Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 97)

                           (tiếp theo)




Ông thành uỷ rưng rưng nước mắt :
“ Thày nói vậy thì đúng là cháu nó rồi. Nó làm nghề hướng dẫn viên du lịch mà. Quanh năm cứ phải xa nhà. Vậy nhờ thầy coi khi nào có tin tức cháu và liệu cháu có mệnh hệ gì không ?”
Lần này không đợi gợi ý, ông thành uỷ rút trong túi ra một xấp tiền không cần đếm đặt vào đĩa. Gã thày bói lại bắt ông mở sách tìm số trang và gã lại tra sổ và đọc to lên :
Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, thiên hành dã…”
Gã bấm đốt ngón tay, mặt mày sương khói, trán xếp đống nghiền ngẫm lao lung lắm. Ông thành uỷ nín thở chờ đợi. Càng lúc ông càng tin gã đáng mặt Quỷ Cốc tiên sinh và xem ra  giỏi hơn cả ông thày bói già ngày xưa. Bất chợt gã nắm lấy bàn tay ông :
“ Đưa tay đây xem !”
Gã xăm xoi chỉ tay ông một hồi rồi phán :
“ Quẻ này đại hung nhưng mà lại đại cát. Cô gái ra đi mang theo đại hạn cho cả nhà. Ông cứ chờ đúng bảy ngày nữa sẽ có tin. Hết.”
Nói rồi gã thu xếp sổ sách ngồi ngây như tượng gỗ mặc cho ông thành uỷ hỏi dồn, cạy răng gã cũng chẳng nói thêm câu nào. Vừa lúc đó có tiếng còi huýt huýt, gã thày bói đang ngồi như nhập định bỗng  hốt hoảng :
“ Bỏ mẹ rồi…thanh niên cờ đỏ đấy …”
Quả nhiên hai thanh niên đeo băng đỏ như mới trên trời rơi xuống :
“ Mời anh về đồn…”
Chiếc com măng ca công an xịch tới. Anh thanh niên đeo băng đỏ giật cái kính đen ra khỏi mặt gã thày bói , quát to :
“ Giả mù để lừa thiên hạ hả ?”
Gã thày bói cuống queo, chắp tay vái lia lịa :
“ Em lậy các anh. Các anh tha cho em, em trót dại lần đầu. Chẳng qua cũng vì mẹ già đang bệnh, vợ lại mới ở cữ , hoàn cảnh gia đình khó khăn…”
Ông thành uỷ không còn tin vào mắt mình nữa. Gã thày bói bỗng chốc  biến thành người khác lậy lục van xin mấy thằng nhóc  không còn nhận ra  ông thần bốc oai vệ và bí ẩn vừa nãy . Hoá ra rốt cuộc gã chỉ là thằng  lừa đảo móc túi ông mấy trăm ngàn. Ông bỗng nhẹ cả người. Những lời bói toán của gã vừa rồi về cái chết con gái ông chẳng qua lừa bịp đánh vào tâm lý đang hoảng loạn khiến ông tin lấy tin để . Vậy rất có thể con gái ông vẫn còn sống. Nó đang ẩn náu đâu đó và nhất định sẽ có lúc trở về . Ông chỉ có mỗi mình nó, niềm hy vọng duy nhất của hai vợ chồng khi về già. Tiền bạc, tài sản của ông gom góp bao năm nay bằng mồ hôi xương máu của chính ông sẽ để lại cho ai nếu không có người nối dõi ?
Ông về nhà, vẻ mặt tái sạm của vợ lại làm tiêu tan đi hy vọng vừa mới le lói . Ông bỏ ngay ý định kể lại cho vợ nghe câu chuyện gã thày bói. Bà ấy biết nhất định đùng đùng lên phủ Tây Hồ hỏi cho ra cái bà Phu nhân làm lễ cầu hồn cho con gái là ai và nhất định bà sẽ truy ra cho được tên cô ta.
Hôm sau, ông lẳng lặng vẫy xe lên hồ Tây và đi bộ vào chùa. Mặc dầu sống ở Hà Nội dễ có vài chục năm , nhưng đây là lần đầu tiên ông bước chân vào ngôi chùa nổi tiếng này. Ông xin gặp ban trị sự và một sư thày còn trẻ măng, béo tròn và trắng hồng tiếp ông. Nhìn vẻ mặt sư thày, ông thầm đoán hắn là người của an ninh được  cử  đi học trường Phật học cao cấp rồi mượn áo nhà chùa làm công tác “quản lý địa bàn”. Tuy thế ông vẫn hỏi theo giọng “nhà chùa” :
“ Bạch thày tôi muốn hỏi cách đây mấy ngày có một nữ thí chủ tới đây làm lề cầu siêu cho một cô con gái ?”
Lập tức ánh mắt của sư thày khẳng định phán đoán của ông thành uỷ là chính xác. Sư nhìn ông thoáng ngạc nhiên rồi chuyển sang đầy cảnh giác :
“ A di đà Phật…khách thập phương muôn người tới vãn cảnh chùa bần đạo làm sao mà nhớ cho hết…”
Ông thành uỷ rụt rè :
“ Bạch thày…tôi tưởng nhà chùa có ghi sổ sách chứ ạ ?”
Sư thày giật nảy người :
“ Thí chủ nói cái gì ? Sổ sách nào ? Ở đây nhà chùa có hòm công đức, khách thập phương có lòng muốn cúng dường thì cứ bỏ tiền vào đó, khỏi giấy biên nhận, khỏi hoá đơn đỏ…”
Ong thành uỷ bật cười :
“ Thưa không…tôi không muốn hỏi sổ sách tiền bạc, tôi chỉ muốn coi cách đây mấy hôm có một bà Phu nhân tới đây làm lễ cầu siêu cho một cô con gái ?”
Sư thày lắc đầu quày quạy :
“ Sư thày không biết…không thấy…cả không nghe nữa…”
“ Thôi thôi, sư thày không cần phải “ba không” với tôi. Tôi biết sư thày tốt nghiệp  C500 *  rồi qua lớp Phật học cao cấp rồi. Tôi không muốn hỏi chuyện gì ghê gớm cả, tôi chỉ muốn hỏi sư thày cách nay mấy hôm có bà Phu nhân nào tới đây làm lễ cầu siêu cho một cô gái  thôi ?”
Ông thành uỷ nói chưa dứt câu đã kẹp nhanh tờ giấy một trăm vào tay áo nhà tu hành. Sư thày trợn mắt , nghĩ sao lại giơ cao tay cho tờ bạc chui tọt vào sâu, lắc đầu :
“ Khách thập phương ra vào tấp nập, sư thày làm sao nhớ được hết . Nhưng mà … hình như có một bà đi xe mầu đen, đời mới mang theo nhiều đồ lễ lắm…”
Ông thành uỷ hấp tấp :
“ Bà ấy mặt mũi thế nào ? Có phải người béo, thấp lùn không ?”
Sư thày cười nhếch mép :
“ Cũng phải hơn một tạ…Người chắc chỉ nhỉnh hơn thước mốt, thước hai…”
“ Vậy thì đúng vợ ông Sáu Thượng rồi…”
Ong thành uỷ như mở cờ trong bụng, ông hồi hộp đến lạc cả giọng :
“ Bạch thày…thế cái cô gái được  cầu siêu ấy tên là gì ạ?”
Sư thầy nhắm mắt , chắp hai tay trước ngực :
“ A di đà Phật…cầu cho linh hồn nữ thí chủ ấy siêu sinh tịnh độ…”
Ong thành uỷ biết ý lại rút tờ một trăm nhét vào tay áo sư thày. Lúc này sư thày mới mở choàng mắt , lắc đầu :
“ Thí chủ hỏi nhiều làm sư thày nhức đầu quá. Nhưng thôi cũng cố lần nữa…à mà thí chủ hỏi chuyện gì ấy nhỉ ?”
Ong thành uỷ lại phải rút túi ra tờ giấy bạc nữa rồi lặp lại câu hỏi. Sư thày gật đầu :
“ Nhớ rồi…nhớ rồi…nữ thí chủ yểu mệnh đó tên Vân, tuổi Bính Thìn…”
Ong thành uỷ run giọng :
“ Bạch thày, cô ấy mất ngày nào ạ ?”
 Thoáng bóng một áo cà sa màu vàng đi qua sân, sư thày tái mặt, vội vã :
“ Sư ông tới…sư ông tới…lại thanh kiểm tra gì nữa đây….bá ngọ thằng trọc…thôi thôi…chào …chào…”
Nói xong sư thày xốc áo sống chạy  như ma đuổi ra khỏi phòng. Ong thành uỷ nhìn theo lắc đầu.  Loại sư được chuyên tu cấp tốc này quá kém. Cũng là do ngày nay chùa chiền mở ra quá nhiều, trường nào cũng cần có một sư  “qua đào tạo” nên thiếu trầm trọng. Ong thành uỷ phụ trách tuyên huấn chợt nhận ra mình đang nghĩ tới công việc cơ quan trong khi cái cần thiết nhất lúc này lại là tính mạng con gái . Cả gã thầy bói ngồi bên đền Ngọc Sơn và ông sư “quốc doanh” này đều nói người con gái xấu số mà bà Phu nhân  làm lễ cầu siêu có tên là Vân – tên con gái ông. Sao lại có chuyên trùng hợp lạ lùng thế ? Nếu đúng vậy chẳng lẽ con gái ông chết thực rồi ư ? Nó chết như thế nào ? Tai nạn ô tô hay ai giết nó ? Vì sao không có bất kỳ tin tức nào báo về nhà. Ong  bỗng nhận ra sau bao năm theo cách mạng, lại làm công tác tư tưởng văn hoá vậy ông phải là người kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin  vô thần với nhân sinh quan và vũ trụ quan theo phép biện chứng duy vật chứ. Vậy sao ông lại đi tin lời thằng thày bói với lão thày chùa ? Ừ nhỉ ? Hoá ra đầu óc ông u mê, mụ mị mất rồi. Lam gì có chuyện con gái ông chết để bà vợ ông Sáu Thượng phải đi làm lễ cầu siêu mãi trên chùa  ? Ừ thì nó đã bỏ nhà đi chơi với thằng Hàm cằm bạnh, con trai ông Sáu Thượng rồi mai mốt nó sẽ về chứ sao mà chết ?  Toàn chuyện tưởng tượng cả. Biết đâu lúc này ông trở về, con gái ông đã đang ở nhà, trò chuyện vui vẻ với mẹ nó và chờ ông về dùng bữa cơm chiều và sẽ hàn huyên kể lể tất cả những gì nó đã trải qua mấy ngày vừa rồi.
Ông bước nhanh khỏi chùa, vẫy taxi về nhà trong lòng đầy hồi hộp. Ong bấm chuông , vợ ông ra mở cửa đón ông với với vẻ mặt câm lặng và bí mật. Ong hỏi vội :
“ Có tin gì mới không ?”
Bà nhìn ông dửng dưng :
“  Tin gì ? Ong hỏi tin gì ?”
“ Thì tin về con gái mình chứ con tin gì ? Nó có gọi điện hay nhắn nhe gì về không ?”
Bà nhìn ông với ánh mắt rất lạ lùng :
“ Con gái ông nó về rồi. Nó đang chờ ông về ăn cơm đấy…”
Ong reo lên, mừng quớ :
‘ Thật không ? Thật nó về không ?”
Rồi ông chạy vào buồng ăn gọi toáng lên . Oi may mắn quá, thế là con gái ông đã về, bất  kỳ chuyện gì đã xảy ra cũng được, miễn nó về được với bố mẹ nó là yên tâm rồi. Rõ ra là cả thằng thầy bói lẫn gã thày chùa đều bố láo. Ong nhảy bổ vào phòng ăn. Trên bàn, bà vợ ông đã dọn ra các món tươm tất với ba chiếc bát, ba đôi đũa, ba chiếc khăn ăn sẵn sàng cho ba người. Không thấy bóng con gái đâu, ông thành uỷ lại bổ vào phòng riêng của nó và gọi toáng lên . Vẫn không có ai trả lời  ngoài con vẹt “quẹt quẹt” trong lồng. Nỗi kinh hoàng chụp lấy ông. Ong chạy về phòng ăn . Bà vợ ông vẫn lặng lẽ ngồi bên bàn nhưng không thấy bóng dáng con gái đâu ? Oong quát lên :
“ Nó đâu ? Con gái tôi đâu ?”
Bà ngước lên bộ mặt vàng nhợt như nặn bằng sáp :
“ Nó đây chứ đâu ? Ông ngồi xuống ăn đi…chỉ chờ mỗi mình ông…”
Nói rồi bà xới cơm, đặt sang bên cạnh, gắp thức ăn vào đó, giọng ân cần :
“ An đi con…ăn nhiều đi cho khoẻ…Chan canh sườn vào ăn  tạm. Mẹ biết cô  thích canh gì rồi. Để sáng mai mẹ mua cua về nấu với rau đay cho con ăn cho mát ruột. Kìa ông…ông ăn đi chứ…ăn đi cho con nó ăn với…tội nghiệp mấy hôm không ăn cơm nhà nó gầy tọp hẳn đi…”
Ong thành uỷ há hốc mồm kinh ngạc. Mọi lời ăn tiếng nói, cử chỉ của bà vợ ông hệt như đang có cô con gái rượu ngồi bên cạnh bà. Bà cười nói, trò chuyện, âu yếm con cứ y như thật. Nguy rồi, bà ấy loạn thần kinh rồi. Đúng là vụ cô con gái mất tích đã làm bà chấn động tâm thần sinh ra dở điên dở dại. Lòng đau như xát muối, ông đỡ bà ngồi dậy :
“ Thôi về phòng nghỉ đi bà ơi, rồi nay mai con bà nó sẽ về…’

* Đại học an ninh.

                                           (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét