Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( KỲ 19 )


     
                                               (tiếp theo)


Ong thầy cười hì hì, lôi tay bà đòi “dậy” nữa, vừa lúc đó  tiếng điện thoại giòn giã. Bà vội sửa lại quần áo, chạy vội ra nhấc máy. Allo…ông Chủ tịch tỉnh gọi. Ong vừa hội ý thường trực Uỷ ban chuyện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng các xã nghèo vùng sâu vùng xa, nghe thư ký báo cáo đã đưa  thầy nhân điện tới nhà nên ông điện hỏi :
“ Sao rồi, bà có chịu học cái môn nhân điện ấy không ?”
Bà phu nhân liếc thầy lúc này đã ngồi nghiêm chỉnh bên bàn nước :
“ Chịu chớ, chịu chớ, cái món này hay lắm đó, mai mốt tôi trị cho ông, nhức đầu, mỏi lưng, đau xương đau cốt…khỏi liền à…  “
“ Vậy sao ?  Ráng học thành tài mai mốt tôi nghỉ hưu bà mở phòng mạch nuôi tôi nha…”
Bà phu nhân cuời rú :
“ Dễ ợt…ông đầu tư tôi học , mai mốt …thu hồi vốn….hí hí …”
“ Vậy từ nay đừng đi đền coi đồng cốt nghen…”
“ Khỏi dặn, làm gì làm phải giữ uy tín cho chồng chớ…”
Ông thầy đang ngồi salông, giỏng tai nghe . Câu bà nói giữ uy tín cho chồng làm ông sởn gai ốc. Mẹ ôi, sao liều thế không biết, dám cắm sừng ông Chủ tịch tỉnh ngay trong phòng khách . Không khéo thằng cháu thư ký chơi xỏ cũng nên. Lúc nãy còn nồng nỗng như hai con lợn cạo mà ông Chủ tịch xịch cửa vào thì…ôi thôi, nó đòm cho phát là toi đời.Thôi thôi, tránh xa cái giới thượng lưu quan chức này ra, rũ tù có ngày. Cứ “chân giò” lảng ra là tốt hơn cả. Nghĩ vậy ông thầy với tay rót thêm chén rượu nữa vừa củng cố  quyết tâm, vừa tranh thủ “chiến lợi phẩm” trước khi rút khỏi nơi đầy cám dỗ, nguy hiểm chết nguời này .
 Bà phu nhân đặt máy, lại ngồi cạnh ông thầy xởi lởi :
“ Ông nhà tôi hoàn toàn nhất trí việc tôi học nhân điện sau này còn trị bịnh cho ổng…”
Ong thầy ngồi xích ra, làm mặt nghiêm :
“ Thưa bà…tôi…rất tiếc…”
Bà phu nhân tròn xoe mắt. Thật không hiểu sao nữa, mới lúc nãy còn xoè xoè như tia lửa hàn, giờ ngây đơ, lạnh ngắt như cái mắc áo. À thôi phải rồi,“cho” nó vội quá, tỏ đường đi lối về nó biến đây mà. Bà cười nhạt :
“ Ông tiếc cái gì hả ông thầy. Nguời “rất tiếc” phải là tôi chớ ….”
Ong Ba Tạ cố can đảm :
“ Dạ không….ý tôi muốn nói là tôi rất tiếc không có điều kiện dậy nhân điện cho bà…”
“ Điều kiện ? Ong còn muốn cái điều kiện gì ? Tháng 10 triệu được chưa ?”
Ui trời , 10 triệu một tháng, Giáo sư tiến sĩ cũng chẳng kiếm được số đó. Miếng mồi quá to làm thầy lưỡng lự, rút ra thì tiếc đứt ruột, lao vào thì sợ, ông cứ đắn đo, chẳng biết nên tiến hay lùi, cứ ngồi nín lặng.
Bà phu nhân liếc nhìn vẻ chịu đựng, buồn rầu của thầy, chợt thấy thương quá. Tội nghiệp, nguời trí thức, tài giỏi thế chẳng tìm được chỗ đứng trong xã hội, cứ phải lam lũ, dậy dỗ thiên hạ kiếm miếng ăn. Ong Chủ tịch chồng bà thì hơn gì thầy ?  Về trình độ văn hoá, hiểu biết khoa học chồng bà thua là cái chắc. Vậy mà một nguời bay trên trời, một nguời bò dưới đất. Cuộc đời rõ bất công với thầy quá. Một tình thương mến thương bỗng rào rạt trong lòng khiến bà  cầm lấy tay ông thầy đặt lên ngực bà, thì thào  :
      “ Mình…mình đừng ngại… tôi sẽ lo cho mình mọi nhẽ…”
Không còn là nhân điện của ông truyền sang bà như lúc nãy, nguợc lại, bộ ngực nóng bỏng của bà truyền sang ông  thứ gì đó làm ông tiêu tan mọi dự định, mọi quyết tâm khiến ông phừng phừng , bổ nhào vào lòng bà. Bà ve vuốt những sợi tóc còn lại lơ thơ trên đầu ông. Ong cứ nằm yên trong vòng tay bảo bọc của bà như đứa con trai núp trong lòng mẹ.
Cửa phòng khách bỗng bật mở và cái hình ảnh ôm ấp đó đập ngay vào mắt nguời vừa bước vào : tiểu thư Kim Anh. Cô vừa đi học về, bụng đói meo, bổ vào phòng ăn thấy vắng tanh và lặng ngắt, bởi vậy cái hình ảnh truớc mắt làm  cô sôi lên sùng sục :
“ Má làm trò gì vậy ? Cô Tám đâu sao không nấu cơm ?”
Bà phu nhân  ngồi thẳng nguời lại, giọng tỉnh bơ :
“ Cô Tám về quê rồi. Đồ ăn trong tủ lạnh , lấy ăn tạm …”
 Ong thầy hoảng hồn, vồ ngay lấy cái cặp Giám đốc, hổn hển :
“ Tôi…tôi xin phép về…”
 Bà phu nhân khoát tay  :
“ Ong cứ ngồi xuống đó…”
 Rồi bà quay sang con gái :
“ Tiện thể má giới thiệu với con, đây là thầy Ba Tạ,  dậy nhân điện cho má…”
Cô tiểu thư ngạc nhiên :
“ Nhân điện ? Má học cái đó làm gì ?”
Bà phu nhân vẫy ông thầy :
“ Ong giảng cho nó nghe đi.Nghe xong có khi nó cũng học ấy chớ…”
  Ong thầy vẫn chưa qua khỏi kinh hoàng. Oi trời ôi, tối về , con bé này mách bố nó thì đời ông thành phế liệu. Thôi thôi, biến, biến…nghĩ rồi ông ôm cái cáctáp Giám đốc truớc ngực, cứ thế bước giật lùi ra cửa …
Thày Ba Tạ vừa sờ vào cánh cửa tính tót ra ngoài bà phu nhân quát lớn :
“ Đứng lại…”
 Như có phát súng bắn vào người, ông thầy giật thột, luống cuống suýt rơi cặp làm cô cười rũ :
“ Thầy bà mà nhát thế ?  Người vầy mà má cũng…má cũng…”
Bà phu nhân lừ mắt làm tiểu thư im bặt. Con nhỏ này thiệt kỳ, từ sau vụ cậu Bảy lái xe, nó ăn nói chẳng còn ý tứ giữ gìn gì hết trọi, làm như cái việc bà “quan hệ” với người khác giới cũng bình thường như đi đền, đi siêu thị vậy ? Ong thầy đã cóm róm trở lại bàn, liếc nhìn bà phu nhân và cô tiểu thư, ôi chao ôi, vợ con thế đáng đời ông Chủ tịch tỉnh, rõ trời có mắt , gian ngoan thủ đoạn, nhân nào quả nấy, ông tơ bà Nguyệt mới kết môđen cho mụ vợ đẻ ra đứa con gái mặt heo tai chuột thế kia, thật vô phúc cho thằng nào đặt chân vào nhà này làm rể, nem công chả phượng thật đấy nhưng mất mạng có ngày.
Mải nghĩ lan man thầy bỗng giật bắn người nghe tiếng còi ô tô ngoài sân, tiếng cửa xe đóng sập và chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ông Chủ tịch tỉnh bằng xương bằng thịt xách cạc táp lừng lững bước vào. Lập tức mọi người ai nấy như bị cái remote bấm tới, bà phu nhân nhổm dậy đi lại gần đức phu quân đỡ lấy cái cặp, cô tiểu thư mở tủ lạnh lấy ly sâm để sẵn, ông thầy nhân điện đứng ngay dậy hai tay chắp xuống bụng, cung kính :
“ Chào ông Chủ tịch ạ…:”
Ong quan đầu tỉnh xua tay :
“ Ngồi xuống, ngồi xuống.”
Bà phu nhân đang cầm khăn lạnh lau trán cho ông như hiền thê chính hiệu vội  nhanh nhẩu :
“ Ong thầy nhân điện thằng thư ký của ông đưa tới đây…”
“ Tốt…tốt…vậy bao giờ khai trương à à…bao giờ bắt đầu dậy ?”
Đôi mắt như hai cái tròng kính của ông Chủ tịch rọi thẳng vào mặt ông thầy làm bủn rủn người :
“ Dạ thưa…chưa …chưa…ấn định ạ…”
Ong Chủ tịch quay sang nhìn bà phu nhân, bà cười toe toét :
“ Thì cũng định…chờ ông về coi sao ?”
“ Sao với trăng gì . Bà thích thì cứ học , vậy được chưa ? ”
Bà phu nhân vâng dạ ríu rít rồi dìu ông Chủ tịch sang phòng riêng không quên quay lại dặn với :
“ Kim Anh, đưa thầy xuống nhà dưới soạn cơm mời thầy ăn …”
Nhà dưới tuy là chỗ kẻ ăn người làm nhưng cũng tiện nghi choáng lộn, tủ lạnh, nồi điện, bếp ga, lò vi ba…toàn những thứ làm các bà nội trợ  phát thèm. Trong lúc cô tiểu thư hâm nóng các món nguội lấy từ tủ lạnh, ông thầy mới có dịp ngắm nghía phía sau của nàng.
Chân voi, vai cánh phản, đít lồng bàn…ôi chao ôi ngữ này còn ngựa hơn cả mẹ nó. Mà sao đôi mắt hai bố con giống nhau thế, cứ như là có hai tròng lồng nhau, vừa sâu , vừa dáo dác thoắt cái lại ngây đơ như mắt tượng. Lạ thật, tướng tá vầy mà thành ông lớn, bà lớn thì chết cha cái xứ này rồi, loạn âm loạn dương, chó nhảy lên bàn độc, người rớt xuống phận chó là phải rồi. Tiểu thư bầy xong các món la liệt trên bàn,, cười hóm hỉnh :
 “ Mời thầy…à mời giáo sư…”
“ Ay chết…cô cứ kêu tôi bằng chú…chú Ba Tạ được rồi…”
“ Hì hì…dậy khoa nhân điện phải kêu bằng Giáo sư chớ…mà này cái gan thày lớn thiệt lớn đấy nha…”
Ong Ba Tạ tròn mắt :
“ Cô…cô nói vậy là sao ?”
“ Thì đấy…lúc tôi về nhìn thấy đấy…”
Miếng giăm bông chợt đắng ngắt trong miệng thày, ông nhè ngay ra, lắp bắp :
“ Tôi không…tôi không có ý …”
Cô tiểu thư cười  ngất ngư :
“ Thày liều mạng thiệt đó…vừa mới đặt chân tới nhà người ta đã bầy trò..tôi méc ba tôi thì chú tan nát một đời hoa…”

                                                 (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét