Hồ Phong và những uẩn khúc lịch sử
Nhà văn Vũ Huy Quang
(Hoa Kỳ)
(tiếp theo )
Lỗ Tấn luôn kính trọng lãnh tụ Trốt kýt là Trần Độc Tú, cũng là điều làm ông xa cách quan điểm Staliniêng. Một nghiên cứu mới đây của học gỉa Hồng Kông là Trần Thế Chương về ảnh hưởng của Trốtky đối với tư tưởng Lỗ Tấn, và lòng tôn trọng của Lỗ Tấn từ năm 1933 đối với Trần Độc Tú . Tháng Hai 1933, một số các bạn ông bị đối thủ chỉ trích, như nhà văn “hiện thực” Hồ Quy Nguyên là vừa tỏ ra “ngưỡng mộ Stalin ”, lại “thương xót Trốtky”, “kính trọng Kropotkin”, còn tiếc thương cả Trần Độc Tú lẫn Đặng Hiển Đạt. Theo Trần Thế Chương, Lỗ Tấn coi sự công kích này là một lối xỏ xiên , ông cũng trả lời gián tiếp cho họ trong một bài viết ngày 5 tháng Ba 1933, nhan đề,”Vì sao tôi viết tiểu thuyết”, mở đầu bằng câu,”Ở đây tôi phải tỏ lòng tri ân ông Trần Độc Tú, một trong những người thúc dục, khuyến khích tôi viết tiểu thuyết”, Trần Thế Chương giảng thêm, nhắc đến câu Lỗ Tấn viết trong bài khác,”Ở Trung Quốc rất ít khi có chuyện bày tỏ thương cảm với người anh hùng sa cơ…và càng ít người khóc cho lý do làm cuộc nổi dậy bị thất bại”. Trần Thế Chương kết luận,”Theo tôi, khi các nhà văn thuộc nhóm Cánh tả bừa bãi chống “cái gọi là Trốtkýt” trên văn đàn, Lỗ Tấn nhân dịp này lại tỏ ý tưởng nhớ Trần Độc Tú và cùng lúc tỏ ra thương xót người anh hùng sa cơ, Trốt ky.”
Việc Lỗ Tấn tán thành chủ trương văn nghệ của Trốt ky có ảnh hưởng vừa gián tiếp, vừa trực tiếp đến tư tưởng của Hòang Thạch Vệ, Đinh Linh, Lỗi Phong, Tiêu Quân, và Ngãi Thanh, những người đã bị thanh trừng năm 1942 tại Diên An. Đó cũng là điều làm Hồ Phong xoay chuyển tư tưởng mình đến nỗi trở thành nạn nhân chính trong chiến dịch 1955, chỉ vì không chấp nhận việc văn học phải dưới sự chỉ đạo chính trị.
Chứng cớ về ảnh hưởng tư tưởng chưa bao giờ được trưng rõ, chỉ sau khi Hồ Phong chết, khi công bố những văn bản ‘sau khi chết’ posthumous của ông năm 1993 khi được in ra, chứng tỏ có thật, từ rất sớm: Từ 1925 khi Trương Quang Nhân (bút danh Hồ Phong về sau) đã học cùng lớp, bạn thân của Hòang Thạch Vệ và Hòang Phần Du ở Đại Học Bắc Kinh Ngẫu nhiên của lịch sử hay sao, mà hai người kia sau này, người thì lừng lẫy là nhà văn ly khai đến chết không bỏ, người kia là nhà phê bình sắc bén thuộc tả phái.
Hồ xác nhận quan điểm về văn chương của ông khởi từ thập niên ’20, nhớ lại những sự kiện chi phối ông suốt đời. Trong một văn bản cực kì xúc tích, ông nhắc đến chuyện bản dịch có góp ý của Lỗ Tấn về bài thơ “Mười Hai”, và khâm phục Lỗ Tấn viết tái bút bên dưới, đã làm ông vỡ nhẽ sự liên hệ cốt yếu của văn học và cách mạng, đã làm ông thoát khỏi sự trói buộc “sự hiểu biết tầm thường của xã hội về sáng tạo.” Ông thêm rằng, những lời ấy giúp ông hiểu thêm về bản dịch khác (của Lỗ Tán), dịch-phẩm từ Kumô no shôchô (biểu tượng của sự hấp hối) của Kuriyagama Hakuson - một nhà phê bình văn học Nhật Bản “duy tâm” - đẩy xa thêm quan niệm rất phi-Mác (mà Hồ Phong từng cảm thấy mối ám ảnh phải chống lại, rằng ‘sự hấp hối’ hoặc ‘niềm tuỵệt vọng’ trỗi dậy của sự đè bẹp sức sống con người, lại là thôi thúc cho mọi sáng tạo, là căn do của mọi biểu hiện trong văn chương nghệ thuật, để tất cả văn chương nghệ thuật chỉ toàn là biểu tượng trong mọi lãnh vực.)
Hồ Phong, lúc ấy cũng như bao nhiêu nhà văn trẻ khác năm 1926, đều dưới hấp lực của Biểu tượng của sự Hấp hối và đều băn khoăn tại sao Kuriyakama Hakuson đã có thể (dùng thuyết duy tâm) mà cắt nghĩa rất thuyết phục như thế, trong khi chỉ ‘người theo thuyết khoa học xã hội’ - đã chủ trương rằng chỉ lấy thuyết duy vật biện chứng - mới có thể đề cập. Sau khi đọc “Mười Hai” của Lỗ Tấn, Hồ nhận ra không phải tất cả các nhà Mác xít đều cùng tin như nhau, rằng trong diễn trình sáng tác đều có chứa ‘duy vật’ hay ‘kinh tế’ chi phối, muốn nhận thức rõ chỉ có ai đã hiểu cái-gọi-là ‘luật xã hội học’. (Theo G.Benton, để thêm chi tíết về vấn đề, đọc thêm Wang Fan-xi ‘Hoàng Phần Du’, “Hồi ứng với bản văn-hậu-tử của Hồ Phong” chưa xb, 1993).
Như vậy, với lí do đã rõ, Hồ Phong tuy chưa nhắc về “Văn Học và Cách mạng” của Trốt ky mà Lỗ Tấn sử dụng làm sáng thêm thiên tài của Blok “Mười Hai”, người ta cũng nhận ra rằng dòng víết ngắn ở chú thích của Lỗ Tấn đã ảnh hưởng lớn đến Hồ như thế nào - làm về sau Hồ chống lại giáo điều của Đảng…là chỉ “đưa tới một nền “văn học sa mạc.”
Năm 1936, năm trước chiến tranh Trung-Nhật - vài tháng trước khi Lỗ Tấn qua đời - Lỗ Tấn phê bình khẩu hiệu “văn học quốc phòng” (Lỗ Tấn Tạp Văn -Trương Chính dịch, tr.424, “Trả lời Từ Mậu Dung…”) trong đó ông đề nghị đổi là, “văn học đại chúng của cuộc chiến tranh cách mạng dân tộc”. Ông chủ trương thay ‘cộng tác giai cấp’, bằng cộng tác của toàn thể quần chúng cho cuộc chiến cách mạng toàn quốc. trong bài trả lời Từ Mậu Dung. (Cũng nên nói thêm, Từ Mậu Dung là một Stalin-nít, khoe với Lỗ Tấn là đã dịch “Đời Stalin”).
Trong thời điểm ấy, trên bình diện chính trị có 2 khuynh hướng khác nhau: Mao chủ trương vừa chiến đấu, vừa hợp tác; Vương Minh từ Nga về, chủ trương hợp tác bất kể hoàn cảnh.
Vụ việc Trần Qúy Chung gửi thư đến Lỗ Tấn
Tuy Lỗ Tấn ủng hộ khẩu hiệu trên, ông vẫn nghiêng về chủ trương của những người Trốt kýt Trung Quốc, tức là ủng hộ chiến tranh chống Nhật nhưng vẫn “căn cứ trên giai cấp, giữ quyền phê bình đường lối chính phủ QDĐ”. Trần Qúy Chung (Chen Qichang ‘1901-43’ sinh viên Đại Học Bắc Kinh, thành viên tận tụy của ĐCSTQ từ Ngũ Táp 1925. Thành Trốtkýt 1929. Bạn thân Hoàng Phàn Du, Frank Glass. Họat động ở Thượng Hải. Hiến binh Nhật bắt được, bị đâm chết bằng lưỡi lê.) đọc ý kiến của Lỗ Tấn, cảm kích sự cứng cỏi, gửi đến ông vài ấn bản tài liệu từ nhóm Trốt kýt của Trần. Trong thư có những nhận định,”Hợp tác theo kiểu Moscow chỉ đưa quần chúng cách mạng vào tay bọn đao phủ Quốc Dân Đảng thêm lần nữa”. Trần Qúy Chung không phải người độc nhất cảm thấy khẩu hiệu chống Nhật của Lỗ Tấn (người mà Trần Qúy Chung rất mến) trước sau gì cũng bị chụp cho cái mũ Trốt kýt lên đầu.
Bản văn-hậu-tử của Hồ Phong cũng ghi lại, rằng “ngay cả đảng viên Cộng Sản hồi Diên An cũng, “nghi hoặc Lỗ Tấn là cảm tình viên với Trốt kýt,” khi Lỗ Tấn tỏ thái độ qua bài viết trả lời Từ Mậu Dung ở trên. Trong khi Điền Hán và Chu Dương, hai người ủng hộ triệt để “văn học quốc phòng”, đã từng thuyết phục Lỗ Tấn rằng Hồ Phong là “tay trong” của “chính phủ cài vào.” (Xem L.T.T.V- Trương Chính, tr.434-35)
“Thư Gửi Người Trốt kýt”
Trước khi Lỗ Tấn qua đời 1936, có một tài liệu chưng ra, bằng lá thư Lỗ Tấn đáp lời Trần Qúy Chung:”Thư gửi người Trốt kýt”. Tài liệu này khuấy động dư luận ngay khi vừa công bố, (1) mà phe Stali-niêng dùng để làm khí giới chống lại Trốt kýt Trần Qúy Chung, rằng,”Bọn Trốt kýt đã lãnh tiền của Nhật”, thế là đủ chứng cớ làn ranh giữa Lỗ Tấn và Trốt kýt thành rõ rệt:
“Lý thuyết của các ông [về mặt trận thống nhất chống Nhật là phản bội lại cách mạng] chắc chắn là cao siêu hơn của Mao Trạch Đông: Các ông cao như trời, ông kia như dưới đất. Nhưng với kiêu ngạo như thế, thì chỉ được quân Nhật tán thưởng thôi…Vì khi quân Nhật chào mừng qúy ông, tôi không thể không nhìn nhận việc qúy ông xuất bản giỏi như thế nào. Ai đó mà bảo quý vị nhận được trợ cấp của Nhật mới có thể xuất bản được ấn phẩm phẩm chất cao như thế, qúy vị trả lời sao? Tôi phải nói như thế vì nhiều người trong qúy vị cũng bảo tôi ăn tiền ‘rúp’ của Nga. Không, tôi không phải hạ mình như thế để thanh minh cho tôi, nhưng tôi cũng muốn không tin quý vị hạ mình để lấy tiền Nhật…Nhưng tôi xin nhắc rằng chính sách qúy vị sẽ không được quần chúng Trung Quốc hoan nghênh đâu, và thái độ qúy vị chỉ làm cho dân Trung Quốc ngày nay chán ngán về hạnh kiểm qúy vị thôi. Đó là tất cả những điều tôi phải nói ra hôm nay.”
Mỉa mai là lá thư tố cáo Trốt kýt là phản bội này lại do Vương Minh, người mà Lỗ Tấn chống đường lối, tung ra. Cũng trớ trêu là Trần Qúy Chung, người bị vu cáo tay sai cho Nhật, lại bị Hiến binh Nhật đâm chết trong lúc họat động chống Nhật ở Thượng Hải, 1942.
Nhóm Trốt kýt Thượng Hải nhân danh nhóm Bokshevik-Leninist viết trả lời ký tên Hoàng Phần Du,””Bố cáo đặc biệt” đăng trên tờ Tia Lửa, cơ quan ngôn luận của nhóm. Nội dung chỉ ra rằng trong lá thư ký tên Lỗ Tấn, “Gửi trả lời nhóm Trốt kýt Trung Quốc”, thật ra chỉ một mình Trần Qúy Chung là người độc nhất viết lá thư đầu, cho nên chỉ Trần chịu trách nhiệm. Lá thư nêu ra nội dung là tiếp tục chiến dịch phỉ báng của Stalin đến Trốt ky, và kết luận:
“Chúng tôi không thèm phí thì giờ và năng lực trong việc làm mất danh tiếng ông Lỗ Tấn. Chúng tôi chỉ giản dị kêu gọi chiến sĩ vô sản cùng tòan thể người cách mạng hãy chống chiến dịch mà Đảng của Stalin đã kêu gọi hợp tác các giai cấp thù địch tòan thế giới với nhau, để chống chúng tôi, đậc biệt với sự phỉ báng đồng chí Trốtky. Sự vu cáo của Lỗ Tấn chỉ là một trong những vu cáo trôi trên dòng nước đầy nọc độc.”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét