Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi ( kỳ 7)



                                   (tiếp theo)

Tuy không đưa ra những tác phẩm trực tiếp đóng góp vào phong trào văn nghệ đổi mới, nhưng ở cương vị Tổng Biên tập của tờ Văn Nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc quả đã có công rất lớn trong nhiệm vụ làm đòn bẩy cho những tác phẩm đổi mới có cơ hội bùng lên. Chính vì sự đóng góp lớn lao này mà Nguyên Ngọc bị cất chức một cách mờ ám vào ngày 2-12-1988. Phóng -viên của tờ Tuổi Trẻ ở Hà Nội ngày 4-12-88 đã có dịp gặp nhà văn và nêu câu hỏi:
- Lúc này anh đã thôi là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ?
Trả lời:
- Chính tôi cũng không xác định được lúc này tôi là gì. Về công việc, tôi không còn là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ nữa. Cách đây 40 giờ, trong buổi họp đột xuất của toà soạn báo Văn Nghệ do ban Thư Ký Hội Nhà Văn triệu tập, đồng chí Chính Hữu, Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam đã đọc quyết định cho tôi “thôi giữ chức” Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ để nhận công tác khác, và cho biết quyết định ấy có hiệu lực ngay sau khi đọc, tức là khoảng 18 giờ ngày thứ sáu 2 tháng 12-1988. Kể từ sáng hôm qua, mồng 3 tháng 12, đồng chí Hoàng Minh Châu, phó Tổng Biên Tập thứ nhất được chỉ định điều hành tờ báo. Nhưng cho tới lúc này, 40 giờ sau khi nghe đọc quyết định, tôi vẫn chưa có trong tay cái văn bản pháp lý mà tôi có trách nhiệm thi hành.
Có lẽ chẳng bao giờ Nguyên Ngọc có được cái văn bản pháp lý ấy. Bởi vì chiều 15 tháng 4 - 1989, trong dịp đến Huế hai ngày, nhà văn Nguyên Ngọc đã được Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên, ngoài sự tham dự của các hội viên còn có các cán bộ giảng dạy đại học, và sinh viên, các thầy cô giáo dạy văn và học sinh, các sĩ quan hưu trí của Câu lạc Bộ Phú Xuân, các phóng viên đài và báo tiếp đón trọng thể và nồng nhiệt. Trong cuộc gặp gỡ này, nhà văn Nguyên Ngọc đã thổ lộ:
- Tôi chấp hành quyết định của Ban Thư  Ký để các anh ấy khỏi nghi tôi muốn bám lấy cái ghế này. Nhưng các anh ấy còn nợ tôi một cái quyết định hợp thức của Ban Tuyên Huấn Trung Ương và Bộ Thông Tin và lý do tại sao đình chỉ công tác Tổng Biên Tập của tôi. Từ đó đến nay, họ vẫn im lặng.
Cũng trong dịp này, nhân có người đề cập đến sự phân hoá trong toà soạn báo Văn Nghệ về thái độ và sự ra đi của nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyên Ngọc đã bùi ngùi kết luận:
- Đọc Pasternak tôi thấy bi kịch Zhivago vẫn là của một người đứng ngoài, đứng trên cả nước Nga mà đau. Còn bi kịch của tôi: một người trong cuộc, đảng viên, cầm súng, nhiệt thành xây dựng chủ nghĩa Xã Hội mấy mươi năm. Thế mà tại sao Tình yêu của chính mình lại bị giày đạp đến như vậy?
Câu hỏi tự đặt ra như vậy, có lẽ không phải vì chính Nguyên Ngọc không tìm thấy câu trả lời mà ông đã nêu ra như một sự thú nhận. Phải chăng người Đảng viên, người cầm súng, người nhiệt thành với chủ nghĩa xã hội mấy mươi năm, nay trước thực trạng bi thảm của quê hương, đất nước, bỗng vụt nhận ra rằng Đảng ấy, chủ nghĩa ấy, đã chẳng phải là những giải pháp lý tưởng đem lại cho con người nguồn hạnh phúc và đời sống ấm no đúng như sự mơ ước của nhiều người.
Nhìn ra được sự thực đó, sau bao nhiêu năm đóng góp với lòng nhiệt tình và đầy hào khí, quả là một bi kịch không chỉ của riêng nhà văn Nguyên Ngọc mà hẳn còn là của nhiều đảng viên và các tầng lớp cán bộ khác.
Phải chăng, chính điều này đã tạo nên một loại tâm thức mới trong hàng ngũ trí thức và văn nghệ sĩ ở quê nhà vốn đã quá chán chường, mệt mỏi với những sự giả trá, khuôn phép một chiều thường vẫn là cái khung ngục tù giam hãm tư tưởng tự do và cảm hứng sáng tạo của người cầm bút. Dựa vào biện pháp cởi mở của nhà nước như một cơ hội cánh cửa ngục tù vừa mới hé ra, văn nghệ sĩ ở trong nước đã mau chóng tìm được lối thoát cho con đường sáng tác hiện đang bế tắc của mình: tự giải phóng ra khỏi khuôn phép văn chương tô hồng hay văn chương phải đạo, trực diện với đời sống của quần chúng để lôi ra ánh sáng cái thực tế thảm thương đã từng bị chính giới cầm bút che đậy, giấu giếm bằng cách tô son vẽ phấn bưng bít từ hàng chục năm qua, và hơn tất cả, đó là sự tìm lại được cái giá trị đích thực, cái nhân cách đích thực, cái dũng cảm đích thực mà văn nghệ sĩ đã từng bị tước đoạt hay vì hèn nhát mà tự mình tước đoạt trong sinh hoạt sáng tác nhiều năm trước đây.
Giới cầm bút trong cao trào văn nghệ phản kháng ở quê nhà, chỉ trong thời gian vỏn vẹn không đầy 3 năm (1987 đến 1989) đã mau chóng lấy lại được lòng tin cậy của người đọc, và thậm chí đã trở thành ngọn đuốc sáng rỡ soi rọi tới được những hoàn cảnh tối tăm, cơ cực của quần chúng, đã trở thành cái phao của quần chúng trong khi họ đang chết đuối giữa sức ép của dòng đời đầy rẫy bất công, thối nát và áp bức.
Hầu hết những tác phẩm quan trọng trong cao trào văn nghệ phản kháng đều đã xuất hiện trên tờ Văn Nghệ do nhà văn Nguyên Ngọc chủ trương. Chỉ riêng một sự kiện Hội Nhà Báo Việt Nam ra quyết định khen thưởng ba phóng sự đăng trên báo Văn nghệ (Gồm:  Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, Tiếng Hú của con tầu của Nguyễn thị Vân Anh, Anh hùng khi đã sa cơ của Hoàng Minh Tường) đã đủ chứng minh sự đóng góp lớn lao của tờ Văn Nghệ trong cao trào này. Và thật là điều dễ hiểu khi người ta thấy mọi giới, bao gồm cả nhà văn, nhà báo và độc giả quần chúng đều tỏ ra vô cùng phẫn nộ khi được tin tờ Văn Nghệ gặp khó khăn (tháng 9-1988, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ra nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ là có những lệch lạc nghiêm trọng, và tháng 12-1988, Ban Thư ký của Hội này cách chức Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc và thuyên chuyển công tác).
Ngay từ giữa tháng 9-1988, gần một trăm nhà sáng tác trẻ đã hội họp ở Hà Nội để phản đối nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ. Sau đó là 12 nhà văn ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà văn, nhà báo ở Lâm Đồng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, tờ Sông Hương ở Huế, và đặc biệt là Hội Nghị  hội Nhà Báo Việt Nam lần thứ 5 tại Hà Nội họp từ 28-11, đến 1-12-1988, tất cả đều có ý hướng dứt khoát ủng hộ tờ Văn Nghệ đồng thời phản đối việc làm của Ban Chấp hành Hội Nhà văn. Đặc biệt, nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân Hội Văn nghệ Lâm Đồng đã vận động lấy được hơn 100 chữ ký của các nhà văn ủng hộ Nguyên Ngọc. Sau đây là một vài ý kiến phát biểu trong vụ Nguyên Ngọc bị cách chức :
- Nhà văn Mai Văn Tạo: Biết tin báo Văn Nghệ “lâm nạn”, Tổng Biên tập bị “hành”, công chúng miền Nam, độc giả thành phố Hồ Chí Minh, tỏ vẻ bất bình, lo ngại như thể bạn mình gặp cảnh khốn nguy. Nhiều người gặp tôi, họ lo lắng hỏi “Văn Nghệ thế nào rồi? Sao kỳ vậy?”. Những người ấy không chỉ là cán bộ, công nhân viên, người có học vấn cao, mà cả những ông thợ cắt tóc , các bác đạp xích lô... từng yêu mến tờ báo. Tuần báo Văn nghệ từ cuối năm 87 đến nay không còn là tờ báo riêng của giới phong lưu và những nhà học giả. Nó còn là món ăn bổ ích và thú vị cho các loại độc giả phía Nam này. Lẽ nào Ban thư ký Hội Nhà văn không thấy ra điều đó?
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Qua việc này, tôi thấy so với các ngành nghề khác thì anh nhà văn, nhà báo nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung, đối với những người đang thực sự làm việc thì bị cách chức quá dễ dàng. Từ đó mà nghĩ đến thân phận của giới này, nói rõ hơn là đối với những người thực sự làm việc của giới văn nghệ sĩ.
- Nhà thơ Diệp Minh Tuyền : Tổng Biên Tập đổi mới này mất đi, sẽ có Tổng biên tập  đổi mới khác xuất hiện hoặc thay thế.
**
Dư luận phản đối ồn ào và mạnh mẽ như vậy, nhưng việc cách chức Tổng biên tập của Nguyên Ngọc vẫn được thi hành. Sự kiện này đã cho ta thấy 2 điều:
- Một là: Giới lãnh đạo đã thực sự run sợ trước cao trào đổi mới, trong đó ngày càng lôi cuốn được nhiều cây bút có giá trị với những tác phẩm có giá trị, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng độc giả.
- Hai là: Biện pháp cứng dắn áp dụng với Nguyên Ngọc đã mở ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe trong giới cầm bút: phe bảo thủ, tiếp tục chấp nhận đường lối lãnh đạo văn nghệ do Đảng đề ra và phe đổi mới, đòi hỏi người cầm bút phải có tự do sáng tạo.
Tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam họp từ 23 đến 31-10-1988 tại Hà Nội, cuộc đấu tranh giữa hai phe đã diễn ra rất gay gắt và độc giả có cơ hội được biết đến qua các bài tường thuật của báo chí, đài phát thanh. Bản tin tức tổng hợp từ tin tức các báo, đài, và tự thuật của các nhà văn Thu Bồn, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Vũ ngày 9-12-89 tại Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ đã viết : “Suốt thời gian đại hội, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng nhà văn: bảo thủ và tiến bộ, và sự phản đối mạnh mẽ có hiệu quả của lực lượng nhà văn tiến bộ đối với mọi sự áp đặt phản dân chủ, thậm chí cả sự chụp mũ .”
Nhìn chung kết quả của Đại Hội, phe bảo thủ đã thất bại nhiều điều:
1/ Lập sẵn một danh sách Ban Chấp Hành gồm 30 người định vận động thông qua nhưng bị bác bỏ.
2/ Dự định không để Đại Hội bầu chức Tổng Thư Ký mà để cho Ban chấp hành tự bầu ra. Kết quả, đại hội cũng bác bỏ và chức vụ này cũng do Đại Hội bầu trực tiếp.
3/ Ba nhân vật bị phe bảo thủ dưới sự chỉ đạo ở trên mong muốn loại ra (Nguyễn Quang Sáng, Xuân Cang, Nguyên Ngọc) nhưng đã đắc cử với số phiếu cao nhất.
4/ Ba nhân vật được phe bảo thủ ủng hộ và sự chỉ đạo ở trên cố ý đưa vào ban chấp hành đều bị rớt đài (Anh Đức, Trần Bạch Đằng, Bằng Việt).
Trong khi đó, phe tiến bộ ngoài việc ngăn chặn những mưu đồ đen tối trong đại hội, còn nêu lên được những tiếng nói dõng dạc, thể hiện quyết tâm đi tới của những người cầm bút can đảm:
1/ Một nữ thi sĩ trẻ ở Huế yêu cầu Đại Hội làm sáng tỏ vụ nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân hội Văn Nghệ Lâm Đồng bị khai trừ khỏi đảng vì “tội” đã vận động lấy hơn 100 chữ ký của các nhà văn để ủng hộ Nguyên Ngọc.
2/ Một nhà văn trẻ yêu cầu Trần Trọng Tân, trưởng Ban Văn Hoá - Tư Tưởng Trung ương Đảng phải kiểm thảo vì đã để xẩy ra những vụ đàn áp như ở trên cùng các vụ khác nữa nhưng làm ngơ.
3/ Các nhà văn Thu Bồn, Bửu Tiến, Bùi Minh Quốc, và nhất là Dương Thu Hương đã đọc những bài tham luận nẩy lửa, được đại hội đánh giá là “sâu sắc nhiệt huyết và cảm động”
4/ Tạp chí Sông Hương (Huế) bị kết 8 tội và bị đóng cửa, qua Đại Hội, đã kể như không có tội nào và đang làm thủ tục tái xuất bản.
51 Nhà văn Nguyên Ngọc bị cách chức, nay trở thành một trong ba nhà văn tiến bộ được đắc cử cao phiếu nhất và ở vào vị trí trực tiếp lãnh đạo của Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tuy nhiên, Bản Tin Tức dù lạc quan đến đâu, cũng vẫn phải kết luận:
“Lực lượng nhà văn đổi mới, tiến bộ đã thắng lợi bước đầu. Cuộc đấu tranh cho đổi mới còn đang tiếp tục tiến lên trên con đường đầy chông gai “
Con đường chông gai ấy, dĩ nhiên có nhiều trở lực xuất phát từ giới lãnh đạo bảo thủ, trì trệ, chỉ nhìn thấy quyền lực mà không thấy sự khát vọng lớn lao của tuyệt đại đa số quần chúng, nhưng trở lực trước hết phải kể đến chính cá nhân của mỗi con người trong giới cầm bút. Họ phải biết cảm thông sâu sắc với quần chúng, phải biết đứng về phía quần chúng để tự lột xác chính mình. Trong thời gian gần đây, đời sống quanh ta đã có biết bao nhiêu là đổi thay mãnh liệt. Người cầm bút phải tự bước ra khỏi cái ốc đảo của mỗi người để hoà nhập vào đời sống đang chuyển mình. Bởi chỉ ở vị trí mới đó, người cầm bút mới có thể hoàn thành được chức năng của mình. Phải chăng, cũng chính vì chia xẻ với nhận thức này, mà trong “ Cuộc trò chuyện cuối năm với Quốc Dũng và Bế Kiến Quốc” được đăng tải trên tờ Văn Nghệ (Tổng biên tập hiện thời là Hữu Thỉnh)  số Tết Canh Ngọ ra ngày 13-1-1990, nhà văn Nguyên Ngọc đã thổ lộ:
“Những năm gần đây, tôi thấy viết càng khó hơn. Lần này thì có lẽ không phải chỉ vì “tính trời”; tôi thấy cần tìm cho mình một tiếng nói khác, một ngôn ngữ nghệ thuật khác. Quanh tôi, và trong tôi đã có biết bao thay đổi không nhỏ, không giản đơn. Phải viết khác. Mà đối với người cầm bút đã có nghề đôi chút, thì có lẽ không có gì khó hơn là viết được khác đi. Đó là “thay máu” như anh Nguyễn Minh Châu từng nói.”
Quả là quanh con người và trong con người của mỗi nhà văn đã có biết bao nhiêu thay đổi không nhỏ, không đơn giản. Khát vọng về một đời sống tốt đẹp hơn, về một sinh hoạt xã hội có đầy đủ tự do dân chủ đã như một cao trào không thể ngăn cản được của con người đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới. Nhà văn Việt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không nhìn thấy khuynh hướng đó và không thể không “thay máu” để chia xẻ nhịp tim đập chan hoà niềm tin mới về một vận hội mới của tương lai dân tộc. Niềm tin đó, không chỉ là mối ấp ủ riêng tư của Nguyên Ngọc hay những nhà văn, nhà thơ trong phong trào văn chương đổi mới ở quê nhà, mà hẳn còn là những ước mơ của toàn thể người Việt Namvẫn từng thiết tha đến tiền đồ của dân tộc.
                                                                                                                                                                                              Santa Ana, tháng 4 năm 1990.                                                                        
NHẬT TIẾN
(TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG, trang 118-126,
                                                nxb LÊ TRẦN, California-1990)


                                                          (còn tiếp)

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Meet Wranglerstar: Your December On The Rise featured partner

Congratulations to Cody Crone of Wranglerstar, our featured “On The Rise” partner for this month. You’ll see his channel and videos in the spotlight on the On The Rise homepage and the YouTube Spotlight channel today.

Cody is a YouTube partner who left his "old city life" behind to explore the great outdoors. His channel also features his family and offers laughs along the way as he gives great advice to new wranglers. From T-shirts to axes, you’ll find exactly what you’re looking for from a channel dedicated to country living. You can find out what a day in Cody’s life looks like, how you can live a sustainable lifestyle and learn all about the best tools to use.

 

Here are a few words from Cody:
In 2010 we made the decision to leave behind our comfortable, urban lifestyle in exchange for a primitive homestead in the rugged mountains of the Pacific Northwest. In the beginning, YouTube was a convenient way for us to share our adventure with friends and family. Never in our wildest dreams did we imagine that such a diverse and engaging community would take an interest in our channel. I've always said that the Wranglerstar channel has the best subscribers on YouTube. We are honored and humbled to have been chosen as YouTube’s “On The Rise” partner for December 2013. Thank you--we are truly blessed. We appreciate the opportunity YouTube has provided for us to live and share our modern homesteading dream.

If you’ve enjoyed this monthly blog series and are interested in learning more or participating, we encourage you to visit our On The Rise homepage. You can check out all of our past featured partners on the Featured Partners tab, or nominate a YouTube partner to be considered for the program on the Nominate tab. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who drive YouTube watch time, have fewer than 100,000 subscribers, and produce engaging content on a regular basis.

Christine Wang and Kat Sahr, YouTube Partner Support, recently watched “CELL PHONE CRASHING at the AIRPORT!”

BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 84)




                                    (tiếp theo)








Bác Ba Phi thở hắt ra :

“ Bởi vậy tụi nó mới chết…Con vợ thằng Đậu thì bỏ ra tỉnh làm con ở cho người  ta, thằng chồng thì lang thang đi bụi đời…”. Một phần cũng vì nghe lời cha hoạ sĩ này tin tưởng có 3000 đô bán tranh nên mới chết chớ ?”

Cô hoạ sĩ Ban Mai cười cười :

“ Vậy cái tranh bác vẽ đâu rồi ?”

Bác Ba Phi la lên :

“ Tranh với pháo gì ? Tôi nguệch ngoạc bậy bạ ấy mà. Ong hoạ sĩ này vứt nó vào sọt rác rồi. “

Bà chủ gallery cười theo :

“ Ong ấy nói chơi vậy mà sao bác cũng tin thì lạ thật ?”

Bác Ba Phi bực dọc :

“ Thì tôi thấy mấy cái tranh ông ấy gọi là trừu voi trừu tượng gì đó cũng nguệch ngoạc như con nít nghịch mầu , bởi vậy tôi mới nghĩ vẽ vậy thì mình cũng vẽ được . Ai ngờ đâu…”

Cô hoạ sĩ Ban Mai giảng giải :

“ Bác ơi , không phải vậy đâu. Vẽ trừu tượng không phải nguệch ngoạc mà thành đâu, vẽ trừu tượng đòi hỏi phai có một nội lực mạnh mẽ, một trí tưởng tượng phong phú lắm. Thường thường người ta phải vẽ hiện thực rất giỏi rồi mới dám vẽ trừu tượng…”

Bác Ba Phi cười như mếu :

“ Cô nói vậy thì tôi cũng biết vậy, chớ tôi có biết vẽ vời là cái gì đâu. Tôi chỉ cần tiền gửi về cho hai đứa cháu ở nhà khỏi đi ăn mày thôi…”

Bà chủ gallery an ủi :

“ Bác đừng buồn . Tôi phải nói thật với bác bức tranh “vượt biên” này cách nay hai chục năm tôi bán được ngay, còn bây giờ chắc khó lắm. Bác xoay xở chỗ khác đi,  đừng có trông chờ vào việc bán bức tranh này…chắc chẳng được đâu…”

Bác Ba Phi thở dài :

“ Tôi biết rồi…thôi cứ mặc tụi nó ở nhà xoay xở với nhau vậy. Tôi sang đây chủ yếu là thăm con thăm cháu chứ có làm ăn gì đâu mà bảo có tiền. Để tôi gọi điện về nhà nói tụi nó “tự lực cánh sinh” , đừng trông chờ vào đâu mà chết…”

Ong hoạ sĩ kéo tay bác Ba Phi ra khỏi phòng :

“ Thôi đành vậy…tôi cũng chỉ giúp bác bức tranh để bán thôi…không may khó bán được thì cũng đành thôi, biết làm sao. Thôi chào bà chủ, chúng tôivề…kiếm cái gì nhậu cho đỡ buồn vậy…”

Hai người lếch thếch kéo nhau ra khỏi phòng. Bất chợt cô hoạ sĩ Ban Mai chạy theo gọi lại :

“ Khoan đã…hai bác đợi cho một lát nữa đã…”

Ong hoạ sĩ  tròn mắt :

“ Chuyện gì nữa đây ? Mời hai chúng tôi đi nhậu chắc ?”

Cô nữ hoạ sĩ Ban Mai lắc đầu, quay sang hỏi bà chủ gallery :

“ Sáng nay chị nói bức “Trừu tượng phố” chị có thể lấy ngay cho em đượckhỏi cần ký gửi phải không ạ ?”

Bà chủ gallery vui vẻ :

“ Đúng đúng…bức này tôi sẵn sàng mua ngay…3000 USD …nếu để ký gửi thì có thể cao hơn…”

Cô nữ hoạ sĩ Ban Mai quay sang bác Ba Phi :

“ Cháu tặng bác bức tranh này…gallery mua nó với giá 3000 USD…bác có thể gửi ngay số tiền này về cho gia đình ở quê nhà…”

Bác Ba Phi kinh ngạc :

“ Cô..cô nói gì…cô..cô cho tôi những 3000 đôla kia à ?”

Cô nữ hoạ sĩ Ban Mai lắc đầu :

“ Cháu không biếu bác tiền…cháu biếu bác bức tranh này bác bán  lấy tiền…”

Ong hoạ sĩ vỗ tay đôm đốp :

“ Hoan hô cô Ban Mai…cô tặng tranh bán được ngay thì khác gì tặng tiền. Nếu thế đề nghị bà chủ gallery xuất ngay tiền cho bác Ba Phi mang ra tiệm Hoà Phát gửi nhanh về Việt Nam…”

Bà chủ gallery lắc đầu :

“ Tôi đâu có để sẵn tiền mặt ở nhà. Phải ra ngân hàng rút…hôm nay đang ngày lễ…chắc phải hai , ba hôm nữa…”

Ong hoạ sĩ vui vẻ :

“ Chờ vài hôm nữa cũng được…chị cứ đưa cho bác đi gửi  3000 đôla về nhà là mừng quá rồi…”

Bà chủ gallery gật đầu :

“ Được thôi…chờ nhà băng mở cửa tôi sẽ đi rút tiền ngay. Có điều tôi khuyên bác chi nên gửi 2900 đôla thôi…”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ ủa sao kỳ vậy ? Saao không gửi  3000 đôla cho tròn số ?”

“ Gửi dưới 3000 USD thì gửi thoải mái, gửi 3000 USD trở lên thì phải khai báo, giấy tờ mệt lắm…”

Bác Ba Phi vội vàng :

“ Được được, chị cứ cho tôi gửi 2900 cũng tốt quá rồi. Vậy cũng dư tiền cho tụi nó đầu tư nuôi ba ba rồi..”

Cô nữ hoạ sĩ Ban Mai tròn mắt :

“ Nuôi ba ba ạ ? Chà chà cái món này đang thịnh hành ở Hà Nội đây. Tôi hay được bạn bè mời cái món này. Đắt lắm . Một nồi ba ba chừng 7 người ăn giá phải triệu rưởi hai triệu.Nếu cháu bác Ba Phi nuôi được loại này thì mau giàu lắm…”

Bác Ba Phi vui vẻ :

“ Cô giúp vốn cho như vậy chắc chắn tụi nói nuôi được thôi. Một năm nữa cô vào Sàigòn chơi thế nào tụi nó cũng đón cô mời một bữa ba ba…”

Chị chủ gallery xoa tay :

“ Mời ăn ba ba của cháu bác chắc còn cả năm nữa. Nhưng ngay bây giờ xin mời mọi người đi ăn một bữa crawfish , món này trong nước chưa có…”

Bác Ba Phi không biết nó là cái món gì, cứ ngồi xe đi theo mọi người chạy ra ngoài phố. Bước vào tiệm có tấm bảng to tướng đề “crawfish” nhìn hình vẽ bác mới  gật gù :

“ Đúng loại này ở nhà không thấy bán thật. Thứ tôm này nửa tôm nửa cua, ở  nhà gọi là tôm rồng…”

Bốn người ngồi vào bàn trải khăn bằng…giấy. Ong hoạ sĩ giảng giải :

“ Lát nữa họ đổ cả ký tôm cho mình bóc ăn rồi vứt vỏ lên bàn. Khi nào ăn xong họ túm cả cái khăn trải bàn lại rồi cho vào sọt rác. Vừa nhanh, tiện, lại sạch nữa. Cả ly uống bia cũng bằng giấy rồi vứt luôn kìa…”

Bác Ba Phi tò mò cầm con tôm nhỏ xíu lột ra được có một chút thịt, ăn thử rồi gật gù :

“ Cái thứ tôm rồng này thịt thơm và có vị đặc biệt lắm. Chỉ tiếc lại này nhỏ quá, mỗi con tôm có chút chút thịt…”

Cô nữ hoạ sĩ  Ban Mai ăn thử , khen ngon rồi kể :

“ Loại tôm rồng này ở Hải Phòng cũng có nhưng mà lớn hơn nhiều. Có con nặng tới 7 lạng , lưng tôm rồng có sọc đen, đốt chân màu xanh lục, đầu tôm lấp lánh sắc cầu vồng , còn đánh được cả tiết canh nữa ạ…”

Chị chủ gallery kêu lên :

Oh My God…tôi tưởng chỉ có tiết canh vịt , tiết canh heo thôi chớ. Tôm mà cũng đánh tiết canh ?”

Cô nữ hoạ sĩ Ban Mai gật đầu kể lể :

“ Có chứ ạ…có lần em ra Hải Phòng được hưởng thứ đặc sản này rồi. Họ còn biểu diễn cắt tiết tôm cho mình xem nữa kìa. Trước tiên phải gỡ từng miếng nạc trong càng cua cho vào đĩa, trộn với gia vị cho đậm đà và thêm một ít ngò gai, tía tô thái nhuyễn. Vì tiết tôm không thể hãm như tiết canh vịt nên phải khéo léo  cắt tiết tôm cho chảy ngay vào địa thịt. Người ta gập chặt lưng không cho tôm dãy rồi dùng dao nhọn chọc vào phần gáy tôm. Tiết tôm màu trắng chảy thẳng xuống đĩa nhân đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau đó ri rỉ cho đến hết. Tiết tôm luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông phần nước nổi lên mặt, phải dùng giấy quệt  chậm cho thật khô rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng giã nhỏ…”



 (còn tiếp)


Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 105)

                                                  (tiếp theo)

Mãi khuya hôm đó, hai ông cán bộ trường Đảng mới ra  khỏi quán.Ngay sáng sau, ông Hiệu trưởng cho gọi học viên cán bộ huyện uỷ lên phòng cật vấn :
“ Có phải anh thắc mắc hỏi đồng chí Bí thư thành uỷ chừng nào đảng ta xoá bỏ tư hữu không ?”
Anh cán bộ huyện uỷ cười khẩy :
“ Hỏi vậy có sao ? Tuyên ngôn cộng sản ghi rõ vậy mà …”
“ Thì đúng rồi, nhưng mà ghi từ thời ông Mác kìa, bây giờ ta hiện đại hoá, công nghiệp hoá, chuyện đó đã khác đi rồi…”
Anh cán bộ bướng bỉnh :
“ Sao bảo đảng ta vẫn lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm kim chỉ nam…”
Ong Hiệu trưởng nổi cáu :
“ Biết rồi, biết rồi….Đảng vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin mà…có điều…phải vận dụng sáng tạo, nghe chưa ?”
Anh cán bộ huyện uỷ bướng bỉnh :
“ Sáng tạo gì thì sáng tạo nhưng không được đi ngược lại tinh thần chủ nghĩa Mác chớ ?”
Ong Hiệu trưởng mắt tròn xoe. Ong đi tới nhìn lom lom vào mặt anh huyện uỷ. Bộ thằng cha này điên thiệt rồi. Thời bây giờ mà vẫn còn thích tranh luận mácxít với cả phi mácxít thì đúng là điên nặng rồi. Ong sờ tay lên đầu anh ta :
“ Mày bệnh đó hả ?”
“ Tôi khoẻ mà, bệnh hồi nào ?”
“ Không bệnh mà nói năng loạng quạng vậy ?”
Anh cán bộ huyện uỷ kêu to :
“ Tôi nói năng loạng quạng hồi nào ?”
“ Đó…mày vừa nói đó…mày nói đảng ta đi ngược  lại tinh thần chủ nghĩa Mác Lênin đó…”
Anh cán bộ huyện cuống cả lên :
“ Tôi nói là nếu đảng không diệt trừ tư hữu thì mới …mới…xa rời chủ nghĩa Mác chớ…”
“ Đó đó…mày lại vừa nói đảng ta xa rời chủ nghĩa Mác nữa kìa. ..”
“ Tôi…tôi… đâu có nói vậy ?”
“ Mày nói vậy chứ còn gì nữa. ĐM…đảng sắp cho đảng viên làm kinh tế tư nhân  đời nào đảng xoá bỏ tư hữu. Vậy theo mày đảng đi ngược lại tinh thần MácLênin, xa rời chủ nghĩa Mác chứ gì ? “
Anh cán bộ huyện như con chuột bất ngờ sa bẫy, run cầm cập :
“ Tôi..tôi không có ý đó …”
Ong Hiệu trưởng sầm mặt :
“ Mày còn cãi nữa hả ? Mày được cử đi học là để quán triệt tinh thần chủ nghĩa Mác Lênin, kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng chứ có phải tới đây để nhem nhẻm cãi lại đâu. Từ mai nhà trường trả mày về cơ sở khỏi học hành nữa…”
Anh cán bộ huyện uỷ kêu to :
“ Ong không thể làm vậy được. Tôi có khuyết điểm gì sao đuổi học tôi ? Tôi sẽ kiện lên cấp trên…”
Ong Hiệu trưởng cười  nhạt :
“ Tôi có đuổi anh đâu. Tôi bảo anh nghỉ học là vì anh khỏi học nữa…anh đã học xong rồi…tốt nghiệp rồi…”
Anh cán bộ huyện uỷ tươi mặt :
“ Vậy …vậy…đồng chí Hiệu trưởng có cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cho tôi không ?”
“ Có chớ sao không ? Tốt nghiệp khoá chuyên tu của trường Đảng loại ưu nữa kìa, chỉ cần ngay từ mai anh cuốn xéo về địa phương khỏi gây khó dễ cho nhà trường trong công tác giảng dậy…”
Anh cán bộ huyện uỷ đi rồi, ông Hiệu trưởng như nhổ được  một cái đinh . Từ nay hết cả thắc mắc, hết cả tranh luận, thầy giảng sao cứ thế nghe vậy, học thuộc lòng như cháo, vậy mới gọi là phẩm chất ưu tú của người cán bộ đảng viên chớ. Ong vui lắm, chỉ có điều từ sau hôm đã “làm sạch địa bàn”, chẳng còn thằng nào dám ho he “thắc mắc” với “ hỏi han ” gì nữa mà vẫn không thấy đồng chí Bí thư xuống giảng bài . Không hiểu đồng chí giận hay là bận việc ? Chắc sau vụ bị thằng cán bộ huyện uỷ “chọc quê” thuật lại, đồng chí bực mình không muốn xuống giảng nữa. Nếu đúng vậy thì nguy. Khoá tới nó thù, nó gạch tên ra khỏi danh sách Ban chấp hành thành uỷ thì mất cha nó cái ghế Hiệu trưởng trường Đảng.
Lo lắng vậy, một tối ông Hiệu trưởng trường Đảng lò dò tới tư dinh đồng chí Bí thư thành uỷ xin yết kiến. Lúc này Bí thư vừa tiếp đoàn văn phòng trung ương Đảng ngoài Hà Nội vào kiểm tra công tác lý luận và giảng dậy tại trường Đảng ở các địa phương. Suốt một buổi chiều ông đã bị  mấy cha nhồi nhét đầy tai sáu câu ba điều về đổi mới công tác lý luận của đảng, vừa mới tống được mấy thằng chó đi nhậu nhẹt nhà hàng “ Thư giãn” giờ lại tiếp chuyện Hiệu trưởng trường đảng nó lại nhồi thêm  ba mớ kinh sách nữa thì có mà phát ói. Nghĩ vậy ông ra hiệu cho bà vợ đuổi khéo hắn về. Bà này kêu lên :
“ í dâu có được . Ong là thủ trưởng trực tiếp của tui, ông xử vậy nhỡ nó thù tôi gây rắc rối cho việc giảng dậy thì phiền…”
Đồng chí Bí thư càu nhàu :
“ Bà là vợ Bí thư thành uỷ, bố nó cũng không dám giở trò . Nếu bà muốn , tôi chuyển bà sang Ban tư tưởng văn hoá cái rụp, lo gì…”
Bà vợ nhất định không nghe, ông đành phải ra phòng khách tiếp ông Hiệu trưởng trường đảng. Vừa chạm mặt, ông đã đuổi khéo :
“ Có việc gì cần không chú Bảy. Tôi vừa mới làm việc với mấy cha văn phòng trung ương, mệt muốn chết…”
Ong Hiệu trưởng khúm núm:
“ Báo cáo anh Hai nghe chị nói hồi này mỗi khi thay đổi thời tiết anh Hai có hiện tượng đau mình đau mẩy nên em tranh thủ ghé thăm anh Hai thăm sức khoẻ ra sao ?”
Ong Bí thư nhăn nhó :
“ Sao chuyện đó bà nhà tôi lại mang ra kể với mấy chú làm gì cho mấy chú thêm lo…”
Ong Hiệu trưởng vội vàng :
“ Ay … ấy…chẳng qua chị Hai hỏi thăm có cách nào trị được cái chứng bệnh đau mình mẩy tê bại hai cánh tay thôi  ạ…”
Ong Bí thư dịu giọng :
“ Vậy hả ? Bà nhà tôi thấy chồng có bệnh là vái tứ phương, đi đâu cũng hỏi có thuốc nào hay để trị bệnh không ? Tôi bảo bà cứ hay lo, có tuổi rồi, ai chẳng đau xương đau cốt, chữa sao được ?”
Ong Hiệu trưởng cười khà khà :
“ Báo cáo anh Hai , nan  y thì đã có thần dược…bệnh nặng mấy có thuốc quý hiếm cũng trị được hết…Đây đây…tôi mang thần dược tới biếu anh Hai đây…”
Nói rồi ông Hiệu trưởng trân trọng rút trong cặp ra một gói nhỏ, qua mấy lần bọc mới thấy một cục  đen đen to bằng  phong bánh khảo. Đồng chí Bí thư cau mặt :
‘ Thuốc gì nom như cứt chó khô vậy ?”
Ong Hiệu trưởng xoa tay :
“ Ay ấy…anh Hai đừng vội chê…đây là cao hổ cốt nấu bằng xương hổ chính hiệu tuyệt đối không có pha phách xương bò hay xương trâu gì hết …”
Ong Bí thư thành uỷ cười nhạt :
“ Cái xứ mình đến con thằn lằn núi cũng bị dân nhậu xơi tái hết rồi còn dâu ra hổ nữa ? Có mà hổ giấy …”
Ong Hiệu trưởng cười ha hả :
“ Đúng đúng, anh Hai nói đúng, thú rừng ở  mình lớp vô “làng nướng ” cho dân nhậu, lớp xuất khẩu sang tàu, còn con nào nữa đâu ? Có điều con hổ này ở bên Myanma tức Miến Điện lận…”
Ong Bí thử thành uỷ tròn mắt :
“ Hổ Miến Điện ? thật không ? Sao mang về Việt Nam được ?”
Ong Hiệu trưởng thích chí :
“ Vậy anh Hai không biết thật à ? Đảng ta rất chăm lo sức khoẻ các đồng chí lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là các đồng chí trong Bộ chính trị và Ban Bí thư. Bởi thế mới có “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương” ngoài việc thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khoẻ các cụ, còn phải tìm mọi thứ của ngon vật lạ dâng các cụ xơi. Chẳng hạn gạo tám lùn miền Bắc tưởng như đã tuyệt diệt nhưng không phải, ở Hải Dương người ta có hẳn một khu trồng riêng, rồi ốc nuôi bằng sâm Cao Ly, trại gấu, sừng tê giác…tất cả để dâng các cụ kiểu như tiến vua ngày xưa. Để tăng cường xương cốt cho các đồng chí cao cấp,  Ban này cho người lặn lộn sang tận Miến Điện mua xương hổ thứ thiệt mang về nấu cao . Loại này cực kỳ quý hiếm nếu lọt được ra ngoài thị trường thì giá tới 28 triệu đồng một lạng lận…”
Ong Bí thư thành uỷ cầm cái gói cao đen đen ngắm đi ngắm lại rồi gật gù :
“ vậy chú lấy đâu ra cái của quý vậy hè ?”
Ong Hiệu trưởng trường đảng hể hả :
“ Em có thằng đàn em chuyên nấu cao hổ cho Ban bảo vệ sức khoẻ đó anh Hai. Bởi vậy nó mới trộm được vài lạng chia sớt cho mình một phần. Anh Hai cứ dùng , cam đoan sẽ hết tê bại, đau lưng đau mình mẩy…”
                                
Ong Bí thư mừng rỡ, đổi hẳn thái độ :
“ Lại thế nữa kìa ? Vậy tốt ….Chú để cho tôi, hết bao nhiêu bảo chị đưa tiền…”
Ong Hiệu trưởng kêu lên, vẻ đau dớn :
“ Ay chết , anh Hai nói vậy chết thằng em. Đây là tấm lòng, là tình cảm của em đối với anh. Vài lạng cao hổ có đáng là bao . Anh Hai cứ mạnh khoẻ, lãnh đạo đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, chúng em được núp bóng anh Hai dài dài là mãn nguyện lắm rồi…”
Ong Bí thư gật đầu :
“ Chú yên tâm …Theo cơ cấu, trường đảng thế nào cũng có một xuất trong thành uỷ … “
Ong Hiệu trưởng xoa tay, cười nở nang cả mặt mày :
“  Được anh Hai quan tâm thì hạnh phúc lớn cho thằng em rồi còn gì. ..”
Ong  Bí thư ngước lên coi giờ , đuổi khéo :
“ Đã 8 giờ tối rồi kìa…chú còn việc gì nữa không ?”
Ông Hiệu trường giãy nảy :
“ Ay chết…em tới thăm anh Hai tình cảm là chính, đâu có việc gì đâu, có điều, sao hồi này không thấy anh Hai xuống giảng bài…”
Ong Bí thư nhớ tới chuyện bị gã cán bộ huyện uỷ “chọc quê”, sầm mặt :
“ Hồi này bận tối ngày. Hết đoàn kiểm tra trung ương lại tới Ban nội chính…sắp đại hội rồi mấy cha cứ kéo nhau vào xoành xoạch…nội cứ chạy theo đãi đằng , quà cáp cũng hết thời gian…”
“ Lính tráng  đâu hết ? Sao anh Hai phải lo ba chuyện lẻ tẻ đó ?”
Ong Bí thư cười :
“ Chuyện lẻ tẻ mà quan trọng nhất đấy. Nào ngủ khách sạn mấy sao, ăn tiêu chuẩn nào, thư giãn ở đâu ? Nhất là chuyện quà cáp, ông thì xin cho con chuyển vào thành phố, ông xin hợp thức hoá biệt thự cho thân nhân, có  ông chơi ngông xin hẳn lô đất bên bờ sông ngoại thành đang tranh chấp mới chết . Toàn những việc nhạy cảm cả. Mình không bám sát chỉ đạo cái vảy nảy cái ung thì chết cả làng…”
Ông Hiệu trưởng  trầm trồ :
“ Í mèn ôi…phức tạp vậy kìa. Em lại cứ tưởng anh Hai bực mình thằng cha huyện uỷ thắc mắc chuyện phải mất một ngàn năm xây dựng chủ nghĩa xã hội …”
Đồng chí Bí thư cau mặt :
“ Thằng láo…chú phải theo dõi thằng này….đừng để cái máu thích hỏi han, thích tranh luận của nó lây lan trong lớp . Trường là trường của đảng phải tăng cường ý thức xây dựng đảng, gieo rắc ba thứ lý luận lung tung, ngoài luồng đâu có được …”
Ong Hiệu trưởng sợ hãi :
“ Dạ, báo cáo anh Hai, em đã đuổi thẳng cổ thằng đó rồi ạ. Trả nó về huyện cho dưới đó họ quản lý, theo dõi…nhất định ngăn chặn không cho những phần tử có tư tưởng phức tạp luồn sâu leo cao được  ạ…”
Đồng chí Bí thư cười  hài lòng :
“ Vậy thì tốt…Tôi sẽ bố trí thời gian xuống giảng tiếp…”
Rồi  ông ngập ngừng :
“ Có điều ba cái thứ “Tuyên ngôn cộng sản” này phức tạp quá, dễ tạo điều kiện cho học viên thắc mắc…”
Ong Hiệu trưởng reo lên :
“ Nếu vậy anh Hai xuống giảng chuyên đề khác. Thiếu gì ? Chẳng hạn “giai cấp vô sản vùng lên làm cách mạng chẳng những không mất gì, chỉ mất cái gông xiềng mà còn chiếm được cả thế giới…”. Được  không ạ ?”
Đồng chí Bí thư ngẫm nghĩ rồi lắc đầu :
“ Thôi thôi, ngày nay những chuyện kích động con người ta vùng lên tranh đấu không còn phù hợp . Giảng không  khéo nó thành con dao hai lưỡi, xúi giục quần chúng chống lãnh đạo thì nguy…”
Ong Hiệu trưởng lại reo lên :
“ Vậy chọn đề tài khác, hay anh Hai giảng chuyên đề “ sức lao động của công nhân là yếu tố duy nhất làm nên thặng dư giá trị” được không ?”
Ong Bí thư ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lại lắc đầu :
“ Thời đại ngày nay hàng hoá sản xuất ra chủ yếu là do công nghệ, máy móc, thương hiệu, quảng cáo, máckéttinh thị trường…sức lao động của công nhân ăn nhằm mẹ gì mà gọi là yếu tố duy nhất làm nên thặng dư giá trị. Bố láo…Rồi lại còn chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản…sai mẹ nó hết rồi…”
Rồi như chợt nhớ mình đang nói hớ , đồng chí Bí thư vội vàng :
“ Đảng ta đã dậy “mọi thứ lý luận đều mầu xám…chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi…” . Lý luận phải soi dọi  với thực tiễn, thực tiễn lại bổ sung cho lý luận…cả hai phải đi đôi với nhau…chính vì vậy Đảng ta có đóng góp rất lớn vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin bằng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn…”
Đồng chí Bí thư nói một thôi một hồi, yên tâm xoá trắng được  mấy câu nói hớ, ông mới thở hắt ra :
“ Thời đại ngày nay trong công tác lý luận nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp lắm. Đến ngay đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng còn đau đầu nhức óc nữa là cánh mình cấp cơ sở. Thôi thì cứ giáo trình Viện Mác Lênin gửi xuống thế nào thầy trò cứ y xì vậy mà giảng dậy cho nhau. Chớ có hăng hái nâng cao hay phát triển lỡ chệch hướng là chết cả lũ…”


                                                   (còn tiếp)

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nhà văn Nhật Tiến : GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN ( KỲ CUỐI )



.                                             (tiếp theo và hết)

Những người tị nạn được tập trung vào một khu đất, ở đó những mái lều được vội vã dựng lên san sát như bát úp. Nhưng đối với Thư thì bây giờ nàng lại cảm thấy mình tự do như gió trời. Những người thân thích của nàng không còn ai nữa. Thằng Há đã ngã xuống trên bờ rào nhà cụ Năm Điếc trong hôm ruồng xét. Đó là điều may mắn trong muôn ngàn nỗi bất hạnh của bà mẹ Hoanh, bởi vì nó đã không ngã gục vì chính những viên đạn của thằng anh nó. Chúng nó đã vĩnh viễn, không gặp lại nhau từ ngày thằng Hoanh vô biệt kích Mỹ và biệt tăm không có lấy được một lá thư gửi về thăm nhà. Nhưng như thế là đủ. Như thế là bà cụ có thể yên tâm mà nhắm mắt. Bà đã toại nguyện với ý định sống chết với mảnh đất quê hương cằn cỗi của mình..

Thư rầu rĩ nhìn đăm đăm vào những cột khói đen vẫn còn cuồn cuộn bốc. Nàng muốn thu lại một lần cuối cùng hình ảnh chấm dứt của một đoạn đời mà nàng đã sống vui buồn ở đó. Sau đây nàng sẽ vĩnh viễn từ bỏ khoảnh đất đau thương và tàn phá này để lật qua một giai đoạn mới, có thể là khổ nhọc hơn, bi thảm hơn, nhưng chắc chắn là nó sẽ phải khác những ngày đã qua, nó phải khác với bầu không khí ngột ngạt hiện tại.

Tấm vé xe đò chạy đường liên tỉnh đã nằm trong sắc tay. Thư tiếc là ngày xưa không chịu chụp lấy một tấm hình cho Há, cho Hoanh, cho bà mẹ khổ đau và cho cả chính mình. Nhưng sự tiếc nuối chỉ thoáng qua mỏng manh. Cũng như sự tiếc nuối mỏng manh về mối tình câm nín giữa nàng với chuẩn uý Dũng vậy.

Trước giờ lên xe, Thư ghé vào trại tị nạn một lần cuối cùng. Mọi người nhìn Thư bằng những cái nhìn đối với một kẻ đào ngũ. Tóc Thư vẫn óng mượt. Đôi má phơn phớt hồng. Vành môi chín mọng. Giải khăn tang trắng trên đầu càng làm tăng thêm cho nàng vẻ đẹp của một góa phụ trẻ. Vốn liếng của nàng bây giờ chỉ còn có thế. Nhưng nó cần thiết biết bao đối với một kẻ sắp phải lăn mình vào cuộc sống đầy ánh sáng sa hoa rực rỡ của những thành phố mà cho đến nay vẫn chưa hề biết mùi vị chiến tranh là gì.

Ông Năm Điếc tiếp nàng vội vã vì sắp sửa phải “chủ tọa” một phiên họp. Ông luôn miệng than phiền về cái nhiệm vụ đại diện các gia đình đồng bào tị nạn ở trong trại tạm trú này. Ông phàn nàn với Thư:

- Họp hành gì mà hỗn độn, vô tổ chức, không có kỷ cương gì hết cả. Vấn đề chưa bàn cãi thì bà con cô bác đã quay ra kể lể gia cảnh của mình rồi khóc với nhau tùm lum! Phải cho tôi làm phận sự của tôi với chớ!

                                                          HẾT
                                                                                             NHẬT TIẾN

Vài nhận xét về cuốn "GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN" của NHẬT TIẾN
TRẦN HỒNG DƯƠNG

Đó là cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam, chống Mỹ cứu nước” ? - đó là cuộc chiến tranh “xâm lược của cộng sản Việt Nam” ? - đó là cuộc chiến tranh giữa hai phe “thế giới tự do” và “ xã hội chủ nghĩa...” ? - hàng trăm cuốn truyện đã viết về cuộc chiến tranh này theo cách nhìn tùy thuộc ở phía “bên này” hay “phía bên kia”.

“Giấc ngủ chập chờn” không phe phái như vậy, cuộc chiến trong đó được diễn tả qua cái nhìn của... lão Đối.

Lão Đối là ai vậy?

Là người mà “Bẩy mươi năm không rời khu chợ Lùng lấy vài chục cây số, lão trở nên một hình ảnh gắn liền với những mái nhà tranh, những bụi duối dại, những bờ lau rậm rạp, hay con suối uốn quanh chảy qua cánh đồng gồ ghề nom như một cái thung lũng nhỏ. Cũng vì thế lão yêu mến mảnh đất quê hương của lão đến độ thuộc lầu cả từng biến chuyển dù nhỏ nhặt nhất của cảnh vật chung quanh.”

Lão Đối chẳng phải “quốc gia” càng không phải “cộng sản”, lão thuộc về phe “con người” - con người Việt Nam, những con người sống lam lũ, tử tế, yêu thương lẫn nhau, gắn bó với quê hương, là cây cổ thụ tượng trưng dân tộc mà “một khi có tin dữ bay về, lão lại có cảm giác như... chịu đựng thêm một vết chém mới của tiều phu”.

Cái gã tiều phu ngày ngày bổ rìu vào quê hương xứ sở ấy chính là... chiến tranh. Nó như một trận đại dịch bùng phát hai loại virus mang tên “quốc gia” và “cộng sản” - lây nhiễm toàn bộ thanh niên trai tráng, kẻ nào nhiễm thứ nào thì bị đẩy về phía bên đó và như dẫn dắt bởi một thế lực vô hình nào đó, họ xúm vào chém giết lẫn nhau một cách thiệt tình. Tiêu biểu nhất có lẽ là hai anh em ruột trong gia đình bà cụ Chín, cả hai đã qua một tuổi thơ gắn bó, thương yêu ruột thịt.

“Có bận thằng Há ốm, Hoanh đã ngồi bên cạnh giường nó suốt hai ba ngày liền để có dịp ngắm kỹ cái đầu trọc nhẵn, khuôn mặt choắt cheo, hai mắt lờ đờ, sâu trũng như hai lỗ đáo của nó. Khi đó, thằng Há là tất cả. Hoanh nhường nhịn đủ mọi thứ và chỉ mong mỏi một điều độc nhất là nó khỏi bệnh”.

Ấy thế rồi trời đất đảo điên, âm dương loạn xạ, đùng một cái “Thằng anh đi lính cho bên này. Thằng em lại là đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa bên kia. Thằng Há đã thề không đội trời chung với anh của nó. Nó dọa sẽ có ngày cắt tiết thằng Hoanh bằng mã tấu. Hoanh biết thế, tự ái nổi lên đùng đùng, nhắn tin thách thức đứa em diện đối diện, để xem thằng nào cắt tiết được thằng nào. Hắn rất tin tưởng vào hai cánh tay vạm vỡ của mình. Hắn ước ao có lúc kẹp được cổ thằng Há ốm nhom bằng đôi cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt để cho nó biết là ai hơn ai.”

Vì sao, vì sao ra nông nỗi ấy? Vì sao thằng Hoanh “quốc gia” lúc nào cũng sẵn sàng xả súng vào “ cộng sản”, và thằng Há thề không đội trời chung với “quốc gia”?

Phải chăng hai anh em nhà nó căm thù nhau chỉ vì một cô Thư xinh đẹp và lẳng lơ? Chẳng phải, sắc đẹp đàn bà không gây nổi những cơn say máu thế?

Phải chăng thằng Há đã “giác ngộ lý tưởng cách mạng” tiến lên “giải phóng miền Nam”, “giải phóng thế giới”? Cũng chẳng phải, gã nhảy theo phe cộng sản chẳng qua là vì cái cớ ngớ ngẩn: ẩu đả trong một cuộc nhậu: “Gã đàn ông vớ ngay lấy chai rượu đập thằng Há một cái vào đầu tét máu. Há sùng quá gầm lên, đạp đổ cái bàn khập khiễng và vớ ngay khẩu súng bên cạnh mình, giơ lên bắn chỉ thiên lia lịa. Rủi cho nó, khẩu súng bị lạc nòng ghim ngay hai phát vào một anh dân vệ ngồi ở cuối bàn khiến kẻ xấu số ngã lăn ra, chết ngay trên vũng máu. Thằng Há hoảng hốt xách súng chạy tuốt luôn vô trong đồng. Nó gia nhập du kích xã với một bản án tập nã: “Bắn chết đồng đội để đào ngũ, có mang theo võ khí!”

Chỉ thế thôi và những con virus chiến tranh đã làm tiếp công việc biến gã thành một tên du kích khát máu, hãm hiếp cả vợ Xê, vốn là vợ đồng đội cũ. Trường hợp “giác ngộ” của thằng Bình lại cũng “lãng sệt” không kém, chỉ vì cái bệnh mê vũ khí, nghe lời rủ rê của thằng Há, hắn ăn cắp súng của dân vệ xã rông tuốt ra khu cộng sản. Rồi Lầu và Đực, hai thằng bạn thân từ nhỏ. Thằng Lầu đăng lính quốc gia, thằng Đực được móc nối làm du kích cộng sản. Việt Nam vốn chẳng phải là xứ sở màu mỡ cho các cuộc chiến tranh ý thức hệ- Phật, Lão, Trang, Chúa Giêsu... vào đây đều phải “chung sống hòa bình”, không gây nổi bất kỳ một cuộc chiến “tử vì đạo” đẫm máu nào. Ấy thế mà khi nghe tin thằng Đực, con lão Đối nhảy ra khu, thằng Lầu “quốc gia” đã tới nói với lão: “Thằng Đực đã theo Cộng Sản thì cháu không còn tình nghĩa gì với nó. Cháu quí bác, mà điều bó buộc cháu phải nói với bác như vậy. Gặp nó, cháu không tha đâu. Cháu xin lỗi bác trước rồi đó.”
Thằng Đực “cộng sản” cũng không vừa, nó vặc lại:

- “Chèn đét ơi! Bộ tía tưởng nó cứ nói rồi là nó ăn thịt được tui ngay đó sao? Tía biểu cho nó hay, thằng Đực sẽ ăn gan của nó trước.”

Thằng đòi “ăn gan”, thằng “uống máu”, ghê gớm chưa? Từ thời vua Hùng dựng nước, đã có cái thời nào “máu me” như cái thời đó? Tại sao? Đến gã lính “quốc gia” là Lầu cũng nhận ra chẳng phải là do “đối kháng ý thức hệ” gì, mà chính vì “Đó là chiến đấu để tự bảo vệ! Thế thôi! Bởi vì trong một cuộc xung đột, kẻ ngập ngừng là kẻ bị hạ trước tiên. Vậy nếu muốn sống thì hãy biết chiến đấu một cách can đảm. Điều này, có lẽ bọn thằng Há, thằng Bình cũng chỉ bị ràng buộc đến thế mà thôi. Chứ chúng nó biết mẹ gì về “Cộng Sản”.
Và ngay cả chính gã, người mang trong người “chính nghĩa quốc gia” thì “...cái chính nghĩa ấy cũng chỉ đem lại cho gã cái cảm giác đẹp chứ không gây được trong lòng gã sự sôi nổi, cuồng nhiệt để có thể khiến cho gã chỉ cần nghĩ đến là đã có được một niềm tin vững vàng... Gã tự hỏi mình chiến đấu cho ai? Những kẻ đồng đội ngã xuống, những thằng bạn thân thiết dâng hiến một cẳng chân, một cánh tay, một khúc ruột, tất cả đã vì cái gì? Vì mấy ông chính khách ư? Họ ở xa quá tầm ý nghĩ của những người như gã. Vì bộ quần áo đồng phục gã mang trên mình ư? Đó chỉ là ý niệm mơ hồ...”

Và chính chị Lầu, vợ gã, người phụ nữ chân chất chẳng bị nhiễm con virus nào đã nhận ra thực chất của đôi bên:

- “Nói là Cộng Sản vậy thôi, chớ tụi thằng Há thì biết cái gì. Nó đọc chưa thông mà. Rồi ngay cả bên đây nữa, nói mình là Quốc Gia, chớ thật ra nào có khác gì nhau đâu. Cũng một ngày chạy ăn hai bữa thôi chớ gì.” Và chị đặt cho chồng một câu hỏi hắc búa: “Nhưng tại sao hai bên lại cứ bắn nhau chớ?” khiến anh ta phải lúng túng: “Ôi! Vấn đề đó cao xa, nói làm gì...”.

Người trong cuộc chẳng ai cắt nghĩa được, nhà văn đành phải huỵch toẹt:

- “Cho nên, nhìn kỹ lại, toàn thể chúng nó chỉ là những nạn nhân bèo bọt của một guồng máy lớn đang chuyển mình. Những bàn tay bấm nút ở tận tít mù đâu đó, có khi chẳng thuộc cùng màu da, cùng ngôn ngữ như chúng nó. Và khi các bánh xe của guồng máy bắt đầu quay tròn, thì thịt da, xương máu của lứa tuổi như gã bây giờ bắt đầu thấm xuống, khiến cho mảnh đất quê hương đã điêu tàn lại càng thêm điêu tàn hơn nữa.”

Cái sự huỵch toẹt này cho dù nhà văn đã gài vào miệng thằng Lầu, vẫn chỉ là câu nói ngoài cánh gà chứ chưa toát lên từ những gì diễn ra trên sân khấu của truyện. Mặc dầu vậy, cái guồng máy chiến tranh ấy cứ thế mà lạnh lùng chuyển động khiến cho không có bất kỳ ai, cả ở phía bên này lẫn bên kia, đứng ngoài được tầm tàn sát của nó. Lần lượt những con người cả hai bên phe “quốc gia” và “cộng sản” đã ngã xuống: thằng Bình, thằng Dụng, thằng Xê, thằng Há, vợ chồng Lầu... Và rồi ngay cả lão Đối, người tưởng như một chứng nhân đứng ngoài cuộc, cây “cổ thụ” ngày ngày chịu đựng những vết chém, cũng bị lôi vào vòng ảnh hưởng của cuộc giao đấu giữa hai bên: bên này là yêu cầu mua thuốc cho con trai là du kích, bên kia là cấm đoán của những người quốc gia. Mặc kệ những tổn thất nhân mạng, những nỗi đau thương tang tóc, guồng máy vẫn lạnh lùng quay, cơn đại dịch vẫn hoành hành ngày càng dữ dội, quét sạch cái xóm Phú Mỹ thanh bình và dồn đuổi tất cả mọi người ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn.

Người chết, nhà cháy, nhưng kỳ lạ thay, vượt lên trên tất cả là cái sức sống bền bỉ của con người Việt Nam, nó giúp cho cái cộng đồng dân cư khốn khổ này tồn tại để vượt qua cơn đại dịch. Sức sống đó không nằm trong những gã đàn ông thuộc cả hai phe đang lên cơn say máu lăn xả vào nhau chém giết như một cuộc tự sát tập thể, thực trớ trêu, sức sống đó lại nằm sâu trong những người “chân yếu tay mềm”, những người phụ nữ mang bản năng làm mẹ còn mạnh mẽ hơn cả súng đạn và ý thức hệ. Bên “quốc gia” có chị Lầu, người vợ, người mẹ dẫu có chết trong đám lửa vẫn để lại một đứa con cho cộng đồng, bên “cộng sản” có cô cán bộ Vấn, trùng trùng vây bủa là thế vẫn không quên nhiệm vụ “hoài thai” để duy trì cái dòng giống Việt Nam.

Nhật Tiến đã làm bật ra cái bản năng tồn tại của dân tộc đó ở cuối sách khi đưa ra hình ảnh cô nàng Thư “Tóc vẫn óng mượt. Đôi má phơn phớt hồng. Vành môi chín mọng. Giải khăn tang trắng trên đầu càng làm tăng thêm cho nàng vẻ đẹp của một góa phụ trẻ. Vốn liếng của nàng bây giờ chỉ còn có thế.”

Vâng vốn liếng của nàng chỉ có thế, nàng đào ngũ khỏi đám người đang tự hủy diệt để lên thành phố - ở đó bằng nhan sắc, bằng lẳng lơ, bằng tính bản thiện chưa nhiễm virus ý thức hệ, nàng sẽ sinh ra những đứa con và chính chúng nó sẽ làm một cuộc hồi sinh mới cho dân tộc mặc kệ nỗi lo của lão Đối: “nhà cửa sụp đổ sẽ còn có cơ hội xây dựng lại, ruộng đất bỏ hoang sẽ còn có ngày được cầy cấy, còn cái sự phá sản tình yêu thương bà con làng xóm, tình nghĩa đồng bào trong chia rẽ, thù hận thì biết đến bao giờ mới hàn gắn lại được đây?”

Liệu có phải đã quá mệt nhọc trong thể hiện những mất mát, chém giết, ngòi bút của nhà văn thoát trở nên sinh động, sảng khoái khi mô tả cái bản năng đàn bà trong chiến tranh.

Đây là cảnh thằng Há trở về nhà với chị dâu khi Hoanh đã bỏ đi biệt kích:

“Rồi bỗng nhiên Thư thấy nóng ở phía đằng sau gáy. Không quay lại nàng cũng biết thằng Há đã lén tới từ lúc nào. Hơi thở của nó mỗi lúc một dồn dập như át tiếng nước đang bắt đầu sôi. Rồi bàn tay của nó đặt lên vai Thư vuốt nhè nhẹ. Thư lắng nghe để phân biệt tiếng động ở nhà trên. Bốn bề thật êm ả như một đêm nào Thư đã cùng với Hoanh chia sẻ sự sung sướng, hồi hộp, lúc hai người gần gũi nhau lần đầu. Bàn tay của thằng Há vẫn như những con rắn êm ái luồn quanh cổ nàng. Thư rùng mình một cái nhẹ rồi ném cây cời lửa vào giữa bếp. Thư thấy cánh tay của Há đỡ lấy giải tóc của mình như một cái gối êm. Nồi canh đã sôi lên, khiến chiếc vung bật mở và những dòng nước tuôn ra ở mép nồi rồi chẩy xuống nghe xèo xèo. Ánh lửa đảo lên một vài vòng rồi vụt thu bé lại. Căn bếp chìm trong bóng tối mênh mông...”

Và đây là cô cán bộ Vấn với du kích Đực:

“Vấn không đón lấy bông hoa mà lại nói:

- Cài lên áo thử coi có ngộ không?

Rồi ngực nàng vươn ra, chờ đợi. Đực bỗng thấy nóng ở mặt. Toàn thân của gã rạo rực. Gã gắng gượng đặt những ngón tay run rẩy lên gò ngực của Vấn. Miệng gã khô đến se đắng lại. Nhưng gã chưa kịp cài bông hoa lên áo của nàng thì Vấn đã ngả người thật nhanh xuống nệm cỏ, bàn tay của nàng vít cổ gã theo. Bông hoa dập nát ngay dưới sức ép của hai người. Vấn nhích người qua, quơ lấy được bông hoa, liền ném nó ra ngoài mái lều. Bông hoa đảo đi vài vòng trong bụi mưa rồi rớt trên một bờ cỏ. Mưa bên ngoài tuôn xối xả chôn vùi ngay những cánh hoa dập nát trong làn bụi trắng xóa mờ mịt...”


Hai đoạn văn như hai bông hoa dại len lén nở trên thềm nhà đang bốc cháy. Nhà cháy, người chết... mặc kệ, ngọn lửa trong lòng người phụ nữ thì không cái gì có thể dập tắt khi nó vốn là sức mạnh để họ hoàn thành cái sứ mệnh “hoài thai”. Không nhăm nhăm mô tả “người lính cầm súng trên chiến hào” như rất nhiều cuốn truyện viết về chiến tranh, Nhật Tiến đi sâu vào cái “đời thường của lính” với những lo toan rất hằng ngày. Lầu lo vợ đẻ, Đực lo thuốc tây cho Vấn, những nồi cháo ếch, cháo kỳ nhông... những trang viết rất cụ thể, sinh động về “đời thường trong chiến tranh”.

Đọc Giấc ngủ chập chờn, người ta không bị mệt mỏi bởi những “đường lối chiến lược”, “chỉ đạo chiến thuật”, những tiến công và phòng ngự, những tướng lĩnh vênh váo và những binh nhì nín nhịn chịu kỷ luật, đọc Nhật Tiến người ta được thấy những phong cảnh thiên nhiên đầy tình người và lãng mạn, những con người bằng xương bằng thịt như bước ra từ trang giấy với những tính cách rất Nam kỳ, được tác giả khắc họa bằng nghệ thuật xây dựng đối thoại rất nhuần nhuyễn ngôn ngữ địa phương.

Và sau cùng, Giấc ngủ chập chờn với giá trị tự thân đã bày ra một nghịch lý: vì sao mãi sau 45 năm, kể từ ngày nó ra đời trên quê hương lúc đó còn đắm chìm trong máu lửa, mà mãi tới nay vẫn còn nhiều người chưa biết tới nó?
TRẦN HỒNG DƯƠNG


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 134) : Không ghi trong luật cũng bắt !

                                

Giáng Sinh năm nay se se lạnh, giáo dân tha hồ đi lễ đi…liếc. . Nực cười , mấy người có đạo như cô Phượng cave, bà Năm củ cải, gã Ký Quèn…chẳng rục rịch gì, riêng nhà ông đại tá hưu, tín đồ trung thành của vô thần cộng sản, kẻ thù truyền kiếp của Thiên Chúa giáo thì lại rùm beng sửa soạn . Nửa tháng trước đã thấy chở về nào hang đá, nào cây thông , nào dàn đèn nhấp nháy khiến tối tối nhà ông đại tá hưu sáng rực một góc hẻm, con nít bu đầy ngoài cổng nhòm vào hang Be Lem thấy cả Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ. Chị Gái hủ tíu thấy xe chở đồ Giáng Sinh tới nhà ông đại tá hưu đi tới đi lui ì xèo, kêu lớn :
“ Ô kìa…có cả tượng ông tây có râu à nha !”
Thằng Bảy xe ôm trợn mắt :
“ Tầm bậy, tượng ông Các Mác,  Giáo hoàng của cộng sản đó…”
Cô Phượng ca ve lên tiếng :
“ Các Mác đâu mà Các Mác…tượng đức Thánh Cha đó. Mày biết cái gì mà xía dzô ?”
Thằng Bảy xe ôm cười cười :
“ ừa, tui tưởng chú Ba đại tá hưu là cộng sản nòi phải bày tượng mấy cha Mác , Lênin, Hồ Chí Minh , Mao Trạch Đông chớ…”
Cô Phượng ca ve cười  hắc hắc :
“ Xưa rồi Diễm…giờ còn bày tượng Mao Trạch Đông dân nó vứt cứt vào mặt…”
Thằng Bảy xe ôm cãi :
“ Tui chạy xe trong Chợ Lớn vẫn thấy có nhà tàu khựa treo hình Mao Trạch Đông chớ bộ.”
Gã Ký Quèn lúc này mới lên tiếng :
“ Bởi vậy mới nói tụi nó điên, ai đời thằng Mao chù xì này cách mạng văn hoá giết cả mấy chục triệu người mà tới giờ vẫn tôn nó  lãnh tụ tối cao. Mẹ kiếp, lẽ ra phải đào mồ bắt nó đền tội chớ .”
Ong đại tá hưu vỗ bàn quát :
“ Thằng Ký Quèn hồ đồ. Hiện nay, trong các văn kiện chính thức, đảng ta vẫn nói “đồng chí Mao Trạch Đông kính mến”. “
Cô Phượng cave lên tiếng :
“ Đồng chí với đồng cấu gì lại cướp đất của nhau ?”
Gã Ký Quèn cười hềnh hệch :
“ Vậy mới đúng nghĩa đích thực của hai chữ đồng chí chớ. Bây giờ đã thành  lệ, khi sắp choảng nhau các quan mới gọi nhau bằng ‘đồng chí”. Bởi vậy dân gian mới có câu : “ Kính thưa các đồng chí “chưa bị lộ “ và “sắp bị lộ…”
Cô Phượng cave thắc mắc :
“ Vậy còn các đồng chí “đã bị lộ” đâu ?”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Vào nhà đá rồi ở đó mà họp chi bộ ?”
Ong đại tá hưu đập bàn :
“ Ai cho phép tụi bay bàn tán chuyện nội bộ của đảng ?”
Cô Phượng cave kêu lên :
“ Chèn đéc ôi…chuyện nội bộ của đảng là chuyện gì vậy chú Ba ? Có phải chuyện bao che nhau chia chác tiền của dân không ?”
Ong đại tá hưu trợn mắt :
“ Cái con cave này nói năng tầm bậy. Nói xấu đảng chính phủ là bị truy tố ra tòa , có luật rồi nha …”.
  Cô Phượng cave vội vàng :
“ Í chết…í chết…chú Ba đưa luật ra vậy thì từ nay cứ nói ngược lại chắc ăn…”
Ông đại tá hưu trợn mắt :
“ Nói ngược là nói thế nào ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Giả tỉ như chuyện tham nhũng thì nói đảng, nhà nước ta tuyệt nhiên không có đồng chí nào ăn cắp tiền công quỹ mà chỉ làm lợi cho dân cho nước thôi . Như đồng chí Dương Chí Dũng mới đây ra Tòa đã làm lợi cho  Nhà nước mấy trăm tỉ…”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Nói vậy thì các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước tuyệt nhiên không gửi ngân hàng Thụy Sĩ  cắc nào, tuyệt nhiên không gửi đứa con nào du học Mỹ…”
Gã Ký Quèn góp chuyện :
“ Vậy từ nay không nói “mất nước “ mà phải nói “được nước “ …”
Chị Gái hủ tíu thắc mắc :
“ Được nước” là sao ?”
Gã Ký Quèn cười cười :
“ Giả sử “mất nước” về tay Trung Quốc thì phải nói là “được nước” về tay anh em 16 chữ vàng ?”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Nói gì kỳ vậy thằng Ký Quèn ? Mất nước vào tay thằng tàu thì là “mất” chứ sao “được “ ?
Gã Ký Quèn gân cổ :
“ Được chớ…này nhé…cờ của ta có một sao thôi, nếu “được nước”  vào tay Trung Quốc ta có những bốn sao lận, rồi ta chỉ có một tỉnh Quảng Nam thôi, mai mốt “được nước” về tay Tàu sẽ có những hai tỉnh Quảng Nam lận..”
Ông Tư Gà nướng chửi thề :
“ ĐKM các đồng chí.  Thế Việt Nam biến thành tỉnh Quảng Nam của thàng Tàu à ?””Được nước” mà như vậy thì dân nó dào mả ông mả cha các đồng chí lên…”
Cô Phượng cave chợt xua tay :
“ Hổng được…hổng được.. có cái không nói ngược được…”
Ông Tư Gà nướng nổi cáu :
“ Trên tivi vẫn nói ngược thôi. Dân bỏ ruộng đi làm thuê thì nói nông nghiệp phát triển bền vững, xí nghiệp quốc doanh thả sức moi ruột công quỹ thì bảo kinh tế quốc doanh là chủ đạo…ĐKMN…có gì không nói ngược ?”
Cô Phượng cave vội vàng :
“ Có chớ…có chớ…tăng giá xăng, tăng giá điện, tăng giá ga …mà lại nói ngược thành giảm giá thì chết  cha mấy thằng con cưng của đảng… Chú Ba nè, cái này đéo ghi trong luật, không phải nói xấu đảng à nha… “
Cả quán cười  ồ. Ông đại tá hưu uất quá chửi thề :
“ĐM tụi bay…không ghi cũng cứ bắt…”

       27-12-2013