Bác Ba Phi thắc mắc :
“ Sao cả ba sức dài vai rộng không chịu làm việc thoát cái nghèo ?”
Ong hoạ sĩ kêu lên :
“ Vậy mới nói. Lần đầu tiên chú cháu gặp nhau cảm động lắm. Thằng anh vét túi cả 3 đứa mới đủ tiền mua con vịt nấu măng ăn với bún. Hôm đó trước khi trở về khách sạn tôi vét túi được 500 USD đưa cả cho tụi nó sửa sang nhà cửa. Tôi hứa giúp thằng lớn học lái taxi, con em gái học may còn thằng út học vi tính. Tôi coi cả ba đứa cháu mồ côi như con ruột mình vậy. Thế rồi về Mỹ tôi để lại mỗi đưa 1000 USD đi học theo như dự định. Chú cháu chia tay sân bay rất cảm động, bịn rịn…”
Bác Ba Phi gật gù :
“ Ong xử sự vậy quá tốt. Chắc tụi nó đổi đời, không còn ở cái nhà siêu ổ chuột ấy nữa chứ ?”
Ong hoạ sĩ lắc đầu :
“ Không không, cả năm sau vẫn ở đó mới buồn chứ ? Bác biết không, tôi về Mỹ chưa được một tuần, cả ba đứa tới tấp gửi mail , gọi điện sang. Thằng lớn xin 500 USD học ngoài giờ. Bác bảo học lái taxi mà học thêm ngoài giờ ai tin được không ? Đứa con gái xin những 2000 USD mở tiệm may. Mới đi học nào đã biết cái kim khâu dọc ngang ra sao mà đòi mở tiệm. Còn cậu Ut ngông hơn, xin hẳn 3000 USD sắm xe SH đi học…vi tính. Oh My God …tụi nó tưởng tôi là tư bản Mỹ ?”
Bác Ba Phi cười cười :
“ Thì tổng số tụi nó xin cũng chỉ 5 ngàn rưởi đô la chứ mấy ?”
“ Cộng cả 3 ngàn tôi cho trước khi về Mỹ thì gần chục ngàn rồi. Mà đâu chỉ có vậy, tháng nào cũng đẻ ra đủ các khoản xin chú gửi gấp . Nào tiền làm đám giỗ, nào tiền mừng cưới, tiền sửa mái nhà, tiền xây nhà cầu…Trời đất ơi, tôi biến thành con bò sữa rồi còn gì ?”
Bác Ba Phi an ủi :
“ Lọt sàng xuống nia…tiền của ông cho con cháu ông chứ ai đâu mà thiệt ?”
Ong hoạ sĩ thở dài :
“ Tất nhiên tiền cho con cháu có ai tiếc ? Nhưng đau nhất là tụi nó viết thư nói xấu, tố cáo lẫn nhau mới lòi ra lắm chuyện buồn ông ạ ? Hoá ra ông con lớn chẳng học lái taxi mẹ gì, nó đang lái con nhỏ cave trong xóm, bao nhiêu tiền tôi cho cúng con nhỏ kia hết, ông con út cũng chẳng vi tính vi teo gì , hút với chích hết, còn con gái thứ hai cũng đâu có học may vá gì đâu ? Thằng Ut tố cáo chị nó suốt ngày la cà mấy tiệm làm tóc, cặp với một con đồng giới, bao nhiêu tiền tôi gửi cho nó mang bao con kia hết…Hoá ra tiền tôi gửi về tưởng để chúng nó học hành đổi đời , có biết đâu phung phí hết vào ăn chơi trác táng …”
Bác Ba Phi nghi ngờ :
“ Sao ở bên này bác biết rành quá vậy ? Khéo oan tụi nó …”
Ong hoạ sĩ trợn mắt :
“ Oan sao được ? Thì chính tụi nó viết thư tố cáo nhau mà…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Nếu đúng vậy thì đáng buồn thật !”
Ong hoạ sĩ thở dài :
“ Ong biết không, tôi giận tụi nó không gửi tiền nữa thế là đứa nọ mách đứa kia, hoá ra đứa nào cũng chửi tôi là “thằng già keo kiệt” mới hận chứ ? Thế là tôi tung hê hết bao nhiêu dự định tốt đẹp : nào cuối đời tôi sẽ về Việt Nam đưa tiền cho tụi nó xây nhà , nào về ở với tụi nó , chú cháu quây quần trong tuổi già. Giờ thì hết thật rồi…tôi cạch đến già không về thăm quê hương xứ sở nữa.”
Ông hoạ sĩ lại buồn rũ nom như con cò bợ gặp mưa. Vậy đó chẳng hiểu vua Hùng giun giủi thế nào mà ngày nay con dân đất Việt tan tác, người nước ngoài, kẻ trong nước chẳng ai muốn nhìn mặt ai . Cứ như thế này đúng là vận vào chuyện bà Au Cơ đẻ trăm trứng, đứa lên rừng, đứa xuống biển, càng ngày càng mất hút cơ hội đoàn tụ.
Bác Ba Phi nghĩ ngợi lan man rồi lại cũng buồn rười rượi y như ông hoạ sĩ mới lạ !
Sau cùng ông hoạ sĩ phá vỡ căng thẳng :
“ Thôi bác ạ…cái số dân tộc mình thế rồi, chẳng làm sao thay đổi được đâu, thiên mệnh mất rồi…”
Bác ba Phi thắc mắc :
“ Ong nói thiên mệnh là sao ?”
Ong hoạ sĩ Tụng cười cười :
“ Là trời đã định cho dân Việt mình cái số khốn nạn vậy rồi…”
Bác Ba Phi cau mặt :
“ Ong nói xàm vậy chớ, sao trời không định cho dân Thái Lan, dân Nhật Bản, dân Đại Hàn giống dân Việt nam mà lại cứ để cho người ta đoàn kết nhất trí, tiến bộ ầm ầm , dân giàu nước mạnh ?”
Ong hoạ sĩ giải thích :
“ Là vì họ không mắc tội tổ tông như người Việt mình ?”
Bác Ba Phi cáu kỉnh :
“ Tội tổ tông là cái tội quỷ gì ?”
Ong hoạ sĩ Tụng nhìn vẻ giận dữ của bác Ba Phi bật cười :
“ Tội tổ tông chắc là tội do ông cha ta ngày xưa gây nên ngày nay con cháu phải gánh chịu …”
“ Ong cha ta ngày xưa có công dựng nước, vừa mở mang bờ cõi vừa giữ nước chống ngoại xâm , sao lại bảo có tội ?”
Ong hoạ sĩ Tụng dằn giọng :
“ Có đấy… có tội ngay trong chuyện mở mang bờ cõi này đấy. Bác thử coi, trên thế giới có dân tộc nào trong vòng không đầy một thế kỷ tiêu diệt hoàn toàn một dân tộc khác không. Không ai cả, chỉ có dân Việt Nam mình thôi. Sau khi cướp được Vương quốc Cham, ông cha ta thực hiện chính sách rất man rợ : đàn ông Chăm bị giết, thợ thủ công thì bị bắt ra Bắc bắt hành nghề trong các Sở, đàn bà thì ép lấy người Việt. Vậy là không đầy một thế kỷ dân ta đã hoàn toàn tiêu diệt một dân tộc có nền văn minh rực rỡ hơn mình nhiều. Tội lỗi đó ngày nay mình phải gánh chịu , đất nước mới tan hoang, lòng người mới ly tán và cái thảm hoạ mất nước đang gần kề…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tôi không tin, tôi không tin vào cái lý luận điên rồ của ông. Người Việt Nam vốn chăm làm, hiếu học và thương yêu nhau bởi vạy các cụ ta mới có câu “ nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” đấy thôi…”
Ong hoạ sĩ Tụng kêu to :
“ Ngộ nhận…ngộ nhận…người Việt Nam mà đoàn kết thương yêu nhau à ? Còn lâu nhé. Bác cứ thấy chỉ trong cái gia đình đưá em tôi ở Việt Nam có ba thằng cháu cũng “uýnh” nhau lộn bậy. Thằng này nói xấu thằng kia. Đứa nào cũng chỉ biết có mình. Tệ hại hơn nữa là tụi nó còn khoái chí khi người khác vận hạn nữa kia. Bởi vậy các cụ ta mới có câu “ xấu đều hơn tốt lỏi” là vậy. Nghĩa là tốt nhất là thằng nào cũng như thằng nào, cá mè một lứa, vô phúc thằng nào nhô lên tý là cả làng xúm vào đánh đòn hội chợ …”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Ong nói làm tôi buồn quá. Nhưng mà ông nói cũng có phần đúng. Ty nạnh, ghen ghét vẫn là tình tự dân tộc. Nhưng tôi hy vọng bà con di tản sang xứ Mỹ văn minh thì cũng bớt nhiều thói xấu đó. Các cụ ta chẳng nói gần mực thì đen gần đèn thì rạng mà…”
Ong hoạ sĩ lắc đầu quày quạy :
“ Khong phải…không phải…bên này cũng vậy cả thôi… mặc dầu sống trong lòng văn minh Mỹ đấy…nhưng khối anh vẫn ghen ăn tức ở, thằng khác giỏi hơn mình một chút là ghen lồng ghen lộn, tức tối, thấp nhất là tuyệt giao mà cao hơn nữa là phá phách, đặt điều nói xấu nhau. “
Bác Ba Phi bật cười :
“ Hoá ra 50 thằng theo vua Lạc Long Quân lên núi đã không gắn bó được với nhau mà cả 50 thằng theo mẹ Au Cơ xuống biển cũng “uýnh” nhau lộn bậy hả ?”
Ong hoạ sĩ vỗ tay reo lên :
“ Đó …đó…bác đã nhận ra cái cốt lõi trong tình cảnh của dân tộc ta rồi đó. Suy cho cùng cái sự ly tán, choảng nhau không mệt mỏi đó cũng chẳng phải hoàn toàn do cộng sản gây nên…”
Bác Ba Phi thắc mắc :
“ Vậy thì do đâu ?”
Ong hoạ sĩ Tụng lại lên giọng giảng giải :
“ Thì tôi nói rồi…tội tổ tông từ ngày xưa của cha ông ngày nay con cháu phải gánh chịu …”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tôi không tin…tôi không tin có thứ tội tổ tông lạ kỳ như vậy …”
Hai người mải nói chuyện, ông hoạ sĩ Tụng đã đánh xe về tới nhà cô Ut. Bác Ba Phi vội vàng mở cửa xe lễ mễ mang con trâu nhựa xuống để làm quà cho thàng cháu ngoại. Cho dù hai ông cháu bất đồng ngôn ngữ, nhưng vì là máu mủ ruột rà nên nhất định nó cũng vẫn có tình cảm ông cháu mà chưa có dịp bày tỏ thôi. Từ sau hôm được phiên dịch câu nói của nó “ thàng già bẩn thỉu” tại buổi bác mới đặt chân xuống đất Mỹ, bác Ba Phi cảm thấy buồn rười rượi mỗi khi nghĩ tới thằng cháu lai Mỹ. Nhưng rồi bác lại tự nhủ chẳng qua nó còn bé chưa am hiểu, và cũng vì trước nay hai ông cháu chưa tiếp xúc, trò chuyện nên nó mới vậy, bác hy vọng thời gian sẽ làm nó thay đổi. Vậy nhưng hỡi ôi, bác sang đây đã cả hai tháng rồi, ông cháu vẫn chưa có dịp trò chuyện, gần gũi nhau để tình ông cháu thăm thiết như bác vẫn hằng mong khi còn trong nước. Bác hy vọng tặng nó con trâu nhựa này, có dịp gần gũi trò chuyện cho hai ông cháu thân mật hơn.
Bác Ba Phi nghĩ vậy rồi đi nhanh tới trước cửa nhà, hy vọng hai mẹ con cô Ut sẽ chạy ra tươi cười đón bác. Vậy nhưng bác như người bị dội gáo nước. Chiếc cổng nhà đóng im ỉm. Nhìn vào trong sân thấy vắng hoe. Cửa vào nhà trong cũng đóng kín mít. Bác giơ tay bấm chuông hy vọng mọi người sẽ từ bên trong chạy uà ra, những bác cứ bấm hoài, bấm hoài vẫn lặng ngắt như tờ. Đằng sau bác bất chợt vang lên giọng ông hoạ sĩ :
“ Thôi đùng bấm chuông nữa …chắc cả nhà đi chơi xa rồi…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Không đúng…bữa trước con Ut nó điện cho tôi là tía nhớ về nhà dự lễ Tạ Ơn mà…”
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét