Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

HẺM..."BUÔN" CHUYỆN (KỲ 25 )- Tài thiệt...tài thiệt...






Sáng nay, chẳng hiểu có đọc “ Tài thiệt…tài thiệt…tiên sư anh Tào Tháo…” của Nam Cao không, chắc  không, vậy mà thằng Bảy xe ôm đi đâu về la lớn :
“ Tài thiệt …tài thiệt…”
Cô Phượng  cave tròn mắt :
“ Mày nói ai tài vậy Bảy ?”
Thằng Bảy xe ôm vênh váo :
“ Cảnh sát giao thông chớ ai ?”
 Ong Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Bộ nó tha phạt sao mày khen  dữ vậy ?”
Thằng Bảy xe ôm lắc quày quạy :
“ Tui khen là khen nó cãi tài kìa. Vụt  dùi cui vào mặt người đi xe máy  ngã gục xuống đất mà lại cãi  tại anh  kia ngã vào gậy cảnh sát …”
Cô Phượng ca ve cười  lớn :
“ Ha ha ha... Ngã vào gậy cảnh sát ? Tài thiệt tài thiệt…tiên sư anh cảnh sát ?”
Ong đại tá hưu đập bàn :
“ Con này bố láo ? Sao mày dám chửi tiên sư cảnh sát ?”
Cô Phượng cave cãi :
“ Tôi đâu có chửi, tôi khen chớ bộ … khen theo kiểu Nam Cao khen Tào Tháo mà… Tài thiệt tài thiệt…tiên sư anh Tào Tháo…”
Cả quán lăn ra cười. Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Cãi vậy đã lấy gì làm tài.Ở quê tau, công an thượng  cẳng chân hạ cẳng tay đánh người ngã lăn quay  mà nó cãi chỉ "quơ tay quơ chân" …”
Thằng Bảy xe ôm cười lớn :
“ Tài thiệt …tài thiệt…tiên sư anh công an…”
Ong đại tá hưu đập bàn :
“ Thằng Bảy xe ôm kia, sao mày dám chửi tiên sư  anh công an hả ? Tao còng mày giờ ?”
Thằng Bảy xe ôm cãi :
“ Tôi chửi hồi nào. Tôi khen nó cãi giỏi chớ bộ ?”
Cô Phượng cave cười hắc hắc :
“ Vậy cũng chưa tài bằng công an Bình Dương rút súng bắn chị em cave đùng đùng lại cãi không phải súng mà là “công cụ hỗ trợ”, không phải bắn mà là…”cướp cò”…Tài thiệt tài thiệt ”
Ông Tư Gà nướng lớn tiếng :
“ Cãi vậy cũng chưa tài bằng ông Nguyễn Tài Sơn , Tổng Giám đốc tư vấn xây dựng điện cãi đập thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất tới cấp 9  trong khi ông Cục trưởng Giám định Nhà nước lại nói thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế động đất cực đại cấp 5,5  …”
Gã Ký Quèn xua xua tay :
“ Vậy đã nhằm nhò gì…còn có người tài gấp trăm lần vậy cà …”
Cô Phượng cave láu táu :
“ Í trời …Ai mà tài vậy anh Ký Quèn ?”
Gã Ký Quèn chậm rãi :
“ Đồng chí Tố Hữu kính mến chứ ai ? “
Ong đại tá hưu đập bàn :
“ Tao cấm…tao cấm tụi bay động tới lãnh tụ nghen !”
Cô Phượng cave la lên :
“ ủa sao kỳ vậy chú Ba…anh Ký Quèn khen đồng chí Tố Hữu tài chớ có chê gì đâu mà cấm. Anh Ký Quèn cứ nói đi, Tố Hữu tài sao ?”
Gã Ký Quèn nghiêm trang :
“ Tố Hữu đúng là thiên tài, từ ngày xửa ngày xưa ổng đã tiên đoán :” Liên xô ngày nay chính là Việt Nam ngày mai…”
Cô Phượng cave vỗ tay :
" Đúng quá...đúng quá...  mai kia Việt Nam cũng giống Liên xô..."
Thằng Bảy xe ôm cười lớn :
“ Vậy mới nói…tài thiệt…tài thiệt ...tiên sư...ấy chết đồng chí Tố Hữu  tài thiệt…”
Cả quán cười ầm ĩ trừ ông đại tá hưu.

30-9-2012

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 82)



                                   
                                   (tiếp theo)

Trong cộng đồng người Hà Nội, không hiểu sao thương gia,  doanh nhân giàu có luôn luôn bị các nhà văn cộng sản coi là xấu xa, tiến thân bằng lừa gạt phản trắc.
Ông Cự Lâm là một thương gia như thế  :
“ Một người chú họ làm ở Hồng Kông mua được nhiều hàng quý như gương , thảm, giường Hồng Kông, len, dạ, tơ lụa, đồng hồ, bút máy…hàng tháng gửi về nhờ ông giữ hộ. Cư hàng chục năm như vậy. Nhưng ông Cự Lâm đã bội tín, chiếm hẳn những của ấy làm của mình, và từ một người buôn chè nhỏ , ông cứ phất mãi lên.. . ..”
Ông Cự Lâm đã xấu vậy, bà vợ ông cũng chẳng tốt đẹp gì :
Bà trông bệ vệ nhưng đần độn. Bà chỉ là một cái máy đẻ. Việc kinh doanh của chồng thì bà không biết gì, việc trông nom trong nhà , từ tiêu pha trong nhà đến bếp nước giỗ chạp thì đều do bà giáo ( em chồng) mà bà ta cũng rất sợ. “
Thế hệ bố mẹ đã vậy, tất nhiên con cái phải khác, phải giác ngộ cách mạng thì mới phù hợp với chiều hướng xã hội mới - bởi vậy nhà văn cho cậu con trai tên Phúc và hai cô con gái tên Lan và Hương khăng khăng ở lại Hà Nội xin vào tự vệ. Hành động cách mạng đầu tiên của Phúc là “chơi” bố một vố choáng váng đúng vào ngày giỗ bà nội :
“ Đêm hôm qua trong lúc ông Cự Lâm đang nằm nghe bên ngoài người nhà làm cỗ, lòng ngổn  ngang  vì tình hình , não ruột vì khu phố thúc giục tản cư thì một tin đưa tới làm cho ông rụng rời đổ đốt : Phúc đã tự tiện đến nhà Quảng Xương  Long bắt người gác phải mở cửa và cùng một số đông tự vệ xông vào kho. Người gác giữ lại thì Phúc chửi mắng thậm tệ, đành phải báo bằng dây nói cho ông biết.”
Hoá ra tự vệ cần cuốc xẻng đào hầm, ông Cự Lâm có cả một kho nhưng không ủng hộ nên con trai ông kéo tự vệ tới phá kho :
Cửa hiệu lúc ấy như đang bị bọn kẻ cướp đánh phá. Phúc đứng ở ngoài vỉa hè hò hét giục mọi người . Cự Lâm nghe rõ tiếng Phúc oang oang :” Cần bao nhiêu cứ lấy. Càng nhiều càng tốt. Ông cụ đã muốn keo bẩn thì cho keo bẩn một thể…”
Đã dắt tự vệ phá kho của bố , thoát ly gia đình đi tự vệ , Phúc còn ngoái cổ chửi bố . Anh thổ lộ với đồng đội :
“ Các anh nên hiểu cho tôi. Tôi ngồi trên đống của thật đấy, nhưng tôi không muốn nối cái nghiệp làm giàu của cậu tôi. Cái dịp ấy bây giờ đã đến với tôi…” 
Cái dịp ấy chính là “vào làm giáo viên hội truyền bá mặc dầu nhà cấm vì sợ mật thám theo dõi . Đã có lúc anh đóng cửa buồng lại, đứng trước gương tập diễn thuyết để sau này ra làm việc xã hội …”
Trong hội nghị quân sự của Liên khu 1 Hà Nội, tiểu đoàn trưởng vệ quốc quân đứng lên nói xấu người Hà Nội :
Thì Hà Nội là đất của tiểu tư sản , bấp bênh và quay quắt , cách mạng lên thì nó ào ào đi, cách mạng xuống thì nó quay lưng lại, Pháp cũng theo, Nhật cũng theo , tàu trắng cũng theo, Việt Minh cũng theo và nếu Mỹ vào thì cũng đi với Mỹ…”
 Hội nghị quân sự Liên khu 1 Hànội vào trước đêm toàn quốc kháng chiến gồm các cán bộ quan trọng bàn về tác chiến mà lạ thay suốt hơn 30 trang diễn tả hội nghị , phần lớn các nhân vật chỉ  hô khẩu hiệu suông :
Đồng chí Bí thư nói :
“ …Chúng ta phải làm những người tiên phong đi giải phóng dân tộc chúng ta. Trong ngày vừa qua, nhiều đảng phái đối lập công kích ta, hòng làm giảm uy tín của Đảng ta. Họ đòi chia quyền lãnh đạo , thậm chí đòi Đảng ta bỏ quyền lãnh đạo . Nhưng trong lúc Tổ Quốc lâm nguy này thì họ ở đâu ? Người  đứng mũi chịu sào trung thành với dân tộc vẫn chỉ có Đảng ta. Trong cuộc kháng chiến này , một lần nữa , Đảng ta lại làm cái sứ mạng là  lái con thuyền Tổ Quốc vượt qua bão táp phong ba tới bờ thắng lợi …”
Hoá ra trong lúc nước sôi lửa bỏng, đảng ta vẫn lo việc giữ độc quyền lãnh đạo và suy cho cùng, chính cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp đảng loại bỏ các đảng đối lập một cách dễ dàng.
“ Ông Khu phó phát biểu :
“ Nói tóm lại, nếu các đồng chí có một quyết tâm thật là sắt  đá , nếu các đồng chí dựa được vào lòng yêu nước của bộ đội , của nhân dân , nếu các đồng chí biết phát huy những điều kiện thuận lợi đặc biệt của Liên khu 1 thì các đồng chí nhất định chiến đấu lâu dài trong thành phố được . Chính phủ, Hồ Chủ tịch  giao cho các đồng chí một nhiệm vụ rất vinh quang. Các đồng chí cố lên. Dù có phải hy sinh thế nào cũng phải cầm cự tới cùng…”
Ông tiểu đoàn trưởng :
“ Chúng tôi, những người Vệ quốc quân, chúng tôi quyết không để cho Pháp thực hiện cái ý đồ của chúng. Nghĩa là chúng tôi sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi xin thề như thế trước chân dung Hồ Chủ tịch, trước mặt đồng chí Bí thư, đồng chí Khu phó và tất cả các đồng chí…”
Ngày nay khi đã có một “độ lùi” nhất định nhìn lại các sự kiện lịch sử, người ta lấy làm  lạ rằng trong những ngày đầu rơi máu chảy, biết bao nhiêu bà già con trẻ lạc lõng bơ vơ, biết bao gia đình tan nát như những tổ chim trước bão….Một xã hội đang vỡ tung trong loạn lạc, bi kịch về thân phận con người đang bị đẩy tới đỉnh điểm . Một khoảnh khắc lịch sử tràn đầy máu và nước mắt. Vậy mà thật đáng ngạc nhiên, ngòi bút của ông nhà văn không đi sâu khai thác những nỗi bất hạnh trong  chiến tranh , ngược lại dùng rất nhiều trang ghi lại phát biểu “đao to búa lớn” của mấy ông cán bộ đảng khi súng sắp  nổ trên toàn thành phố rồi vẫn còn cà kê ngồi khai hội.
Ông Bí thư lại nói nữa :
“ Chúng ta muốn hoà bình. Đến phút cuối cùng Hồ Chủ tịch vẫn cố gắng duy trì hoà bình. Nhưng chúng nó cố tình cướp nước ta lần nữa . Chúng đã khai chiến  ở Hải Phòng , chúng đã khai chiến ở ngõ Yên Ninh rồi. Chúng ta muốn hoà bình , nhưng không phải hoà bình trong nô lệ. Chúng ta quyết đứng lên chiến đấu, bảo vệ quyền lợi cho dân tộc , đập tan sự nguy hại cho nền dân chủ và hoà bình …”
Người ta không hiểu sao phần lớn cán bộ đảng cứ thích nói dài, nói dai, nói chính trị quanh đi quẩn lại vài điều người nghe dường như đã “biết rồi, khổ lắm…”. Rất có thể trong khi nói, khoái  cảm  “đứng trên đầu thiên hạ” tràn trề trong người làm cán bộ khó mà dứt được.
Sau khi nhắc đến cụ Hồ rồi, ông Bí thư lại nhắc tới lãnh tụ khác :
Như  đồng chí Trường Chinh đã nói, chúng ta sẽ làm cho giặc đói không có ăn, khát không có uống, có chân như què, có mắt như mù, có miệng như câm. Các đồng chí hãy nêu cao tinh thần dũng cảm của người cộng sản quyết chiến quyết thắng…”
Cứ như thế ông Bí thư độc chiếm diễn đàn cho tới khi cuộc họp kết thúc sau suốt một ngày một đêm “hô khẩu hiệu suông”.
Lúc này ngoài cổng trụ sở có một cô gái chờ sẵn suốt trong lúc cán bộ  họp. Đó là cô Quyên, nữ sinh Hà Nội , đang muốn “nằm gai nếm mật, ở mặt trận thì phải là màn sương gối đất  chứ có đâu lại đi làm một công việc văn phòng chẳng có gì là khó nhọc, ro ró ở một xó nhà…” . nữ sinh ôm ấp hình ảnh người chồng tương lai phải  đã  bị đầy ra Côn Đảo , đã phải vượt  tù trốn về khu giải phóng, và lúc này phải gánh vác những công việc lớn lao.”  để cô có thể “ hy sinh tất cả cho anh để bù lại trăm nghìn  gian khổ mà anh đã phải chịu trong bao nhiêu năm…”.
Với nhân vật Quyên , Nguyễn Huy Tưởng báo hiệu sự xuất hiện của  thế hệ thứ nhất của hồng vệ binh Việt Nam  theo sau những tên tuổi như Lý Tự Trọng và sau này là Võ thị Sáu.
Vậy trong suốt một ngày một đêm cô Quyên chờ ai vậy ?
Đó là “chị Oanh” , nguyên nữ sinh trường Đồng Khánh, “đã dẫn đầu các bạn học đi dự lễ kỷ niệm Gian Đa và Hai bà Trưng do trường Anbe Xarô và trường Bưởi cùng làm chung. …Thế rồi Oanh bị đuổi. Trước  ngày Nhật  đảo chính, Oanh tham gia cách mạng. Sau đảo chính Oanh càng hoạt động tích cực. Bị Nhật lùng bắt , Oanh phải thoát ly gia đình ra ngoại ô. Trước ngày cách mạng, Oanh là một trong những người  phụ nữ  cứu quốc đứng trên gác Nhà hát thành phố , diễn thuyết hô hào ủng hộ Việt Minh trước đám biểu tình ngày 17 tháng 8….”
Vậy Oanh là một nữ cán bộ to, được dự Hội nghị quân sự Liên khu 1 lại được ngồi xe ô tô về Bắc bộ Phủ. Gặp được Quyên, cô kéo  Quyên tiện thể ngồi ô tô luôn. Khi xe chạy qua Trường nữ học Đồng Khánh vốn là trường cũ của Quyên, “cô bỗng vịn lên vai Oanh, kêu :
“ Chị ơi, trường Đồng Khánh của chúng ta đây này…”
Oanh nói :
“ Đừng gọi cái tên thằng vua ấy nữa . Bây giờ là Quận uỷ hội…”
“ Không hiểu sao, em nhớ trường cũ qua, chị ơi…”
Vậy là cô Quyên “lính mới” vẫn còn một chút nhớ nhung, xao xuyến về “mái trường xưa”, còn cô cán bộ Oanh, phản xạ đã sặc mùi chính trị , nghe nhắc tên trường đã giãy nảy vì nó là tên “cái thằng vua” bất chấp nó là “mái trường xưa đầy kỷ niệm”.. Có thể tiên đoán được rằng, sau này “khi cách mạng thành công” loại nữ cán bộ như Oanh sẽ trở thành những Bộ trưởng , Thứ trưởng và với cung cách suy nghĩ “lấy chính trị làm thống soái” như vậy, có thể thấy trước họ sẽ đưa đất nước đi tới đâu .

                        (còn  tiếp)


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

SỰ THÊ THẢM CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (KỲ CUỐI)


                                                      Nhà văn VŨ HUY QUANG
                                                                        (Hoa Kỳ) 
                   (tiếp theo và hết )

Nguyên lai việc tố Trốtkít tại Trung Quốc là gián điệp cho Nhật.

Những vu vạ trắng trợn nhất cho Trần đều có kế hoạch: Bài đầu tiên ký tên Khang Sinh. Khang Sinh là cán bộ học từ Nga về.
Khang Sinh quê ở Tượng Sơn, mạn đông Sơn Đông. Năm 1921, học trong lớp dạy của Cù Thu Bạch tại Đại Học Thượng Hải, rồi gia nhập Đảng CS. Giữa 1925-28, hoạt động trong phong trào Nghiệp đoàn do Tường Dĩnh, lúc ấy là bí thư phân bộ Thượng Hải, lãnh đạo. Sau được làm nhân viên an ninh cho ban An ninh chính trị Thượng Hải. Sau cuộc tan rã hợp tác Quốc Cộng năm 1927, Khang Sinh sang Moscow du học, ở đó cho đến 1937 thì về Trung Quốc - cùng Vương Minh (tên họat động của Trần Thiếu Vị) và Trần Vân. Rồi là thành viên trong ban Tổ chức tại Diên An, phụ trách về An ninh tình báo. Khi Khang Sinh viết bài tố Trần Độc Tú là Trốtkít và là gián điệp Nhật, nhiều người cũng đoán ngay lý do Đảng CSTQ hẳn có chủ ý khi ĐCSTQ để Khang Sinh là người đứng tên bài tố cáo đó.
Trong những năm Trần tạm thích, ông sống ở Nam Kinh, thời kỳ mà Trần muốn giải tỏa mọi nghi ngờ ông sẽ lập chính đảng khác. Ông thường nói với người thân cận rằng ông sẽ không có ý định đó. Trước khi Nam Kinh rơi vào tay quân Nhật tháng Chạp 1937, (do Tưởng đánh điện ra lệnh cho Tướng Đường Sanh Chí rút lui, bỏ Nam Kinh cho Nhật ngày 11, đến ngày 13 thì quân QDĐ rút xong hết) Trần đã đi Vũ Hán, ở đó ông diễn thuyết vài lần, kêu gọi chống Nhật. Cùng lúc ông viết những bài nghị luận trên “Chính Luận tuần báo”, “Dân Ý tuần báo”. Tư tưởng của ông vẫn được quần chúng kính trọng, nhưng không được lòng Đảng Cộng Sản.
Trên số tuần báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận chính của Đảng CSTQ ở Diên An, có bài trong mục “Diễn Đàn” (mục chính luận cốt yếu), đăng ngày 20 tháng 11, 1937, nhan đề “Ông Trần Độc Tú đi đâu?” Bài viết gỉa vờ như thấy quan điểm của Trần Độc Tú mới đây, tuy khác với tư tưởng của nhóm Trốtkít Trung quốc, khi mà ông kêu gọi đoàn kết chống Nhật để được quần chúng ủng hộ, nhưng bài báo chỉ trích tư tưởng ông thực ra không biết làm cách nào để thực hiện mục đích. Cơ quan ngôn luận của Mao chêm lời bình luận,
“Tư tưởng của ông Trần vẫn là tư tưởng thời Ngũ Tứ Vận Động – tuy thân thể đang tự do, nhưng tinh thần vẫn còn ảnh hưởng tâm lý tiểu tư sản”.
Sau đó, một bài dài hơn nữa cũng của Khang Sinh, “Để tiêu diệt Nhóm Trốtkít là gián điệp cho Nhật và là kẻ thù chính của quốc gia” (“Chỉnh Phong” số 29-30, ngày 28-29 tháng Giêng, 1938) trong đó tố cáo,
“Ông Trần và “bè lũ Trốtkít” dung dưỡng cho sự xâm lăng của lính Nhật “để đổi lấy viện trợ tiền bạc của Nhật”.
Ngay hôm sau, trên các báo chính ở Vũ Hán, như “Đại Công Báo”, “Vũ Hán nhật báo”, “Sao đảng nhật báo” đều đăng Thư Ngỏ của những trí thức tên tuổi, các Lãnh tụ Quốc Dân Đảng, các ký gỉa, đồng thanh phản bác, rằng “những giọng lưỡi của kẻ ngọai cuộc không có quyền can thiệp vào đường lối, lý tưởng của Đảng CSTQ”.
Thế mà, báo Cộng Sản tại Diên An, như “Chỉnh Phong”, “Tín Hoa nhật báo”, sau đó vẫn buộc Trần là gián điệp một cách vô sở cứ như cũ – dù,
Tư cách cùng nhân phẩm của ông Trần đối với quốc dân không ai chối cãi được, và những kêu gọi kháng Nhật của ông thì dân Trung quốc, ai cũng biết. Chữ “Phản bội” chính ra để chỉ ngược lại cho những kẻ tố cáo ông.” (“Đại Công Báo, tháng Ba, 16-1938).
Mọi cáo buộc nêu đích danh Trần Độc Tú đã phải chấm dứt ngay từ hồi đó.
(Cách đây vài năm, có lần cạnh ngay nhà, tôi có quen vợ chồng hàng xóm người Trung, cựu sinh viên Bắc Kinh qua Mỹ làm việc. Khi hỏi họ về Trần Độc Tú, họ trả lời ngay, như cái máy - rằng Trần là “người sai lầm, hợp tác với Nhật”. Chúng tôi không có dịp tiếp xúc thêm nữa. Những điều họ phát biểu, là điều họ được dạy từ trong sách giáo khoa hồi nhỏ. Nhưng thế mới biết, phỉ báng có tác dụng lâu bền thật.)
Giọng lưỡi tố cáo của Khang Sinh này, nghe quen thuộc lắm, nhất là trùng với thời kỳ Đảng CSTQ ở Diên An. Lại liên tưởng tới “Tọa Đàm Diên An”, “Mao Thoại” cùng những oan khuất của nhiều nhà văn muốn li khai khỏi quyền lực chính quyền.
Nhưng sự thê thảm nhất của thế hệ chúng ta, là chúng ta đã không hiểu nhiều nhặn gì về chủ thuyết Cộng Sản đã đành, chúng ta cũng chẳng hiểu lắm về chủ thuyết Tam Dân.
Khi mà các luồng sóng tư tưởng chính trị thế giới tràn tới Trung Quốc năm 1919, Quốc Dân Đảng mới từ đó mà thành hình. Những “quyền” mà họ đòi cho được, đều lấy quyền lợi của giới trí thức tư sản bảo thủ làm chính, là yếu tố triệt sản cho tương lai, là thành tố bất lực cho đấu tranh. Họ không có thực lực nào cả, tùy thuộc hoàn toàn vào những quyền lực thực sự đang nắm trong tay các sứ quân. Tôn Dật Tiên, lãnh tụ của phái trí thức tư sản triệt để này, đem chiêu bài có vẻ trí thức du học là Tam Dân chủ nghĩa, (dân tộc, dân quyền, dân sinh) không kế họach nào, chỉ muốn hoạt động với mục đích là sử dụng quân lực của các sứ quân nào quyền bính lúc ấy, chống với phe yếu thế hơn hầu thống nhất giang sơn. (Sun Yat-sen, The International Development of China, New York 1922, p.xi; Memoir of a Chinese Revolutionary, London, 1927, pp. 179-83). Cho nên ngày 16, tháng Giêng, 1922 khi Tôn đòi cách chức Trần Quýnh Minh, Tôn không biết mình chỉ  hữu danh vô thực, lại đòi sử dụng quyền Tổng Thống mà không thực quyền, Trần Quýnh Minh đã cho quân bao vây dinh Tổng Thống của Tôn ở Quảng Châu, làm Tôn phải chạy trốn ra chiến hạm, ở đó năm-mươi-bốn ngày.Thuyết Tam Dân không có gì cụ thể, lại mơ hồ (Trần Độc Tú phê bình là chủ thuyết đống rác, tên “vua con Phổ Nghi” nói Tam Dân cũng được) thì làm sao có thể làm cách mạng Trung Quốc? “Dân tộc” của Tôn Văn, là chủ trương lấy dân đa số lấn dân thiểu số (Tạng Mãn Hồi Mông, sẽ được ớ dưới dân tộc Hán, là “TỘC” có số đông nhất. “Dân quyền”, không dính gì đến dân chủ hết, quần chúng chỉ  coi như đang trong thời kì giám hộ của Tôn Văn và các lãnh đạo khác của QDĐ, rồi dân sẽ tiến tới thời kì tự quyết sau. Không có gì là ý niệm dân chủ phương Tây dính đến “Dân quyền” của Tôn Văn cả. “Dân sinh”, trong một nước nông nghiệp, thì Tôn Văn đề rằng, “giới hạn tư bản” và “bình hóa quyền sở hữu đất đai”, hai công thức bao quát với nhiều thay đổi cách giải thích thế nào cũng được coi là đúng. “Giới hạn tư bản”, Tôn Văn chỉ tỏ ý giữ cho Trung Quốc không rơi vào tay người nhiều vốn (tư bản) qua ngả đầu tư ruộng đất (?), còn “bình hoá quyền sở hữu đất đai”, Tôn Văn cho là kế họach để điều chỉnh sự bất công đã bóp nghẹt thôn quê, để cho, ”ai đã sở hữu đất trong quá khứ cũng không bị thiệt”. Kế họach là sẽ được giải quyết bằng cách lượng lại giá đất “với sự thỏa thuận của địa chủ”, và mọi chuyển nhượng đất đai trong tương lai sẽ do nhà nước chỉ định gía cả. Sức mua sẽ do chính quyền định giá sao cho thích hợp với dân cày. (Tôn Dật Tiên, “Tam Dân Chủ Nghĩa”, Thượng Hải 1927, tr.431-34). Nhưng bao năm trời, Tôn không minh định chính sách này, vì ngại đụng chạm đến những thành phần trong QDĐ vốn là đại địa chủ. Tôn không bao giờ đề cập đến đấu tranh giai cấp, cùng sự tham gia đông đảo quần chúng vào cách mạng Tam Dân.
Quốc gia chủ nghĩa của Tôn Văn cũng không làm gì để chống các ông chủ ngọai quốc đại diện của đế quốc đang ở trên đất Trung Quốc. Cho đến khi làm Tổng Thống (Tổng Lý) Trung Quốc, Tôn Văn chỉ tỏ thái độ khúm núm, hứa cho các ông chủ nước ngoài đang hiện diện Trung Quốc sẽ có đặc quyền trong tương lai, để “hai bên cùng có lợi” khi Trung Quốc phát triển kỹ nghệ, kinh tế về sau. Một khi triều đình Mãn Thanh sụp đổ, Tôn Văn hứa - nhất định những trái khoán mà nhà Mãn Thanh còn nợ đế quốc, chế độ Dân Quốc mới sẽ lãnh trả. Sau Thế chiến, Tôn Văn hi vọng các ông chủ mới thắng trận sẽ ban phúc, giúp đỡ QDĐ để có sự “hợp tác” mà “hai bên cùng có lợi”. Cho nên đã “ngây thơ” tin là sẽ có sự hợp tác chân thật giữa Trung Quốc và các Đế quốc: Trung Hoa Dân Quốc sẽ cùng Đế quốc đồng “thịnh vượng kinh tế”. Ông ta hi vọng mối thơ mộng đồng quê này với đế quốc, cùng hát khúc ca ngày mùa với họ…sẽ làm cho “đấu tranh giai cấp” không bao giờ xảy ra, và “mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau” sẽ tránh được trong tương lai. ”Không bao giờ có Thế Chiến nữa, như ý muốn của Tổng Thống Wilson và Hội Quốc Liên”! (The Chinese Social and Political Science Review, Peiping, April-October, 1934, p.113)
Ngay trong năm đầu tiện chống Nhật, giai cấp buốcgioa Trung Quốc chỉ chiến đấu phòng thủ. Thành qủa chỉ làm tiêu hao được Đế quốc Nhật, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ không hiệu qủa gì cho việc chặn Đế quốc tấn công, và cũng chắc chắn là không đưa tới mục đích giải phóng quốc gia. Vẫn sợ giai cấp lao động hơn là sợ đế quốc, buốc gioa Trung Quốc chỉ còn trông vào Hoa Kỳ và Anh quốc viện trợ. Các thế lực này, chưa chuẩn bị cho việc bá chủ Thái Bình Dương, chỉ viện trợ nhỏ giọt cho QDĐ, trong khi liên hệ ngọai giao của họ với Nhật chưa ngã ngũ.. Áp lực của Mỹ với Nhật, chỉ trong mục tiêu là cuộc tranh giành ưu thế Thái Bình Dương. Những phản đối văn bản đối với Nhật, chỉ là chuẩn bị cho tuyên truyền trong dư luận quần chúng Mỹ, và dọn đường cho việc tung ra mặt trận mới bằng chiến hạm, bằng ưu thế không quân từ các căn cứ dưới đất. Nga Xôviết, thì nội bộ đang khủng hỏang, chỉ trợ giúp QDĐ cho có bề mặt…Cho nên khi giới lãnh đạo buốc gioa Trung Quốc, chỉ còn trông vào hoặc Nhật, hoặc Anh-Mỹ, dùng bên này chống bên kia, không trông mong gì vào quần chúng. Cuộc chiến chống đế quốc Nhật chỉ đi đến thắng lợi nếu như được quần chúng ra sức ủng hộ, một khi họ ý thức là cuộc chiến đấu của họ là cho chính họ. Không có được điều này, thì không bao giờ có kết qủa gì. Đây là điều QDĐ không bao giờ hiểu.
Sự tan rã của quân đội QDĐ không do tài cầm quân của Mao-Chu mà ra. QDĐ là đảng của tư sản, hậu thuẫn của nó là giới tài phiệt. Khi chiến tranh kéo dài 8 năm, thu hút rất nhiều phí tổn, đồng thời kỹ nghệ, thương mại đình trệ, kinh tế tê liệt làm lạm phát đến một mức chưa bao giờ thấy, chỉ có chết chóc và nạn đói trước mắt làm quần chúng, kể cả tư sản, kể cả giới chức cấp dưới, nền móng của chính phủ QDĐ  cũng muốn chấm dứt sự ủng hộ QDĐ. Cuối Thế Chiến, chính giai cấp buốcgioa Trung Quốc đã kiệt quệ cũng chán ngán Tưởng, Chế độ của Tưởng bị thối rữa tận gốc…Sự trông chờ tiếp viện của QDĐ chỉ còn trông vào một mình Mỹ.
Khi Nhật đã bị quét khỏi Trung Quốc, đế quốc Anh – lúc đó rất yếu, cũng chỉ rút về Hồng Kông và Cửu Long. Đế quốc Mỹ duy nhất còn lại chỉ muốn độc chiếm thị trường Trung Quốc qua sự trợ giúp tay sai Đế quốc của Tưởng, sẽ cùng phối hợp chống Sô-viết. Đó là lúc Mỹ đổ viện trợ vật lực cho Tưởng. Khi Mỹ nhận ra sự thối nát của chế độ Tưởng cùng sự tăng trưởng tiềm lực của Mao, đã gửi tướng Marshall đến Trung Quốc, với kế hoạch đặc biệt là thuyết phục Tưởng cùng lúc cải tổ chế độ, cùng lúc thỏa hiệp với Mao, chờ thời cơ.
Nhưng Tưởng vì ngu xuẩn, bướng bỉnh, lại là đại diện cho giai cấp buốc gioa và địa chủ Trung Quốc, chỉ điên cuồng chống Cộng, đã từ khước. Chính sự từ chối đề nghị Marshall là việc Tưởng làm hòa với Mao, đã giết chết kế hoạch Marshall, cho nên Mỹ bỏ mặc cho Tưởng chống Mao. Thêm vào đó, tình trạng cuối Thế Chiến không cho phép Mỹ tự tạo ra, hay mở một cuộc chiến mới với bất cứ đồng minh nào. Xong Thế chiến, là lúc lính Mỹ đòi hồi hương. Hoa Kỳ không thể đơn độc phát động một thế chiến khác để chống Sôviết - điều mà ngay cả đồng minh của Mỹ là đế quốc Anh cũng phản đối. Cho nên khi quân Mao phản công, lính Mỹ cũng rút, bỏ mặc chế độ Tưởng. Quần chúng nghèo khổ dĩ nhiên không muốn chiến đấu cho giai cấp buốc gioa, chính quân lính, cán bộ của QDĐ cũng muốn bỏ mặc Tưởng. Hoa Kỳ thì đứng ngoài, giữ thái độ “Chờ và xem” (Wait and see”). Đó là hậu quả thêm vào lí do vì sao quân Tưởng tan rã, bỏ súng tháo chạy trước khi gặp địch.
Nhưng thôi, để dịp khác, sẽ xin nói tiếp chuyện sử sách. Nếu có dịp, để thấy thủ đoạn tiêu biểu “chống Cộng điên cuồng“của Tưởng Giới Thạch, chúng tôi sẽ trở lại lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ này: “Cuộc chính biến của QDĐ ngày 12 tháng Tư 1927 tại Thượng Hải.”
Bởi vì còn các nạn nhân khác, còn những điều bị che đậy khác, và những bi thảm mà chúng ta chỉ biết loáng thoáng bấy lâu …
                                   

VHQ
7-2012


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Classic Japanese anime comes to YouTube, with fansubs from Viki

Collaborative subtitling hub Viki has opened a new channel on YouTube called tezukaanime bringing classic titles like Astro Boy to a global audience. The original animation series are in Japanese, but thanks to Viki’s crowdsourcing, polyglot community, the YouTube videos have captions available in as many languages as the community contributes.



The channel currently hosts 16 full-episodes of the iconic Astro Boy series from the 1980s, with subtitles uploaded so far in English, Arabic, Romanian, Turkish, Spanish, French, and transcribed Japanese. As more translators finish captions in new languages, Viki will add them to the videos on YouTube. The channel’s videos are available everywhere other than Japan, Hong Kong, Taiwan, Italy and Spain.

Other titles on the channel include Jungle Emperor Leo, Black Jack, Dear Brother, The New Adventures of Kimba the White Lion, Don Dracula, and Marvelous Melmo, with more exciting titles to come soon. Subscribe to the channel to find out anytime new episodes are added.

Jean Huang Lundgren, Head of Video Partnerships, YouTube, Greater China and South East Asia, recently watched “The New Adventures of Kimba the White Lion - Full Episode 1.”

HẺM "BUÔN" CHUYỆN ( KỲ 24) : Không gì quý hơn…"ấy chết "(!)


                               

Xóm tôi chẳng ai chơi đá gà . Nghèo như bà con thì không nói, ngay  giàu như ông đại tá hưu cũng chẳng mê trò đó. Ấy thế mà mấy hôm trước, cô Ba vợ ông đại tá hưu rước đâu về con gà chọi nặng tới gần 5 kí ,chân cao, to khoẻ, cổ, ngực, đùi lông trụi lụi nhưng hai cánh lông dầy cứng làm thằng Bảy xe ôm nhảy lên xuýt xoa :
“Í mèn ôi …cô Ba tậu đâu được con gà kiện tướng vậy cà ? Mà cô tậu cho ai vậy, hai cha con ông đại tá hưu đâu có đá gà ?”
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Cổ tậu cho bồ, mấy hôm nữa thể nào thằng chả cũng tới bắt gà…”
Sáng nay chưa thấy ai tới bắt , đã thấy cô Ba đứng trước cổng chửi xoe xóe :
“ Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi , bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tao có con gà chọi mới mua, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà chọi của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…
Cô Phượng cave cười rinh rích :
“ Í mèn ôi…cô Ba chửi vần chửi vèo , hay thiệt, giỏi thiệt …”
Bà Năm củ cải trề môi :
“ Giỏi gì mà giỏi ? Cổ chưởi  theo bài “chửi mất gà”  Bắc kỳ mà !”
Thằng Bảy xe ôm tò mò :
“ Ủa…chửi mà cũng thành bài  ? Thím Năm có biết bài đó không ?”
Bà Năm củ cải sốt sắng :
“ Biết chớ sao không ? Vầy nè …”
Rồi bà véo von :
“ Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia, mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột ra... “
Cả quán vỗ tay ào ào. Gã Ký Quèn xua xua tay :
“ Chửi vậy xưa lắm rồi…Giờ người ta chửi khác kìa…”
Cô Phượng cave  tròn mắt :
“ Chửi sao anh  Ký Quèn ?”
Gã Ký Quèn cười cười :
“ Giờ người ta không thèm chửi mất gà đâu…chửi mất  trăm tỉ, ngàn tỉ kìa. Vầy nè :chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp đã ăn của tau 4 tỷ rưỡi đô la. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng Hoa sen, bây ăn bằng tàu bãi rác, nhà máy điện bãi rác, bây ăn lật đật, bây ăn cả ngày lẫn đêm. Bây ăn cho vợ (chồng) bây xài, cho con bây phá, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết bốn tỷ rưỡi đô la?”
Thằng Bảy xe ôm xua xua tay :
“ Chửi dài vậy lọt lỗ tai sao được . Mấy thằng tham nhũng phải chửi vầy nè :” Mồm thì như cái củ cặc lại thích ăn tiền . Mặt thì nhăn nhăn như lồn bà già lại cứ thích lên tivi…”
Ông đại tá hưu đập bàn quát :
“ Thằng Bảy xe ôm kia…ai cho mày văng của quý ra quán hả ?”
Thằng Bảy xe ôm vênh mặt :
“ Tôi văng của quý cũng chẳng bằng thằng trung tá công an Vũ Văn Hiến văng cặc với bà con…”
Cô Phượng cave trố mắt :
“ Thằng đó văng sao vậy Bảy “
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Thì nó văng “ tự do…cái con cặc…”
Gã Ký Quèn trợn mắt :
“ Nó chửi vậy chẳng hóa ra “không gì qúy hơn…ấy chết (!)…”
Ông đại tá hưu đập bàn, quát to :
“ Thằng Ký Quèn không được xuyên tạc bậy nghen! Tao báo công an còng tay mày.”
Thằng bảy xe ôm la chói lói :
“ I chết…anh Ký Quèn  nói vậy chẳng đúng sao chú Ba ? Giờ chú Ba thử không có con cặc coi, cô Ba đuổi chú ra khỏi giường liền, vậy con cặc chẳng quý nhất là gì ?”
Cả quán cười ầm ầm. Riêng ông đại tá hưu mặt hầm hầm.

28 -9-2012



Our September featured On The Rise partner is GonetotheSnowDogs

Congratulations to Jessica of GonetotheSnowDogs! Her channel, featuring her huskies Shiloh, Shelby, and Oakley, is our September featured “On The Rise” partner. Check out the “Spotlight” section of the YouTube homepage today to meet these quirky, entertaining pups.

Jessica has been filming her dogs and sharing their antics with the world via YouTube, of course for the last three years. While all centered around the three star huskies, the videos run the gamut from fun and entertaining to educational and instructional. Head on over to Jessica’s channel to see Shiloh and Shelby ‘singing’ a duet (it earned them a feature on Animal Planet!) and all three dogs reacting to a new present meant to help them cool down in the summer. If you have a dog of your own, you might be interested in Jessica’s tutorial videos, which cover topics like how to make your own chicken jerky dog treats.


Here are a few words from Jessica:
Almost three years ago, I put up a silly video of my dogs onto YouTube, and look what it has now grown to! I never thought that our dogs would be so loved by people all over the world! It started off as just showing the dogs and the silly things they do day by day, and it has turned into a combination of fun, and educational videos uploaded 3 times a week. You ask, and we will do our best to answer when it comes to questions about Siberian Huskies, or dogs in general! We are always willing to help when we can! We hope you enjoy what you see on our channel! How can someone not love dogs! And with the three we have, you get a variety of personalities you will come to love! Shiloh is the quite one, Shelby is the crazy one, and Oakley is the oddball still finding her place here (we just adopted her this past February.) We want to say thank you to YouTube for giving us this amazing opportunity, Thank you to our fans, friends, and family, for all of your love and support! Thank you to the stars of the channel, Shiloh, Shelby, and Oakley, for allowing me to point a camera at you all the time! Subscribe to our channel, and experience the joy that a dog can bring into your life! 
If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “The Hunger Games - A Bad Lip Reading.”

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

MIỀN ..."CỤP " LẠC (KỲ 38 )


                           
                              ( tiếp theo )

Khi mảnh gương vỡ nhọn hoắt như lưỡi dao găm sắp cắm phập xuống lưng tên bịt mặt, bàn tay nàng bỗng bị giữ chặt, bẻ quặt ra sau và miếng gương vỡ tan tành trên nền gạch. Tên bịt mặt bật dậy từ thân thể nàng  cười ghê rợn :
“ Ta đoán không sai, nàng vẫn chưa chịu từ bỏ trò chơi ma quỷ …”
 Mặt đỏ bừng vì căm tức, nàng vùng vẫy như con thú mắc bẫy :
“ Đồ đều, đồ lừa gạt, giết ta đi. Ta nói ngươi biết : ta không yêu ngươi đâu , ngươi cũng chỉ như những gã thanh niên ta đã giết sau đêm được ta ban hạnh phúc thôi.”
“ Đúng… nàng nói đúng, nàng chẳng yêu ai, ngay cả chính nàng nữa, nàng chỉ nô lệ cho một ý thích quái vật."
Nàng Emily cười ngạo nghễ :
“ Đúng đấy, ta là thế, ngươi chẳng thay đổi được ta đâu, giết đi…”
Tên bịt mặt rút ra khẩu súng đã tước đoạt của nàng :
“ Trước khi loại nàng khỏi xã hội con người, ta cho nàng một ân huệ cuối cùng, nàng có yêu cầu gì không?”
 Nàng Emily phá ra cười :
“ Ra thế đấy… thưa ông phán quan, tôi không yêu cầu gì,  mời ngài tự nhiên bóp cò… A .. khoan đã, đúng, ta có một yêu cầu trước khi chết ta muốn nhìn thấy mặt ngươi. “
Tên bịt mặt nhảy xuống đất, đứng cách nàng ba bước, lặng lẽ gỡ ra chiếc mặt nạ. Trời ơi, cặp mắt to, thông minh, đôi lông mày rậm, cái miệng tươi ướt chính là chàng trai thứ ba nàng đã bắn chết, Emily hoảng hốt, co rúm người :
“ Không, không … ngươi chết rồi kia mà… chính tay ta đã bắn ngươi …”
Chàng trai cười buồn bã :
“ Đúng, thằng em song sinh của ta đã chết, ta đã chôn nó và đưa nàng về đây, coi nàng là thế nào mà biến được thằng con trai yêu đời thành con thiêu thân chịu chết.”
Nàng tròn xoe đôi mắt ngắm gã, quả thực trên đời chưa thấy hai anh em nào giống nhau đến thế. Nàng dịu giọng :
“ Giờ tôi đã hiểu vì sao anh hành hạ tôi thâm độc thế, tôi không xin tha mạng tôi đâu, nhưng anh hiểu cho, chính em anh tự nguyện. Trong chuyện này tôi  không có lỗi.”
 Gã trai kêu lên :
“ Nhưng sắc đẹp của nàng có tội, nó đã giết chết ba chàng trai vô tội. Hoặc ta huỷ diệt sắc đẹp của nàng, hoặc ta giết nàng. “
Nàng Emily nhảy phắt trên giường xuống, hoàn toàn khoả thân, uyển chuyển bước tới:
“ Bắn đi, bắn ta đi, ta chịu chết còn hơn làm một mụ đàn bà xấu xí.”
 Nàng đứng ưỡn ngực, ngạo nghễ trước mặt hắn, mắt cháy rực ngọn lửa kỳ lạ, mái tóc xoã chảy dài theo tấm thân như tạc bằng những xốp mây trắng nõn. Không, gã không có gan huỷ diệt một tuyệt phẩm của thiên nhiên hoàn hảo đến thế.
“Bắn đi, bắn ta đi…”
Gã nâng súng lên ngang bộ ngực căng đầy nhựa sống, hơi thở  đã biến thành đôi chim câu trong ánh mắt mê sảng của gã.
“Không … ta không thể.. “
“ Thằng hèn….bắn đi !”
Một tiếng nổ khô ngắn, thoát ra ngoài chấn song râm ran cả bầu trời. Dòng máu đỏ tươi loang trên bầu vú trắng ngần, nàng hơi ngả người ra sau lưng, lảo đảo. Chàng trai quăng súng, nhảy bổ tới, đỡ nàng ngã vào vòng tay :
“ Anh yêu em…. Trời ơi…. Anh yêu em. “
Gã gào lên tuyệt vọng, ôm lấy chặt nàng như thể không cho nàng rời bỏ trần gian. Nàng nhướng cặp mắt đã mờ đi, khẽ gật đầu, cố  nở một nụ cười tuyệt diệu trước lúc buông xuôi trong đôi tay của Thần Chết.
                                        
                                          *
                                       *     *

Thằng đầu nậu xuất bản đặt chồng bản thảo xuống, lặng hẳn đi rồi bất chợt đập tay lên bàn, kêu to:
“ Mẹ kiếp, dù là ta hay là tây, đàn bà là cái mớ bòng bong đến Chúa trời cũng chẳng hiểu nổi, mặc dù các nàng được tạo nên từ  xương sườn của chính Ngài. Nhưng mà này… tại sao nàng Emily lại cứ đòi được chết nhỉ, cứ sống làm vợ cái thằng bịt mặt ấy lại chả hơn ư? “
Tuy chưa dứt khỏi ám ảnh của cuốn truyện suốt ba ngày nay miệt mài với nó, gã cũng phải bật cười :
“Ong hỏi ngay cô Tình ấy, tại sao không ở lại sống với ông trong dinh cơ thừa tiện nghi thế này lại đâm đầu vượt biên, chín chục phần trăm chết trên biển.”
Hắn thở dài sườn sựơt :
“ Đàn bà nó vậy mà … biết làm sao? “
“ Đàn ông cũng thế chứ, giàu như ông thiếu gì các em nhí thơm tho xinh đẹp, sao cứ nhằm mỗi cô Tình ?”
“ Không biết, bố ai mà biết . Khổ con bé, giờ này chả biết lênh đênh nơi đâu. Rồi liệu có thoát được hải tặc không?"
Tên đầu nẫu cứ ngồi làu bàu quên phứt chồng bản thảo hoàn tất đang làm hắn khoái chí. Lập tức gã cũng chìm đắm vào nghĩ ngợi . Emily trong truyện đã chết rồi, cuốn tiểu thuyết cũng đã dịch xong, gã thấy lưu luyến như vừa dứt khỏi một căn nhà đã sống gắn bó với từng đồ đạc, khỏi một mảng đời huyền  ảo mà gã cũng tham dự, cũng vui buồn theo số phận của mỗi nhân vật.
Trang sách đã khép lại, cửa buồng “nhốt” gã đã mở ra, gã sẽ lại về với căn phòng của gã, với cuộc đời thường có lão gácdan, thằng giả hành khất, cô Tố Oanh và nhất là có nàng Emily ở ngoài đời. Mấy hôm nay nàng ở đâu, có trở về căn buồng đó không, có đeo vòng gắn đồng hồ gã tặng, và nhất là có lúc nào nghĩ tới gã?
Cả hai cứ ngồi nín thinh như vậy cho tới lúc tên đầu nậu lên tiếng :
“ Dịch tiếp cho tớ cuốn nữa, cũng năm phần trăm giá bìa như cuốn này. “
Khó khăn gã mới hiểu ý “ông chủ thầu” , chẳng hiểu sao gã buột ra một câu ẩm ương
” Tôi sợ rằng … tôi không còn kịp làm nữa … còn quá ít thời gian.”
“ Cuốn này không gấp như cuốn trứoc, cậu cứ nhẩn nha dịch, cuối năm xong cũng được. “
“ Không kịp, không kịp đâu….”
“ Còn những hơn nửa năm , kịp chán…”
“ Không, ý tôi không phải thế, tôi muốn nói tôi không còn thời gian nữa. Hết rồi, sắp hết rồi…”
Thằng đầu nậu ghé nhìn mắt gã :
“ Cậu tỉnh hay mơ, tính vượt biên theo cô Tình hả?”
“ Làm gì có chuyện đó. Anh còn lạ gì, tôi muốn cũng chẳng được, tiền đâu ra, tôi chỉ sắp … sắp chết thôi…”
Thằng đầu nậu kêu to :
“ Bỏ mẹ, mới có hai lon bia mà đã xỉn, chiều nay còn nhậu làm sao?”
“ Không, tôi không nhậu nữa đâu.”
“ Trốn sao được ? Chiều nay phải ăn mừng bản dịch hoàn thành chứ, làm ngay tại đây , tôi sẽ gọi hai em tới hầu rượu, phải cho cậu hưởng thụ trước khi… cậu chết  chớ. “
Gã tái mặt:
“ Sao ông nói thế? Sao ông lại rủa tôi chết?”
Hắn phá ra cười, chỉ mặt gã:
“ Thì chính miệng cậu vừa nói " tôi chỉ sắp chết mà ". Hỏi thực nhé, cậu có điều gì lo nghĩ lắm phải không? Thỉnh thoảng cứ phẫn lên nói chết chết hoài?”
Gã chối bay biến, quả thực, có gì phải lo lắng đâu, ngay cả lời báo trước cái chết bất đắc kỳ tử cũng chìm mất trong vô vàn ý nghĩ hàng ngày, riêng lúc này , ám ảnh cái chết đè nặng làm gã nổi máu bất cần đời, cười oang oang :
“ Thì nhậu, nhưng ông phải kiếm được “cuốc lủi” mới đã, cái thứ bia lon rõ thực trưởng giả học làm sang, chỉ gãi ngứa. Người tử tế ai uống thứ đó.“
Thằng đầu nậu cười phá :
“ Ghê quá nhỉ, chiều  nay sẽ có ngay hai lít rượu “làng vân” chính hiệu Bắc kỳ, nhớ đừng từ chối. Còn khoản em út nữa , chịu không?”
“Chịu chớ, khoản đó là phải có chớ, nhớ chọn em to con, cỡ nàng Emily trong truyện ấy…”
Và gã cười sằng sặc :
Núng nẩy nồng nây, chạng rạng ra giàng. …”

                 (còn tiếp)

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 81)


                                                             
                                   (tiếp theo)

Anh chàng Nhật Tân này với “vợ sắp cưới “ còn “chính trị” huống hồ với người ngoài. Và đây là dịp anh thể hiện lòng nhiệt huyết yêu nước và căm thù giặc :
“ Trước cửa nhà hát Tố Như , một toán người kéo đi, ùn ùn, lộn xộn. Người  xách vali, người đeo đẫy, người gồng gánh, phần lớn là những anh em lao động….”
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, thanh niên phải ở lại sống chết với thủ đô , sao kéo nhau tản cư ? Lập tức Nhật Tân hò hét :
Thanh niên phải sống chết với thủ đô. Các anh đi đâu ? Các anh không biết bỏ đi là hèn à ? Trở về ngay. Tôi bảo…”
Và thế là chàng tự vệ khăng khăng bắt mọi người quay lui. Trong đám đó có anh tự vệ phàn nàn :
“ Nhưng chúng tôi có được như các anh đâu . Không có cái gì vào miệng thì không ai nói cứng  được . Chúng tôi không có hạt cơm nào vào bụng từ hôm qua rồi.”
…Người thanh niên mũ xanh quăng cái va li xuống đất , tay đưa mũ cho người khác :
“ Anh sẽ làm gì ? Khai trừ chúng tôi chắc ?”
Nhật Tân thét :
“ Khai trừ à ? Không, khai trừ một tự vệ không phải bằng một lời tuyên bố. Khai trừ tự vệ bằng súng đạn….”
…Anh rút khẩu súng lục giơ lên trời … “
Ghê chưa, giặc Pháp chưa thấy đâu, chưa chi chàng  sĩ tự vệ đã bộc lộ tính sắt máu với đồng đội . Chẳng hiểu ngoài đời có tự vệ nào như chàng Nhật Tân này không chỉ thấy cái căn bệnh “nói quá”, khuếch đại tính cách nhân vật làm giảm nhiều tính chân thật của tác phẩm.
Sống mãi với Thủ đô” được Nguyễn Huy Tưởng viết  vào năm 1958, vào thời điểm này , căn bệnh “vót nhọn  tính cách nhân vật” của các nhà văn Hà Nội  – tước đi mọi suy tư, tước đi mọi vật vã cá nhân, tước đi mọi biểu hiện bản năng, mọi tính người  - để tập trung duy nhất vào một tính cách :” yêu nước và căm thù giặc” mà đôi khi hoặc không có hoặc chỉ ẩn khuất trong từng mỗi người.
Trong  tiểu đội tự vệ Nguyễn Huy Tưởng dụng công , có tới 8,9 con người khác nhau mọi phương diện. Tiểu đội trưởng Tu, “anh phu khuân vác ở Cột đồng hồ , một người trạc bốn mươi tuổi, hai vai rộng và chắc như lực  điền , da mặt dày lên vì sự vất vả và tính thật thà..”. Chẳng hiểu anh phu khuân vác này bỏ mặc bố mẹ, vợ con ở đâu mà chẳng thấy lo lắng gì chỉ thấy nói chính trị  y như cán bộ với chú bé đang đòi ở lại với tự vệ :
Vào tự vệ là cầm bằng cái chết trong tay . Các anh lớn phải ở lại. Em còn nhỏ ở lại làm gì ? Con anh bằng tuổi em, anh cũng phải cho nó đi tản cư với mẹ nó…”..
Người thứ hai là Mộng Xuân, “ anh kép cải lương , khoảng mười bảy mười tám, người ẻo lả, mặt trắng bệu, tóc mai dài , ăn mặc chải chuốt một cách lẳng lơ…”. Tính cách có vẻ “bóng” ( bisexual) nhưng  nói chính trị rất hùng hồn, mùi mẫn  :
Xin các huynh cho đệ ghi tên đã. Lần này chúng ta ở lại là sống chết với thủ đô thật, dù phải da ngựa bọc thây , thịt nát xương tan cũng không lùi bước. Trước đây ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra . Các huynh hiểu cho, như thế là không được . Các huynh đến là mừng rồi  …”
Người thứ ba là Long đen “ bộ răng vàng của anh rít chặt, cái mặt choắt đen thui, trước làm nghề nặc nô, sau làm yêu Nhà máy nước đá. Hồi cách mạng anh ta lấy cắp súng của Tàu trắng bán cho Cục Quân giới. Gần đây , anh đã báo cho công an bắt được ổ in bạc giả và làm giấy cải tà quy chính.” . Do xuất thân lưu manh, bất hảo nên Long đen tuy đã được nhận vào tự vệ nhưng chưa được tin cậy . Bởi vậy cả tiểu đội đều được phát  chứng minh thư, riêng Long đen là chưa được. Anh chàng tức quá, kêu lên :
Các anh còn đòi Long đen cái gì nữa ? Bao giờ mới hết nghi cái thằng Long đen chó má này ? Chả nhẽ tôi lại chờ để bị bắt. Không đâu, tôi không để cho ai bắt tôi như một đứa lưu manh nữa. Tôi không đến nỗi là không biết nghĩ đâu các anh ạ…”
Bàn tay Long vả vào má đôm đốp…
Lòng yêu nước trong Long đen làm anh cụt cả máu giang hồ hảo hớn tự rủa xả mình khi cách mạng chưa tin.
Người thứ tư là Sởn “trạc ngót ba mươi tuổi, mặt vuông, cằm bạnh , thớ thịt hai bên quai hàm luôn luôn đụng đậy như đang nhai phải cái gì . Anh như không biết rét , chỉ phong phanh một bộ quần áo nâu, cổ quàng một cái khăn mặt bông còn mới…” . Cũng như những người khác, Sởn không mảy may lo lắng gia đình. bản thân chỉ lo…đánh giặc.
Người thứ năm là Loan – chàng học sinh tiểu tư sản đặc sệt “trí tưởng tượng đưa anh từ cuộc đời còn thơm tho mùi sách vở tới những trận chiến đấu ngổn ngang xác giặc và chính anh có thể chết dưới đống gạch ngói của phố xá điêu tàn…”. Bây giờ Loan sống trong tiểu đội tự vệ làm chân vẽ bản đồ. “ Mơ mộng gì nữa khi bầu trời Tổ quốc không còn là bình minh của hương sắc mà đục ngầu những hình thù tối đen của mũ đỏ và thổ phỉ…Anh  gắn mình vào cuộc sống chung quanh. Anh cố rập khuôn theo nguyên bản, sợ sai một tý thì ảnh hưởng đến những kế hoạch  quân sự sau này…”.
Vậy là cái bước đầu tiên của một anh học sinh tiểu tư sản khi tham gia cách mạng là phải “từ bỏ mình” để hoà mình vào quần chúng :
Loan cảm động nhìn mọi người đang đứng sát lại. Những thân hình còn mảnh dẻ  tương phản với những cái vóc nặng nề , cục mịch , những đầu bóng mượt với những mớ tóc rối. Những thư sinh mặt trắng mới từ bỏ mái trường họp với những người phu , người thợ chỉ có hai bàn tay trắng…”
Những thư sinh mặt trắng này” rồi đây sẽ phải “rập theo khuôn của nguyên bản” là mấy anh thợ anh phu này đây. Một quá trình “tự cải tạo” không mấy dễ dàng và đầy khổ ải nhưng lại  được  ông nhà văn nói tới một cách vui vẻ và đầy nhiệt thành.
Người thứ sáu là Lai , “một đứa trẻ khoảng mười ba, mười bốn tuổi, mặc một cái quần cộc , một cái áo sơ mi người lớn bằng kaki vàng, lùng bùng sau cái áo sợi đan màu đỏ kệch. Một tay nó cầm con dao, một tay xách một caí hòm nhỏ. Tóc nó dài đến mái tai, ngả nghiêng như lúc bị bão.” . Chú bé từa tựa nhân vật Gavơrốt  trên chiến hào Paris trong truyện “Những người khốn khổ” của Victor Hugo . Chú khăng khăng đòi ở lại để …đánh Tây :
“ Cháu đã đi tản cư với u. U cháu chẳng buôn bán gì được . Cháu nói với u cháu lại cho cháu ra Hà Nội. U cháu cho cháu một đồng bạc. Cháu đi qua chợ, mua được con dao này…”
Vậy là bao nhiêu tiền mẹ cho, chú bé Lai dốc hết cả vào việc … mua dao giết Tây. Yêu nước ghê gớm vậy đó. Rồi khi bị tiểu đội tựï vệ từ chối không cho gia nhập, chú Lai phẫn uất :
Ở đây cũng không nhận cháu ư ? Xin vào bộ đội , các anh ấy cũng không nhận, các anh ấy chỉ nhận con nhà giàu , chúng nó có quần áo, chúng nó biết hát. Nghèo thì Tây cũng khinh mà ta cũng khinh…”
Chú bé Lai đã nói vậy, tất nhiên tiểu đội tự vệ phải nhận chú chứ còn biết nói sao ? Người thứ bảy không được tác giả đặt tên chỉ cho nói chuyện chính trị :
Nó gây ra vụ Yên Ninh thì là nó chết. Bộ đội  kéo về đông lắm rồi, đông hơn hôm qua, đông hơn hôm kia. Trong thành chúng nó lục  đục, lính Đức nổi loạn, nó giết nhau chí choé, giải phóng Thủ đô đến nơi rồi…”
Một anh khác cũng hăng hái :
Cụ Hoàng Diệu thì hơi bi. Cụ chết nhưng thằng Pháp nó vẫn hạ được  thành Thăng Long. Mình chết nhưng không để mất Hà Nội…”
“ Cốt nêu cái tinh thần cảm tử thôi. Lính nhà Trần thích chữ Sát Thát thì mình viết lời thề sống chết…”
Cứ như vậy dù miêu tả nhiều nhân vật với nhiều xuất thân khác nhau nhưng thực ra ông nhà văn chỉ xây dựng có một nhân vật : đó là lòng yêu nước  một chiều – yêu cầu hàng đầu của Đảng đối với công việc sáng tác của các nhà văn trong vòng tay của Đảng.

                         (còn tiếp)