(tiếp theo)
Trong đám người đổ tới Nhà hát lớn xem nữ sinh biểu diễn toàn là các “quan tây” với “ các quan ta , áo gấm dài , khăn xếp, các quan bà tuy cao tuổi nhưng đều đánh phấn trắng lốp. Tất nhiên toàn là bọn hút máu mủ dân như “gia đình Nghị Khanh, mụ nghị, mụ tuần Vi, cậu tú Tường, cậu Cử Phát, đủ bộ…” và vợ chồng huyện Môn, được Nguyễn Đình Thi dụng công mô tả nhất . Đưa vợ đi coi hát ở Nhà hát lớn mà quan huyện trẻ, tây học này cứ hậm hực :
”Giả thử Phượng chiều lão ta một lần đi nữa cũng có mất mát gì…Sao en ngu thế . Nói thế nào cũng không nghe. En ăn cơm của chồng thì cũng phải giúp chồng chứ. Ông huyện Môn cười nhạt. Chẳng qua là vô ơn bạc nghĩa, đồ bạc…bạc…”.
Quả thực cái thuật ngữ “bôi đen xã hội” mới xuất hiện thời Nhân văn Giai Phẩm và những năm về sau đã được Nguyễn Đình Thi sử dụng không phải như công cụ phản kháng của các nhà văn với thực tại đang diễn ra mà chính là để hạ thấp xã hội Việt Nam thời “phong kiến - đế quốc” một cách “xuất sắc”.
Thế rồi buổi biểu diễn của nữ sinh Hà Nội tại Nhà hát lớn cũng bắt đầu :’Có hai đoàn thiếu nữ Pháp và Nam , các cô gái Pháp mặc váy trắng như bông tuyết, các cô gái nam cũng áo dài trắng, quần trắng . Tất cả đám bông hoa biết nói ấy đã cất tiếng lanh lảnh hát bài Macxâye…” .
Cái thứ nhãn quan nhìn đâu thấy …”chính trị” khổ vậy. Nó làm cho nhà văn chẳng còn nhận ra vẻ hồn nhiên, tươi trẻ, giọng ca thánh thót của các cô gái Hà Nội , mà chỉ nhăm nhăm bôi bác “đám các quan ông, quan bà, các nhà trưởng giả ngồi xem chỉ nghe thấy tính tinh nhí nha nhi nhô, không hiểu gì , nhưng thấy hai cô đánh đàn mặc đẹp thế và uốn các ngón tay trắng muốt cứ cong lên cong xuống như múa trên cái đàn đắt tiền thì hẳn là đàn phải hay lắm…” .
Rồi tới màn múa :
“Các cô mặc váy ngắn cũn cỡn và mỏng tanh, nom thấy thân hình lồ lộ, dón đầu ngón chân chạy đi chạy lại , ngửa người ra uốn éo…”
Thì đúng là một cái nhìn khắt khe, đe nẹt của một anh cán bộ văn hoá cấp xã chứ không còn là của một nhà văn lớn với tâm hồn rộng mở đón nhận mọi màu sắc trần gian…
Thế còn hình tượng “tiểu thư Hà Nội” - những “dáng kiều thơm”, những “đôi mắt huyền”, “những thiếu nữ buồn không nói”…đã được Nguyễn Đình Thi khắc hoạ như thế nào ?
Trong cả cuốn tiểu thuyết, khi viết về loại nhân vật loại này, ngòi bút của nhà văn dường như được “giải toả” khỏi sự lên gân cốt, sự bốc phét trong những trang viết về những nhà cách mạng và quần chúng cách mạng để khoan khoái, thích thú đi sâu vào cái xã hội “xanh xanh đỏ đỏ” tiểu tư sản mà ông phải lên án, cải tạo nó nhưng trong bụng lại ngầm thích thú nó.
“ Phượng đến trước tấm gương lớn . Ngực còn thở mạnh . Phượng đứng ngắm nghía cái cái dáng người trong gương . nàng giơ cánh tay tròn lẳn lên và nghiêng người nhìn những đường cong, rồi bỗng lột cái áo nịt , xem lại ngực của mình. Đôi vú tròn và rắn chắc như của một cô gái mười tám , đôi mươi , người Phượng vẫn trẻ nguyên như hồi chưa chồng, không ai có thể bảo cái tấm thân trong gương kia hai mươi sáu tuổi. …”
Ông nhà văn có vẻ thích thú cái giấc ngủ nướng của người đàn bà đẹp đến độ mô tả nó thật tỉ mỉ :
“Đã trưa lắm rồi thì phải. Qua cửa sổ , ánh sáng như nhức nhối vì không được ùa vào . Phượng cố nằm thêm mấy phút nữa, chăn và gối êm vuốt ve vào da thịt người đàn bà trẻ thoáng rạo rực và tự cười mình. Mình hư lắm, Phượng tự bảo…”
Trong đời tình ái của Phượng ít ra là có 3 người đàn ông.
Người trước hết là chồng của Phượng, huyện Môn, lấy nhau vì…chàng giàu.
Người thứ hai là “người yêu đầu đời”, hoạ sĩ Tư, chia tay nhau vì…chàng nghèo, cả đời không chịu vẽ tranh đàn bà đẹp để bán “Người mẫu của Tư là những em bé ở góc phố, là một người đàn bà bán chuối…bà mẹ bác thợ giặt…”, ao ước “ vẽ được những bức tranh lớn về đời sống trên sông Hồng Hà “ ( hẳn nhà văn được gợi ý bởi hoạ sĩ Nga Reepin trong tranh lớn “Người kéo thuyền trên sông Vonga ) sau này chắc chắn sẽ thoát ly làm cách mạng.
Người thứ ba là hoạ sĩ Thanh Tùng – hoạ sĩ của tầng lớp trưởng giả, “ hầu hết là vẽ những người đàn bà , những thiếu nữ, e lệ, mơ màng, mắt một mí dài và nhỏ kiểu “phương đông” đang xoã tóc ngồi đọc sách chữ nho hoặc đan áo bên một khung cửa sổ tròn hoặc bên một lọ hoa…:” . Tất nhiên tranh của Thanh Tùng bán chạy ào ào, chàng trở nên giàu có, sống sang trọng và chính cái đó đã hút Phượng nhào tới với chàng như con thiêu thân, chỉ trong khoảnh khắc đã ngã vào tay chàng hoạ sĩ trưởng giả cắm sừng lên đầu chồng.
Tiểu thư Hà Nội dưới cái nhìn “thiên kiến giai cấp” của Nguyễn Đình Thi trở nên hết sức tầm thường, hám của, dâm đãng, thiếu ý thức làm vợ . Đó là cái nhìn hẹp hòi của một anh chàng nghèo hèn , sống trốn lánh bất hợp pháp vì hoạt động cách mạng , đứng ngoài vỉa hè mà nhìn vào các gia đình gia giáo nên không tránh khỏi tức tối, ghen ghét. Sự thực, những tà áo trắng nữ sinh Hà Nội sống hồn nhiên, trong trắng và tử tế hơn nhiều những gì Nguyễn Đình Thi dụng công viết ra.
Như thế liệu ông có đáng là đứa con yêu của người Hà Nội như nhiều người tâng bốc ?
Nữ sinh thì như thế, còn các thày cũng được ông nhà văn mô tả chẳng ra cái hồn gì. Trong trường có nhiều học sinh nhặt được truyền đơn của cộng sản và dâu trong người . Viên đốc học người Pháp bắt các thày đi khám :
“ Mấy ông giáo , mặt như chàm đổ đi làm việc của những tên mật thám. Phần đông họ khám qua quýt cho xong chuyện , nhưng cũng có một hai người bắt học trò cởi áo rũ túi cho lão đôc Tây nhìn thấy sự mẫn cán của những tên đầy tớ trung thành…”
Các thày An Nam đã “hèn” đến thế, tất nhiên các viên chức Pháp phải hung hăng tàn bạo.
“ Viên giám thị xấn xổ chạy xuống và lồng tới chỗ đám đông. Thấy một cậu học trò tay còn cầm tời giấy, y quát bằng tiếng Pháp :” Cái gì đây ? Mày cầm cái gì đây ? – Một cái tát mạnh làm cậu bé chúi đi. “Tao sẽ đuổi mày ra khỏi trường nghe không ?”…Viên giám thị vẫn mặt đỏ gay , giẫm chân và hoa tay theo đám học trò :” Lũ ăn cắp . Tao sẽ đuổi hết chúng mày ra khỏi đây. Voay-u…”
“ Bỗng có tiếng tát đôp đốp . Trong lúc mọi nguời chú ý cả vào cuộc khám thì viên đốc Tây đã ra đứng đằng sau các hàng xem xét và bắt được một học sinh năm thứ ba đang móc túi vứt đi một tờ truyền đơn. Y kéo tai đứa nhỏ lôi đi sênh sệch…”
Hiệu trưởng và giám thị kiểu này chắc không phải ở các trường Albert Sarraut, Puginier, Sainte Marie…tại Hà Nội thời đó mà chắc là ở…Nam Vang nơi ông nhà văn đã sinh ra và lớn lên chăng ?
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét