Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

The YouTube Collection: hold ALL the magic of YouTube in your hands

Loved a video so much that liking it, favoriting it, sharing it and even subscribing to the channel wasn’t enough? Just had to hold it in your grasp and never ever let it go?

We know the feeling, so today we’re making The YouTube Collection available for you in a new holdable version: DVD. A direct result of your feedback and demand, The YouTube Collection is a first of its kind offering in web video.

Here's a video outlining the details:




Want to try before you order? Take The YouTube Collection for a test drive with a simulator button we installed on a select group of YouTube videos. Just head "home."

The future of YouTube is waiting. You can find out more at this link: YouTube.com/TheYouTubeCollection.

And please remember it. Look for our other links soon!

Chet Flanagan, director of DVD product management, YouTube Global, recently watched "Toshiba HD- A2 HD-DVD Player - Unboxing."

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

JetBlue emergency landing, Pope visits Latin America, Wildfire devastates Colorado

Everyday on the CitizenTube channel (and @CitizenTube on Twitter), along with our curation partners @storyful, we look at how the top news stories are covered on YouTube. Each week we post a weekly recap of the top news stories of the week, as seen through the lens of both citizen-reported footage and professional news coverage.

  • We viewed appalling scenes in the air over America as a JetBlue flight was forced to make an emergency landing after the pilot was restrained for "erratic behavior".
  • We saw the Pope endear himself to Latin America, donning a sombrero in Mexico and meeting Fidel Castro in Cuba.
  • We witnessed devastating wildfires in Colorado force the evacuation of hundreds of residents, with at least one death reported.
  • We observed a sense of 'petrol panic' as motorists in the UK and beyond were worried by rising oil prices and a potential fuel shortage because of strikes.
  • We followed the GOP candidates as the presidential race took yet another turn, with Rick Santorum winning his 11th state of the campaign in Louisiana.
  • We marked a successful run-off presidential election in Senegal, won by Macky Sall amid many economic challenges in the country.
  • We saw no let up in the controversy surrounding the Trayvon Martin case, as Trayvon's frustrated parents took their plea for justice to a Congressional forum on neighborhood watch groups and racial profiling.
  • We overheard US President Barack Obama talking about a future after the next presidential election during a 3-day tour in South Korea that focused on securing nuclear stability in the region.
  • And finally, we watched one man go where few have gone before, as Titanic director James Cameron plunged to the deepest point on Earth in his submarine: the Deepsea Challenger.
Come back to see the news unfold on YouTube.

Olivia Ma, YouTube News & Politics, recently watched "Suu Kyi set for parliament in key Myanmar vote".

Create your own video duels with YouTube Slam

Last year we started experimenting with the idea that you could find the next big thing on YouTube. YouTube Slam pits two videos against each other, where you get points for picking the crowd favorite. In just a few months, hundreds of thousands of you cast more than a million votes on Slams we created, and today we’re turning the game controls over to you.

You can now turn any of your playlists into a YouTube Slam. Play solo, share the YouTube link with your friends or even play together in a Google+ Hangout. Here’s how to do it:
  1. Make a playlist with the videos you want to include in the Slam (you’ll need at least two videos and they have to be public), or choose a playlist you have already
  2. Go to www.youtube.com/slam/create
  3. Click the “Create Slam” button next to one of your playlists. It’ll look like this:


When you click “Play Slam” you’ll be taken into your game, and we’ll show the highest scoring videos and players on the leaderboard page of your Slam. Click “View the winners” at any time to check it out.

Want to get your friends involved? You can now play custom or existing Slams live with friends inside a Google+ Hangout by clicking the “Play Slam with your friends” link. You can also share the YouTube Slam link with friends directly to get more people playing. If you feel like the Slam has been settled, you can remove it at any time.



Slam is still a work in progress, and we want to hear your feedback. Let us know what you think in the comments below or by clicking the “Feedback” link on any Slam.

Interested in learning more about the research behind YouTube Slam? Check out our recent Google Research Blog post about gamification of search ranking, or find out about our work on finding funny videos and talented musicians.

Sanketh Shetty, software engineer, recently played a “Tree Cutting Fails” Slam.

VĨNH BIỆT MỘT THỜI LO CỦI LỬA * - TẠ DUY ANH



(Tưởng nhớ bạn công trường, bạn văn Dương Kiều Minh)

Năm 1978, tôi, khi đó vừa tốt nghiệp cấp ba, chân ướt chân ráo liêu xiêu đến Hoà Bình. Sau đó, lúc đang là sinh viên của một trường trung cấp, Vũ Hữu Sự và tôi đã cùng nhau lao vào sáng tác những truyện ngắn đầu tiên. Vì ở trong một khu vực hẻo lánh xa trung tâm, nên chúng tôi không biết, đã có những kẻ viết văn thành danh đang làm mưa làm gió trên công trình thuỷ điện. Một trong số đó là Dương Kiều Minh. Vốn mặc cảm và cũng có phần…kiêu ngạo, chúng tôi không có ý định đi tìm những tên “lạc loài” kia. Cũng còn vì lý do nữa là bọn họ, gồm Trần Chinh Vũ, Phạm Thành, Dương Kiều Minh, từng kề mông kề má với một nhà văn trung ương tên là Nhật Tuấn, khét tiếng bởi những tác phẩm Con chim biết chọn hạt, Trang mười bảy…Nghe nói, “cậy” có Nhật Tuấn, bọn này “ngạo” lắm.
Vì thế phải vài năm sau, khi Phạm Thành được chọn làm thư ký riêng cho Tổng giám đốc, tôi mới có cơ hội gặp Dương Kiều Minh trong lần Minh lên thăm Thành. Cho đến lúc ấy tôi mới chỉ đọc của Minh hai bài thơ: Mưa ở Phà Thia Những đứa trẻ công trường. Dù chưa hiểu mấy về nghệ thuật thơ phú nhưng tôi cũng cảm nhận được sự trong trẻo của một tâm hồn nhiều khát vọng và lắm nỗi buồn. Nhiều câu, từ rất đẹp, mang mầu sắc của cổ tích. Nhưng điều khiến tôi quan tâm hơn cả là chúng-những bài thơ ấy-báo hiệu người viết sẽ là cây bút nổi trội trong cái đám viết lách đông đảo của công trường.
Thoạt đầu gặp nhau, có mặt cả Phạm Thành, Minh có vẻ khá kiêu với cái lối cười mà tôi rất khó chịu. Cái lối cười như muốn nói: “Viết lách khó lắm, ông bạn phải tự liệu khả năng của mình, đừng có mà đánh đu rồi khốn, bọn này cũng còn chưa là gì đây này”. Đấy là tôi cứ suy ra như vậy. Nhưng trong câu chuyện, rõ ràng tôi bị gạt ra ngoài lề. Họ cứ nói về ông nhà văn Nhật Tuấn nào đó, với những buổi đi chơi, những câu nói, những thói quen rất nghệ sỹ mà ai cũng muốn bắt chước. Thỉnh thoảng họ mới chiếu cố cho tôi một câu hỏi nhưng không định nghe tôi trả lời. Đúng là bọn này tự cao tự đại, coi họ ở đẳng cấp trên. Vốn sẵn máu tự trọng, tôi cũng thể hiện thái độ “coi thường ra mặt”. Thế là chưa quen đã xa nhau.
Một hôm họp cộng tác viên, Dương Kiều Minh quyết định tìm hiểu xem cái thằng gầy nhẳng là tôi kia thuộc loại nào, bằng một đề nghị rất trắng trợn: Ông bạn viết lách gì, cho nhau xem đi. Tôi đưa cho Minh tờ báo có đăng truyện ngắn về công trường của tôi, có lẽ là truyện Như thế ở công trường. Minh cầm về nhà đọc rồi và hôm sau gặp tôi với thái độ khác hẳn. Và rồi chúng tôi lại tìm cách gần nhau. Lần này cả hai đều thành thật. Một hôm, đang buổi trưa, Minh đến thăm tôi. Khi đó tôi ở trên tầng 5 của một khu tập thể. Tôi đã ăn trưa rồi, còn Minh thì chưa. Tôi bèn nấu một bơ gạo, xào miếng rau cải bắp và để cho ra một bữa cơm đãi bạn văn, tôi ốp thêm quả trứng gà công nghiệp khi về công trường đã không còn tươi nữa. Trong thời gian tôi nấu nướng thì Minh ngồi đọc hết ba bốn cái truyện ngắn của tôi, tỏ vẻ nể ra mặt và có phần ân hận vì đã trót coi thường-đấy cũng là tôi đoán thế qua nét mặt Minh. Khi ngồi trước mâm cơm dọn trên tấm nắp hòm thuốc mìn, thấy có rau cải bắp xào, lại có cả quả trứng gà ốp-lết, tự dưng Minh ngồi thừ ra. Rồi Minh lặng lẽ đưa tay lên quệt ngang mắt. Tôi giục mấy câu Minh mới giật mình cầm đũa. Minh ăn chậm, vừa ăn vừa nhìn tôi, xem tôi thực chất là ai. Tôi ngồi ngó vào mấy cuốn sách, cốt để Minh được tự nhiên. Khi ăn xong, Minh bảo tôi bằng thứ giọng bùi ngùi: “Ông giầu thật đấy. Tôi nói thật nhé, tôi chưa bao giờ được ăn bữa cơm công trường nào sang như thế này đâu. Đã có cải bắp xào mỡ, lại còn có cả trứng ốp. Ông lấy tiền ở đâu mà dám ăn uống như vậy?”. Tôi chỉ cười. Trong khi đó Minh vẫn băn khoăn sao cậu ta lại được tôi cho ăn ngon đến thế. Về sau tôi có điều kiện lang thang với Dương Kiều Minh, tôi mới khám phá ra là khả năng tự lo cho cuộc sống của Minh rất kém. Hầu như lúc nào cũng thấy ông bạn nhà thơ công trường ăn mặc nhếch nhác, trong tình trạng đói ăn, thèm chất tươi. Khi ngồi bên mâm cỗ, bên những món thịt cá, Minh không bao giờ ăn ngay mà còn lượng xem liệu mình có phải là người được mời đến để ăn những món này không? Ăn xong rồi, mắt cứ tròn lên hỏi nhỏ: “Tiền đâu mà ăn sang thế?” Rồi cứ lắc đầu bày tỏ sự thán phục.
Quả thật, suốt những năm tuổi trẻ làm việc tại công trường thuỷ điện Hoà Bình, chúng tôi luôn luôn phải lo chuyện cơm ăn, áo mặc. Chúng tôi tìm mọi cách để bù nguồn năng lượng bị thiếu, kể cả lấy cắp vật tư của công trường. Có thời tôi “tiếp tay” cho Vũ Hữu Sự tiêu thụ những chiếc bóng đèn 500 W mà Sự nói là “nhặt” được. Ngoài tiền phần trăm Sự chi cho tôi, thỉnh thoảng tôi còn “ăn gian” của Sự một hai cái bóng, giành ra tiền trăm! Nhờ thế mà chúng tôi không bị đói dài, còn có tiền đãi đằng cánh nhà văn nhà thơ từ Hà Nội lên như Trần Vũ Mai, Tạ Vũ, Trinh Đường, Tùng Điển, Quách Ngọc Thiên, Đỗ Minh Tuấn... Trong khi đó thì bếp của Minh chả mấy khi được nóng ấm, vì ngoài khả năng làm chuyên môn một cách nhàm tẻ, Minh không có bất cứ khả năng kiếm sống nào khác.
Và cái khả năng yếu kém ấy sẽ còn kéo dài cho đến nhiều năm sau này, kể cả khi Minh làm chủ tịch một cái Hội văn nghệ tỉnh, có riêng một con ô tô để đi đâu ngồi bạnh chân trên ghế như quan lớn!
Kể cả khi được cơ cấu làm phó chủ tịch Liên hiệp văn nghệ Hà Nội sau khi Hà Tây sáp nhập vào với thủ đô, rồi kiêm thêm chức phó chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Cũng oách lắm chứ. Có thể phun châu nhả ngọc kiếm ăn. Mà kiếm ăn bằng thơ văn thời nay chẳng còn bèo bọt như vài chục năm trước. Vậy mà có lần Minh thật thà bảo tôi: “Vẫn đói lắm ông Tạ Duy Anh ạ”. Tôi tin là Minh nói thật, cho dù từ “đói” không còn nguyên nghĩa như trước. Sau khi tham gia toạ đàm cuốn Gãi biệt bóng tối của tôi do Viện văn học tổ chức, Minh còn gặp tôi đâu như một lần. Cũng là lần cuối cùng. Thấy tôi nói oang oang những chuyện lẽ ra phải nói nhỏ, Minh có vẻ ngại. Biết tôi bỏ hết, rũ hết, buông hết, Minh gật gù nghĩ ngợi. Nhưng rồi cười như khóc, có bao nhiêu nỗi buồn hiện cả lên, bảo: “Nói thật, trong đám anh em văn chương, ông là sướng nhất. Ông “thoát” rồi. Người ta khi đã thoát thì không còn sợ, không còn muốn, không còn lệ thuộc, không còn tranh giành…Mà có được những thứ ấy mới thực là sống sướng. Tôi biết thế nhưng số tôi khổ, không đạt đạo được như ông”.
Tôi biết mình còn lâu mới được như Minh nói. Nhưng thật lòng thì Minh khó mà thoát kiếp củi lửa, chỉ vì nặng gánh sinh nhai, chỉ vì thuần khiết là nghệ sĩ và cũng còn vì cái nghiệp của Minh phải như vậy.
Giờ thì Minh đã thoát, thoát hẳn. Chỉ còn lại một niềm thương tiếc của bạn bè, bạn yêu thơ. Sau Nguyễn Lương Ngọc, ai ngờ lại là Dương Kiều Minh? Trong cái nhìn buồn ảo não của nữ thi sĩ Giáng Vân sáng nay, tôi cảm thấy có cả câu hỏi: “Sao số phận lại ác nghiệt đến như vậy? Trong mười năm, mang đi của đám viết lách công trường chúng tôi hai người bạn đang vào độ rực rỡ nhất”.
Nhưng thôi, đành chỉ biết vĩnh biệt Minh, vĩnh biệt người bạn cả một đời lo chuyện củi lửa, vì biết mình sống không chỉ cho riêng mình.
Hà Nội, sau đám tang Dương Kiều Minh.

* Tên tập thơ đầu tay của Dương Kiều Minh

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

YouTube Shows comes to Korea

Over the last year Korean TV stations have been opening up YouTube channels and offering a wide variety and deep catalog of their shows—everything from weekly dramas to K-Pop musical programs. The main three terrestrial broadcasters all have multiple channels with their top shows — KBS (Main Channel, Drama, Entertainment, KBS Life, Documentary, KBS world), MBC (Kpop, Entertainment, Drama, MBC World), and SBS (Entertainment, Drama, FreeVOD, Culture). YouTube also has many top cable shows such as Pororo from Iconix animation studio and Sonbadak TV.

To help you find Korean TV on YouTube, viewers in Korea now have a new Shows page organizing all programs available. For the rest of the world, you can still find the shows through youtube.com/shows/other-languages, but note that not all programs are available in all countries.

On the Shows page in Korea, you’ll find new programs like Infinite Challenge (무한도전) and classics like My Lovely Sam-Soon (내 이름은 김삼순), with subtitles in English, Spanish and other languages. The new Shows pages also gives you key information about the program, such as a cast list and credits.



In many cases, each episode is divided into clips, but there’s no need to click on each video one at a time. The first video selected will automatically link to the next video and that one to the next. So once you start watching, you can easily flow to the end of the show.

If you have a favorite TV program, subscribe to the channel so that you’ll be updated on your homepage whenever there’s a new episode. We’ll be adding more programs from more stations in the future, so check back frequently.

Brian Suh, head of YouTube partnerships, Google Korea, recently watched “Infinite Challenge (무한도전).”

AnyoneButMeWebSeries is March’s YouTube partner On The Rise

Congratulations to AnyoneButMeWebSeries! The award-winning web series is our featured “On The Rise” partner for March and takes the stage in the “Spotlight” section of the YouTube homepage today.

 Shot on location in NYC and LA and written and produced by Susan Miller and Tina Cesa Ward, Anyone But Me centers around gay, straight and ethnically diverse teenagers who deal with all-too-common questions about identity and modern relationships. Throughout the series, viewers may identify with the emotional struggles of moving, relationship changes and being true to yourself. The third and final season just wrapped, and you can watch the complete series on their YouTube channel. Check out the video below for more background on the series and its history:



 Here are a few words from the show’s executives, Tina and Susan:
We love making drama. And we love making it on the web. It’s as if the gods gave us a piece of this huge creative territory and said “Own it. Plant weird, wonderful new things. Do what you want here.” As creators, we couldn’t ask for more. Anyone But Me is a rare thing in the indie television world. For one thing, we don’t have zombies. (Alas!) We get off on writing about real humans and their relationships. Anyone But Me launched in 2008. After our second season, we had a never been done before Webathon, and the fans funded us for Season 3. So many people had our back. We got press in Fast Company. Salon.com, The LA Times, Tubefilter, AfterEllen. And we collected a lot of cool awards along the way. But it’s thanks to the passion of our fans that we’re here! We’re grateful to YouTube for this honor and the opportunity to connect with people we hope will become new fans. (Oh, and if you subscribe to our channel you not only get 26 episodes of our show & some fun video extras, we also link you to other shows we like. What could be bad about that?) 

 If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise Channel. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

 Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube partner support, recently watched “Elephant Plays with a Galaxy Note!

VỀ MỘT THỜI...HÀ NỘI ( KỲ 20)

4.
   
 Thằng Tú đến cơ quan tìm tôi, mặt nhăn như khỉ ăn ớt. Tôi hoảng lên không hiểu có chuyện gì khiến cậu ta phải dứt khỏi những “tấm sơ đồ điện tử”, quá bộ tới đây đột ngột thế? Tuy nhiên, tôi cứ ngồi im chờ Tú uống xong chén nước, dịu bớt cơn nhăn nhó ấy đi.
      - Chị có biết tại sao em phải đi tìm chị không?
      - Làm sao chị biết được.
      - Mẹ bắt em đi đấy.
      Tôi với ấm nước rót cho Tú chén nữa. Tội nghiệp, phóng xe vội quá, nó  ra mồ hôi kiệt cả nước . Hồi này Tú gầy hẳn, tôi nhớ nếp hàng ngày của nó: sáng đi học, chiều thư viện, tối giam trong buồng tới khuya, cứ cái đà ấy có ngày “quá tải”, ốm mất .
      - Chị lạ thật, mai giỗ bố rồi mà chẳng thấy về. Cả ông Bình nữa, cũng mất mặt luôn.
      Tôi ngớ ra, đành chịu trận ngồi cho thằng em mắng mỏ. Lạ thật, sao tôi lại quên một ngày quan trọng  thế. Cái  “số “ của bố tôi rất lạ, bao nhiêu năm chiến trường giáp mặt bom đạn nhưng lại chết tai nạn xe hơi vài tháng sau ngày miền Nam giải phóng. Hai chị em tôi ăn học nên người là nhờ đức chịu đựng phi thường của mẹ tôi. Những năm đầu tiên giỗ bố, cả ba mẹ con quây dưới bàn thờ, khóc đỏ con mắt. Thời gian phai nhạt dần, riêng mẹ tôi cho tới tận bây giờ, hàng năm cứ vào dịp giỗ, bà vẫn nằm liệt trong phòng riêng mặc  hai chị em mua bán, cúng bái. Năm nay con gái lớn đã đi lấy chồng, giỗ bố mất mặt luôn, mẹ tôi tha hồ buồn khổ, nghĩ ngợi.
      -  Mẹ khỏe không ?
     - Nằm suốt cả ngày hôm qua, em phải chui xuống bếp đấy.
      - Khổ, sao không gọi điện cho chị?
      - Gọi mấy lần...chị mất tăm.
      Tôi liếc đồng hồ, sắp tới giờ ra ga tiễn Biên Cương vào thành phố Hồ Chí Minh, thôi kệ, giờ trời có xụp tôi cũng phải về.
      - Em đạp xe qua nhà chị báo anh Bình biết, chị rẽ qua chợ mua thức ăn về nấu cho mẹ.
     Dắt xe ra cổng, tôi chợt trố mắt vì chiếc xe máy chặn ngang trước mặt. Hoàng Minh, chà, cậu ta đến không đúng lúc chút nào. Kể ra vào lúc khác tôi sẵn sàng nhận lời đi uống càphê, tới Hồng Loan hoặc đi xem một cuốn phim “nghiên cứu” cũng được.
      - Xin lỗi nhé, tôi phải về ngay, mẹ tôi ốm.
      - Tôi chỉ xin gặp Vân một phút thôi.
      Trời đất, bệnh si tình đã biến anh họa sĩ mặt lạnh hôm gặp tôi lần đầu thành gã con trai lẽo đẽo đi xe máy theo sau ,nài nỉ tôi vào quán uống một ly cà phê. Thôi được, trái tim phụ nữ hình như không được quá sắt đá, ngồi với anh chốc lát rồi về với mẹ cũng chả sao. Vẻ vui mừng của Hoàng Minh hiện rõ trong cái hấp tấp dựng xe , kéo ghế ngồi và gọi người chạy bàn. Tôi giục:
      - Anh cần gặp Vân có chuyện gì?
      - Khoan đã, chờ cà phê đã.
      Ánh mắt Hoàng Minh làm tôi ái ngại, chàng “bệnh” nặng quá rồi, nhưng tôi giúp gì được ngoài cái nhìn dịu dàng và cảm thông . Mấy ngày qua sau khi ốm dậy, chắc anh phải trằn trọc nhiều đêm mắt mới trũng sâu thế kia. Tôi ân hận đã nhận lời vào ngồi thế này để chịu đựng cái nhìn như con thú bị thương khiến ta không đành lòng dập tắt tia hy vọng mong manh trong đôi mắt ngây dại kia.
      - Anh vẫn còn gầy lắm, nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.
      - Vân có biết không, trời ơi, suốt cả tuần qua hầu như đêm nào tôi cũng chỉ chợp mắt được chốc lát.
      - Anh... đừng nên thế, mình bạn bè với nhau chả hơn ư?
      - Không, Vân đừng nói vậy, tôi không thể sống thiếu Vân được.
      Mắt Hoàng Minh đỏ ngầu làm tôi phát hoảng. Xưa nay tôi rất sợ sự thái quá, nhất về biểu lộ tình cảm, tôi không thể chịu được những màn căng thẳng trên sân khấu trong đó nhân vật như bị đốt cháy lên bởi sự thù hận, khổ đau, hạnh phúc, bởi vậy tôi rất ngại đi xem kịch, cải lương thì tuyệt nhiên không. Có lẽ với tôi không gì khổ tâm hơn phải chứng kiến sự hành hạ con người dù ở bất cứ trạng thái nào.
Nhiều lúc Bình đã phải phì cười khi tôi nổi hứng ngồi xem phim tivi luôn luôn tôi cứ phải quay mặt đi hoặc nhắm mắt lại trước những cảnh đấm đá, tra tấn, tuyệt vọng, chết chóc...
 Còn lâu Hoàng Minh mới hiểu được điều đó, anh cứ mặt ủ mày chau, kể lể anh bị hình ảnh tôi day dứt, cấu xé như thế nào. Ở địa vị tôi, một người con gái khác sẽ rất tự hào và hạnh phúc, ngược lại, tôi chỉ thấy bứt rứt khó chịu, hay là tôi không còn là phụ nữ nữa?
Ý nghĩ  đó làm tôi lo sợ, không dám cắt ngang lời Hoàng Minh, đành cứ ngồi chịu trận nghe anh thổ lộ tâm tình. Thái độ đó làm anh hiểu lầm, anh tưởng sự đau khổ chân thành của anh là một quà tặng vô giá với tôi, anh cứ bộc lộ mãi cái cơn mê điên đó khiến tôi có cảm giác như đang ngồi trước một sân khấu bi kịch. Tôi cố giữ  không để mình quay mặt đi hoặc bịt tai, nhắm mắt như những lúc ngồi xem tivi, tuy nhiên tôi phải làm cái gì đó để rẫy khỏi trạng thái này nếu không tôi sẽ hét lên mất. Tôi nâng tách cà phê lên miệng, và chính tôi cũng không hiểu được là mình tuột tay rơi hay cố tình buông nó xuống vỡ tan. Cô bán hàng chạy tới, tôi lắp bắp :
      - Xin lỗi, xin lỗi...
      Những mảnh vỡ được dọn rất nhanh, một tách cà phê khác được bưng tới. Tôi trố mắt nhìn những vệt đen loang lổ trên nền gạch hoa, Hoàng Minh chợt kêu:
      - Kìa, sao mặt Vân tái đi thế kia?
      - Xin lỗi. Vân xin lỗi...
      Tôi đứng bật dậy, lùi lũi ra cửa, mở rất nhanh khóa xe và đạp đi trên phố cố xóa đi vẻ mặt ngạc nhiên đến ngẩn người của Hoàng Minh khi tôi bỏ anh ở lại với hai ly cà phê gần như còn nguyên vẹn. Bằng một dẫn dắt nào đó tôi không ý thức được tôi cắm cổ đạp xe và khi gần tới cửa nhà, tôi mới bừng tỉnh để mà lo sợ không biết mẹ và em tôi nghĩ thế nào khi tôi mất mặt cả mấy tiếng đồng hồ. Quả nhiên, Tú đón tôi ở cửa, hầm hầm:
      - Chị bảo rẽ vào chợ mua thức ăn cho mẹ, vậy thức ăn đâu?
      - Xin lỗi, chị có việc đột xuất.
      Nó ném vào tôi cái nhìn giận giữ rồi chẳng nói chẳng rằng dắt xe rông mất. Trong nhà, chồng tôi đang ngồi với mẹ và cả hai thấy tôi đều mừng rỡ.
      - Cha con đẻ mẹ cô, giỗ bố mà đi đâu mất mặt?
      - Mai mới giỗ cơ mà, mẹ vội gì?
      Tôi đánh ngón tay ra hiệu cho Bình, anh hiểu rằng tôi có chuyện riêng cần nói với mẹ, anh lủi ra phòng ngoài quét nhà, rửa bát, dọn dẹp như mọi khi. Mẹ tôi rất quý chàng rể vừa trí thức vừa dân dã, mỗi khi hai đứa “nổ ra chiến tranh”, bao giờ mẹ tôi cũng đứng về phe anh. Tôi cúi xuống nhổ tóc sâu và lấy dáy tai cho mẹ, tôi biết những lúc đó bà sung sướng nhất, bởi vậy mỗi lần muốn chuộc lỗi, hoặc xin xỏ gì bao giờ tôi cũng mở đầu bằng hai việc đó. Đầu mẹ tôi bạc trắng gần hết, thực ra nếu không phải cáng đáng gánh nặng bố tôi để lại, bà đâu đã sớm thành bà lão như bây giờ? Tôi nắm bàn tay răn reo nảy ra ý nghĩ bao nhiêu xuân sắc xưa kia của mẹ chẳng mất đi đâu cả, nó chỉ truyền sang tôi thôi, và rồi đến lượt tôi, tôi cũng phải có con để truyền lại cho nó thời xuân sắc của mình chứ. Cái vòng chu chuyển tự nhiên của muôn đời ấy chính mới là đạo đức cao nhất của con người, thảo nào các cụ ta ngày xưa quy tội bất nhân cho những người đàn bà không muốn đẻ. Ông Nietzsche rất có lý khi cho rằng mật ngữ lớn nhất của người đàn bà chính là sự hoài thai. Zarathustra đã nói như thế và mẹ tôi cũng đã nói như thế mỗi khi khuyên tôi phải có một đứa con.
- Giỗ bố năm nay mẹ định chẳng bày vẽ, mời mọc ai đâu...
      Tôi mỉm cười  nghe mẹ nói về bố tôi trong lúc tôi đang nghĩ tới đứa con, một người đã mất, người kia chắc gì đã có, cả hai đều trừu tượng như tiên phật cả thôi, nghĩ  ngợi quá như thế làm gì?
 _______
(*) Triết gia Đức, tác giả cuốn “Zarathustra đã nói như thế”.

                                    (còn tiếp)

Google makes great films available in France

Cross-posted on the Google France Blog

Earlier this month, we introduced Google Play, a digital entertainment destination where you can find, enjoy and share your favorite apps on your Android phone or tablet in France. Today we’re adding movies for rent to Google Play for people in France, including hundreds of full-length feature films from major Hollywood and French studios. These movies will also be available for rent on YouTube.

We’ve got some fantastic films to keep everyone entertained through the upcoming summer months and beyond. From blockbusters like Les Aventures de Tintin: Le Secret de la Licorne and Les Schtroumpfs, to new releases such as Twilight Chapitre 4 : Révélation 1ère partie, Le Stratege, The Thing, and Drive, and even French classics like Le Bal Des Actrices and La Grotte Des Rêves Perdus, you can find many of your favourite movies in high quality available to rent now on Google Play and YouTube. To make these films available, we’ve partnered with many independent French studios including Cinéma(s) à la Demande, EuropaCorp, M6 Video / SND, Under The Milky Way, UniversCiné and Wild Side as well as major film studios such as Disney Europe, NBC Universal and Sony Pictures Home Entertainment France.

On Android phones and tablets, you can rent films from the Google Play Store and start watching them instantly in the Google Play Movies app. Movies can also be downloaded to the device so they’re available for viewing during the rental period without an internet connection. On the web, you can rent and watch movies on the Google Play website (play.google.com/movies) or on YouTube (youtube.com/movies). Using your Google Account, you can rent the same movies across both Google Play and YouTube.

Movies are available at competitive pricing, with new releases starting at €3.99 for standard definition and €4.99 for high definition and library titles at €2.99 for standard definition and €3.99 for high definition. For most movies, viewers will have 30 days to begin watching their rental, and, once started, 48 hours to finish.

The concept of cinema was invented in France -- the Lumière brothers screened their film The Arrival of a Train at La Ciotat Station in 1895. So it’s exciting to be bringing this great content to our users in France through Google Play and YouTube.

Ben Serridge, Product Manager, recently watched "Cyrano De Bergerac."

Follow the Burma Elections on YouTube

On Sunday, April 1, millions of voters in Burma will cast a ballot in the parliamentary by-elections. This year, Burma is opening its doors to media and election observers alike to document the election proceedings in real-time. With support from Google Ideas, our friends at the J-School News Lab, a real-time reporting training program for Burmese journalists, will be curating a Burma Elections news channel on YouTube. Here, they will feature original reporting from J-School journalists on the ground, Burmese media outlets, and international broadcasters.

Until recently, Burma has been more or less closed to the outside world, making it difficult to find news and information about what was happening inside the country. We’re pleased that people around the world will be able follow what’s happening as Burmese voters head to the polls on election day.

Visit youtube.com/burmaelections for the latest news and developments.

Olivia Ma, YouTube News and Politics, recently watched “Wine: ‘I’ve Never Voted’”.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Do You Have What it Takes to be the ‘Next’ great YouTube Vlogger?

Vlogging, or video blogging, videos are some of the most popular on YouTube. And rightfully so--they’re one of the few types of videos that literally anyone can create: all you have to do is sit in front of camera, share words of wisdom (okay, wisdom not always required), and upload the video. From accounts of political struggle in the Middle East to fan reactions of newly-released music videos to testaments of personal discovery, the intimate act of vlogging can take many shapes and resonate with audiences around the world.

A few weeks ago, we asked YouTube creators what form of content we should tackle as part of our Next Creator program, a development initiative to help promising creators find their voices, improve their skills, and build their audiences. You resoundingly responded with calls for YouTube Next Vlogger.

Starting today through April 18, applications will be open for sixteen promising vloggers to take part in three months of intimate educational workshops held on Google+ Hangouts. Each vlogger will receive $5,000 worth of video equipment and more than $10,000 worth of promotion on and off YouTube. Participants will also receive mentoring from industry experts, such as iJustine, one of the most successful vloggers and content creators on YouTube!

YouTube creators from Australia, Canada, India, Ireland, New Zealand, South Africa, the United Kingdom and the United States are eligible. If previous Next Creator participants are any indication, the Next Vloggers will be an incredibly talented and engaging group. We can’t wait to introduce them to you on April 30, but they need to apply first!

Vlog on!

Austin Lau & Bing Chen, Global YouTube Creator Program Managers, recently watched The Dominic Show’s “Dating Tips: Break Ups

Experience live music that matches your energy with The Switch

Audiophiles can choose a concert that matches their energy on March 28 at 6pm PT by visiting The Switch, an interactive music experience on YouTube, powered by 5 Gum.

During this intimate music experience, fans can enjoy two simultaneous live-streaming performances, curated by tastemakers La Blogotheque. Givers will bring their energetic sounds, while Theophilus London delivers relaxing grooves. At The Switch, you can pick the music that suits your mood.



The Switch experience continues with specially curated playlists that highlight La Blogotheque’s signature Take Away Shows, presented with a visual twist. These performances from stars like Vampire Weekend and emerging artists like My Brightest Diamond are another way to lay back or liven up, and see music in a new light. Check out playlists selected by the artists or build one of your own.

Catch new sounds on YouTube and see where your moods take you on The Switch.

Charles Jang, YouTube marketing programs manager, recently watched "[AZIATIX] "Go" - FULL MV."

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Introducing YouTube with a Peruvian flavor

Peru is a multicultural and multilingual country, the result of the merger of different influences and customs throughout the centuries. It has a cultural abundance, from its literature, music and dance to its incredible cuisine, famous worldwide for its variety and originality. Taking all this into account, it's not surprising to find great examples of this culture's expressions on videos that anyone could enjoy at YouTube, such as Marca Perú, PerúTubers, Alicia and Sucedió en el Perú.

We want to share even more of the culture of Peru with you, so today we’re kicking off a local version of YouTube in Peru: youtube.pe. The country becomes number 43 globally where a local YouTube version is available, and sixth in Latin America together with Argentina, Brazil, Mexico, Colombia and Chile.

YouTube Peru will give more exposure to local talent, as well as make the experience of discovering, sharing and commenting on videos have a local flavor, making them more relevant with local tastes. Peruvians can now browse videos by category or by popularity and find local talent easily, without missing anything that also happens on a global scale.



We can’t wait to see how YouTube Peru comes to life and acquires its own personality. So we invite you to start a channel to upload your best moments and talents to YouTube, and share those of others who are celebrating their world through video.

Gianfranco Polastri, country manager for Google Peru, recently watched “Experience Sundance: Meet the FIlmmakers #12.

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 23)



                              (tiếp theo)

Nhìn vào bản liệt kê tác phẩm của Tô Hoài, ta phải ngả mũ bái phục về khối lượng đồ sộ của “lão nhà văn” tuổi ngoài tám mươi vẫn viết không ngưng, không nghỉ :
“Lão đồng chí, Núi cứu quốc, Ngược sông Thai, Đại đội Thăng Bình, Xuống làng, Truyện Tây Bắc , Khác trước, Vỡ tỉnh, Người ven thành, Mười năm, Miền Tây,Tuổi trẻ Hoàng văn Thụ, Những ngõ phố, Người đường phố, Thành phố Lêningrat, Trái đất tên người, Kim Đồng, Vừ A Dính, Ông Gióng, Con mèo lười, Trâu húc, Đảo hoang, Sự tích Thăng Long, Nhả chữ  vân vân…”  và nhất là hồi ký “ Cát bụi chân ai”.
  Trong“ Chân dung nhà văn”, nhà thơ Xuân Sách  chọn mấy cuốn mà ông coi là tiêu biểu : “ Dế mèn phiêu lưu ký”, “Mười năm “, “O chuột”, “Miền tây”,”Giăng thề”, “Đảo hoang”
“Dế mèn phiêu lưu ký”, “O chuột” ,“Giăng thề” viết trước cách mạng 1945 , còn lại vài ngàn trang viết sau đó,  Xuân Sách chọn có “Mười năm”, “Miền tây” và “Đảo hoang”.
“ Mười năm” , tiểu thuyết dầy 400 trang viết về làng Hạ gần Hà Nội vào 1936-1945, thời kỳ Mặt trận Bình Dân tới Cách mạng tháng Tám. Cái làng nghề dệt lụa này đang vào thời kỳ suy sụp, khung cửi xếp xó, xóm làng xác xơ  gây nên thảm trạng “con đánh bố”, “trai gái sắp chết đói vẫn đòi ngủ với nhau”
” Có áp bức là có đấu tranh”, thế là đám thanh niên trong làng như  Lê, Lạp, Trung quên cả đói “chơi trò” trốn thuế, diễn kịch, lập hội Ái hữu, rải truyền đơn…và sau “Mười năm” trui rèn trong lửa cách mạng, Lạp và Trung đã trở thành  “đảng viên cộng sản lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền ở xã và phủ”, còn chị Hai Tâm, goá chồng, dâm đãng, bị một thằng đểu nó lừa…sau này cũng trở thành đảng viên cộng sản, có chân trong Đội Danh dự làm “công tác đặc biệt”.
Vậy là mọi ngả đường  của phần lớn các nhân vật đều đi tới …vào Đảng cộng sản cả. Ca ngợi cách mạng đến mức đó mà “Mười  năm” vừa mới ra lò đã bị  Như Phong, nhà phê bình mác xít “choang cho một búa “ :
Phong trào cách mạng của ta trong thời kỳ ấy, nếu ai muốn tìm hiểu nó trong cuốn “Mười năm” thì sẽ luôn luôn gặp những hình ảnh rất lạ lùng, lờ mờ, nguệch ngoạc và có khi méo mó đến làm ta sửng sốt được…”.
Nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ thì răn đe :
Nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa không chấp nhận lối viết hồn nhiên, tự phát, kinh nghiệm…mà đòi hỏi một sự nhận thức sâu sắc về những quy luật xã hội, một trình độ tổng hợp và khái quát ngày càng cao…”.
Ôi thôi, thế mới biết đi theo đường lối văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Đảng đâu có dễ. Nào nhận thức quy luật, nào tổng hợp, nào khái quát, các nhà văn đi theo cách mạng đừng tưởng bở dễ ăn theo được Gorki, Sôlôkhốp, Fađêép …những nhà văn cộng sản lẫy lừng thời đó.
Vậy  là  “Mười năm” đã bị “khai đao” ngay lúc mới sinh và cho tới bây giờ đọc lại thấy vẫn “đầu Ngô mình Sở”, may ra còn được vài trang tả cảnh “ những phiên chợ lụa, những chái nhà sâu dặt dìu tiếng khung cửi, những mảnh sân vào những đêm trăng cuối thu thoang thoảng mùi hoa thiên lý , hoa cau, hoa ngọc lan, hoa móng rồng”.
Viết truyện “ngoại ô” xem ra khó xơi, Tô Hoài “láu cá” (chữ của Như Phong) phóng tuốt lên rừng viết truyện “ Miền Tây” giàu chất phóng sự, báo chí hơn là tiểu thuyết.
 Nếu như trước cách mạng, Tô Hoài thường đi sâu miêu tả cá nhân trong thân phận  mỗi người, sang “thời đại mới”, ông sốt sắng đi theo con đường hiện thực XHCN theo cách hiểu của ông, chuyển hướng sang “phản ánh” cả một phong trào, một thời kỳ cách mạng.
Bởi thế cái đích ngắm của Tô Hoài trong “Miền Tây” là “phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go và phức tạp ở các vùng cao những năm 1954-1957 giữa một bên là “bọn phản động” Đèo văn Long, Mùa Sống Cổ…”xưng vua”  và một bên là nhân dân và chính quyền cách mạng.
Tiếc thay, “phe phản động” chẳng thấy đâu, hoặc chỉ là những bóng ma lẩn khuất trong rừng đâu có dễ dàng lộ diện cho nhà  văn tiếp xúc để mà “ nhận thức quy luật”, “khái quát” để mà “phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go”, bởi thế Tô Hoài phải dùng lại cái “chiêu” cũ : mô tả cái đói cái cơ cực trước cách mạng và cái “đổi dời” khi cách mạng về của đồng bào miền núi.
Tuy nhiên, gọi là “bám rễ”  vùng cao, Tô Hoài cũng chỉ quẩn quanh   trụ sở Uỷ Ban, Đảng uỷ…gặp gỡ các “nòng cốt” của Đảng chứ đâu có “ba cùng” được với bà con trong bản. Bởi thế nhân vật trong “Miền Tây”, dù cho có là nhân dân lao động đi chăng nữa cũng được sản xuất theo một công thức : cơ cực khi chưa có Đảng, đổi đời khi cách mạng về.
 “ Vừ Soá Toả, suốt ba đời đi ở đúc lưỡi cày cho thống lý, bây giờ trở thành Chủ tịch xã…” “ Thào Khay , con bà Giàng Súa đã trở thành y sĩ, thành người cán bộ của Đảng, có chân trong châu uỷ Châu Mộc…”  vân vân và vân vân.
“ Nhân vật” trong tiểu thuyết Miền Tây đã hiếm hoi lại được đúc ra từ một khuôn kiểu vậy, bù lại, lấp cho đầy những trang giấy, Tô Hoài đi sâu vào “tả cảnh”.
Những đêm đầu mùa hè mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ trên những cánh rừng tít tắp chân mây , những thung lũng làng mạc xa lạ…”
”Bóng tối trĩu nặng từng quãng nhanh và dữ dội , gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngay giữa các triền núi , những dòng suối chảy ra lưng trời, chảy ngang người ngang ngựa…”.
Tuy nhiên, những đoạn văn có “mùi Nguyễn Tuân” như thế rất hiếm hoi, còn thường là Tô Hoài dùng “thủ pháp đen trắng”, so sánh “ngày ấy, bây giờ” :
Trước kia mỗi phiên chợ Phiềng Sa, người đói muối đông nghìn nghịt chen chúc nhau, chồng đống lên nhau như đá đè, tiếng chửi rủa kêu khóc vang cả một góc núi. Bây giờ những ngày phiên chợ giáp Tết là những ngày hội tưng bừng của các dân tộc vùng  cao. Sự thật kỳ diệu nhất sau ngày giải phóng là sự thay đổi vận mệnh của những con người, những người nô lệ bây giờ đứng lên làm chủ đất nước…”.
Chẳng hiểu có cái gì làm ông nhà văn bốc đồng đến thế, quên ngay mình đang viết tiểu thuyết mà nhảy phắt sang viết…xã luận báo Nhân Dân.
Khởi nghiệp bằng truyện con nít, “Dế mèn phiêu lưu ký” đã đưa ông đi khắp thế gian, Tô Hoài không quên xuất xứ, nên trong sự nghiệp văn chương của ông có tới trên 40 dầu sách viết cho thiếu nhi. 
Thế nhưng chất nhân văn của chú Dế mèn và cô Chuột ( O chuột) dường như ngày càng lấn át bởi chất “chính trị “như trong “Vừ A Dính”, “ Tuổi trẻ Hoàng văn Thụ”, “ Kim Đồng” , những truyện  kể con vật như “Chú mèo lười”, “Trâu húc”,” Người đi săn và con nai”, “ Voi biết bay”, “Hổ và Gấu đi cấy”…còn lâu mới tới tầm chú  Dế mèn và cô Chuột.
“Đảo hoang” là “tiểu thuyết thiếu nhi” được viết theo truyền thuyết An Tiêm nhưng thua xa “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Luật  ngày xưa. Trong “Đảo hoang”, Tô Hoài đã tuỳ tiện “sáng tác “ thêm hai nhân vật là Mơn và và Gái – con trai, con gái của An Tiêm. Rồi trên hoang đảo lại có thêm  chàng trai tên Mali từ đâu  dạt tới để sau này cùng với cô Gái sánh duyên đi xây dựng…miền đất mới.
Cái “cảm hứng” xây dựng miền đất mới , cuộc sống mới, con người mới, xã hội mới  làm cho những “tiểu thuyết thiếu nhi” của Tô Hoài nặng về giáo dục làm mệt đầu con nít vốn đã bị nhà trường nhồi nhét đủ thứ “mới” ở trên đời. Bởi thế  chúng nó bỏ anh  Dế Mèn chạy tới với những Đôrêmôn, Harry Potter, cùng lắm Nguyễn Nhật Ánh dẫn tới nguy cơ “mặt hàng giành cho thiếu nhi” của nhà văn Tô Hoài không khéo bị lưu kho. Âu đó  cũng là…quy luật tất yếu của cuộc sống.

            (còn tiếp)

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

No fresh snow? No problem with The Ski Channel on YouTube

If you’re a skier like me, you may have experienced some highs and lows this winter in your search for epic powder. Though spring has sprung, you can now get more of a downhill fix than ever by checking out The Ski Channel on YouTube.

The folks at The Ski Channel partnered with Epic Planks to create a new series called Germination. The series features some of the best young shredders around the world, doing what they do best on some of the coolest slopes and most creative urban environments. Here’s the first episode, kicking off big from Norway:



There are many more adventures to come on The Ski Channel, and you can subscribe to get the first runs delivered right to your homepage. For even more channels where adrenaline meets snow, head to YouTube Sports to keep winter alive all year round.

Julie Kikla, YouTube Sports content partnership manager, recently watched “Yard Sale skiing ski crash free skiing extreme.”

VỀ MỘT THỜI...HÀ NỘI (KỲ 19)


                          (tiếp theo)

Sáng hôm sau, tôi tới cơ quan muộn. Một người ngồi chờ tôi từ đầu giờ : Biên Cương. Lâu lắm gặp lại, anh đổi khác tới mức thoạt nhìn tôi cứ tưởng Việt kiều . Áo pull cá sấu, quần Hara Mỹ, giày Addidas, kính Joyce đổi màu... Chà, từ Sàigon ra, ai cũng cứ như đi nước ngoài về. Ngồi trong tiệm cà phê có treo tấm bản đồ Phi Châu, Biên Cương phì cười:
      - Sao cứ nhìn anh đăm đăm thế?
      - À, em nghĩ cái kính dâm của anh không hiểu sao lại mang tên một nhà văn nổi tiếng.
      -  Không phải ông đó đâu, chắc một ông Joyce nào đó.
      - Và anh cũng chẳng còn là Biên Cương nhà thơ, chắc một Biên Cương nào đó.
      - Anh khác đi thế kia à?
      - Xét bề ngoài thì là hai con người khác nhau.
      - Vậy em thích ai hơn?
      - Cà phê đen và cà phê sữa, cũng cà phê cả thôi.
      Biên Cương cười sảng khoái. Cả tôi lẫn anh đều không nhắc tới “mối tình xưa”, điều đó chỉ làm riêng anh kinh ngạc:
      - Chẳng lẽ em quên hết rồi sao?
      - Em không biết, nhưng nhớ được chuyện gì, anh cứ nhắc lại cho vui.
      Biên Cương nhìn tôi như thể bác sĩ nhìn con bệnh, còn tôi quan sát xem bây giờ anh là thế nào? Giàu có (đương nhiên ), tự tin và tỉnh táo (trước  không có), nói năng lưu loát và hồn nhiên (hoàn toàn mới có). Nom anh giông giống một người nào nhỉ?
      - Lạ thực, em lạ thực.
      Tôi rất muốn hỏi anh “em lạ thế nào” nhưng lại sợ phải nghe một màn phân tích thì mệt, tôi lảng chuyện hỏi han hồi này anh sống ra sao? Anh sốt sắng kể tôi nghe “quy luật giá trị đã tác động tới sáng tác của nhà văn”, anh hiện là cây bút ăn khách, đề tài trinh thám vẫn đắt giá nhất, tiếp đến tình yêu các lứa tuổi, chống tiêu cực và sau cùng mới là đề tài chiến tranh.
      - Rồi sẽ tới lúc các nhà xuất bản chỉ in những cuốn độc giả chịu bỏ tiền túi ra mua.
      Tôi cười thầm cái lạc quan quá sớm của anh, ở chỗ tôi, trong năm tới, người ta vẫn in những cuốn biết trước sẽ bán được bằng chuyển khoản, nghĩa là vẫn thừa đất sống cho mọi người, kể cả các nhà văn không được độc giả mua sách bằng tiền mặt. Tôi trêu anh:
      - Ngày trước sách của Kapka bán không được quá 300 cuốn. Vậy nhưng ông vẫn là nhà văn lớn.
      Biên Cương cãi tôi đỏ cả mặt. Lúc này mới thấy anh chả khác xưa mấy tý, làm thơ thời sự và viết sách sao bán chạy, suy cho cùng việc viết lách của anh luôn mang tính mục đích, không vô tư như Hồng Loan, như Hoàng Minh. Còn tôi thì sao? Không, tôi không thuộc cả hai thái cực đó, không nhắm bán được như Biên Cương, cũng chẳng muốn lưu lại đời sau như Hồng Loan, tôi chẳng nhằm cái gì cả, thích thì viết.
      Biên Cương vẫn nói say sưa về triển vọng đổi mới văn học. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sẽ được xác định một cách rộng rãi hơn, quy luật giá trị sẽ phát huy vai trò chọn lọc tự nhiên góp phần giải quyết tình trạng lạm phát nhà văn, vị trí người cầm bút sẽ được sắp xếp theo đúng các tác phẩm của họ... Tôi lắng nghe anh nói nhưng mắt vẫn không rời những giọt cà phê rơi, những giọt nước mắt đen theo Hồng Loan và lúc này tôi đang thử tìm một hình ảnh khác.
      - Rồi đây,các nhà xuất bản sẽ chỉ in sách hay.
      Tôi ngước nhìn anh. Ý nghĩ anh giông giống một người nào đó lại lướt qua đầu tôi. Nhưng anh giống ai nhỉ? Tôi cau mày cố lục lọi trí nhớ.
      - Ngay Liên Xô người ta cũng đã in lại Bulgakov, Pasternack...
      Tôi nhớ ra rồi, anh rất giống chồng tôi. Tôi hớn hở cắt ngang lời anh:
      - Vậy chừng nào anh lấy vợ?
      Biên Cương chưng hửng vì bị hãm đột ngột, anh nhìn tôi với vẻ tội nghiệp con bé biên tập chỉ biết nhắm mắt vâng theo thủ trưởng, lo vun xới gia đình và chẳng quan tâm gì tới chiều hướng đổi mới.
      - Khi nào không còn việc gì làm nữa.
      Tôi reo lên:
      - May cho em , cứ chờ anh không khéo thành bà cô già.
      - Kể cũng lạ , đã có một thời mình yêu nhau.
      - Vậy đã sao?
    - Không, không sao cả. Nhưng giá như bây giờ mình yêu lại thì cũng hay đấy.
      Tôi hiểu anh đùa chứ không phải tán tỉnh, vậy thì tôi cũng đùa:
      - Ví dụ bây giờ ta yêu nhau thì sao?
      - Anh sẽ dâng tặng em mọi thứ anh có.
      - Sao nữa?
      - Anh sẽ đưa em đi cuối đất cùng trời.
      - Sao nữa?
      - Anh sẽ cưới em làm vợ, suốt đời bên nhau.
      Tôi phì cười:
      - Vậy anh không còn việc gì làm nữa sao?
      - Lúc đó chỉ còn mỗi việc là...yêu em thôi.
      Tôi đỏ mặt nhưng vẫn gan lì:
      - Vậy cũng chẳng có gì mới. Chồng em thừa sức làm cả ngần ấy thứ, bỏ chồng theo anh làm gì mất công.
     - Thôi thôi, thua em rồi, mình nói chuyện nghiêm chỉnh đi. Sao em cứ ở lì Hà Nội thế, không đi miền Nam một chuyến.
     - Còn phải ở nhà...cơm nước cho chồng.
     - Hiền thê ghê quá nhỉ, lúc nào cũng mang chồng ra khoe. Thế mà anh cứ tưởng...
   - Tưởng gì? Phá phách, nổi loạn, sống gấp phải không?
     - Không, không, tưởng em cũng có chí hướng ?
      Chẳng nghĩ ngợi gì , tôi vọt miệng:
     - Em cũng viết truyện đấy.
      Biên Cương trố mắt :
     - Vậy hả? Thật hay đùa đấy?
     - Làm gì sửng sốt như con buôn nghe tin đổi tiền thế ? Anh viết được thì em cũng viết được, có gì lạ.
     - Không, anh đâu dám chê em. Ở nước ta, ai cũng có thể thành nhà văn , miễn có gan ngồi lì ở bàn viết.
      Vậy mà tôi đã “ngồi lì” hết trong thư viện lại đến ở nhà cũng chỉ viết được vẻn vẹn có mỗi một dòng. Cứ tốc độ này, có khi thành bà lão may ra mới xong một cuốn. Ờ, biết đâu cuốn ấy lại giật giải Nobel không chừng.
     - Em cười gì thế?
     - Chẳng cười gì cả, cười vu vơ vậy thôi.
     - Anh còn ở Hà Nội mười ngày nữa, cho anh đọc bản thảo của em được không?
      Tôi lắc đầu, lảng chuyện . Anh rút trong cặp cuốn sách mới tinh, đề tặng tôi. “Phương án X. 28”, tiểu thuyết trinh thám, văn chương kế hoạch 2, anh không định làm Simenon Việt Nam, anh nói thế, nhưng đời sống bức bách quá biết làm sao? Tôi giở lướt  hơn 300 trang giấy trắng tinh. Người ta đã trả anh 10 phần trăm giá bìa tính ra gấp 10 nhuận bút nhà nước, chữ nghĩa đã bắt đầu “có giá”. Tôi kể ở  chỗ tôi một nhà thơ lĩnh nhuận bút một bài tuyển thơ cầm tiền ra phố mua đúng một gói xôi ăn trưa. Biên Cương trừng mắt:
     - Vậy anh ta sống làm sao?
     - Vẫn sống, không ai chết cả.
      Tôi nói anh chuyển đề tài cho bớt nặng nề, quả thực tôi không còn hào hứng chuyện dông dài. Lúc chia tay, anh có vẻ buồn:
     - Gặp lại em, anh bỗng hoang mang quá, chẳng hiểu cách sống  mình đúng hay sai?
     - Mỗi người hãy tự chịu trách nhiệm lấy chính  mình.
       Tôi nhắc lại lời thằng Tú, Hồng Loan, miệng ráo hoảnh. Lúc Biên Cương đi rồi, tôi ân hận. Vậy nhưng tôi còn biết nói gì hơn?
Ông Trưởng phòng biên tập đang cười ha hả khi tôi cầm cuốn sách trở lại phòng làm việc.
      - Cô không về nhanh tiếp một ông dở hơi. Ông ta mang tới đề cương tiểu thuyết “Vụ án viết lại” đòi ký hợp đồng.
     - Chắc ông ta chưa biết chức năng nhà xuất bản mình .
      - Vậy nói làm gì? Ông ta đòi tạm ứng 20 ngàn, nộp bản thảo đưa 30 ngàn nữa và khi sách đưa sang nhà in phải trả ông ta nốt 100 ngàn. Thế không dở hơi thì là gì?
      Tôi đưa ông ta cuốn “Phương án Z.28”:
      - Chú biết nhuận bút cuốn này bao nhiêu không?
      Con số tôi đưa ra làm ông kinh hoàng:
      - Loạn, trả thế có mà loạn xuất bản.
      Ông la lối om sòm, lên án những nhà xuất bản chạy theo kinh doanh, những cây bút chạy theo tiền, bỏ rơi thiên chức thiêng liêng của  nhà văn.
      Chờ ông hết phẫn nộ, tôi mới hỏi:
      - Giả thử người ta đặt chú viết một cuốn tiểu thuyết với giá 200 ngàn chú có nhận không?
      - Cái chính là viết về cái gì?
    - Trinh thám, chống tiêu cực, tình yêu các loại, muốn viết gì  viết miễn bán chạy và không gây độc hại .
      - Lại còn thế nữa kia ư?
      Giọng ông yếu đi nhiều khi nhận ra nếu phải theo cái tiêu chuẩn “đặt hàng” kia, ông vẫn có thể cho ra đời tác phẩm lớn, lưu hậu thế. Mấy ngày sau ông hỏi tôi:
- Biên Cương đã đi chưa?
Rồi ông nói nửa đùa nửa thực:
- Cô hỏi hắn hộ tôi, trong ấy có ai đặt tôi viết một cuốn không?
Sợ ông buồn, tôi không dám nói với tốc độ viết như ông có lẽ không ai bỏ tiền đặt ông cả, khách hàng của những “ông bầu” văn chương ấy thuộc  thế hệ nhà văn “đánh máy chữ”, mặc quần Hara, đi xe máy và đeo kính gọng Joyce. Bất chợt tôi nhớ tới vẻ mặt của Biên Cương khi anh hỏi tôi:
      - Gặp lại em,  anh bỗng hoang mang quá...
      Lúc này tôi mới rõ tôi không thể trả lời anh khác cái câu hôm đó, “mỗi người hãy tự chịu trách nhiệm lấy chính mình”, tôi quay mặt đi để khỏi thấy vẻ mặt căng thẳng của ông Trưởng phòng...

                       (còn tiếp)

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

CHUYỆN NGHỀ VĂN VỚI TẠ DUY ANH



                            
                 

Nhật Tuấn : “Thưa nhà văn Tạ Duy Anh, theo anh đã có “chuyển giao thế hệ” hay phiên đổi gác” giữa các “nhà văn có tuổi” Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Lê Lựu , Thái Bá Lợi…sang các nhà văn trung niên Trần Đức Tiến ,Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư…chưa ?
Tạ Duy Anh : Kính thưa nhà văn Nhật Tuấn, tôi xin phép được nói thẳng những suy nghĩ của mình và nếu anh thấy bức xúc thì cố mà chịu. Chúng ta sinh ra phải thời mọi thứ cứ hay bị lý luận hoá cho nên bất cứ cái gì, bất cứ hành động, hiện tượng nào cũng phải tìm cách thuật ngữ hoá. Thói quen này có xu hướng tìm định nghĩa chung cho cả những thứ chỉ cảm nhận qua giác quan từng cá nhân riêng lẻ, có giá trị mang tính biệt lập. Tôi có thể dẫn chứng ra đây rất nhiều ví dụ nhưng vì anh đang bàn đến văn học nên tôi sẽ khoanh lại và đi thẳng vào vấn đề. Những cụm từ như Đổi gác, Bàn giao…có xuất xứ từ những việc cụ thể, thô sơ như bàn giao ca trực, đổi ca gác… Sau đó, theo thói quen sính khái niệm, nó được chính trị hoá và trở thành những từ có mầu sắc sang trọng, mầu sắc học thuật. Từ đấy cứ mở miệng là họ nói bàn giao, đổi gác, rất hùng hồn và rất thời thượng. Các nhà quản lý văn học nghệ thuật, một vài nhà lý luận thấy những từ này có vẻ đúng đường lối, thuận miệng, được nhiều lãnh đạo chính trị ưa dùng, tức là kiếm ra lợi lộc bèn hùa vào dùng tràn lan và vô lối sang cả những vấn đề chả dính dáng gì đến hành động tương tự. Làm gì có sự bàn giao, đổi ca, đổi gác trong văn học nghệ thuật! Thứ nhất sáng tác văn học không giống với làm việc trong Hợp tác xã hay bất cứ tập thể nào? Nó là nhu cầu cá nhân và chỉ được thực hiện bởi nỗ lực cá nhân. Không bao giờ có cái gọi là sáng tác tập thể thì làm gì có chuyện bàn giao, đổi gác? Bàn giao cái gì, đổi cho ai? Nhưng còn một thực tế đáng quan tâm hơn là, những nhà văn nhiều tuổi, nếu muốn bàn giao cho những nhà văn ít tuổi hơn, thì họ sẽ bàn giao cái gì, cái gì từ họ thì cũng chỉ có giá trị khi gắn với tên của họ. Chưa kể có nhiều thứ họ phải giấu biệt đi, phá huỷ đi trước khi rơi vào tay người khác. Trong khi đó liệu có nhà văn nào sinh sau đẻ muộn lại muốn nhận bàn giao từ người đi trước? Tự trọng nghề nghiệp và tính chất đặc thù của nó không cho phép anh ta hạ mình như vậy. Nếu anh ta cứ hạ mình thì không ai phải mất thời gian quan tâm đến anh ta làm gì nữa.
Chưa bao giờ tôi nghĩ Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Ngô Tất Tố…là những thế hệ nhà văn khác nhau, trong khi người già nhất (Nguyễn Khưyến sinh 1835) so với người trẻ nhất (Nam Cao sinh 1915) cách nhau chẵn 80 năm! Khi đọc tác phẩm của các cụ chúng ta đâu có quan tâm đến trong số họ ai kế thừa ai, ai bàn giao và ai nhận bàn giao? Nếu có điều đó như anh quan tâm, thì với tiểu thuyết không giống ai Đi về nơi hoang dã, nhà văn Nhật Tuấn có thể phải chờ để nhận bàn giao từ một thế hệ nhà văn hiện còn đang cởi truồng. Tôi nói thế mong anh không phật ý.

Nhật Tuấn  :”Và ngày nay, sang thời IT, đã xuất hiện “sự chuyển giao thế hệ ” các anh với 8x , 9x chưa ? Đặc điểm các cây bút @ và những gương mặt tiêu biểu là những ai với tác phẩm gì ?”
Tạ Duy Anh: Với thế hệ hiền lành, tròn trịa, dễ bảo và đã bị quy phạm hoá toàn diện như thế hệ tôi thì anh cứ tha hồ nói chuyện bàn giao, giao ban, đổi ca, đổi gác…chứ với những ông bà 8x, 9x..thì tôi có lời khuyên anh chớ lỡ miệng mà thành nói càn đấy! Họ không bỏ qua cho đâu và lúc đó anh đừng mang đạo đức ra mà doạ họ. Đặc điểm của họ- đây chỉ nói theo cách gàn dở của chúng ta thôi chứ thực ra có tư cách gì mà nhận xét-là họ không nghiêm trọng hoá bất cứ vấn đề gì, kể cả thứ mà chúng ta tôn thờ là tư tưởng, quan điểm và ngôn ngữ. Họ viết không phải để dựa vào đó tìm kiếm nghề nghiệp, tiền bạc hay những thứ mà anh và tôi vẫn cần phải có, chẳng hạn như được  đi dự hội nghị toàn comple cà vạt nghe nói dối hay mời đi làm giám khảo, mời vào hội đồng này nọ để tha hồ phán láo, tha hồ thể hiện quyền lực rồi có cơ hội là ăn tiền như ranh. Nói tóm lại là họ tự do hơn nhiều. Tuy nhiên thành tựu được cái gì thì còn phụ thuộc vào trăm thứ phẩm chất cá nhân khác. Tôi thật sự chưa, hoặc có thể là không, thâm nhập được vào thế giới của họ nên không dám nói liều.

Nhật Tuấn : “Anh cũng là một blogger “ăn web, ngủ web” chắc đã đọc nhiều “văn học mạng”.  Mới đây, blog “Lão thày bói già” – tức Đinh Vũ Hoàng Nguyên* có nhiều bài viết đặc sắc được nữ văn sĩ Việt kiều Đức Lê Minh Hà khen hết lời :
 “Chữ nghĩa của người viết ở đây hệt như nhất dương chỉ, cù nhẹ một cái là khiến bao nhiêu cơ quan đoàn thể trong người đọc nhất loạt khởi động tập trung vào một tư thái duy nhất: cười.
“Với Đinh Vũ Hoàng Nguyên, văn học Việt Nam đã có thêm sắc màu mới. Có thể không nằm trong những quẫy cựa vô vọng về kĩ thuật nhưng không hẳn không cần thiết và thôi miên không ít người viết không muốn hiểu ra những trào lưu ta kêu gọi nhau hướng tới hôm nay là kết quả của sự vận động tâm thế ở một xã hội thời hiện đại văn minh hơn mình. …”
Còn nữa, blog Phọt Phẹt – tức Tuấn cũng đang nổi tiếng về những bài viết ngắn đậm chất hài hước. Theo anh, xu hướng “văn học bụi “ này, liệu có thành một trường phái xuất sắc ?”
Tạ Duy Anh : Tôi xin cải chính ngay tôi không có khả năng làm một blogger cho ra hồn, đơn giản vì mắt tôi không phù hợp với việc đọc trên mạng. Tôi là hoá thạch cổ của văn hoá đọc văn bản in, tức là về khía cạnh nào đó sắp vào hàng phế phẩm. Và tôi cũng đọc không nhiều “văn học mạng”-ngôn ngữ của anh Nhật Tuấn đấy nhé- nhưng cũng đủ để hiểu đại khái xu hướng tinh thần của nó.
Tôi gọi loại văn học đó là văn học “Phượt”. Anh từng đi phượt chưa? Nếu chưa thì nên đi một lần để thấy nó không đơn giản là bụi đâu anh ạ. Phượt là một phong cách đàng hoàng. Văn học “phượt”-cách gọi riêng của tôi và mong không làm ai mếch lòng-là con đẻ của quá trình dân chủ hoá  không thể cưỡng lại được của văn học, văn hoá, với nhiều lựa chọn cá nhân hơn về lối sống, sở thích và được hỗ trợ bởi công cụ không ai có thể ngăn cản là internet. Và nó có nhu cầu thể hiện điều đó bằng văn chương, bao gồm văn xuôi, thơ ca, hò vè, tiểu luận, tiểu phẩm, những phản hồi…tất tật. Nó không quan tâm đến yếu tố thể loại, không quan tâm đến dư luận, không quan tâm đến việc in ấn, không quan tâm đến quy phạm ngôn ngữ và không quan tâm ngay cả độc giả. Ai đọc, đọc như thế nào, thái độ ra sao…nằm ngoài mối quan tâm của nó. Nó chỉ có một mối quan tâm là thoả mãn ý thích người viết và chia sẻ với những người cùng sở thích, cùng quan niệm. Không cần bất cứ một định hướng nào, một ý chí chính trị hay xã hội nào thì nó đã đang và sẽ tồn tại ngang nhiên. Sự can thiệp của nhà nước hay bất cứ tổ chức nào đều vô vọng như ném đá xuống biển! Nó là thứ văn học sắp thành phổ biến và sẽ vô cùng đa dạng về cách thể hiện, tôi chỉ biết đến thế thôi.

Nhật Tuấn  :“Nhiều năm nay công việc viết tiểu thuyết dường như bị tắc ở khâu nào đó. Theo anh tắc ở đâu vậy:” thi pháp, cảm hứng chủ đạo, cái dũng của thi nhân “ ?
Tạ Duy Anh : Nếu nội dung câu hỏi trên anh hỏi đích danh về tôi-tức Tạ Duy Anh-thì tôi có thể miễn cưỡng chia sẻ với anh là tôi đang nghỉ ngơi và chưa thấy có dấu hiệu muốn bỏ viết mặc dù nhiều lúc nản. Thế có thể gọi là tắc hay không thì tuỳ anh. Nói thật là tôi cũng chỉ biết hiện trạng một phần bản thân tôi thôi. Nó khó lường lắm. Lúc tưởng tắc tị thì lại là thời điểm ngồi xuống bàn viết. Lúc tưởng viết ngay ra cả cuốn sách thì một câu cũng không nên hồn. Đến bản thân mình mà còn không hiểu hết thì làm sao biết thiên hạ họ thế nào. Tôi không đa cảm như anh để lo cho thiên hạ nhiều thế đâu.

Nhật Tuấn :” Cách nay vài năm , trả lời nữ văn sĩ Phạm thị Hoài về triển  vọng văn học “hậu hiện đại “ Việt Nam, tôi có nói : Tôi hy vọng trên bãi cứt “hậu hiện đại” sẽ mọc lên kỳ hoa, dị thảo …”. Thế còn nhà văn Tạ Duy Anh, anh thấy sao ? Đã có kỳ hoa, dị thảo nào mọc lên chưa ?”
Tạ Duy Anh :” Trước hết tôi muốn biết sau “hậu hiện đại” thì chúng ta sẽ dùng khái niệm gì? Chỉ có ngót nghét một thế kỷ mà có tới hàng chục thuật ngữ phân chia giai đoạn nghệ thuật, chắc kho thuật ngữ sắp cạn kiệt rồi. Vậy thì tôi muốn đề xuất với nhà văn Nhật Tuấn là lờ béng cái “hậu hiện đại” ấy đi. Biết đâu sau đây chúng ta lại sắp về thời hoang dã cũng nên! Khi đó anh sẽ bí đấy! Nếu có kỳ hoa dị thảo thì theo tôi nó chỉ có thể mọc trên loại phân đã bị bọ hung phân huỷ, tức là đã sang loại phân khác, đã hết mùi hoặc không còn mùi ban đầu. Lẽ đời cũng giống như luật tạo hoá thôi anh ạ.

Nhật Tuấn: Anh có cho rằng văn học VN nghèo nàn tưởng tượng. Phải chăng đó là "tình tự dân tộc" ta ? Nguyên nhân từ đâu ? Do tín ngưỡng :Khổng, Phật, Thiên chúa giáo ...hay do Mác Lênin ? Do vị trí địa lý?
Tạ Duy Anh :” Nếu xét về hiện tượng thì chúng ta phải là dân tộc giầu trí tưởng tượng mới đúng? Vậy thì chỉ có thể kết luận là chúng ta gặp một trục trặc nào đó về văn hoá, lịch sử nhân chủng hay nỗi mặc cảm về thân phận? Tôi thiên về lý do cuối cùng hơn vì nó có nhiều cơ sở. Thứ nhất là chúng ta ở bên cạnh một hàng xóm khổng lồ và có máu bành trướng tham tàn như nước Tầu (chưa khi nào họ hết thèm muốn nuốt sống chúng ta, hiện tại tham vọng này càng mãnh liệt), thứ hai là chúng ta ngại thay đổi, thứ ba, nguy hiểm hơn, chúng ta dễ thoả mãn với bản thân…(Dễ cả trong những thứ chúng ta tạo ra, cả những thứ chúng ta tiếp nhận: Phật, Nho, Lão, Thiên Chúa, Mác-lê…cân tuốt và nhanh chóng biến nó thành món rẻ, dễ ăn, có thể ăn sống xít cũng không hề gì rồi sau đó tự hào mình có sức tiêu hoá mạnh!). Dễ cũng có nghĩa là sẽ lười, ít động não. Những dấu hiệu này có thể in đậm ở bất cứ đâu trong thế giới tinh thần của người Việt. Tất cả những điều đó đều là hệ quả của cảm giác lép vế! Chúng ta là một dân tộc mặc cảm. Và nói điều này rất khó nghe nhưng hoàn toàn có thể hiểu: Những người mặc cảm thường lại cũng là những người dễ mắc căn bệnh kiêu ngạo.
Nhân đây tôi xin kể hầu anh câu chuyện hài hước nhưng bi thảm này. Hồi tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sang Hà Nội và có cuộc phát biểu với sinh viên. Tôi thấy một ông giáo sư cả đời viết dựa theo những điều nhảm nhí để ăn tiền và ăn giải thưởng, tức là nô bộc trăm phần trăm, được mời trên hàng ghế đầu nghe ngài Tổng thống diễn thuyết. Đó là ý định của Ban tổ chức, muốn có những trí thức danh giá ngồi trên ghế khán giả, vừa như ban ân  huệ vừa để khoe hàng! (trong khi đó đúng ra là khi có ngài Tổng thống Hoa Kỳ thì phải nhốt hết những ông như vậy lại, không cho ra khỏi nhà). Đáp lại, ông giáo sư này cố ngồi ưỡn…về phía diễn giả. Với văn hoá Mỹ thì điều đó rất bình thường và có lẽ ngài Tổng thống không quan tâm. Nhưng với người Việt thì khó coi quá. Lý giải hành vi đó rất đơn giản. Thứ nhất ông giáo sư nọ muốn chứng tỏ lập trường chính trị, bởi ông biết thể nào các vị lãnh đạo cũng xem tivi. Ưỡn…vào mặt kẻ thù về ý thức hệ là hành động luôn mang tính biểu tượng cao về lập trường! Nhưng có lẽ ông ta làm thế còn để chứng tỏ ông ta coi Tổng thống Hoa Kỳ cũng thường thôi. Thói kiêu ngạo hạ đẳng này có nguyên nhân từ tâm lý ông ta biết mình chỉ là hạt bụi trong con mắt người khác. Vậy thì phải phồng lên trước, coi khinh trước... 
       Không khó để anh quan sát hiện tượng này, vì nó rất phổ biến trong xã hội chúng ta.

Nhật Tuấn : “ Cảm ơn Tạ Duy Anh…”

24-3-2012

* Rất tiếc Đinh Vũ Hoàng Nguyên tức Lão thày bói già đã ra  đi lúc 2 giờ 30 sáng ngày 23/3/2012 (2/3 âm lịch) vào đúng ngày sinh nhật tuổi 37 trong sự tiếc nuối của đông đảo bạn đọc. Anh như con chim lạ mới đậu xuống cánh đồng văn học đang mùa khô hạn đã vội  bay đi, như ngôi sao chưa mọc đã tắt. Cầu chúc hương hồn anh siêu thoát nơi vĩnh hằng..

VỀ MỘT THỜI HÀ NỘI (KỲ 18)


              (tiếp theo)


3.
      Tôi ngồi với Bình trong rạp chiếu phim chật hẹp xung quanh  những cái quạt cực lớn chỉ có tác dụng di chuyển cái nóng từ chỗ này sang chỗ kia. Tôi vừa ngáp vừa phe phẩy chiếc quạt giấy, ân hận đã nể chồng bỏ cả một buổi tối ở nhà, dắt díu nhau vào đây xem bộ phim đang được báo chí ca ngợi rùm beng.
Phim kể về một cô gái ở hậu phương nghe tin chồng hy sinh ngoài mặt trận nhưng vẫn biến đau thương thành hành động, vừa sản xuất giỏi vừa nuôi con ngoan và kiên quyết khước từ những cơ hội có thể đi bước nữa để chờ ngày thống nhất vào Nam tìm mộ chồng.
Sự trái ngược giữa những cảnh tượng đau buồn trên màn ảnh với tiếng cười hô hố, tiếng chửi nhau thô tục trong đám khán giả choai choai ngồi đầy trong rạp khiến tôi ngao ngán cho cái khập khiễng giữa nghệ thuật và đời sống. Bình xem chăm chú hơn tôi, có lúc anh còn lấy khăn tay lau nước mắt làm tôi cũng phải căng mắt nhìn lên màn ảnh, không dám quạt, không dám cả thở. Tôi chưa kịp nhìn kỹ nữ nhân vật dắt tay con đi trong ngày hội giao lương có biểu ngữ, có quốc kỳ, trên màn ảnh đã hiện ra chữ HẾT to tướng. Đèn bật sáng, người lớn đứng dậy mặt căng thẳng, đầm đìa mồ hôi trong khi  đám choai choai la hét, xô đẩy nhau bàn tán cuốn phim bằng những lời lẽ làm tôi đỏ mặt.
      Trong lúc chờ Bình lấy xe đạp, tôi đã kịp uống một cốc nước mía vỉa hè, ngửa mặt lên trời hít thở luồng gió mát thổi lộng lên từ phía sông Hồng. “Đời vui quá không buồn được”, tôi chợt nhớ Hồng Loan reo lên lúc ăn bún ốc. Vậy ra chẳng cần sống trong biệt thự có khóa xích loảng xoảng, có tiếng đàn piano, có đàn chó phốc sủa váng óc, chẳng cần mang nặng giá trị tinh thần như chị xã viên trong phim kia, chỉ cốc nước mía, một chút gió trời, người ta cũng sung sướng được lắm chứ. Tôi hỏi Bình như vậy có phải tôi ích kỷ không khi hai đứa đã trở về nhà. Anh uống một ngụm trà, rít một hơi thuốc rõ dài  mới chịu trả lời:
      - Cái đó cũng còn tùy.
      - Vậy anh có đồng tình với cách sống chị xã viên trong phim không?
      - Anh đồng tình trên góc độ tuyên truyền động viên trong thời chiến, nhưng kể ra... chị ta vẫn có thể vừa lấy chồng vừa sản xuất tốt được chứ?
      - Vậy phản tác dụng với người ngoài mặt trận.
      Bình cười khà khà:
      - Anh mà làm người chồng chết, anh rất mong vợ mình lấy chồng khác.
      - Vậy sao lúc xem phim anh cũng sụt sịt?
     - À, tại cái lúc đó mình quên béng tư duy luận lí chỉ còn lại thuần cảm xúc.
     Tôi sững người, tôi thua anh ở chỗ đó, chẳng lúc nào đầu óc xóa trắng được cái “luận lí“đáng nguyền rủa đó. Bởi vậy lúc xem phim, trong tôi chỉ rặt những nghi vấn. Chị xã viên có cần thiết khước từ tính yêu anh đội trưởng không? Tại sao chị không nhanh chóng vượt qua biến cố đầy bi kịch ấy để làm lại cuộc đời, cứ mang nặng nỗi khổ đau? Gậm nhấm mãi viên thuốc đắng đã ở trong miệng không chịu nuốt trôi nó đi phải chăng là biểu hiện của trạng thái “khổ dục” thích đi tìm hạnh phúc trong đắng cay?
Ôi cái đầu “luận lí” của tôi gây biết bao phiền tạp. Anh ít “biến đổi lôgích” hơn tôi phẳi chăng anh đã giải tỏa được nó vào những việc tính toán kỹ thuật. Vậy có lẽ viết tiểu thuyết sẽ bồi bổ cho tôi con người cảm xúc chăng? Khi chồng tôi leo lên giường, thả màn xuống, tôi làm cái việc khác thường ngày là ngồi ở bàn lấy cây bút và mở ra tờ giấy trắng.
    - Khuya rồi em còn viết gì nữa?
   - Còn sớm, mới hơn 10 giờ, khuya gì mà khuya, anh cứ ngủ trước đi.
     Thế là trong ánh đèn mờ của ngọn đèn bàn, trong tiếng chồng giở mình cót két, tiếng vòi nước nhỏ giọt xuống thùng phuy, tôi ngồi cố tưởng tượng một “Người con gái ra đi vào lúc mờ sáng...” như là nhân vật chính của cuốn truyện. Không, người đó không thể là chị xã viên cuốn phim kia, cũng không nên là chính tôi như đã dự định, viết về mình rất dễ sa đà vào cái cụ thể, người đó phải phiếm định như cô gái trong bức hình mỗi khi buồn tay tôi vẫn vẽ nguệch ngoạc, quen thuộc như “chữ ký” của tôi. Tuy nhiên mấy nét nguệch ngoạc đó còn quá sơ sài, nó mới chỉ là ký hiệu chứ chưa hẳn là hình ảnh một con người cụ thể. Nếu nhờ Hoàng Minh chuyển từ ký hiệu  thành bức tranh, rất có thể tôi hình dung được cô ta dễ dàng hơn. Các ông nhà văn thường vẫn phải dựa vào một người thực nào đó, riêng tôi sẽ dựa vào một bức tranh. Như vậy tôi đành phải nhờ Hoàng Minh vẽ cho mới bắt đầu viết được. Tôi xếp lại giấy tờ, tắt đèn và rón rén leo lên giường nằm cạnh chồng.
      - Em viết văn phải không?
      Tôi giật thót người, hóa ra Bình chưa ngủ. Từ lâu lắm, tôi đã quên mất chuyện hình như anh có thể đọc được ý nghĩ của tôi, bây giờ bất ngờ nghi hoặc đó trở  lại làm tôi bủn rủn.
      - Anh lục túi em phải không?
      - Không, không bao giờ.
      - Vậy, sao anh biết em viết văn?
      - À, anh đoán thế.
      Anh đoán hay đọc được ý nghĩ, câu hỏi đó cứ móc vào đầu tôi trong lúc anh thực hiện quyền lợi của một người chồng. Khi anh châm điếu thuốc theo thói quen sau mỗi lần thỏa thuê, tôi hỏi lại anh điều đó.
      - Không, làm gì có chuyện đó, tại em cứ hay nghĩ ngợi nên suy diễn vậy thôi.
      Anh trả lời và lại ôm lấy tôi thủ thỉ :
      - Anh sắp đi xa một chuyến rồi nên anh nói thực điều này nhé.
      - Anh cứ nói.
      - Em bị chứng lãnh cảm
      - Vậy là sao?
      - Là... là khi gần nhau em cứ ì ra như khúc gỗ ấy.
      - Lại vẫn chuyện cũ rích, thôi đừng nói nữa không lại cãi nhau.
      - Nhưng anh đã tìm ra căn nguyên của nó.
      Tôi im lặng suy nghĩ về điều anh nói. Vậy chẳng hóa ra toàn bộ mọi trục trặc trong con người tôi đều từ căn bệnh đó mà ra. Không, con người hợp thành không phải bằng tổng số các chi tiết như một cái máy.
      - Em nghĩ ngợi quá nhiều, vậy cũng không tốt đâu.
      Tôi phì cười, chồng tôi lẩn thẩn mất rồi, vừa nãy anh tìm thấy căn bệnh tôi ở “quả thận”, còn bây giờ nó lại nằm trong “cái đầu”. Nếu tôi “lãnh cảm” trong lúc gần chồng thì chẳng qua tại tôi không yêu anh đó thôi.
      - Anh biết tại sao em cứ...trơ như gỗ không?
      Anh im lặng chờ tôi trả lời. Có nên nói thực không? Anh sắp đi xa chẳng nên làm anh buồn. Người chồng như cái cột trong nhà phải để nó yên ổn vững chãi.
      - Em nói đi...
      - Tại anh đấy... lúc nào cũng đòi làm em tê liệt hết cảm xúc.
      Anh cãi lại bằng cách ghì chặt lấy tôi. Tôi cố nhắm mắt không cho mình quan sát như mọi khi, thôi, không nghĩ ngợi gì nữa, hãy trở thành một con người bình thường, một người vợ bình thường trong vòng tay của chồng. Khi tôi đã cố vun xới được cảm xúc, tiếc thay, anh lại buông tôi và lăn ra ngủ. Tôi thức một mình trong đêm, châng hẩng và chống chếnh như người bước hụt. Chao ôi, trở thành một người đàn bà bình thường quả thực khó lắm thay. Tôi còn thiếu hụt những gì nhỉ? “Công, dung, ngôn, hạnh” như các cụ ta ngày xưa hay là “trung hậu, đảm đang” như bây giờ? Tôi sờ tay vào người Bình, anh cũng được tạo ra bằng những chất liệu tự nhiên như tôi - prôtit, lipít, đường và nước? vậy sao anh tự tin, vô tư, ăn no ngủ kỹ, sung sướng vậy? Như trong cuốn phim đèn chiếu, lần lượt tôi hình dung ra những người xung quanh: mẹ tôi, thằng Tú, ông Trưởng phòng biên tập, Hồng Loan, tới Hoàng Minh, tôi ngủ thiếp đi trong những mảnh vụn rời rạc của tưởng tượng.
     

                        (còn tiếp)