Trong kho tàng văn học cách mạng chống Pháp, như Giáo sư Phong Lê nhìn lại, “tới “Đất nước đứng lên “ của Nguyên Ngọc thì bức tranh kháng chiến mới thực sự được mở rộng trong một cảnh quan vừa có chuyện vừa có người, có quê hương và đất nước, có gắn nối giữa chất trữ tình và sử thi, có hài hoà giữa chủ thể và khách thể…”.
Vậy là văn học chống Pháp, tiểu thuyết “ Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc đứng đầu sổ.
Thời đó, làng Kông Hoa gần An Khê có anh chàng Núp cùng thanh niên trong buôn nghe già làng bok Sung kể rằng ngày trước có một ông tên là “ Tú người to lớn, râu lưa thưa, con mắt ướt mà ngó thẳng , trên khố giắt một cái gươm dài. Đất nước mình không có ai có cái gươm đó. Gươm ông Tú không phải gươm thường , đó là một cái gươm giàng , đem ra đánh Pháp, Pháp thua chạy hết. Nhưng có một bữa , trời mưa to gió lớn sấm sét…nước sông Ba lên to, chút nữa ngập hết làng. Ông Tú đem gươm ra múa, đánh mưa gió cứu dân…”
Thế rồi ông Tú cao hứng, múa gươm văng mạng, chẳng may lưỡi gươm bị văng ra rơi xuống sống, trôi tuột về xuôi, lọt vào tay người kinh.
Thời đó, làng Kông Hoa gần An Khê có anh chàng Núp cùng thanh niên trong buôn nghe già làng bok Sung kể rằng ngày trước có một ông tên là “ Tú người to lớn, râu lưa thưa, con mắt ướt mà ngó thẳng , trên khố giắt một cái gươm dài. Đất nước mình không có ai có cái gươm đó. Gươm ông Tú không phải gươm thường , đó là một cái gươm giàng , đem ra đánh Pháp, Pháp thua chạy hết. Nhưng có một bữa , trời mưa to gió lớn sấm sét…nước sông Ba lên to, chút nữa ngập hết làng. Ông Tú đem gươm ra múa, đánh mưa gió cứu dân…”
Thế rồi ông Tú cao hứng, múa gươm văng mạng, chẳng may lưỡi gươm bị văng ra rơi xuống sống, trôi tuột về xuôi, lọt vào tay người kinh.
Từ đó “người Kinh giữ cái lưỡi, người Thượng giữ cái cán, hai người ở xa nhau , Pháp tới không có cái gì đánh nên phải thua…Bởi vậy muốn đánh Pháp phải đi tìm người Kinh , chắp lại cái gươm mới đánh thắng…”
Bài học đoàn kết Kinh Thượng vậy kể cũng ghê, nhưng với đám thanh niên trong buôn xem ra lại phản tác dụng vì thằng Pháp là ma là Giàng , không có gươm của Giàng đánh sao được ?
“ Không khí nhà rông trở nên ồn ào. Người nói Pháp như hòn đá, như cái cây, nó là Giàng. Trên trời nó đi cũng được , dưới nước nó đi cũng được , đánh trúng nó , nó không chảy máu…Ngày trước bok Klăng đánh, nó đem máy bay tới bay trên làng, bok Klăng lấy ná bắn trúng máy bay, cũng không thấy chảy máu, cũng không thấy chết…” .
Mang tên mà bắn trúng máy bay thì đúng là “thần diệu” hơn cả súng trường hạ máy bay Mỹ sau này.
“ Không khí nhà rông trở nên ồn ào. Người nói Pháp như hòn đá, như cái cây, nó là Giàng. Trên trời nó đi cũng được , dưới nước nó đi cũng được , đánh trúng nó , nó không chảy máu…Ngày trước bok Klăng đánh, nó đem máy bay tới bay trên làng, bok Klăng lấy ná bắn trúng máy bay, cũng không thấy chảy máu, cũng không thấy chết…” .
Mang tên mà bắn trúng máy bay thì đúng là “thần diệu” hơn cả súng trường hạ máy bay Mỹ sau này.
“ Nhẽ đâu có thế ?”
Nghe chuyện Núp tức trong bụng, có thiệt thằng Pháp bắn không chảy máu? Phải đi “điều nghiên” coi sao. Anh bèn nói dối mẹ xuống thị trấn An Khê mua muối, nhưng chính để “Tao đi coi mày cho kỹ, mai mốt phải đánh mày chảy máu mới được…”.
Thế rồi đi mấy ngày mới tới An Khê, không thấy ông nhà văn kể Núp làm những gì, chỉ thấy anh về kể với mẹ :
” Con đi coi Pháp cho biết, bữa sau đánh Pháp. Con coi nó kỹ rồi, cái súng nó, cái xe nó, cái tàu bay nó giỏi thật, nhưng con người nó cũng giống con người mình thôi, không phải ông trời. mai mốt con bắn thử xem có chảy máu không ?”
Thế rồi đi mấy ngày mới tới An Khê, không thấy ông nhà văn kể Núp làm những gì, chỉ thấy anh về kể với mẹ :
” Con đi coi Pháp cho biết, bữa sau đánh Pháp. Con coi nó kỹ rồi, cái súng nó, cái xe nó, cái tàu bay nó giỏi thật, nhưng con người nó cũng giống con người mình thôi, không phải ông trời. mai mốt con bắn thử xem có chảy máu không ?”
Hoá ra chàng Núp mới chỉ xuống phố …đứng coi súng ống ,tàu bay, tàu bò thôi, người ngợm Tây ra sao chưa biết, vẫn phải chờ coi bắn có chảy máu không ? Vậy nhà văn bắt nhân vật lặn lội từ trên núi cao xuống mãi tận nơi “ ngó lên thấy ông trời đất rộng, núi bốn phía thấp xuống” để làm gì ? Nắm tình hình địch tơ lơ mơ như vậy mà về buôn vẫn hạ quyết tâm tiêu diệt Pháp ?
Thế rồi một hôm “Buổi sáng đi rẫy, bỗng nghe tiếng súng nổ. Thôi, khổ rồi. Pháp đánh tới rồi. Súng nổ xa. Súng nổ gần. Súng nổ nhỏ, rồi súng nổ to..Không còn kịp dọn cái nhà, không kịp bắt con heo, con trâu, không kịp lấy cái áo, cái khố…”. Thế là tất cả buôn chạy dạt lên rừng. Mẹ Núp già nua, yếu đuối vẫn phải cõng em Núp trên lưng, giao cho Núp cõng gùi gạo. Ở gia đình người Thượng, gùi gạo nặng phải trên 50 kí lô, là thực phẩm sống còn, là sinh mạng của cả gia đình. Người con trai trụ cột trong nhà như Núp, khi có biến lẽ ra phải cõng em, gùi gạo, dắt mẹ chạy lên rừng. Nhưng không, anh ta mang gùi gạo…gửi hàng xóm cõng đi, làm “ mẹ ra tới đầu làng, quay lại không thấy Núp đâu , vừa kêu vừa khóc :
“ Ới Núp ơi, Núp ơi…”
Núp chạy đến :
“ Mẹ đi đi, con gởi gùi gạo cho Xíp mang vô núi trước rồi. Con không đi đâu, con ở lại đánh Pháp thử đã. Mẹ đi trước, đánh Pháp chảy máu rồi con đi theo sau…”
Than ôi, giữa cảnh nhà cháy, người chết, súng ống nổ ầm ầm, thật tội nghiệp cho bà mẹ Núp, có con trai lớn lại bỏ em nhỏ, bỏ mẹ già, bỏ cả miếng ăn của cả nhà để ở lại đánh Pháp. Có thằng con cột trụ , lúc biến lại xử sự thế, người mẹ vẫn không oán trách, vẫn lo :
“ “ Ố ố…một mình con đánh nó không được đâu…”
Vậy nhưng ông con vẫn bướng bỉnh vẫn như bị “ma ám “ :
“ Được mẹ ạ. Con đánh thử trước, lũ làng bắt chước sau…”
Bà mẹ nhìn Núp. Bà biết rằng “ cái miệng người già không nói được thanh niên đâu...”. Thế là bà đành chùi nước mắt đi theo lũ làng để con ở lại. Chẳng biết anh chàng Núp căm thù giặc Pháp tới đâu, trong tay chỉ có mỗi cái ná, dám một mình ở lại chọi với cả đại đội lính Pháp có đầy đủ cả súng ống, mọoc-chi-ê…
“Nhẽ đâu có thế ?”
Dường như đãng trí , mau quên là cố tật của mấy ông nhà văn lớn. Mới vài trang trước, Nguyên Ngọc kể Núp xuống An Khê gặp cách mạng ““ Đi một ngày, ở một đêm, về một ngày….”, trang sau Nguyên Ngọc đã lại cho Núp lang thang cả ban ngày giữa phố An Khê sạch bóng quân thù : “ người nào cũng đổ về chật ních. Núp chỉ thấy toàn đầu tóc đen lố nhố và cờ đỏ . Người kinh cũng đông, người Thượng cũng đông, lần đầu tiên Núp thấy người kinh, người Thượng đi chung với nhau, nắm tay nhau , ào ào như nước sông Ba chảy qua thác, người nào cũng nói, nghe không hiểu gì cả, nhưng vui lắm, thích lắm…”
Ngày hội cách mạng trong con mắt Núp chỉ có nhiêu đó, riêng bok Hồ thì …chưa có gì .”Núp cứ nghĩ mãi : bok Hồ là người thế nào ? Sao bok Hồ giỏi thế ?”.
Rồi nhà văn cho chàng Núp ví von :
Rồi nhà văn cho chàng Núp ví von :
” Bữa nay nhờ có bok Hồ mới biết đất nước mình rộng quá ( rõ khổ, chàng mới về tới phố An Khê thôi, đã đi được tới đâu) có nhiều con suối quá , nhiều con suối nhỏ, được bok Hồ khơi dòng cho, bây giờ đã chảy chung lại thành con suối lớn, càng ngày càng lớn.Pháp có như một trăm hòn đá lớn giữa dòng sông cũng cứ chảy qua hết…”.
Hình ảnh rất hay, rất đẹp, chỉ tiếc ông nhà văn quên mất rằng suối nhỏ nào rồi cũng chảy vào suối lớn rồi suối lớn nào cũng phải chảy vào sông mà chẳng cần tới…bok Hồ khơi dòng. Từ một anh dân tộc Ba Na đầu óc hoang sơ, lo lắng ngớ ngẩn” sợ bắn thằng Pháp không chảy máu” bỗng chốc chỉ sau một đêm gặp cách mạng, trí tuệ đã được khai sáng có ngay khả năng trừu tượng hoá, ví von “trước kia làng Núp chống Pháp như dòng suối chảy giữa rừng, nay nhờ bok Hồ khơi dòng…” thì quả thực “ Nhẽ đâu có thế?”.
Vậy “ bok Hồ là người thế nào? Sao bok Hồ giỏi thế ?
Anh chàng Núp nghĩ mãi không ra, sau nhớ già làng kể chuyện ông Tú , anh đắc ý :
” Chắc bok Hồ cũng như ông Tú vậy …”.
” Chắc bok Hồ cũng như ông Tú vậy …”.
Ông Tú theo già làng là người “to lớn, râu lưa thưa…”thì đúng bok Hồ rồi.
“Khi giặc Pháp tới, ông Tú đem gươm ra đánh Pháp, Pháp thua chạy hết cả…”
thì lại càng giống bok Hồ. Nhưng khi mưa gió sấm sét, ông Tú lại mang gươm ra múa, “múa mạnh quá, rớt mất cái lưỡi gươm xuống sông Ba, trong tay chỉ còn cái cán, còn cái lưỡi trôi về dưới xuôi, người Kinh lấy được…”thì lại không được phép giống bok Hồ.
Bởi lẽ bok Hồ bao giờ cũng sáng suốt, cẩn thận không khi nào bốc đồng múa gươm mạnh đến văng cả lưỡi xuống sông. Mà nếu lỡ tay, nhất định bok Hồ sẽ tìm bằng được lưỡi gươm trả người Ba Na chứ chẳng bao giờ để lọt vào tay người kinh.
Ấy là chưa kể không biết lưỡi gươm nặng vầy có trôi được theo sông vượt cả trăm kilômét thác ghềnh để về tới tận dưới xuôi không, hay là vẫn còn mắc dưới đáy sông trên núi. Tuy nhiên đó không phải lỗi của anh chàng Núp, chẳng qua tại nhà văn quên mất tinh thần trách nhiệm cao cả của bok Hồ cũng như quên mất thanh gươm bằng sắt chứ không phải bằng gỗ để có thể nổi lềnh bềnh trên sông đó thôi.
Sau cùng chàng Núp và dân làng Kông Hoa cũng được gặp bok Hồ, nhưng không phải…” người thiệt , chỉ thấy người trên tờ giấy…”. Đó là vật thể vật chất duy nhất cách mạng mang tới cho dân Ba Na. Vậy mà ông nhà văn cũng để lũ làng “tưng bừng chào đón như chào đón mặt trời…”.
Cái chỗ này cũng là lỗi nhà văn, bởi lẽ dân Ba Na đang đói gạo, đói muối , cách mạng tiếc gì không gửi kèm vài chục ký lô theo ảnh bok Hồ làm quà cho dân hồ hởi phấn khởi mà cứ để cán bộ tay không trèo lên bản thế ?
Đã không cho dân được ký lúa, lại hứa lèo “bộ đội bok Hồ sắp lên” làm dân mỏi mắt “đợi mãi, đợi ,mãi vẫn không thấy bộ đội đâu cả. Đê cán bộ cũng không thấy nữa”.
Đã không cho dân được ký lúa, lại hứa lèo “bộ đội bok Hồ sắp lên” làm dân mỏi mắt “đợi mãi, đợi ,mãi vẫn không thấy bộ đội đâu cả. Đê cán bộ cũng không thấy nữa”.
Thế rồi cũng tới lúc bộ đội về làng thật , nhưng không phải đoàn quân chiến thắng mang quả thực về cho lũ làng mà là toán người “có khiêng người trúng đạn …Gặp lúc lúa chưa chín không có chi ăn cả. Núp đem cho bộ đội một rổ bắp. Lũ làng bắt chước đem cho rất nhiều. Bộ đội không ai biết nói tiếng Ba Na. Chỉ chào rồi đi ngay…”.
Chưa giúp được dân cái gì đã nhiễu dân túng đói thế , bác Hồ mà biết tất các chú bộ đội phải kỷ luật. Buồn cười nhất là ông nhà văn tả tình quân dân “ có bộ đội bị trúng đạn phải khiêng. Người đó không nói được, nhưng không khóc. Chỉ có các bà mẹ Kông Hoa khóc, sợ người đó đau…”. Hi hi, chồng chả phải, con trai thì không, thấy người lạ hoắc , lần đầu tiên khiêng qua làng mà các mẹ lại…khóc được mới tài.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét