Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 46 )



                           (tiếp theo)




Sáng hôm sau, con bé Gái đang dọn dẹp  gã thư ký mò tới. Thấy gã đứng ngoài cổng lom lom nhìn vào, nó giật thót tim, gớm thiệt, chắc thằng chả đang lên máu “sư phụ” , chiều ý chả, ông bà Chủ tịch về bất chợt chết cả đôi. Nghĩ vậy, nó nguây nguẩy đuổi như xua ruồi :

“ Chú đi đi…ông bà chủ với cô Kim Anh sắp về tới …”

“ Biết rồi, tối họ mới về kìa. Cháu coi này…”

 Gã xoè tay giơ cho nó coi. Gì nữa đây ? Í trời ơi, lại dây chuyền nữa kìa, chịu chơi thiệt , nhưng rồi nhớ lại cú lừa của gã nhà báo, nó bĩu môi :

“ Vàng thiệt hay giả đấy chú ?”

“ Tất nhiên là rởm rồi …”

“ Biết rởm còn  mang cho, chú định giỡn mặt tui hả, thôi rút cho lẹ… !”

Nó sập cánh cổng cái rầm, mặt đỏ bừng, mắt long lên rất con nít nhưng thân hình lại uyển chuyển , tràn đầy gái tơ khiến gã thư ký đờ cả người. Mẹ kiếp, không tranh thủ lúc ông Chủ tịch đi vắng mà “bật nắp chai “ chờ lúc ông về thì khó, nghĩ vậy gã cười nhạt :

“ Không phải của chú đâu , của thằng nhà báo Bút Thọc đó…”

“ Xạo vừa thôi chú…”

Gã đưa cho nó cầm lên coi. I chết cha, đúng thiệt rồi, vệt muội đen thử vàng còn nguyên đây, con bé Gái tái mặt :

“ Sao…sao chú có ?”

Gã thư ký biết con nhỏ sợ, dở mặt :

“ Con này láo thật, dám phản ông Chủ tịch , mách lẻo chuyện riêng cho thằng nhà báo. Nó nộp cho tao hết rồi, cả sổ ghi chép  nữa này, để tao đọc mày nghe “ “ Ong Chủ tịch tỉnh “dê” con nhỏ người làm. Tiếp tục điều tra…”. Nó còn nộp tao cả băng ghi âm mày nói những gì nữa kìa. Thôi lên xe tao chở đi mở cho  nghe. Kỳ này đi tù là cái chắc …”

Con bé Gái hồn vía lên mây xanh, nỗi sợ làm nó mụ mẫm cả người, đành ngồi sau xe cho gã thư ký chở tới cà phê vườn bữa trước. Bà chủ quán ra đón tận cổng, nháy mắt :

” Ra vườn hay lên phòng ?”

“ Cho chai Henessy nhỏ và đồ nhậu lên phòng bữa trước nhé. Mà trên đó có ti vi và đầu đĩa chưa ?”

Bà chủ quán cười toe toét :

“ Yên chí, đầy đủ hết , con heo con thỏ có hết , cậu cứ mở coi…”

Con bé Gái như mê bởi nỗi lo, líu ríu theo chân gã thư ký. Trước hết gã cho nó coi cuốn sổ ghi chép của gã nhà báo, bật băng ghi âm cho nó nghe rồi làm ra vẻ lo lắng :

“ Cháu thấy chưa ? Thằng Bút Thọc mà nộp hai thứ này cho bà Chủ tịch là mặt cháu bị tạt a xít rồi, chưa kể còn truy tố ra Toà tội bôi xấu lãnh đạo …”

Mặt con bé tái đi, nước mắt vòng quanh, người muốn xỉu trên chiếc ghế nệm trong căn phòng hẹp, đèn mờ, máy lạnh, chiếc giường nệm trắng toát, không khí sực  mùi dục tính . Gã thư ký nhìn lom lom, muốn bế xốc nó lên giường. Ay khoan , từ từ kẻo hỏng việc, cứ phải “nắm thế chủ động”, đưa đẩy tình thế phát triển, chờ “thời cơ chín muồi” mới “ phóng tay phát động”, chứ nóng vội “đánh nhanh thắng nhanh” là thất bại. Xác định “tư tưởng chiến lược” vậy rồi, khi nhà bếp bưng rượu và mồi tới , gã thư ký mới gắp một con tôm hấp bia vào bát con bé Gái :

“ Cháu ăn đi đã rồi tính…”

Con bé Gái mếu máo :

“ Nhưng chú phải cứu cháu, đưa cho cháu cuốn sổ với cuộn băng kìa…”

“ Được rồi, được rồi, nhất định chú đưa chứ giữ làm gì…”

Con bé Gái tươi mặt, vẻ lo lắng đã bớt dần. Chờ nó ăn hết một con tôm hùm tới cái càng cua, gã thư ký mới đưa ra ly rượu :

“ Cháu nhắp thử chút xíu coi…”

“ Chèn ơi, cháu không uống được đâu , cay nghét à …”

“ Cứ thử chút coi,  ăn cua mà không có rượu mất ngon…nhấp chút xíu thôi…”

Con bé Gái nhắm mắt nhắm mũi nhấp thử. Hơi rượu xộc lên mũi, cay cay nhưng có mùi thơm. Cũng chẳng có gì là ghê gớm, ừ thì uống. Gã thư ký cầm cái remote bật phim, ối chao ôi, toàn học sinh choai choai quần thảo nhau như bầy lợn, vô tư chẳng còn biết có ai trên đời. Con bé Gái liếc mắt, lên giọng nghiêm chỉnh :

“ Chú mở ba cái trò ma ấy làm gì, cháu hổng coi đâu…”

Gã thư ký cười nham nhở :

“ Thì coi cho vui ấy mà, cháu không coi thì nhắm mắt lại, chú coi…”

Nói vậy thôi, nhấp thêm ly rượu nữa, con bé Gái cũng giương mắt lên màn hình. Mặt nó đã đỏ tưng bừng, chân tay quờ quạng, rớt cả đũa, miệng còn cười rinh rích mỗi khi có pha gay cấn . Tới bến rồi đây, gã thư ký nhẹ nhàng kéo tay nó :

“ Mình ra giường nằm coi cho…thoải mái đi…”

Con bé Gái mắt long lên nhìn gã, rồi bất chợt nó cười nhoẻn :

“ Chú đưa sổ với băng ghi âm cho cháu đã…”

Gã thư kỹ hơi sững ra, rồi cười nhạt :

“ Cháu cẩn thận thế, chưa tin chú à, thì đây, cầm lấy đi…”

Con bé Gái cất kỹ hai “báu vật bảo mạng” vào túi xách rồi mới chịu cho gã thư ký kéo tay lên giường. Ôi chao ôi, thật bất ngờ, chẳng cần chờ gã thư ký, con bé Gái cởi thốc ngay áo, tụt ngay quần , vồ lấy gã. Thế rồi ngoài cả tưởng tượng , từ con nai tơ ngoan ngoãn đùng cái nó biến thành con hổ cái quần thảo gã bắt chước y hệt những gì đứa con gái làm với bạn trai trên màn hình với cường độ nhân lên gấp bội. Mới hai phút gã thư ký đã quay lơ, nằm sóng sượt ra giường, thở hồng hộc, xẹp lép như bóng xì hơi. Con bé Gái đập tay vào gã :

“ Chú sao vậy cà ? Tiếp tục đi chớ…

Gã thư ký hất tay nó ra, hổn hển :

“ Khoan…khoan đã…đang muốn đứt cả hơi đây …”

Con bé Gái mặc lại  quần áo , cười nhạt :

“ Vậy xong rồi nha…cháu phải về không có ông bà Chủ tịch chờ thì chết…”

Gã thư ký hoảng hồn :

“ Chớ…chớ có về…chờ …chờ một lát …còn nữa mà…”

“ Còn thì chú làm đi…lẹ lẹ lên…”

Nói rồi nó ôm chặt lấy thân hình ngây đơ của gã. Than ôi, cho đến bây giờ gã mới thấy lời Bác dậy “ý chí con người quyết định tất cả” là láo toét, cho dù gã “quyết tâm” mấy chăng nữa, cũng đành thúc thủ không sao chỉ đạo được cái phần đang ủ rũ của gã. Hoá ra mất bao tâm não điều nghiên, hoạch định kế hoạch, tính toán từng bước đi…ấy thế mà thành quả bỗng chốc tan tành mây khói. Gã vò đầu bứt tai, đẩy mạnh con bé ra khỏi giường, văng một câu chửi rất tục. Con bé Gái chẳng những không nổi cáu còn cười vào mặt gã :

“ Chú không làm được tại chú nha, mọi việc coi như xong nha…”

Nói rồi nó xách túi ẹo ẹo bước khỏi phòng bỏ lại gã thư ký nằm thượt trên giường, tê tái vì nhục nhã. Nó vẫy xe ôm chạy trên phố, nhẹ nhõm và khoan khoái cả người. Nó vừa vượt qua một chặng đường đầy hiểm nguy và thoát được là tự tay nó. Nó thấy mình lớn hẳn, mắt sáng rực nhìn thẳng phía trước như sẵn sàng đương đầu  mọi thử thách . Bất chợt nó đập vai ông xe ôm dừng lại. Nó vừa thấy gã nhà báo Bút Thọc đang ngồi bên ly cà phê trong quán cóc. A…thằng khốn nạn , nó đã tặng đểu dây chuyền rởm lại còn chơi xấu nộp cả sổ lẫn băng ghi âm cho thằng thư ký . Phải dằn mặt cho bõ ghét. Gã nhà báo đang ngồi rầu rĩ , lo lắng thân phận bị kẹp giữa hai thế lực ông Chủ tịch và ông Bí thư, vò đầu bứt tóc nghĩ sao thoát được hoàn cảnh hiểm nghèo, bất chợt tối tăm mặt mũi vì một cú đập vào mặt. Oi chao ôi, đứa nào dám đánh tao giữa ban ngày ban mặt thế này. Tao lôi cổ mày ra công an chết bỏ cha mày. Gã cuống quít chộp lấy kính đeo vội lên mắt và kinh hoàng  nhận ra  con bé người làm ông Chủ tịch ,  mặt đỏ tía tai như đứt dây trên trời rớt xuống, hầm hầm nhìn gã như muốn ăn tươi nuốt sống.

“ Biết gì đây không ?”

Gã Bút Thọc trố mắt nhìn cuốn sổ và băng ghi âm trong tay con bé Gái, ríu cả lưỡi :

“ Làm sao  ? Làm sao em có được ?”

“Thằng chó…mày định hại tao hả ?”

Nó giơ cái túi lên định đánh nữa, gã kia vội vàng đưa tay đỡ :

“ Ay chớ…chớ làm ầm ĩ , loang chuyện ra chết cả anh lẫn em…”.

Con bé Gái liếc quanh mọi người đang lom lom nhìn nó, vội hạ giọng :

“ Tôi không ngờ anh khốn nạn vậy ”

“ Thông cảm đi, nghiệp vụ báo chí mà.”

“ Báo chí đểu cáng vầy à ?”

Gã Bút Thọc cười trơ trẽn :

“ Mấy thứ này em “chôm” của thằng thư ký ông Chủ tịch chứ gì ?”

“ Ong đưa  đàng hoàng, tôi đâu thèm “chôm” ?”

Gã nhà báo ranh mãnh :

“ Sao nó không nộp ông Chủ tịch lại đưa em ? À hiểu rồi, hàng trao đổi phải không ? Em cho nó mấy “dù” ? Thằng này tới số rồi, dám “múc” cả bồ nhí thủ trưởng ”

Gã chọc trúng tim đen làm con bé Gái đỏ mặt tía tai. Chèn ơi, xưa nay cứ tưởng nhà báo học hành ghê gớm, đáng kính đáng trọng lắm, ai ngờ cũng lừa lọc, đểu giả. Mà xem ra đàn ông bây giờ toàn  vậy, từ ông Chủ tịch, gã thư ký đến thằng nhà báo đều một giuộc, dưới quê cũng chẳng hơn gì, đám con trai suốt ngày la cà quán xá, say xỉn, đánh lộn, chôm chỉa; khó kiếm ra thằng nào có thể trông  cậy, dựa dẫm ?  Nó ngán ngẩm nhìn gã nhà báo móc túi đưa ra tờ  năm chục :

“ Cho anh chuộc mấy thứ đó nha. Ong Chủ tịch vớ được thì đời anh xế chiều…”

“ Đúng giá năm triệu…”

“ Í trời ơi, hét cao dữ vậy. Vậy thôi cứ giữ lấy, em cũng chẳng dám nộp cho ai  đâu mà anh lo…”

“ Tôi về méc ông Chủ tịch anh xúi giục tôi vu cáo ổng, tôi hổng  chịu, anh cứ ghi đại vào sổ . Chữ anh còn rành rành ra đây …”

Gã nhà báo xanh mặt, con nhãi này tưởng ngù ngờ hoá ra ghê gớm  . Chắc doạ vậy thôi, cố nội nó cũng không dám, lợi lộc chẳng thấy, có khi còn vạ vào thân. Gã cười nhạt nhìn con bé Gái nguây nguẩy xách túi bước khỏi quán. 

Ngay chiều hôm đó cả nhà ông Chủ tịch trở về. Bà Phu nhân cười hớn hở vì mọi rắc rối kinh hoàng đã êm xuôi, nhà cửa sân vườn gọn gàng sạch sẽ, con bé người làm xem ra được việc. Buổi tối bà gọi nó vào phòng khách vui vẻ :

“ Tao thưởng cho mày nè…”

Í chèn ơi tưởng gì, hoá ra gói bánh quy Vinabico, loại này hai ngàn một gói  bán đầy ngoài chợ, kẹo vầy đáng mặt mẫu hậu, nghĩ vậy nó vẫn rối rít cảm ơn và liếc xéo sang ông Chủ tịch đang ghé mắt nhìn nó qua tờ báo cầm tay. Người ngoài chắc tưởng ông chăm chú nghiền ngẫm xã luận báo Nhân Dân, kỳ thực ông đang nghĩ tới thân hình uyển chuyển của con bé người làm. Mẹ kiếp, “gái phải hơi trai như thài lài được cứt chó”, tay ông mới mó máy được  đúng một tuần, con nhỏ đã trổ mã thế kia. Cái đít cong tớn, cái ngực cao vổng, cái nhìn rừng rực, cứ như vầy không khéo mụ vợ  già phát hiện ra thì tan cửa nát nhà. Ong hít một hơi rõ dài khi con Gái diễu qua trước mặt, ối trời ôi, giờ được ngủ với nó một đêm thật sướng ngang trúng cử vào Trung ương Đảng . Nghĩ tới lát nữa phải lên giường với mụ vợ sề ông chán ngán thở hắt ra. Bà Phu nhân ngồi bên vội vàng :

“ Chuyện gì thế ? Báo đăng chuyện gì thế ?”

“ Vẫn chuyện xoá đói giảm nghèo , có gì đâu …”

Bà Phu nhân cười toét miệng :

“ Vậy ông làm tôi hết hồn. Quay đi quay lại sắp tới đại hội Đảng bộ rồi, kỳ này ông ráng tranh được cái Phó bí thơ…”

“ Khó lắm bà ơi, hết năm nay chắc tôi hưu, hạ cánh cho an toàn …”

Bà Phu nhân quắc mắt :

“ Hưu sao được. Mình ba đời cách mạng, lại hai bằng đại học vừa kinh tế vừa Đảng cao cấp, kỳ này tôi chạy cho ông cái Tiến sĩ quản lý nữa thì cha thằng nào  tranh được với mình ?”



                                                    (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét