Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

SỰ THÊ THẢM CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (KỲ 3 )


                                                                                                                                                        
                                      Nhà văn VŨ HUY QUANG
                                              (Hoa Kỳ)
        
                                     (tiếp theo)

Lại nữa,
“Trên tất cả, toàn sức nặng cùng uy tín của Cách mạng tháng Mười cùng Quốc tế Cộng Sản đã không hề đặt sau lực lượng vô sản và nông dân Trung quốc như một lực độc lập riêng rẽ, lại đi làm sức đẩy cho giai cấp tư sản quốc gia. Vì như thế, đưa đến kết qủa là càng đi tới gần cách mạng, càng tan nát, các lãnh đạo Cộng Sản càng bị tận diệt. Cái nền móng tạo ra, về sau lúc nào cũng rung rinh, dù chống đỡ đến đâu cũng vậy. Và đó, là sự thê thảm của Cách mạng Trung quốc.”(Theo H.R.I)
Nhưng sự thê thảm của cách mạng Trung quốc, theo Roy A. Medvedev (R.A.M) thì cho rằng, vì Stalin đã đẻ ra Mao: Chính sách ủng hộ Quốc Dân Đảng của Stalin (Quốc tế 3) là Quốc Cộng hợp tác đã thất bại, nên Tưởng mới thua, Mao mới chiếm đuợc Hoa Lục. Thê thảm khác nữa, là chế độ Mao y hệt chế độ “xã hội chủ nghĩa trong một xứ” của Stalin, xứ nào có kiểu cách mạng của riêng xứ đó, đã đưa đến các nước xã hội chủ nghĩa đem quân đánh nhau (Trung –Xô; Trung-Việt) và cùng nhau đưa đến sự thờ phụng lãnh tụ…một cách lố bịch.
Sự thê thảm cách mạng Trung Quốcđối với Nga Xô-viết, theo Roy A. Medvedev, là vì Stalin ủng hộ Mao, cho nên Mao thành công, mới có chế độ Mao-ist (sẽ nói thêm ở dưới).

Nhưng Stalin là người thế nào?

Sau khi Stalin chết, (1953) thêm vào những thư của Lênin dọa cắt đứt liên lạc với Stalin được khám phá, người ta còn phát giác ra vài tài liệu trong Thư khố đảng, thí dụ, một mảnh viết ngắn của Tito gửi thẳng cho Stalin được tìm thấy trên văn phòng của Đại Lãnh tụ:
“Đồng chí Stalin, [Tito viết] Tôi yêu cầu đồng chí ngưng ngay việc gửi khủng bố đến NamTư để giết tôi. Người của tôi đã bắt được bảy tên, một tên đem theo súng lục, tên khác đem theo lựu đạn, tên thứ ba đem theo bom,v.v. Nếu chuyện này không ngưng ngay, tôi sẽ gửi đến Moscow một người của tôi thôi, và không cần phải gửi thêm đâu.(1)“On Stalin and Stalinism” – Roy. A. Medvedev (tr. 145).
Ngay trong mảnh giấy này, đọc kỹ, chúng ta cũng vẫn có nụ cười được, khi người ta nhớ lại câu,”Áo ông trắng giữa mây hồng/Mắt ông hiền hậu miệng ông mỉm cười”, và người ta tự hỏi, không biết “ông” ăn ở thế nào, mà “ông” nhận được lá thư rùng rợn tình đồng chí như thế?
Đối với người không tin có chủ nghĩa Stalin (Staliniêng), thì tiêu biểu là Solzhenitsyn, (Bài phỏng vấn Solzhenitsyn tại Thụy Điển, Russkaya mysl, ngày 16 tháng Giêng, 1975) cho rằng “Stalin là người kế nghiệp Lênin, chỉ theo đường lối Cộng Sản của Lênin một cách mù quáng, máy móc”, là một lý luận không có dạng khác nào sai lầm hơn, làm nền tảng cho việc chống chủ nghĩa Cộng Sản: Stalin do Lênin mà ra. Tóm lại, đó là lý luận sai.
Grigrory Tartakovsky nhận định:
Phải, với sự tai hại của Stalin tạo ra mà chúng ta vô phúc thừa hưởng, chúng ta đã trả gía qúa đắt, cái gíá khủng khiếp trả cho bất cứ thành qủa nào có được trong những năm Stalin lãnh đạo Nga Xô-viết. Đúng thế, phải nhận rằng không còn một đảng Cộng Sản (kiểu Staliniêng) nào bây giờ nữa […] Ngoài ra, vẫn phải nhận rằng vẫn còn có những đảng Cộng Sản như Ý, Pháp hay Thụy Điển…vẫn hùng hồn nhấn mạnh vào sự tin tưởng lý tưởng Cộng Sản, vào sự từ khước đặt niềm tin vào cái chủ nghĩa mà Stalin đã bóp méo, từng cứ bị gọi là Xã hội chủ nghĩa và Cộng Sản chủ nghĩa.” (Vremya I my, #15, 1977, tr. 201-3)
Nhiều người đến nay cũng còn tin Stalin thực hiện Cộng Sản chủ nghĩa song hành chủ nghĩa Dân tộc (Nga). -Thế sao Stalin thủ tiêu chính Dân tộc mình? - Nếu Stalin làm cách mạng, thì sao lại “cách mạng từ trên xuống”?, - Lại vừa diệt nông dân lẫn công nhân? - Phải chăng chuyên chính vô sản là chuyên chính đảng, - Với nước độc-Đảng và Đảng-độc-khối? Đại Nga và Đại Hán có khác gì nhau? Chủ nghĩa Cộng Sản ở các nước Á Châu, trung thành với đường lối Cha già, theo truyền thống, (như ở Bắc Hàn…) được gọi là “Mácxít–Khổng giáo”!

Sao chỉ dưới triều đại Stalin mới có nhiều lối phỉ báng ngược ngạo đến thế?

Chả hạn, Tito là: “1/ Trốtkít, là 2/ Bulkharít, là 3/Phátxít, là 4/ “Đầy tớ đế quốc”, trong khi nay thì không còn ai nhớ rằng ai mới là người bị khoác cho tiếng “Trốtkít” đầu tiên! – Đó là Lênin, phải. Chính Lênin là người đầu tiên bị nhóm sơ khai Bolsheviks-Menshevik đang cãi cọ khoác cho danh hiệu ấy! Nhưng Leo Trốtki lại không bao giờ được gọi là “Trốtkít”…mà chỉ bị là “Gián điệp Đức, Chống đảng, phản cách mạng”…mà thôi! Ngoài ra Bulkharin đã từng bảo Stalin là Trốtkít! Stalin cũng đã tố cáo Bulkharin là Trốtkít!
Trốtkít là chữ thật bí hiểm, được gán cho rất, rất nhiều nghĩa: Găng tơ; Gián Điệp Đức; Gián Điệp Nhật; Ăn tiền của Nhật; Phản Cách Mạng; Kẻ thù thâm độc nhất của Lêninnít; Hút thuốc phiện (tin mới nhất từ Việt Nam, trên Internet năm ngoái); Bôi thuốc độc lên thương binh Cộng Sản, chỗ cần tiếp tế súng đạn thì chúng không đem tới, chỗ không cần chúng lại đem tới; Chống Đảng; Chống Liên-xô…Có khi bắt được là bắn luôn; Có khi đưa ra tòa xử án mới bắn; Cũng có khi không cần xử; Có khi bắt được là bỏ tù luôn…(!) Mặt bên kia của tấm tranh, là Stalin đứng trên đầu toa xe lửa, vung đoản kiếm đánh tan quân thù! Còn Stalin? Chính Stalin giúp cho Mao thống nhất Trung quốc sau Thế chiến II. Rất nhiều học gỉa phương Tây cũng đã nghĩ như thế. Nhưng một học giả Nga, Lev Kopelev nhận định ngược lại:
Cuộc Trường Chinh chỉ huy bởi Mao và Chu Đức trong 1931-33 ngược với chỉ đạo của Comintern. Mao được bầu làm chủ tịch của Đảng CSTQ năm 1935, lên thay người của Comintern là Vương Minh, vì Stalin muốn Vương Minh hợp nhất với QDĐ lập thành ‘Mặt trận Thống nhất chống Nhật’ dưới lãnh đạo của Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Từ lúc Nhật chiếm Mãn Châu năm 1931, cho đến tận 1945, Liên bang Xô viết chỉ thực tâm ủng hộ ‘người làng giềng hiếu hòa’ là Tưởng Gới Thạch về mọi mặt. Comintern đã tiếp tế cho Tưởng vũ khí cùng kỹ thuật tác chiến, gửi cho Tưởng cả cố vấn quân sự cùng phi cơ, phi công chiến đấu; trong khi gíup cho quân Cộng Sản (Tứ Lộ quân và Bát Lộ quân) và trong vùng Cộng Sản kiểm sóat thì tòan những lời chúc mừng suông, có chăng là, chỉ gửi qua vài Bác sĩ cùng vài ‘cố vấn chính trị’, mà tòan là nhân viên tình báo, để dò xét ban lãnh đạo CSTQ. Năm 1945, khi quân đội Liên bang Xô viết chiếm Mãn Châu, chính họ đã chặn không cho quân Cộng Sản vào tiếp thu. Năm 1946, Stalin, qua áp lực Anh-Mỹ đòi, phải rút quân Nga khỏi Mãn Châu, thì Mao chỉ được thông báo cho biết tin, sau khi vài sư đòan của Tưởng đã được Mỹ không vận đến Mãn Châu. Dù quân Mao có gần hơn nhiều, quân Cộng Sản chỉ thu được vài kho vũ khí của Nhật để lại, hay thu được một số ‘rất rộng lượng’ từ ‘quân đội anh em’ là quân Nga, như tiếp thu khu giải phóng có đường sắt xe lửa Miền Đông, cũng là chỉ loanh quanh trong khu vực lân cận mà Nga đã chiếm, chuyển cho ‘quân Trung quốc anh em’. Trong những năm 1946-48 ‘quân đội ‘anh em’ này chỉ được trang bị súng ống tịch thu được từ tàn quân Quốc Dân Đảng, là súng của Nhật hoặc Mỹ. Họ cũng thu được số lớn pháo binh Sô viết và súng máy, nhưng là từ các tướng QDĐ đầu hàng. Sự thắng thế của quân Cộng Sản không làm Stalin vui chút nào – thực ra, Stalin còn lo là khác. Đúng vào những năm đó, Nam Tư bắt đầu khởi vẻ khó chịu với Stalin, nên cái kẻ ở miền xa (Viễn Đông) kia là Mao, có thể còn bướng hơn, khó trị hơn, sẽ là kẻ đương đầu nguy hiểm hơn, mạnh hơn so với Tito, cùng những kẻ bướng bỉnh khác - biết đâu được - sau này. Cho nên, khi thắng trận cuối cùng, kết qủa không còn cách gì đảo ngược được, cái thắng của Mao-ít, đang được tâng lên cao trong mọi mặt tuyên truyền, Stalin đòi hủy ngay hiệp ước giao hòan Xe lửa Miền Đông, Tân Cương cùng các căn cứ hải quân ở Lữ Thuận, Đại Liên…Cùng lúc là gài vào bằng được cố vấn quân sự Nga trong tòan thể quân đội Trung Quốc, đến từng đơn vị một. Chiến tranh Triều Tiên do Stalin khiêu khích làm Trung Quốc dính vào, thành một trận chiến tranh cục bộ với Hoa Kỳ, chỉ cốt làm suy yếu Trung Quốc, và tăng gia sự lệ thuộc vào Nga. Đó là tất cả sự thật lịch sử của quan hệ Xô-Trung…”
(Lev Kopelev, Lozh pobedila tolko Pravda, tài liệu chưa phát hành [Bài này mới được thể hiện qua dạng Anh ngữ trong Samizdat Số #1 (Merlin Press, London, 1977 - san nhuận bởi Roy Medvedev.]
(Roy A. Medvedev “On Stalin and Stalinism”, tr. 143-4)

                             (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét