Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 28)


                               (tiếp theo)

                    

                   Chân dung Nhật Tiến - Tạ Tỵ 1971

Phần góp ý với ông Diệu Tần:

          Những gì tôi đã cố gắng trình bày trên đây, theo thiển ý cũng đã đủ để góp ý với ông Diệu Tần. Bởi lẽ, cũng như¬ ông Đỗ Thái Nhiên, ông Diệu Tần đã phê phán Nhật Tiến từ một chỗ đứng là chế độ Cộng Hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cần có một vài bổ túc để làm sáng tỏ thêm những điểm mà tôi cho rằng ông Diệu Tần đã đọc sai. Trong Thư¬ ngỏ gửi nhà văn Nhật Tiến, ông Diệu Tần đã nhân danh độc giả để phê phán rằng Nhật Tiến luôn luôn nêu lên cái phi nhân, cái thành kiến, cái ngu dốt của phía quốc gia". Rồi ông dẫn chứng nhân vật Truờng trong truyện ngắn Cánh Cửa, với lời phê phán rằng Nhật Tiến đã " dựng một cựu sĩ quan pháo binh...có một nhãn quan hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt". Và tiếp theo đó, là một đoạn trích dẫn (chữ nghiêng) mà người đọc cứ t¬ưởng rằng ông Diệu Tần đã trích nguyên văn của Nhật Tiến: "ông Truờng chỉ biết rằng nước Việt Nam có lãnh thố từ vĩ tuyến 17 trở vào thôi, và nếu có kháng chiến phục quốc, chỉ cần đòi lại phần đất cũ đó mà thôi (?)

          Sự thực đã hoàn toàn khác hẳn. Bối cảnh của đoạn văn mà ông Diệu Tần đã trích dẫn một cách sai lạc trên đây xảy ra khi Sủng, tên công an cộng sản, gốc miền Bắc trao đổi với Truờng, đang là tù cải tạo: 'Nghĩ cũng buồn cười đấy nhỉ. Mình cùng là người Việt Lam mà lói với nhau nắm khi không hiểu. " Câu nhận xét bất ngờ của Sủng, người mà trước đây Truờng đánh giá là ngu đần, chỉ là công cụ vô tri của chế độ, đã làm Truờng thật xúc động và suy nghĩ "Bao nhiêu ngày bị giam hãm ở đây, chưa bao giờ Truờng nhớ lại được ra rằng quê hương Việt từ ngàn xưa vần trải dài từ Nam Quan cho đến Cà Mâu. Sự sụp đổ phũ phàng của đất nước đóng khung sự suy nghĩ của chàng vẫn ở cái thời điểm mà đất nước bị chia cắt. Bên này và bên kia. Bên này sụp đổ. Bên kia xâm l¬ược chiến thắng. ¬Ước mơ của chàng về sự giải phóng đất nước, nếu có thì chỉ là sự giải phóng một miền Nam, khôi phục lại vùng đất cũ chứ chưa bao giờ chàng nghĩ đến một dải giang sơn trải dài từ Bắc xuống Nam cùng chung sống trong một vận hội mới. Làm sao Truờng có thể hình dung ra được một sự chung sống như thế với nhân dân hai miền đầy rẫy những mâu thuẫn, khác biệt ? Nhưng ít ra đó cũng là một ước mơ, một nguyện vọng chính đáng phải thể hiện chứ. " (truyện ngắn Cánh Cửa).
           Tâm tư và nhận thức của Truờng như thế mà ông Diệu Tần cho là hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt. Và nguyên văn một đoạn văn của Nhật Tiến như thế mà ông Diệu Tần trích dẫn chỉ còn lại mấy câu với ý nghĩa hoàn toàn sai lạc. Có lẽ, ông Diệu Tần không biết rằng sự hiểu biết qua thực tế và sách vở là một chuyện, nhưng sự nhận thức qua gạn lọc của tâm lý là một chuyện khác. Ai cũng biết rằng Việt Nam chạy dài từ Nam Quan cho đến Cà Mâu, nhưng tâm lý hận thù, cách biệt do hoàn cảnh lịch sử tạo nên trong suốt cuộc chiến 30 năm khiến cho người ta nhiều khi không nhớ ra thực tế đó. Cũng như ai cũng biết rằng xuyên tạc và làm hại người khác là một điều xấu, chẳng nên làm. Nhưng trong một tình trạng tâm lý như thế nào đó, chúng ta đã quên đi và vẫn thản nhiên làm hại và xuyên tạc người khác mà dường như không cảm thấy một gợn sóng nhỏ nào khuấy động lương tâm của mình.
          Thực ra, Truờng là một trong những nhân vật đắc ý nhất không những của tác giả Nhật Tiến mà còn của nhiều độc giả khác nữa. Truờng không hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt như ông Diệu Tần nhận xét mà ngược lại là một nhân vật thể hiện tròn đầy tính nhân bản, trí thông minh, lòng độ lượng và ý thức dân tộc. Chính với những đặc tính này, Trường đã cải tạo được một người công an cộng sản ngay trong vòng rào của một trại cải tạo. Nhật Tiến đã cho câu truyện kết thúc với khung cảnh khi Sủng đến báo cho Truờng biết là anh ta đang bị gặp khó khăn: "các đồng chí lãnh đạo kết tội "em" hữu khuynh và truy kích em kịch niệt. Các đồng chí ấy lói rằng tu tưởng em có nhiệm vụ cải tạo Mỹ Ngụy, lào ngờ chính em bị Mỹ ngụy nàm cho chao đảo. Biện pháp áp dụng nà gửi em hoàn trả cho đơn vị gốc tùy lơi lày xử ný." Và do đó, Sủng không thể chờ đợi được cái lược Truờng đang làm cho Sủng để tặng cô sợ sắp cưới mà trên cái lược đó sẽ có khắc một đôi ngựa với ý nghĩa mà Truờng đã nói với Sủng trước đây: " Nhìn ngắm đôi ngựa này để biết thù ghét kiếp ngựa bị che mắt và chỉ tuân theo chỉ thị của làn  roi….". Truờng đã phải lấy cái lược của chàng vốn dự định tặng cho vợ trong lần thăm nuôi tới, trao cho Sủng và nói: "Tôi tiếc là không làm nhanh hơn để trên cái lược có lời đề tặng  của chú dành cho cô Linh và nhất là chẳng có một đôi ngựa." Sủng mỉm cười trả lời: "Chẳng có đôi ngựa trên lược thì em cũng đã ghi gói  hình ảnh đó ở trong đầu. Em sẽ lói với Ninh về đôi ngựa ấy khi có dịp. " Chính với nhân vật Truờng và nội dung như thế của truyện ngắn Cánh Cửa mà Thi Vũ Võ Văn Ái của tạp chí Quê Mẹ ở Paris đánh giá là "một ý thức vượt Cộng... hé một lối ra, làm bước ngoặt cho thế chủ bại chuyển sang thế công hãm. " (Tạp chí Quê Mẹ, Paris, số Xuân Mậu Thìn) .
          Ông Diệu Tần còn dẫn chứng "ông Vinh một nhân vật vắng mặt trong truyện ngắn Những sự thực cần được nói ra của Nhật Tiến, kèm theo lời nhận xét của ông ngụ ý cho người đọc hiểu rằng Nhật Tiến đã tạo nên hình ảnh của một cựu viên chức hay cựu quân nhân miền Nam đã có một hành động rất ác độc, dã man, cả về tinh thần lẫn vật chất với vợ con còn kẹt lại bên nhà.
          Bên cạnh thiện chí tự chế của ông Diệu Tần mà tôi đã trích dẫn ở phần sau, riêng ở điểm này, tôi nghĩ rằng phê phán như thế thì quá đáng ! Nó đã vượt qua giới hạn của sự đối thoại và tiến gần đến chủ tâm kích dộng tâm lý phẫn nộ của quần chúng. Dĩ nhiên, kích động được hay không và quần chúng có bị mắc m¬ưu hay không là một chuyện khác. Nh¬ưng điều lôi muốn làm sáng tỏ là sự thực đã không có gì đáng để gọi là " rất ác độc, dã man"!
          Chuyện ông Vinh không liên lạc thư từ và gởi quà tiếp tế cho gia đình trong sáu tháng, thực ra không ai hiểu vì nguyên do nào. Tác giả cũng không cho biết. Có thể bị bệnh tật. Có thể bị tai nạn. Có thể ông bị mất job. Nhưng cứ giả sử theo như sự suy luận của vợ con ông bên nhà rằng: bởi vì ông biết vợ ông dang làm trong một hợp tác xã, đứa con trai ông vào đội thiếu niên tiền phong cổ quàng khăn đỏ, cô con gái lớn của ông sinh hoạt trong một ban văn nghệ nghiệp dư.. v..v... nên ông đã cắt đứt liên lạc thư từ và tiếp tế khiến gia đình túng quẫn. Ông thuộc loại người chống Cộng cực đoan. Với chi tiết chỉ bao nhiêu đó mà ông Diệu Tần có thể phê phán Nhật Tiến đã tạo nên hình ảnh của: "một cựu viên chức hay cựu quân nhân miền Namđã có một hành động rất ác độc dã man, cả về tinh thần lẫn vật chất với vợ con còn kẹt lại bên nhà" ! Ông Diệu Tần cho rằng chuyện đó không thực tế.' Ông Diệu Tần nghĩ như thế nào những lời kêu gọi, những cuộc xuống đường công khai trước đây của những ủy ban chống Cộng hô hào đừng gởi quà và tiền về cho thân nhân ở Việt Nam? Ông Diệu Tần nghĩ rằng việc làm của họ không chính đáng và cũng ác độc, dã man  ? Ông Diệu Tần thực sự không hiểu vì sao họ phải hô hào như thế chăng ? Nhưng mục đích chính của Nhật Tiến trong câu chuyện là trình bày những mâu thuẫn giữa tình và lý, giữa thế hệ trước và thế hệ sau, giữa bổn phận với gia đình và trách nhiệm với đất nước. Và chủ ý muốn đạt được của tác giả là xóa bỏ những thành kiến để không những ông Vinh và gia đình nối lại được sợi dây đã đứt mà tất cả mọi người đồng tâm nhất trí trong công cuộc xây dựng một quê h¬ương mới không Cộng sản, không hận thù, không chia cách. Tôi nghĩ rằng có gì khác nhau chăng ?

                          ****
          Để kết luận, tôi nghĩ rằng, cùng với tất cả những gì đã được tạo dựng lên trong suốt một thế kỷ qua, đặc biệt trong cuộc chiến vừa qua, do hận thù, chia cách, chủ nghĩa, cực đoan, những lời phê phán của ông Đỗ, của ông Diệu Tần, của người viết bài này và có thể của nhiều người khác nữa cũng đều chảy trôi ra biển.
          Chỉ còn lại duy nhất quyết tâm và nỗ lực xóa bỏ chủ nghĩa Cộng sản của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, tôi mong đợi được tiếp tục đọc những bài viết khác trong tinh thần đối thoại để làm sáng tỏ quyết tâm và nỗ lực nói trên.

                             BÙI NGỌC ĐƯỜNG
               (Tạp chí Văn Học xuất bản ở Nam Cali, số 39, tháng 4-1989)

                                ******


                            (còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét