Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( kỳ 21)





                                                                                 Nhà văn NHẬT TIẾN

                                          (tiếp theo)




Bị hỏi dồn một thôi một hồi, tôi chỉ nhún vai không trả lời. Hình như  bà Phó lãnh công việc kiểm tra giáo án cũng như  việc dạy dỗ của các giáo viên, nên bà biết tôi chẳng hề vi phạm một cải lỗi gì. Vì thế bà lại ôn tồn nói :

- Tình hình chính trị, xã hội bên ngoài chưa ổn định ắt có tác động vào việc học của học sinh nên mới ra nông nỗi ấy. Nhưng sĩ số học sinh bị tụt lại mà lên quá cao thì  trường ta còn có cái uy tín  gì, nhất lại vừa gây thành quả tốt đẹp sau cuộc thi Đố Vui Đề Học vừa rồi.

Ngưng một chút, bà nói tiếp :

- Cho nên trước tình hình này, tôi đề nghị ta không xét điểm trung bình nữa. Cứ ấn định xong tỷ số học sinh  được lên lớp rồi theo đó mà đôn lên. Còn điểm học bạ ta sẽ điều chỉnh sau.

Tôi hỏi :

- Vậy là bỏ qua chuyện trình độ học sinh kém à ?

- ừ ! Cái đó giải quyết bằng dạy phụ đạo sau.

- Vậy nhà  trường ấn định tỷ lệ lên lớp là bao nhiêu?

Bà Phó hỏi ngược lại :

- Theo thầy thì ta nên bao nhiêu ?

Tôi trả lời :

- Dù có đôn những đứa dốt lên cũng chẳng giúp  được gì cho chúng vì càng học sẽ càng đuối, có khi làm hại nó không chừng. Tôi vẫn nghĩ là nếu có vớt thì cũng vớt in ít thôi , tùy theo số điểm trung bình . . .

Bà Phó nghiêm giọng :

- Thôi khỏi bàn cãi nữa. Uy tín của nhà  trường là điều cần thiết. Phô ra những con số lết bết thì đẹp mặt cả đám, kế cả các thầy. Mà trách nhiệm của các thầy là chính!

Ông Hiệu Trưởng lại xen vào. Giọng ông khàn khàn, ông nói như ra lệnh  nhưng lại không muốn nói to để bên ngoài có thể nghe thấy :

- Thôi cho chúng nó lên lớp 95% đi.  trường ta đang ở diện tiên tiến, thế là hợp lý rồi.

Tôi như bị con số 95% ghim vào trong đầu khiến người thấy choáng váng và tôi đã phải nắm chặt lấy tay ghế để tự trằn tĩnh lại mình. Rồi tôi lại nghe thấy ông Hiệu Trưởng  dặn dò thêm : .

- Thầy cứ về phổ biến lại trong Tổ của mình, nhưng cấm không  được ghi con số ấy vào biên bản đó nghe !

Lúc trở về làm việc, nghĩ đến trình độ sa sút của học sinh do đủ thứ công tác mầu mè, rảnh rang trong suốt niên học lại  được cho lên lớp tới 95%. tôi bỗng nhận chân ra  được thực chất nền giáo dục của cái xã hội mới này. Nó  được che giấu bằng chủ trơng “hồng” hơn “chuyên", có nghĩa là học dốt cũng  được miễn là tinh thần phục vụ phải cao, lập  trường chính trị phải vững, lý lịch cá nhân phải sạch,  được Đoàn,  được Đảng phê chuẩn về đạo đức cách mạng cá nhân. . .

Như thế thì tương lai của cái đất nước này sẽ ra cái gì, .khi chỉ toàn một thứ dốt, lại thiển cận, cực đoan nắm giữ những địa vị then chốt lèo lái.

Một nỗi chán chường bỗng ùa tới khiến tôi mệt mỏi như muốn khuỵu xuống. Là người đã từng dạy học từ nhiều chục năm qua, lại cũng đã kinh qua nhiều lớp học có đủ loại học trò, lòng yêu nghề trong tôi chi có tăng chứ không hề giảm. Ấy thế mà trong giây phút này tôi bỗng thấy chán  trường, chán lớp, chán cả việc dạy dỗ ngay cả với những đứa học trò rất thân mến của tôi. Cứ nh thể giờ đây tôi không phải là một ông Thầy đúng nghĩa nữa.

Tôi tự hói không lẽ ở đây, chung quanh toàn là bà con thân thiết hay xa cách lắm thì cũng là đồng bào ruột thịt, vậy mà lại không có một chỗ cho những người như mình ?





                                                                       10





                                          Đò… cùng một chuyến !



Quá độ là qua đò ! Thời kỳ quá độ là thời kỳ đang qua đò, do đó phải chấp nhận gian khổ,

chớ vội vã đòi hưởng thụ. Nếu hiểu là như thế, thì chuyến đò chúng tôi đang đi đã chất lên đủ mọi hạng người, bất kể thuộc chế độ cũ hay chế độ mới, tàn dư phản động hay cách mạng tiên tiến. . . ..Cái sự qua đò này có phân biệt đối xử với ai đâu?

Cho nên khi nhìn thấy mấy cô cán bộ lui cui lục tìm cái ấm đun nước, cái quạt để bàn hay cái bàn ủi ở chợ cóc ven đường, hoặc thấy mẳy anh bộ đội lếch thếch vác cái khung xe đạp, tay còn đèo thêm vài ổ bánh mì hay con búp bê nhựa lòng tôi rất ngậm ngùi. Thân phận của họ cũng đâu có hơn gì mọi người trong này. Có khi còn tệ mạt hơn vì tôi đã  được nghe kể lại nhiều chuyện khó tin mà có thật trong đời sống của dân chúng miền Bắc, lại ở ngay thủ đô Hà Nội chứ không phải xa xôi gì. ở đó đã có thời con người sống quá chen chúc chật chội đến nỗi công viên về đêm trở thành nơi hú hí của nhiều đôi nam nữ. Chuyện đó thật ra là bình thường và nó chi trở thành bất bình thường khi một cặp đang làm tình bị công an bắt về đồn, lúc khai ra thì họ là hai vợ chồng vì nhà cửa quá chật chội đành phải lấy công viên làm ngôi nhà hạnh phúc. Những chuyện như thế, dân chúng miền Nam không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Cũng như nhiều người có dịp ra Hà Nội vào những năm cuối thập niên 70 đã không thể tưởng tượng  được rằng, khi vào một tiệm cà phê, các chiếc muỗng để khuấy đều có móc xích gắn vào rìa bàn và bất cứ cái muỗng nào cũng đều bị đục cho thủng lỗ. Hỏi ra mới biết đó là cung cách nhà hàng đề phòng thực khách múc một lần quá nhiều đường hay thậm chí còn thủ cái muỗng cho vào túi áo, đem về xài.  Như vậy, tôi như giảm thiểu  được nhiều nỗi bực dọc trong lòng mỗi khi thiếu thốn. Thôi, tất cả thì cũng đồng hội, đồng thuyền như nhau cả.

Có lần tôi đem những ý nghĩ ấy ra trao đổi với vài bạn đồng nghiệp, người thì cho là cứ dễ tính như thế lại hóa hay, còn hơn là cứ hậm hực, kèn cựa với kẻ có chút lợi lộc hơn mình, vừa không ăn cái giải gì lại có khi mua vạ vào thân.  Nhưng một anh bạn đồng nghiệp khác, khá thân thiết của tôi thì lại sâu độc hơn. Anh ta nghe xong thì cười nhếch mép đầy vẻ dè bỉu rồi phán :

- Đúng là lối suy nghĩ của kẻ thấp cơ ! Đã thua thiệt lại còn sĩ diện, muốn quơ lấy lẽ phải để che giấu sự yếu kém của mình.

Tôi cãi :

- Phải trái nỗi gì ? Đó ch ẳng qua chỉ là chấp nhận một sự thực.

Anh bạn hỏi lại :

- Vậy thì cái sự thực ấy của ông hình thù nó ra làm sao ? .

Thì quá độ là qua đò đó ? Mới đang qua đò thì đời sống còn khó khăn, vất vả. Ai chẳng vậy. Mai mốt sang sông rồi hẳn sẽ khá hơn.

Thế là anh bạn đồng nghiệp của tôi lại ré lên cười . Cười đã, anh ấy mới nói tiếp :

- Ông mà cũng tin cái thứ đò nát sang sông ấy à ? Ái chà chà. . . thế thì quả thật những cái bánh vẽ kiểu này hãy còn có khối người tin. Mà nói cho ngay, ai cứng đầu không tin thì cứ dí súng vào lưng là cũng xong hết.

Tôi cãi lại:

- Lời hứa hẹn nào chả có tính cách của bánh vẽ.  nhưng hình ảnh "qua đò sang sông" nghe cũng hợp tình, hợp lý đấy chớ ! Đất nước vừa hết chiến tranh, đòi có ngay nhà máy với nông  trường sao  được.

- Đồng ý hoàn toàn ?  nhưng đánh tư sản, tịch thu hết nhà cửa, cơ xưởng của ngời ta rồi bắt đi kinh tế mới thì sẽ đẻ ra  được nhà máy à ? Rồi chủ trương ngăn sông cấm chợ thì đẻ ra  được các nông  trường sao ? ông ơi, ông nhá bo bo nhiều quá nên lú lẫn hết rồi !

Tôi ngẫm nghĩ câu nói của anh bạn rồi chợt mỉm cười :

- Cậu đúng, nhưng cũng sai một phần ?

Anh bạn ngớ người hỏi :

- Sai ? Sai chỗ nào, chỉ ra coi !

Tôi nói thủng thẳng :

- Đánh tư sản là đường lối của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Ngăn sông cấm chợ là lệnh của Đỗ Mười. Mấy ổng đâu có nhá bo bo ?

Thế là chúng tôi cùng cười xòa xí xóa, cảm thông chuyện tranh luận rồi quay qua bàn tán chuyện "ngăn sông cấm chợ".

Vào hồi đó để tiêu diệt mầm mống tư sản, lệnh ban ra là nhà nông không  được tự ý đem bán sản phẩm của mình như thóc gạo, gà vịt, rau trái..v..v. . .mà phải để cho Nhà Nước thu mua, tất nhiên là với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá cả ở ngoài thị  trường. Dân thấy thiệt thòi nên phải lén lút chuyên chở ít gạo, ít thóc, vài kí thịt, dăm chục trứng hay con gà con vịt ra tỉnh bán.

Thế là hàng rào "ngăn sông, cấm chợ" gồm toàn những trạm kiểm soát  được dựng lên, nhất là ở những vùng giáp ranh nông thôn với thành thị. Tại các trạm này, du kích xã, nhân viên thuế vụ tha hồ hống hách, biểu lộ uy quyền. Nhiều bà, nhiều cô bị tốc cả áo tụt cả quần để khám thịt lậu bó trên người. Bị khám oan cũng có mà bị bắt quả tang cũng nhiều. Lắm bà, lắm cô nom bụng chửa vượt mặt  nhưng đè xuống, moi ra cũng chỉ thấy là những tảng thịt độn quanh người. Rồi khi bị phát giác, tịch thu, các bà lăn cả ra đường khóc than thảm thiết, tưởng như bị xẩy thai thứ thiệt thì cũng thảm thê đến thế là cùng.

Trên các sông rạch ở miền Hậu Giang, việc chặn bắt các ghe thuyền chở lúa, gạo lậu cũng hết sức gay gắt, đến nỗi các hộ dân chung nhau chở vài chục kí thóc đi thuê xay cũng phải có giấy chứng nhận của Hợp tác xã hay cơ quan chính quyền. Du kích ở các làng, các xã nhâu nhâu như một lũ ruồi xanh, thoáng thấy bóng ghe thuyền là xách súng kêu lại khảm xét. Trên ghe có gạo, dù chỉ là gạo mang đi ăn dài ngày mà không có giấy chứng nhận thì cũng coi như hàng lậu và bị tịch thu.

Chính sách ngăn sông cấm chợ này ảnh hưởng sâu xa đến đời sống cuả mọi người, mọi tầng lớp dân chúng. Nhiều căn nhà ở Sài Gòn đã thấy biến phòng tắm ngày xưa thành chỗ nuôi gà, nuôi heo. Nhưng nói cho ngay, dân Sài Gòn thì chuaa quen thuộc lối chăn nuôi kiểu đó Hầu hết chủ nhân các nhà này đều là cán bộ miền Bắc mới  được điều vào ở. Họ tận dụng không gian, phương tiện để gia tăng thu nhập. Sau nhà thì trồng rau , bếp núc hay buồng tắm thì co cụm lại để lấy chỗ cho vài con heo nái. Nghĩ cho cùng, như thế cũng còn khá hơn là nhiều nhà ở ngoài Bắc, người ta còn nuôi cả lợn dưới gậm giường.

Nhưng mặc dầu vậy, dân Sài Gòn vẫn chưa quen thuộc  được với mùi phân heo tỏa nồng nặc. Chính bà Tổ trưởng dân phố chỗ tôi ở cũng có lần lắc đầu lè lỡi nói với bà con lối xóm : .

- Báo hại cái cửa sổ phòng tắm bên đó lại chĩa qua phía nhà tôi. ủi chao, hôi quá là hôi.

Nnhưng dù có kêu ca thì cũng chỉ nói suông vậy thôi. Ai dám đụng đến những công việc "lao động làm ra của cải vật chất"!

Miếng thịt heo vào thời đó thật đã trở nên hiếm hoi, quỷ giá, chỉ dân nhiều tiền thì mới dám đụng tới. ở  trường tôi đang dạy, tuy số lần lãnh cá thay thế thịt đã nhiều hơn trước,  nhưng trong tháng ít ra cũng một, hai lần có thịt heo về. Đấy là do tài ngoại giao, móc nối của Ban Tiếp Liệu nhà  trường. Mà một khi đã nói tới chuyện ngoại giao, móc nối thì không có chuyện phân phối đồng đều theo tiêu chuẩn.



                                 (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét