ tỉnh uỷ sáng nay. Mẹ kiếp, cái vụ ký cho ba thằng Đài Loan xây nhà máy gốm sứ tưởng đã êm, nào ngờ ba thằng thối miệng còn moi ra chất vấn.
 Nào bóp chết công nghiệp địa phương, nào ô nhiễm môi trường, nào bên phía đối tác có quà cáp gì không mà đồng chí Chủ tịch sốt sắng ký cho nó vậy? Toàn là “bổn cũ soạn lại”, chẳng có chứng cớ gì  nhưng cũng làm ông Chủ tịch mặt đỏ tía tai hùng hổ :
 “Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua... suốt đời vì dân vì Đảng, không đời nào bán rẻ lương tâm danh dự lấy ba cái đồng tiền nhơ bẩn đó. “
Càng phát biểu ông Chủ tịch càng lớn tiếng khiến đồng chí Bí thư phải cắt ngang :
” Thôi thôi, đồng chí Chủ tịch không nhận tiền của phía đối tác thì thôi, ta cho qua vụ này, nhưng thường vụ cũng cần lưu ý đồng chí phải tăng cường cảnh giác, tụi tư bản rất xảo quyệt, nó cho tiền mình nhưng rồi nó bí mật quay phim, chụp hình, ghi âm mai mốt dùng những bằng chứng ấy để khống chế mình, tới lúc đó trời cũng chẳng cứu được. Cái đó nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động, chống phá cách mạng…”.
Nhớ lại câu nói của đồng chí Bí thư, ông Chủ tịch cười khẩy, xưa lắm rồi anh Sáu ơi, bây giờ làm gì ra chuyện nhận tiền phải ký giấy rồi cầm cả cục mà đếm loẹt xoẹt như ngày xưa nữa. Lúc đầu ông cũng lo vậy, khăng khăng không chịu ký, rồi gã thư ký gỉ tai, ông cứ ký đi, chẳng cần tên tuổi, thẻ thiếc mẹ gì hết, ông cứ nghĩ ra một con số, ”nó”  sẽ mở cho ông một tài khoản ở nhà băng nước ngoài có chi nhánh tại Sàigòn, khi lĩnh tiền ông chỉ  tới đó, nói con số đó ra là “nó” cho ông rút tiền thoải mái miễn trong tài khoản ông còn tiền. Ong Chủ tịch khăng khăng không tin, làm gì dễ dàng thế, tiền bạc quản lý vầy có mà loạn ngân hàng.
Thế rồi một hôm gã thư ký rủ ông tới Chi nhánh Ngân hàng EIC ở tận Sàgòn “thực mục sở thị” . Đậu xe trước toà nhà cao ngất, lại vào thang máy chạy  mãi lên tầng 8, hai thầy trò mới dắt díu nhau vào một phòng lớn vây quanh toàn kính dầy, sáng choang và mắt lạnh. Một cô nhân viên xinh đẹp, váy ngắn, thơm phức lễ phép mời ông vào phòng trong. Ong đang có ý ngần ngừ, gã thư ký đã dục :
” Chú cứ vào đi, con ngồi  ngoài này…”   
“ Mày cùng vào với tao chớ ?”
“ Ay không được, con vào lộ mã số của chú thì sao ?”
Ong Chủ tịch đành theo chân cô nhân viên bước qua hành lang sâu hút vào một  phòng nhỏ, ở đó đã có một bà to béo chờ sẵn. Bà nói :
“ Chúc mừng ông, ông đã có một ngân khoản 50. 000 USD ở ngân hàng chúng tôi, chỉ xin ông một con số gồm cả chữ lẫn số để sau này tiện rút tiền…”
Bà ta dắt ông tới ngồi trước màn hình máy vi tính, hướng dẫn ông cách gõ chữ và số rồi ngồi chờ. Lúc này ông Chủ tịch nghĩ lung lắm, hoá ra thằng thư ký nói đúng, chẳng cần khai họ tên, chẳng phải trình giấy chứng minh nhân dân, chẳng phải lưu bút tích, cứ gõ đại một con số thì đã chết ai. Nhưng mà số gì cho dễ nhớ đây ? À thôi phải rồi , lấy ngày Quốc khánh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam  là chẳng khi nào quên. Nghĩ rồi ông mổ cò trên bàn phím : QK- CHXHCNVN-291945. Xong rồi. Bà to béo cười vui vẻ :
“ Vậy ông có cần giấy bút để ghi lại con số này không ?”
“ Khỏi khỏi, tôi nhớ được mà…”
“ Vậy tốt, khi nào cần rút tiền, ông hoặc vợ con ông cứ tới đây nói số đó ra chúng tôi sẽ đưa ông số tiền cần rút.”
Ong Chủ tịch vội vàng :
“ Khỏi khỏi, mình tôi tới được rồi…”
Chứ lại không đúng sao ? Dính mụ vợ với đứa con gái vào có mà lộ hết bí mật, rồi bao nhiêu tiền của ông nó rút sạch thì có mà ăn cám. Thôi cứ riêng  mình biết  cho chắc ăn. Mấy hôm sau gã thư ký lại đưa ông tới Chi nhánh Ngân hàng EIC để ông rút thử tiền coi có được không ? Lần này nó ngồi lại xe con để ông đi một mình lên đó. Quả nhiên, ông chỉ nói ra mã số, không đầy 10 phút sau bà to béo đã đếm xoèn xoẹt đủ 10 tờ 100 USD theo yêu cầu của ông.
Ngồi trên xe hơi, dắt kỹ một ngàn đô la vào túi ngực, ông Chủ tịch vẫn chưa hết bàng hoàng. Ra bây giờ nó làm ăn tinh vi thiệt. Cứ thế này thì cố nội thằng thanh tra cũng chẳng tìm ra. Nghe nói theo Luật quốc tế chỉ trừ khi Quốc hội họp, ra yêu cầu thì nhà băng mới công khai số tiền, ái chà , chuyện đó thì đừng hòng nhé, quốc hội là tay chân của đảng , đời nào lại làm cái việc phản đảng thế, với cả ông có khai tên tuổi gì đâu mà lo.
Nghĩ vậy rồi ngay chiều hôm đó ông Chủ tịch yên tâm hạ bút ký cho đối tác Đài Loan thuê luôn 100 ha đất mở Nhà máy gốm sứ. Sáng hôm sau, chàng thư ký ghé tai ông :” Tài khoản của chú vừa tăng thêm 20 ngàn đô la nữa đấy…”. Ong Chủ tịch không trả lời chỉ gật gật và nhếch  mép cười.
Vậy đó, làm ăn theo công nghệ mới tinh vi vậy đó, đâu có chuyện “quay phim, chụp hình , ghi âm” như anh Sáu Bí thư răn đe ? Người đâu mà lạc hậu thế không biết. Rồi bất chợt, nghĩ ra một điều gì đó, ông Chủ tịch bật cười một mình. Thôi đúng mình ngố thật, không khéo anh Sáu lại cũng có vài ba con mật mã như mình cũng nên . Ong giả nai vậy thôi, chó đâu chê cứt ? Nghĩ vậy đồng chí Chủ tịch tỉnh hoàn toàn yên tâm, nằm duỗi dài trên ghế bố khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi tối ngoài vườn.

                 (còn tiếp)

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 5 )


                           (tiếp theo)


 

Bà Tư xem đi xem lại lắc đầu :
“ Không khéo lộn …giấy này mang tên ông Mỹ chớ không phải tên nội mày…”
Con vợ thằng Đậu ra vẻ hiểu biết :
“ Vậy dì hổng biết gì hết trơn. Ai sang Mỹ cũng phải đổi tên Mỹ hết. Như cô Út nhà con cũng phải đổi tên thành …cái gì …cái gì  …Bê Bò đó…”
Bà Tư tròn mắt:
“ Sao kỳ vậy ? Sao người lại lấy tên là “Bò”.
Con vợ thằng Đậu cao giọng ra vẻ hiểu biết :
“ Vậy mới gọi là Mỹ…nghe cô Út kể cả bò cả chó đều cho vô cái Hội gì kỳ lắm…”
Bà Tư lắc đầu không tin :
“ Mày nghe lộn sao chớ … ai lại lấy tên “Bò” bao giờ ?
Con vợ thằng Đậu quả quyết :
“ Cháu nghe cô Út nói rõ ràng mà. Cổ bảo tên cổ là Bê “bò” chứ không phải B “phở”…”. Rõ nhiều chuyện phải không dì ? ”Bò” với “phở” tên nào chả là tên…”
Vừa lúc đó thằng  Đậu ở đâu hớt hải chạy tới :
“ Tao nghe nói nội để quên giấy tờ ? Phải hộ chiếu không ? Í  chết mẹ, quên hộ chiếu sao lên máy bay ?”
Con vợ thằng  Đậu mừng rỡ :
“ May anh Đậu về kịp. Giờ phải phóng xe đuổi theo đưa nội  không thì nó đuổi nội về…”
Thằng Đậu giật vội cái bảng trong tay vợ , leo lên xe nổ máy rầm rầm. Con vợ vội nhảy ngay lên sau xe đòi đi theo bị thằng Đậu đuổi :
“ Để  tao đi một mình dzọt cho lẹ…dắt díu nhau lỡ việc …”
Nói rồi nó cắm đầu cắm cổ phóng xe trực chỉ Sàigòn tới sân bay Tân Sơn Nhất. May quá, bác Ba Phi còn rồng rắn xếp hàng làm thủ tục. Thằng Đậu gửi xe máy xong phóng tới :
“ Nội ơi…nội quên hộ chiếu nè…”
Bác Ba Phi ruột gan nóng như lửa không hiểu có trót lọt lên máy bay không, giật mình :
“ Hộ chiếu nào ? Hộ chiếu tao đang cầm trong tay với vé máy bay đây . Quên hồi nào ?”
Thằng Đậu vội  đưa ra cái bảng, bác Ba Phi vỗ trán nhớ ra nhưng lại nhớ lộn :
“ À phải rồi…cái bảng này con Út nó viết cho tao lúc sắp lên máy bay thì giương lên cho người ta biết…không phải hộ chiếu…”
Thằng Đậu càu nhàu :
“ Vậy mà con vợ con nó bảo nội quên hộ chiếu làm con phóng xe muốn chết, may không chui  gầm ô tô…”
Bác Ba Phi mắng :
“ Mày đúng thằng hậu đậu. Nếu bữa nay mày ăn bánh xe ô tô thì tao mất chuyến đi Mỹ thăm con Út…”
Thằng Đậu cãi :
“ Tại nội chớ ? Nội cứ chờ con về đưa đi thì đâu có quên thứ này  thứ kia ?”
Bác Ba Phi trợn mắt :
“ Chờ mày hả ? Chờ mày tới sáng mai hả ? Mày đã ngồi vào bàn nhậu thì máy bay nó bay tới Mỹ rồi may ra mày mới đứng dậy ”
Hai ông cháu mải cãi nhau , dòng người xếp hàng đã đưa bác Ba Phi tới quầy thủ tục . Trước khi vào khu cách ly, bác Ba Phi móc túi đưa cho thằng Đậu tờ một trăm tiền Việt, căn dặn :
“ Con Út dặn tao từ lúc này chỉ tiêu tiền Mỹ thôi. Còn tờ tiền Việt này  cho mày cầm về đi nhậu !”
Thằng Đậu nhét tiền vào túi, nước mắt vòng quanh :
“ Nội đi nhớ về nghen nội!”
Bác Ba Phi cười lớn :
“ Nhất định tao phải về chớ ở bển làm chi ?”
“Con nghe nhiều người sang bển sướng quá ở lại làm công dân Mỹ luôn .”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Đó là tụi trẻ kìa. Tao già , chân run gối mỏi , còn làm được  trò trống gì mà Mỹ nó chứa ?”
Bác Ba Phi vẫy tay chào thằng Đậu , bước tới trình giấy rồi xăm xăm đi qua máy soi. Tít, tít, tít…cô nhân viên an ninh kêu lên :
“ Bác phải bỏ hết những gì là kim loại trong người ra để vào cái giỏ rồi cho qua máy soi bên kia…”
 Quái lạ, bác Ba Phi đã lôi hết nào đồng hồ, nào hộp quẹt, nào chùm chìa khoá, túi quần túi áo tuyệt nhiên không có gì nữa mà đi qua khung cửa máy kiểm tra vẫn cứ  bíp bíp. Cô nhân viên an ninh đưa máy dò từng chỗ khắp người bác Ba Phi cũng chẳng thấy gì. Bực thiệt, rõ tình ngay lý gian, mình có mang súng ống, dao kéo gì đâu mà cái máy cứ nhắng lên ?
Chợt bác vỗ trán nhớ ra, kêu to :
“ Thôi phải rồi, tôi nhớ ra rồi, tôi có mấy cái răng vàng ở mãi bên trong…”
Nói rồi bác há mồm ra cho cô nhân viên an ninh coi. Cô này che miệng cười rồi trả lại giấy tờ, ra hiệu cho bác đi tiếp.
Tới quầy xếp hàng chờ công an xuất nhập cảnh xét giấy, bác Ba Phi  trống ngực thùm thụp. Chỗ này nghe cô Út kể Việt kiều ra vào vẫn phải nhét tờ mười đô vào hộ chiếu đây ? Không làm “thủ tục đầu tiên” nó hành cho chết. Bác Ba Phi thấy tiếc đã đưa thằng Đậu tờ trăm ngàn đồng tiền Việt. Biết vậy cứ giữ lại nhét vô hộ chiếu chắc ăn.
Vậy nhưng cô Út đã dặn “tía không phải Việt kiều, tía là Việt cộng khỏi tiền bạc”, bác lại yên tâm. Bác không biết rằng chỉ nhìn mầu xanh cuốn hộ chiếu người ta cũng thừa biết bác không phải Việt kiều. Bởi vậy bác phục lăn cha công an  chưa thèm coi đã hỏi :
“ Bác đi Mỹ thăm thân hay đi công chuyện ?”
Ai chà, cha này giỏi thiệt, chưa coi hộ chiếu đã biết mình là dân nội địa . Vậy càng tốt, càng khỏi mất tiền. Bác trả lời dõng dạc :
“ Tôi đi thăm con gái…con gái tôi là Việt kiều Mỹ…”
Người công an gật gật, rồi chỉ coi hình trong hộ chiếu so với bác ba Phi ngoài đời, chẳng thèm ngó tới cái dấu visa tổ bố lãnh sự quán Mỹ đóng trên hộ chiếu đã cộp dấu trả lại giấy tờ cho bác Ba Phi đi vào khu cách ly. Bác nhẹ cả người. Thôi thế cầm chắc được đi thăm Mỹ rồi. Vào tới đây là hết hỏi han giấy tờ, chỉ cầm thẻ lên máy bay nữa là xong.
 Bác Ba Phi liếc đồng hồ, còn những gần hai tiếng đồng hồ nữa mới tới giờ bay, ghé phòng giải khát làm ly cà phê cái đã. Bác  bước vào gian phòng xung quanh toàn kính, đèn đuốc sáng choang, mấy cô phục vụ tha thướt áo dài…gớm gớm…quán phục vụ Việt kiều với người nước ngoài có khác…sang trọng, đẹp đẽ còn hơn cả nhà khách Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bác Ba Phi chọn bàn trong góc, khoan khoái hít một hơi dài khí máy lạnh rồi rút thuốc lá ra định mồi, cô tiếp viên xinh đẹp đã bước tới :
“ Cảm phiền bác ở đây không được hút thuốc .”
Bác Ba Phi trố mắt :
“ Bán cà phê mà không cho hút thuốc. Vậy hút ở đâu ?”
“Dạ ở đâu cháu không biết…ở đây thì không ạ. Thưa bác, dùng gì ?”
Cô tiếp viên đưa ra tờ thực đơn dày cộp in chữ gì loằng ngoằng. Bác Ba Phi trả lại không coi, dõng dạc :
“ Một ly pặc xỉu đá !”
Đến lượt cô tiếp viên ngớ ra :
“ Pặc xỉu là cái gì ạ ?”
Bác Ba Phi cao giọng :
“ Pặc xỉu là gì mà không biết à? Vậy cô là người nước ngoài hay người Việt đằng mình ? Pặc xỉu là cà phê sữa đó. Có điều nhiều  sữa ít cà phê…”
Cô tiếp viên nín cười, mấy phút sau đã bưng lại chiếc ly pha lê trong có cà phê sữa đặt trên cái khay bạc. Bác Ba Phi hít hà, chèn đéc ơi, sang trọng, lịch sự đến thế này là hết cỡ…thợ mộc.
Bác lim dim tận hưởng “pặc xỉu” thơm phức trong chiếc ly pha lê sang trọng , chợt nhìn đồng hồ thấy sắp tới giờ bay vội ra hiệu cho cô tiếp viên tính tiền. Cô gái nở nụ cười thật tươi, uyển chuyển trên đôi giầy cao gót,  bưng tới cái khay bạc trên có quyển sổ bìa da, gáy vàng.
Bác Ba Phi thầm reo lên, í mèn ôi, sổ tính tiền mà sang trọng, đẹp đẽ hơn cả sổ vàng của Uỷ ban Nhân dân Phường. Bác so sánh vậy vì năm kia cô Ut về chơi đúng dịp quyên góp bão lụt. Chẳng hiểu cô Út mới trúng cái mánh gì bên Mỹ, cúng luôn ngàn đô, được ghi tên sổ vàng của Phường, bác Ba Phi nhờ vậy cũng được đi theo tới văn phòng Uỷ ban, được tận mắt nhìn cuốn sổ vàng vẫn cất kỹ trong tủ kính. Cuốn sổ đó đã đẹp nhưng so với cuốn sổ tính tiền này còn thua . Bác Ba Phi mở sổ ra trong đó thấy một tờ giấy cáctông trắng muốt.  Bác liếc qua rồi hỏi dõng dạc :
“ Ở đây các cô có lấy tiền Mỹ không ?”
Cô tiếp viên nở một nụ cười lành nghề :
“ Dạ có chớ ạ…cửa hàng quốc tế chúng cháu chỉ nhận ngoại tệ thôi ạ..."
Bác Ba Phi reo lên :
" Hèn chi ...con gái tôi nó dặn vào phòng cách lý là chỉ tiêu tiền đô thôi. Vậy 6000 ngàn đồng ly "pạc xỉu" này quy ra đô la là bao nhiêu để tôi trả ?”
Cô gái ngạc nhiên :
“ Dạ bác coi lộn rồi ...Không phải sáu ngàn đồng Việt Nam  …đây là 6 đôla Mỹ đấy ạ..”
Bác Ba Phi giật mình :
“  Cô nói cái gì ? 6 đô la ly  pặc xỉu này à ? Cô có nhầm không đấy ?”
“ Dạ cháu không nhầm…trong bản tính tiền có ghi rõ dấy ạ…”
Bác Ba Phi rền rĩ :
“ Oi trời ôi… chưa ra khỏi nước mà nó đã cắt cổ tôi. 6 đôla ? Tính ra tiền ta là trăm hai ly pạc xỉu  Bóc lột..bóc lột..”
Cho dù có than phiền sao đi nữa, bác Ba Phi cũng vẫn phải móc hầu bao lấy ra tờ 10 đô la để nhận về 4 đô la tiền cắc.

                               (còn tiếp)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

NHÀ VĂN NHẬT TIẾN:Nắng Sàigòn ai đi còn thấy mát ? (2)



                                       (tiếp theo)

                                    
                                                       Nhật Tiến  & Nhật Tuấn 

Mang cái án treo từ dạo ấy, tôi không còn chờ đợi có tên của mình trong những đợt biên chế kế tiếp. Vả chăng, ở bên ngoài xã hội thì tình thê có vẻ như  ngày càng chộn rộn hơn, khiến những chuyện xảy ra trong nhà  trường cũng trở thành thứ yếu đi.

Sau một thời gian thử lửa tại những vùng cỏ khô, nắng cháy, dân đi Kinh Tế Mới bỏ trốn về nằm ngổn ngang trên khắp các công viên , hay mái hiên vỉa hè thành phố.

Ở trong Chợ Lớn, đám  người  Việt gốc Hoa ngày càng ra mặt ủng hộ chính phủ Trong Quốc bằng cách chỉ trưng cờ Tầu Cộng và ảnh Mao Trạch Đông trên các cửa tiệm. Đã thế khi  được thông báo phải khai lại lý lịch để nhà  nước dễ bề kiếm soát thì họ khất mình là công dân Tầu. Mục đích của họ thì cũng dễ hiểu thôi. Họ muốn tránh né khai báo tài sản để khỏi bị dính vào công cuộc "cải tạo tư sản" vẫn đang tiến hành ở khắp miền Nam.

Ý đồ lộ liễu này đã tạo nên một làn sóng bài Hoa do nhiều cơ quan, đoàn thể của nhà  nước phát động, nhất là vào cái lúc Trung Quốc đưa ra lời hăm dọa sẽ cho VN một bài học để đời.

Phong trào  vượt  biên "chính thức" rồi "bán chính thức" đã khai mào từ chủ trương bài Hoa kể trên . Ở ngoài Bắc thì mọi  người  Hoa phải rời khỏi VN trên những con thuyền ọp ẹp và  được tầu của hải quân VN hướng dẫn ra hải phận quốc tế. ờ trong Nam thì muốn ra đi phải góp vàng đóng cho nhà  nước. như  thế  được coi là ra đi hợp pháp, khỏi lo mua bến bãi, khỏi lo bị lừa lọc khi vừa ra khơi đã bị công an ùa tời, bắt bớ đem về giam cầm trong khi của cải, tiền bạc mang theo cũng bị lột sạch.

Nhà  trường trong những biến chuyển của thời cuộc như  thế tất cũng đao động theo. Sĩ số trong nhiêu lớp đã sút giảm đi. Có thể vì gia cảnh quá eo hẹp nên học sinh phải bỏ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng phần đông, học trò bỏ học vì đi theo gia đình vượt  biên.

Thầy cô giáo, lâu lâu cũng thấy vắng mặt một người . Nhóm bạn quen xì xào với nhau : " Nó đi rồi ! Chắc đang  xuống Rạch Giá".

Rạch Giá, Cần Thơ, Vũng Tầu, Phước Lê, Phước Tỉnh . . .là những địa danh quen thuộc mà nhiều  người hay nhắc nhở tới khi nói chuyện  vượt ' biên. Nhưng với nhiều  người , kể cả tôi thì chuyện đóng góp mỗi chỗ từ 4, 5 cây đến 9, 10 cây là những chuyện nằm mơ. Một chỉ vàng lận lưng còn không có, nói chi tới chuyện cây cọ.

Cho nên trong khi mọi  người  xầm xì, mách bảo nhau đường dây nọ, đầu mối kia hay bàn tán tin tức chuyện  vượt  biên, thì tôi vẫn hằng ngày đạp xe dưới cái nắng  chói chang đi từ nhà tới  trường.

Tuy nhiên chuyện Sài Gòn với những toan tính âm thầm để  vượt  biên là cả một  trường thiên tiểu thuyết bao gồm nhiều chuyện cười đau khóc hận. Nhiều  người muốn ra đi nhng không có điều kiện để ra đi, thế mà rồi cũng không ít kẻ bị lôi cuốn trực tiếp hay gián tiếp vào những toan tính âm thầm kế trên. Vì thế, đây là một lãnh vực có nhiều chuyện kể và hẳn sẽ không ít  người  kể lại, bao gồm cả chính tôi, khi tôi có dịp.

Nhưng vào lúc này thì Sài Gòn vẫn ngự trị trong tôi như một nơi chốn mà cho đến mãn đời tôi sẽ vẫn chỉ ở đó. Tôi cũng chẳng có mơ ước gì xa xôi sau tất cả những gì mà tôi đã chứng kiến ở nơi  trường học. Khi bước ra đường phố để hòa nhập với những  người  đi lại chung quanh, tôi nhận ra rằng hầu như  mỗi ngày thành phố này lại mang thêm một mầu u buồn ảm đạm hơn.

Tôi không diễn tả  được cái mầu sắc ấy nó hình dung cụ thể ra sao, nhng hầu như  nó đã làm lộ ra cái vẻ xám xịt mang tính chát nghèo nàn của phố xá. Các cửa hàng trang trí lộng lẫy nay không còn nữa. Quanh tôi chỉ đầy dẫy những gánh hàng bán rong đèo đẹt mấy củ khoai, củ sắn hay vài mớ rau, con cá. Rồi trên hè phố lại thấy xuất hiện nhiều tấm vải bạt trên bầy bán những đồ linh tinh như  búa, kìm, bật lửa, đồng hồ hỏng, kính gẫy. Đặc biệt là dưới những gốc cây hay trên hè phố còn xuất hiện mấy hàng sản xuất dép râu bộ đội mà  người  bán trình bầy công việc sản xuất ngay tại chỗ bằng cách xả thịt những cái vỏ xe hơi cũ kỹ và những cái săm xe đạp. Còn dòng  người  đông đúc chen chúc nhau hối hả đi lại thì hình như  ai cũng mang trong đầu một toan tính gì đó. Có vẻ như  họ sẵn sàng đổi thay cái đang có bây giờ lấy một điều nào đó mơ hồ nhưng ắt là phải khác hơn cái hiện tại. Nếp sống, nếp suy nghĩ của dân Sài Gòn bây giờ không còn thiết tha hay gắn bó như  trước nữa mà nẩy sinh cái tâm trạng sống qua ngày, sống tạm bợ. Cái nét u buồn, ảm đạm của thành phố phải chăng cũng bắt nguồn từ đó mà ra? Một đôi khi đạp xe dưới nắng trong đường phố SàịGòn tôi chợt nghĩ đến mấy câu của nhà thơ Nguyên Sa :

”Nắng SàiGòn , anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”

Nhưng niềm xúc cảm bồi hồi vì ý nghĩa hay ho của câu thơ bây giờ không còn gợi lên  được điều gì trong tôi nữa. Hóa ra khi thành phố đổi chủ thì nó không chỉ đổi trong luật lệ, trong nếp sống, trong các ngôn ngữ ứng xử hàng ngày mà sẽ còn nhiều thứ khác lụi tàn do chính mình tự đánh mất đi. Khi hết còn cảm xúc lúc gợi lại một câu thơ hay thì cũng là một sự mất mát chứ sao. Đó là những mất mát khó diễn tả nên thành lời cụ thể. Nó rất mong manh. Nó rất mơ hồ. .Nó lại biến đi rất lặng lẽ, mà chỉ trong một khoảnh khắc nào đó mình mới chợt nhận ra là mình đã đánh mất.

Rồi  người  ta lại thường nói: mất cái này, thì được cái kia. Nhưng luật bù trừ ấy cũng không áp dụng  được ở đây. Tôi nào tìm thấy  được đôi chút cảm xúc gì trong những câu thơ đang được ca tụng là rất hay, như  câu thơ này:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời Chân lý chói qua tim . .”

Có thật cái Chân lý mà ông Tố Hữu ca tụng đã là thứ Chân lý của mọi  người  chăng ? Chắc chắn là không ! Bởi Chân lý gì mà lại nẩy nòi những cuộc đấu tố long trời lở đất khiến con tố cha, vợ lố chồng, đạo lý luân thường bị đảo ngược hết.

Mà không nói gì xa xôi, chính ngay ở đây, bây giờ, vào cái thời mà chính ông tác giả vốn đã ca tụng cái thứ Chân lý ấy, nay đang cầm trong tay sinh mạng của biết bao nhiêu con  người . ông ra lệnh triệt hạ biết bao nhiêu cơ sở vật chất cũng như  tài sản của miền Nam. Chính sách kinh tế của ông đã đầy đọa biết bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con  người  vào vòng khổ ải. Như vậy cái thứ mặt trời Chân lý của ông chỉ là một thứ sản phẩm dối trá như  đủ thứ dối trá đang diễn ra trong cái thành phố này và ở ngay cả trong những ngôi trường như  ngôi  trường tôi đang giảng dạy này.

Niềm ước ao nhen nhúm trong lòng tôi là làm sao mình đi  được cho thoát cho dù trong túi chẳng có lấy một chỉ vàng đế mà lận  lưng mỗi khi gặp lúc ngặt nghèo.



Nhật Tiến






Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

HẺM "BUÔN CHUYỆN" ( KỲ 50 ) : Tôi yêu...Việt Nam (!)



          

Dân hẻm “buôn chuyện” so với cả phường  chỉ bằng một nhúm, vậy cũng đủ mặt anh hào Bắc Trung Nam. Miền Nam khỏi nói , nào thằng Bảy xe ôm Tiền Giang, chị Gái hủ tíu An Giang, cô Phượng cave Tây đô, thủ phủ miền tây nổi tiếng bến Ninh Kiều có tượng “chú Hồ” (giống…em bác Hồ)  tối tối “chị em ta” tụ tập khiến dân gian có câu :
“ Chiều chiều dạo bến Ninh Kiếu
Dưới chân tượng Bác điếm nhiều như  quan…”
Miền Trung có ông đại tá hưu Quảng Nam, ông Tư Gà nướng Quảng Ngãi,  bà Năm củ cải Bình Định . Miền Bắc có cô Ba, vợ ông đại tá hưu quê Thanh Hoá, hồi chiến tranh nổi tiếng câu hát dân gian “ Thanh Hoá ăn rau má, phá đường tàu”. Tức ăn rau má thay gạo và phá đường tàu lấy tà vẹt gỗ làm củi đun. Tất nhiên trước mặt ông đại tá hưu cố nội đứa nào dám hát câu đó, cầm chắc ông chụp ngay cái nón cối “phản động”. Bởi lẽ ông đại tá hưu tự hào quê hương Thanh Hoá của vợ ông lắm. Sáng nay ngồi trong quán chẳng hiểu sao niềm tự hào dâng lên dào dạt khiến ông cất tiếng hát ồm ồm :
đây Thanh Hoá anh hùng và dòng sông Mã mến yêu…”
Cô Phượng cave vỗ tay lẹt đẹt, la toáng : 
“ Í mèn ôi, chú Ba hát hay quá ta, nhưng sao nghe như máy hát yếu điện vậy chú Ba ?”
Ong đại tá hưu bực mình :
“ Mẹ cái con này, mày làm tao mất hứng không thì tao hát tụi bay  nghe hết bài …”
Thằng Bảy xe ôm vỗ tay:
“ Chú Ba thi hát karaoke thì giật giải “bàn tay vàng” là cái chắc ."
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
" Sao thi hát lại ăn giải "bàn tay vang" ?"
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
" Thì có hát bằng miệng đâu, quờ quạng bằng tay không à ? Vậy mới có giải " bàn tay vàng ". Mà chú Ba có biết câu hát dân gian :” Trâu điên, chó dại, trai ... “  ?”
Nó lấp lửng rồi ngưng làm cô Phượng cave cười rú :
“ Í mèn ôi, trai gì hả Bẩy ?”
Thằng Bảy cười hích hích :
“ Thì trai quê cô Ba, vợ chú Ba đại tá hưu đó,,,,”
Ông đại tá hưu quát :
“ Thằng Bảy bố láo…sao mày dám nói xấu trai Thanh Hoá?”
Thằng Bảy xe ôm gân cổ cãi :
“ Câu này đâu phải của con, của dân Bắc kỳ chớ bộ.Họ còn ví con gái quê cô Ba là…là…mà thôi chả nói không chú Ba lại quát tháo ầm ĩ …”
Cô Phượng cave sồn sồn :
“ Mày cứ nói , nói cho vui , mất mát gì . "
Thằng Bảy xe ôm cười cười :
“ Vậy tôi đọc nốt câu dưới nha…”Lợn sề, voi cái, gái tỉnh ...cô Ba…”
Cô Phượng cave cười  rũ :
“ Tỉnh cô Ba chứ không phải tỉnh Thanh hả ? Chèn ôi…cô Ba xinh đẹp vậy mày dám ví với lợn sề , voi cái hả Bảy ?”
Onag đại tá hưu đập bàn cái rầm :
“ Chúng mày to gan thật. Dám nói xấu tỉnh Thanh Hoá vợ tao . Tao nói thật tỉnh cô Ba đáng tự hào gấp mấy cái tỉnh Sàigòn tụi bây ?”
Gã Ký Quèn lúc này mới nhảy dzô :
“ Thanh Hoá có gì đáng tự hào hơn Sàigòn hả chú Ba ?”
Onag đại tá hưu trợn mắt :
“ Vậy tao hỏi mày Sàigòn đã có thằng tư bản nào dám đầu tư lớn như Thanh Hoá chưa ?”
Gã Ký Quèn cãi :
“ Nói đầu tư thì Sàigòn phải nhất, riêng thằng Intel đã đổ vào Sàigòn 2 tỉ đô la kìa….”
Ong đại tá hưu đắc ý :
“ 2 tỉ nhằm nhò gì. Thanh Hoá có thằng tư bản xin vào đầu tư tới 30 tỉ đô la kìa…”
Thằng bảy xe ôm la lớn :
“ Í chết mẹ…những 30 tỉ đô la ? Không khéo ăn phải quả lừa chú Ba ôi …”
Ong đại tá hưu trợn mắt :
“ Lừa sao được. Báo chí đăng rõ ràng dự án nhà máy gang thép công suất 30 triệu tấn thép/năm….”
Cô Phượng cave thắc mắc :
“ Sao chú Ba biết rành quá vậy ?”
Ong đại tá hưu hãnh diện :
“ Thì tao trong Ban điều hành Hội đồng hương, dự án lớn bí thư tỉnh uỷ phải điện vào hỏi ý kiến các cụ cựu chiến binh chớ ?”
Cô Phượng cave vẫn chưa thông :
“ Tiền lớn vậy sao nó không đầu tư các nước lớn như Trung Quốc, An độ…”
Ong đại tá hưu đắc ý :
“ Thì tại họ yêu Việt Nam . Giống thằng Honda đó, suốt ngày leo lẻo trên ti vi :” Tôi yêu Việt Nam…tôi yêu Việt Nam…”
Thằng Bảy xe ôm cười to :
“ Việt Nam có cái “đéo” gì mà yêu ?”
Gã Ký Quèn cười hô hố :
“ Thì có ông Thủ tướng inox đó …”
Cô Phượng cave thắc mắc
“ Thủ tướng inoxlà sao ?”
Gã Ký Quèn :
“ Là thép không gỉ, là trơ hơn đá, vững hơn đồng …ngay Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương cũng chào thua không dám kỷ luật để yên đồng chí “tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ như đã làm trong suốt 51 năm qua”. Như vậy chẳng Thủ tướng inox thì là gì ?”
Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Cũng phải chờ sang năm quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm nữa chớ ?”
Cô Phượng cave cười hắc hắc :
“ Đến Bộ chính trị , Ban chấp hành trung ương còn bó tay nói gì ba anh nghị gật.Nó lừ mắt cho cái thì són đái ra quần …”
Cả quán cười ầm ĩ.

27-12-2012




Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU (KỲ 23)



                                                                  (tiếp theo)


“ Có im không ? Tao táng cái vào mõm giờ.”
Lúc đó gã thư ký mới cất giọng vui vẻ :
“ Thắng lợi rồi, thắng lợi trên cả tuyệt vời rồi …”
Rồi gã huyên thuyên ở đời không gì bằng chui được vào trái tim …đàn bà. Những tưởng phải mất cả tháng mới “tiếp cận” bà Chủ tịch , ai ngờ làm cái rụp, giỏi thiệt, giỏi  thiệt…
Gã thư ký “thuyết trình “ xong lại nhoài ra giường cười lăn cười lộn làm ông thầy cứ ngớ ra, mắt tròn xoe.Cười chán gã mới lên dây cót tinh thần cho ông chú để tiếp tục…” sự nghiệp cách mạng” tiến sâu vào hang hùm đánh quả đậm. Ong thầy giãy nảy :
“ Ôi thôi thôi, tao chịu, mon men tới đó con Kim Anh nó giết …”
“ Giết sao, nó mà giết chú thì má nó ăn tươi nuốt sống. Chú cứ y theo cháu đạo diễn là tiền rủng rẻng…”.
Gì chứ tiền là Tiên là Phật, thầy nào dám cưỡng lại cái “sức khoẻ cho tuổi già” đó. Theo lời thằng cháu ranh ma, ông  trở lại thành phố, leo lên giường đắp chiếu, rên hừ hừ như ốm nặng. Quả nhiên vài ngày sau, bà phu nhân  triệu gã thư ký tới hỏi ông thầy nhân điện đi đâu ? Chờ bà phát sốt vì nóng ruột, gã  mới thủng thẳng :
“ Ong ấy về thành phố rồi .”
“ Sao lại về ? Tao đã bảo đặt kế hoạch cho ổng ở đây dậy…nhân điện cho tao mà ?”
“ Nhưng…ông ấy ốm. Ốm nặng lắm…”
Thế là hôm sau, bà phu nhân tức tốc cùng gã thư ký phóng về thành phố “thăm thầy kẻo tội nghiệp”. Xe tới nơi phải đậu ngoài đầu hẻm, lội bộ vào. Oi trời ôi, đường gập gà gập ghềnh, mùi hôi thối hai bên cống rãnh cứ xộc lên mũi làm bà phu nhân hắt xì hơi liên tục, phải lấy dầu thơm ra xịt khắp mọi chỗ. Lại đến cái nhà của thầy mới thảm , dọc ngang kê vừa đủ cái giường đôi, tường ám khói, mạng nhện chăng đầy, tối om om , hôi hám chẳng khác gì con hẻm bà vừa lội qua. Ông thầy đắp chiếu trên giường , gượng dậy thều thào :
“ Tôi…tôi ốm quá…”
 “ Thày ốm sao ?”
   Chẳng biết bệnh gì, cứ đau hết cả mình mẩy…”
Bà phu nhân xót xa :
“ Oi trời , sao ốm lẹ vậy ? Bữa hổm thầy đang còn…khoẻ mà…”
“ Tại… tại cô Kim Anh…con gái bà đấy…”
Bà phu nhân há miệng :
“ Con Kim Anh ? Con Kim Anh nó làm gì ông ?”
Ong thầy ra giọng mệt nhọc kể lại đầu đuôi, tất nhiên dấu biến chuyện  Tuyết Nhi bắt cởi giày làm bà phu nhân nổi giận :
“ Nó dám láo vầy kia à ? Mai mốt thầy về tôi bắt nó xin lỗi thầy …”
“Oi thôi thôi, tôi hãi lắm, chẳng dám đặt chân vào nhà bà nữa đâu. Cô Kim Anh giết chết tôi…”
“ Thầy lo gì…nó giữ cái thân nó chẳng xong, còn đang nằm viện kìa…”
Hoá ra hôm đó nhảy nhót chán ở vũ trường “Đêm mầu hồng”, tỉnh ra đã 11 giờ khuya, Kim Anh cuống lên đòi về, Tuyết Nhi cười nhạt :
“ Về sao được ? Đi đêm dọc đường cướp nó cắt cổ …”
“ Vậy để tớ điện cho ba tớ đưa xe lên đón…”
“ Thôi đi cô, giờ này còn bắt lái xe đón con gái ông Chủ tịch tỉnh đi nhảy đầm , nó  mà đưa lên báo có mà ầm cả nước . Đi chơi tiếp mai về sớm…”
Kim Anh tắc lưỡi ”ừ thì đi”. “ Sân chơi” này còn bạo hơn, Night Club tầng thượng khách sạn, xung quanh tường cách âm, bắn súng cũng chẳng nghe thấy huống hồ nhạc gào rú, người la hét. Tuyết Nhi kéo tay Kim Anh qua những ghế đôi túm tụm trai gái đang la đà như ngủ gật, trên bàn vứt lỏng chỏng những lon Coca.
“ Tụi nó đang “phê” đấy, đám này chỉ “hít” thôi, buồng bên kia mới  “trích” cơ…”
Kim Anh lo sợ :
“ Tìm chỗ khác đi, ở đây tớ…ngán lắm…”
“ Tụi mình chơi trò khác kìa, có hít trích  gì đâu mà lo…”
Nói rồi Tuyết Nhi lôi tuột Kim Anh sang phòng khác. Vừa lách cửa  vào, đã kinh hoàng. Giữa phòng chiếc màn hình lớn đang chiếu phim con heo, trên đệm dưới đất la liệt trai gái đang “hành sự” không thua cảnh diễn ra trên màn hình. Kim Anh chưa kịp tháo lui đã bị lôi tuột vào một đám lẫn lộn con trai con gái. Oi chao ôi, “đêm đó đêm gì”, Kim Anh rơi vào một cuộc chơi mà lúc đầu còn rụt rè, sau rồi phấn khích và tiếp đó là kinh hoàng cho tới khi ngất lịm . Mãi trưa hôm sau cô mới tỉnh , thấy mình đang nằm  giường bệnh, băng bó đầy mình, một chai nước gì đó đang nhỏ giọt . Có tiếng Tuyết Nhi reo lên :
“ Tỉnh rồi hả ? May quá…”
“ Tớ đang ở đâu đây ?”
“ Phòng mạch bác sĩ Phát…ĐM, đêm qua tụi nó chơi bạo quá…”
Kim Anh tấm tức khóc, Tuyết Nhi lau nước mắt cho cô, cất giọng an ủi :
“ Tại cậu mới chơi lần đầu chưa quen . Phải bạo liệt vầy mới đã…”
“ Ba má tớ mà biết thì chết…”
“ Khỏi lo , để tớ điện cho má cậu, coi như  bị tông xe . “
Nhận được tin bà phu nhân tức tốc lên thành phố. Vừa nhìn thấy con gái nằm giường bệnh, bà đã la lối :
“ Oi trời ôi đi đứng sao mà ra vầy ? Có gãy xương sống, chấn thương sọ não gì không ”
Kim Anh  lắc đầu, nước mắt chứa chan làm bà phu nhân nổi giận :
“Thằng nào, thằng nào đụng con để má điện cho ba gô cổ nó lại…”
Tuyết Nhi vội  đỡ lời :
“ Tối quá nó chạy mất tiêu rồi thím ơi. Cả sáng nay công an người ta lùng khắp không ra. Thôi để mai mốt về tỉnh con nói ba con mở …cuộc điều tra…”
Trong khi chờ Giám đốc công an tỉnh vào cuộc, bà phu nhân điều tra chính con gái bà. Bà nắn tay nắn chân tiểu thư, khi thấy những dấu vết cào cấu trên người , bà ngờ ngợ :
“ Tông xe gì mà đầy những vết như răng cắn thế này ?”
Kim Anh hoảng lên đưa mắt cầu cứu bạn. Tuyết Nhi cười xuê xoa :
“ Thì té xuống đất phải xây xát chớ ?”
“ Té cách gì mà chỗ nào xây xát lung tung vầy. Thôi thôi các cô đừng có bịp tôi. Oi trời ôi, các cô chơi bời sao mà để tụi nó dầy vò đến thế này ? ối con ơi là con ơi…”
Tuyết Nhi vội chạy ra đóng sập cửa :
“ Thím cứ la hét người ta nghe thấy, loang chuyện ra thì mất …uy tín Chủ tịch tỉnh…”
Bà phu nhân chợt hiểu ra tình thế . Thôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt  cho qua chuyện chứ còn biết làm sao . Bà đành phải nghe Tuyết Nhi chấp nhận một cuộc đụng xe , rồi cho gọi bác sĩ tới  “dặn dò”.
 Bác sĩ Phát nguyên công tác ở bệnh viện “ Bà mẹ  Trẻ em” ngoài Hà Nội, dính dáng tới tham ô thuốc tây nước bạn viện trợ , may chưa đi tù chỉ “xử lý nội bộ” đuổi ra khỏi ngành, đành biệt xứ vào Sàigòn mở phòng mạch lậu chuyên nạo thai con gái nhà giàu , vá trinh con gái nhà nghèo. Nghe tin  phu nhân Chủ tịch tỉnh muốn gặp, biết  đụng thứ dữ, bác sĩ Phát vội bỏ cả việc thăm thai, tới ra mắt bà ngay lập tức. Bà phu nhân nhìn ông thầy thuốc từ đầu tới chân rồi mới lên giọng :
“ Nghe nói phòng mạch tư của bác sĩ làm ăn phát tài lắm ?”
Bà phu nhân nhấn mạnh câu “phòng mạch tư” làm ông bác sĩ giật thót người :
“ Dạ dạ..cũng nhì nhằng..lấy công làm lãi ạ…”
“ Hình như khách hàng của bác sĩ toàn các cô gái lỡ làng…”
“ Dạ, dạ…cũng là để giúp các em ổn định tư tưởng, ổn định tinh thần …yên tâm học tập thôi ạ…”.
Biết ra oai vậy đủ rồi, bà phu nhân rút túi ra một tập tiền dày cộp :
“ Mọi chuyện nhờ bác sĩ lo cho cô Kim Anh nhà tôi mau mau phục hồi sức khoẻ…”
Ong bác sĩ rối rít :
“ Dạ được, dạ được, cứ để cô nằm đây, tôi sẽ phục vụ tận tình chu đáo…”
“ Nhưng phải thật kín ! Không có ghi tên ghi tuổi gì hết, lọt chuyện ra ngoài, chắc ông biết cái gì sẽ tới với ông ?”
Ong thầy thuốc xanh mặt, thề sống để dạ, chết mang đi, cam đoan không gây tai tiếng cho gia đình. Cầm cọc tiền , ông cười xởi lởi :
“ Bà yên tâm đi…nghề của tôi mà…”
Chờ bác sĩ ra khỏi phòng, bà phu nhân mới gọi điện báo cho chồng. Ong Chủ tịch đang chủ trì Hội nghị phát động “Phong trào xây dựng xã, ấp văn hoá” vội lui vào phòng riêng. Sau một hồi văng tục bằng thứ ngôn ngữ ngược hẳn với thứ vừa dùng trong hội nghị, ông mới hét vào máy :
“ Bà cứ cho nó điều trị ở đó, khi nào thật khoẻ hẵng về. Cấm tiết lộ cho ai biết, kể cả thằng lái xe…”
Thế là cô tiểu thư phải nằm lì phòng mạch bác sĩ Phát cho tới khi bà Phu nhân tới thăm ông thầy nhân điện, cô vẫn còn nằm  đó. Ngay hôm đó, bà phu nhân tức tốc thuê một căn buồng khác , tiện nghi đầy đủ, lại có một cái sân nhỏ để thầy Ba Tạ tối tối ngồi luyện nhân điện. Gã thư ký thật tài ba, cứ như đi guốc trong bụng bà , khuân về toàn những thứ bà ưa thích, nào giường ngủ , màn tuyn, đèn ngủ kể cả một chiếc bàn phấn xinh xinh cứ như giành cho vợ chồng mới cưới chứ không phải cho ông Ba Tạ. Trao chìa khoá phòng cho bà phu nhân, gã hóm hỉnh :
“ Con đánh hai chiếc, thím một thầy một, tuỳ nghi sử dụng. Thôi con tranh thủ đưa xe đi công chuyện rồi chiều con ghé đón thím nha…”…”
Gã vừa ra khỏi phòng, bà phu nhân đã cài nghiến ngay chốt cửa , quay sang ông thầy lúc này đang ngồi ngẩn ngơ ở bộ xa lông mà có nằm mơ thầy cũng chẳng dám mong. Ong lắp bắp :
“ Mua sắm thế này…tốn kém cho bà quá…”
“ Nhằm nhò gì. Tốn nữa tôi cũng chiều ông.”
Nói rồi bà đi tới ôm lấy cổ ông thầy, cười khanh khách :
“ Vậy còn ông…ông có chiều tôi không nào ?”
Tất nhiên là ông phải chiều rồi. Hoá ra ông thầy chẳng ốm đau gì, được nằm chỗ, ăn uống ngủ nghỉ mấy hôm liền, thầy còn khoẻ hơn cái hôm mới tới nhà bà nữa kìa, rồi lại còn áp dụng đủ các “chiêu thức”thầy đọc được trong sách tàu làm bà phu nhân hồn xiêu phách lạc, cứ rống lên như lợn bị chọc tiết.

                      (còn tiếp)