Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 81)


                                                             
                                   (tiếp theo)

Anh chàng Nhật Tân này với “vợ sắp cưới “ còn “chính trị” huống hồ với người ngoài. Và đây là dịp anh thể hiện lòng nhiệt huyết yêu nước và căm thù giặc :
“ Trước cửa nhà hát Tố Như , một toán người kéo đi, ùn ùn, lộn xộn. Người  xách vali, người đeo đẫy, người gồng gánh, phần lớn là những anh em lao động….”
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, thanh niên phải ở lại sống chết với thủ đô , sao kéo nhau tản cư ? Lập tức Nhật Tân hò hét :
Thanh niên phải sống chết với thủ đô. Các anh đi đâu ? Các anh không biết bỏ đi là hèn à ? Trở về ngay. Tôi bảo…”
Và thế là chàng tự vệ khăng khăng bắt mọi người quay lui. Trong đám đó có anh tự vệ phàn nàn :
“ Nhưng chúng tôi có được như các anh đâu . Không có cái gì vào miệng thì không ai nói cứng  được . Chúng tôi không có hạt cơm nào vào bụng từ hôm qua rồi.”
…Người thanh niên mũ xanh quăng cái va li xuống đất , tay đưa mũ cho người khác :
“ Anh sẽ làm gì ? Khai trừ chúng tôi chắc ?”
Nhật Tân thét :
“ Khai trừ à ? Không, khai trừ một tự vệ không phải bằng một lời tuyên bố. Khai trừ tự vệ bằng súng đạn….”
…Anh rút khẩu súng lục giơ lên trời … “
Ghê chưa, giặc Pháp chưa thấy đâu, chưa chi chàng  sĩ tự vệ đã bộc lộ tính sắt máu với đồng đội . Chẳng hiểu ngoài đời có tự vệ nào như chàng Nhật Tân này không chỉ thấy cái căn bệnh “nói quá”, khuếch đại tính cách nhân vật làm giảm nhiều tính chân thật của tác phẩm.
Sống mãi với Thủ đô” được Nguyễn Huy Tưởng viết  vào năm 1958, vào thời điểm này , căn bệnh “vót nhọn  tính cách nhân vật” của các nhà văn Hà Nội  – tước đi mọi suy tư, tước đi mọi vật vã cá nhân, tước đi mọi biểu hiện bản năng, mọi tính người  - để tập trung duy nhất vào một tính cách :” yêu nước và căm thù giặc” mà đôi khi hoặc không có hoặc chỉ ẩn khuất trong từng mỗi người.
Trong  tiểu đội tự vệ Nguyễn Huy Tưởng dụng công , có tới 8,9 con người khác nhau mọi phương diện. Tiểu đội trưởng Tu, “anh phu khuân vác ở Cột đồng hồ , một người trạc bốn mươi tuổi, hai vai rộng và chắc như lực  điền , da mặt dày lên vì sự vất vả và tính thật thà..”. Chẳng hiểu anh phu khuân vác này bỏ mặc bố mẹ, vợ con ở đâu mà chẳng thấy lo lắng gì chỉ thấy nói chính trị  y như cán bộ với chú bé đang đòi ở lại với tự vệ :
Vào tự vệ là cầm bằng cái chết trong tay . Các anh lớn phải ở lại. Em còn nhỏ ở lại làm gì ? Con anh bằng tuổi em, anh cũng phải cho nó đi tản cư với mẹ nó…”..
Người thứ hai là Mộng Xuân, “ anh kép cải lương , khoảng mười bảy mười tám, người ẻo lả, mặt trắng bệu, tóc mai dài , ăn mặc chải chuốt một cách lẳng lơ…”. Tính cách có vẻ “bóng” ( bisexual) nhưng  nói chính trị rất hùng hồn, mùi mẫn  :
Xin các huynh cho đệ ghi tên đã. Lần này chúng ta ở lại là sống chết với thủ đô thật, dù phải da ngựa bọc thây , thịt nát xương tan cũng không lùi bước. Trước đây ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra . Các huynh hiểu cho, như thế là không được . Các huynh đến là mừng rồi  …”
Người thứ ba là Long đen “ bộ răng vàng của anh rít chặt, cái mặt choắt đen thui, trước làm nghề nặc nô, sau làm yêu Nhà máy nước đá. Hồi cách mạng anh ta lấy cắp súng của Tàu trắng bán cho Cục Quân giới. Gần đây , anh đã báo cho công an bắt được ổ in bạc giả và làm giấy cải tà quy chính.” . Do xuất thân lưu manh, bất hảo nên Long đen tuy đã được nhận vào tự vệ nhưng chưa được tin cậy . Bởi vậy cả tiểu đội đều được phát  chứng minh thư, riêng Long đen là chưa được. Anh chàng tức quá, kêu lên :
Các anh còn đòi Long đen cái gì nữa ? Bao giờ mới hết nghi cái thằng Long đen chó má này ? Chả nhẽ tôi lại chờ để bị bắt. Không đâu, tôi không để cho ai bắt tôi như một đứa lưu manh nữa. Tôi không đến nỗi là không biết nghĩ đâu các anh ạ…”
Bàn tay Long vả vào má đôm đốp…
Lòng yêu nước trong Long đen làm anh cụt cả máu giang hồ hảo hớn tự rủa xả mình khi cách mạng chưa tin.
Người thứ tư là Sởn “trạc ngót ba mươi tuổi, mặt vuông, cằm bạnh , thớ thịt hai bên quai hàm luôn luôn đụng đậy như đang nhai phải cái gì . Anh như không biết rét , chỉ phong phanh một bộ quần áo nâu, cổ quàng một cái khăn mặt bông còn mới…” . Cũng như những người khác, Sởn không mảy may lo lắng gia đình. bản thân chỉ lo…đánh giặc.
Người thứ năm là Loan – chàng học sinh tiểu tư sản đặc sệt “trí tưởng tượng đưa anh từ cuộc đời còn thơm tho mùi sách vở tới những trận chiến đấu ngổn ngang xác giặc và chính anh có thể chết dưới đống gạch ngói của phố xá điêu tàn…”. Bây giờ Loan sống trong tiểu đội tự vệ làm chân vẽ bản đồ. “ Mơ mộng gì nữa khi bầu trời Tổ quốc không còn là bình minh của hương sắc mà đục ngầu những hình thù tối đen của mũ đỏ và thổ phỉ…Anh  gắn mình vào cuộc sống chung quanh. Anh cố rập khuôn theo nguyên bản, sợ sai một tý thì ảnh hưởng đến những kế hoạch  quân sự sau này…”.
Vậy là cái bước đầu tiên của một anh học sinh tiểu tư sản khi tham gia cách mạng là phải “từ bỏ mình” để hoà mình vào quần chúng :
Loan cảm động nhìn mọi người đang đứng sát lại. Những thân hình còn mảnh dẻ  tương phản với những cái vóc nặng nề , cục mịch , những đầu bóng mượt với những mớ tóc rối. Những thư sinh mặt trắng mới từ bỏ mái trường họp với những người phu , người thợ chỉ có hai bàn tay trắng…”
Những thư sinh mặt trắng này” rồi đây sẽ phải “rập theo khuôn của nguyên bản” là mấy anh thợ anh phu này đây. Một quá trình “tự cải tạo” không mấy dễ dàng và đầy khổ ải nhưng lại  được  ông nhà văn nói tới một cách vui vẻ và đầy nhiệt thành.
Người thứ sáu là Lai , “một đứa trẻ khoảng mười ba, mười bốn tuổi, mặc một cái quần cộc , một cái áo sơ mi người lớn bằng kaki vàng, lùng bùng sau cái áo sợi đan màu đỏ kệch. Một tay nó cầm con dao, một tay xách một caí hòm nhỏ. Tóc nó dài đến mái tai, ngả nghiêng như lúc bị bão.” . Chú bé từa tựa nhân vật Gavơrốt  trên chiến hào Paris trong truyện “Những người khốn khổ” của Victor Hugo . Chú khăng khăng đòi ở lại để …đánh Tây :
“ Cháu đã đi tản cư với u. U cháu chẳng buôn bán gì được . Cháu nói với u cháu lại cho cháu ra Hà Nội. U cháu cho cháu một đồng bạc. Cháu đi qua chợ, mua được con dao này…”
Vậy là bao nhiêu tiền mẹ cho, chú bé Lai dốc hết cả vào việc … mua dao giết Tây. Yêu nước ghê gớm vậy đó. Rồi khi bị tiểu đội tựï vệ từ chối không cho gia nhập, chú Lai phẫn uất :
Ở đây cũng không nhận cháu ư ? Xin vào bộ đội , các anh ấy cũng không nhận, các anh ấy chỉ nhận con nhà giàu , chúng nó có quần áo, chúng nó biết hát. Nghèo thì Tây cũng khinh mà ta cũng khinh…”
Chú bé Lai đã nói vậy, tất nhiên tiểu đội tự vệ phải nhận chú chứ còn biết nói sao ? Người thứ bảy không được tác giả đặt tên chỉ cho nói chuyện chính trị :
Nó gây ra vụ Yên Ninh thì là nó chết. Bộ đội  kéo về đông lắm rồi, đông hơn hôm qua, đông hơn hôm kia. Trong thành chúng nó lục  đục, lính Đức nổi loạn, nó giết nhau chí choé, giải phóng Thủ đô đến nơi rồi…”
Một anh khác cũng hăng hái :
Cụ Hoàng Diệu thì hơi bi. Cụ chết nhưng thằng Pháp nó vẫn hạ được  thành Thăng Long. Mình chết nhưng không để mất Hà Nội…”
“ Cốt nêu cái tinh thần cảm tử thôi. Lính nhà Trần thích chữ Sát Thát thì mình viết lời thề sống chết…”
Cứ như vậy dù miêu tả nhiều nhân vật với nhiều xuất thân khác nhau nhưng thực ra ông nhà văn chỉ xây dựng có một nhân vật : đó là lòng yêu nước  một chiều – yêu cầu hàng đầu của Đảng đối với công việc sáng tác của các nhà văn trong vòng tay của Đảng.

                         (còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét