Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 14)





                                 (tiếp theo)


Sáng tác của ông trong thời kỳ này là các tập truyện ngắn: Tiếng Kèn, Một Thời Ðang Qua, Cánh Cửa và truyện dài Mồ Hôi Của Ðá.

Chủ đích ang tác của ông trong thời kỳ này là phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam, và đưa một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh đã qua cũng như hướng nhìn mới để vượt qua những chiến tuyến ngăn trở dân tộc trên con đường đoàn kết để xây dựng đất nước. Chính vì chủ trương này mà có sự ngộ nhận và phê phán cho rằng ông thiên tả và kết tội ông đã quên đi cương vị của một nhà văn lưu vong.

Truyện dài Mồ Hôi Của Ðá nội dung ra sao mà gây ra sự tranh luận như vậy? Ở vị trí của một người đọc tôi có nhận xét như thế nào về tác phẩm này? Truyện dài này là câu chuyện xảy ra ở một nhà in và thời gian là sau ngày mà Cộng Sản chiếm đóng miền Nam. Ðó là lúc mà chế độ mới tiếp thu các cơ sở sản xuất mà cả hai bên, những người cai trị và những người bị trị phải sống chung với nhau với những va chạm về ý thức hệ hoặc về những nguyên tắc làm việc. Nguyệt, một công nhân trẻ, tin theo lý tưởng là mình sẽ góp sức để tạo thành một điều gì tốt đẹp, được đề cử làm Bí thư chi đoàn thanh niên của xí nghiệp in và rất hăng hái làm việc trong trách vụ này. Nhưng thực tế không như cô nghĩ nên trở thành người thất vọng ê chề. Hoàng , một nhà văn từ miền Bắc vào, qua những kinh nghiệm sống của đời mình đã cho rằng chế độ này là một chế độ tồi tệ hơn cả chế độ phong kiến thực dân thời xưa nữa. Toàn, người yêu của Nguyệt, không đồng ý với công việc của Nguyệt mà anh cho là của người theo gió trở cờ, nhưng lại tin vào những người đã thức tỉnh trước thực tế như Hoàng, hay như Năm Tỏa, một cán bộ có suy xét phán đoán, sẽ làm thành những mầm mới lạc quan. Nguyệt sẽ là người đi theo con đường mới để thay đổi nhận thức của mỗi người. Cũng như Hoàng và Toàn cũng bắt đầu khởi đi công cuộc vận động về văn hóa với nhóm văn nghệ Chân Ðất song hành với Nguyệt .

Nhà văn Nhật Tiến cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, phải có nhận thức mới, mà những kẻ ở bên này hoặc bên kia giới tuyến nếu bị đàn áp thì cũng sẽ chọn chung một thế đứng đấu tranh chống lại những kẻ áp bức. Và, bất cứ lúc nào, sự bất công cũng như những hành động không nhân bản cũng là mục tiêu phải đấu tranh để xóa bỏ của dân tộc Việt Nam.

Có một truyện ngắn khác cũng bị phê phán là thiên Cộng là truyện ngắn Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm, kể lại người anh là đại tá Việt Cộng đến thăm người em là tù cải tạo nhưng người em từ chối không gặp. Ðó là một bi thảm của một cuộc chiến mà angm ruột thịt đứng hai bên chiến tuyến ghìm ang bắn vào nhau. Ðến khi chiến tranh chấm dứt, vẫn còn nguyên giới tuyến.

Từ Nhật Tiến của ang nhân ái đối với tuổi thơ bất hạnh đến Nhật Tiến luôn đòi hỏi công bằng cho những người bị đàn áp, và Nhật Tiến của những nhận thức trung thực nhìn về tương lai dân tộc, hình như tôi thấy có nhiều điểm đồng nhất giữa tác giả và tác phẩm

Ở trong bất cứ tác phẩm nào của ông, từ bất cứ thời kỳ nào, tôi vẫn thấy rõ ang một con người Nhật Tiến. Ðó là con người của Hướng Đạo, của sự ngay thẳng, của ang nhân ái luôn đứng về phía của những người yếu thế trong xã hội. Không phải là thái độ cưỡi ngựa xem hoa, coi đau khổ của người khác để làm vui cho chính mình, mà là thái độ của người “ Ðứng ngoài nắng” như nhà văn Mai Thảo nhận xét.

Có lúc tôi thấy nhà văn Nhật Tiến nhiều khi đã quá coi trọng văn chương và vai trò của kẻ sĩ. Mà thực tế, trong một xã hội chiến tranh đầy biến cố, thì lại là một vấn đề khác, khi lý tưởng luôn luôn ở ngoài tầm tay?

Chính nhà văn Nhật Tiến cũng cho rằng khi ông kết cuộc tiểu thuyết Thềm Hoang thì có nhiều người phê bình cho rằng hành động thiêu rụi cả xóm Cỏ của nhân vật Năm Trà là cách giải quyết vấn đề quá dễ dãi và đầy tính tiêu cực. Và ông đã nhận rằng có lúc ông thấy sự nhỏ nhoi và yếu đuối của ngòi bút .

Nhưng không phải giản dị như vậy, trong thâm tâm ông vẫn tin tưởng vào tác dụng của văn học và giá trị trường cửu của nó. Bằng cây bút, ông tranh đấu cho những mục tiêu mà ông tin tưởng. Luôn luôn trung thực và tin vào lẽ phải của cuộc đời, của giá trị của con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Ở vai trò của một độc giả, tôi thấy những tác phẩm của ông có ngôn ngữ trong ang và bố cục giản dị. Có người nói ông chịu ảnh hưởng của Tự Lực Văn Ðoàn thời tiền chiến nhưng riêng tôi, lại nghĩ rằng những vấn đề mà ông nêu ra trong tác phẩm của mình gần gũi với đời sống và có sự giản dị tự nhiên của cuộc sống hàng ngày. Ông không cố công sử dụng một kỹ thuật nào khi cầm bút, mà chỉ đem tấm ang cùng sự trung thực của mình để làm cho độc giả cùng chia sẻ.

Chính thái độ tin tưởng vào con người và những giá trị nhân bản mà ở bất cứ chủ đề nào, có nhiều hay ít sự nhám nhúa đen tối của sự thực, sau cùng vẫn là sự hướng thượng và nhìn vào tương lai .

Ngoài ra, ở đời thường, tôi nhìn ông như một người anh văn chương có nhân cách và lý tưởng. Có một thời gian, khi mới bắt đầu tập tành chữ nghĩa, tôi đã có những cuộc họp mặt ang tháng ở nhà của ông để cùng với những người anh, người bạn tin tưởng rằng khi ra sống ở nước ngoài là phải mang tâm tình của những người còn ở lại, nói ra những ước muốn và giãi bày những tâm tư thời đại của một giai đoạn vô cùng tệ mạt của lịch sử chúng ta. Không biết có phải đó là một động lực để tôi còn cầm bút đến tận bây giờ không ?

                                                                                                                                                                    NGUYỄN MẠNH TRINH



***

Cuốn NGƯỜI KÉO MÀN,

tiểu thuyết kịch của NHẬT TIẾN

dưới mắt một nhà văn Tiệp Khắc.



            Tôi đã đọc một số tác phẩm của các nhà văn Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Bằng  và Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương ( Nguyễn Huy Thiệp và Dương Thu Hương qua bản dịch tiếng Pháp). Bây giờ, tôi  vui mừng được đọc  cuốn tiểu thuyết kịch “ Người Kéo Màn”  của nhà văn Nhật Tiến, một nhà văn xuất thân từ Miền Nam VN mà đã có thời kỳ chúng tôi gọi là “nhà văn phía bên kia”, hiện đang định cư  tại Mỹ.

            Cảm giác đầu tiên của tôi sau khi đọc cuốn này là tôi đã bàng hoàng khi cảm nhận được “ sự giao thoa giữa hai nền văn hoá châu Âu và châu Á”. Với bút pháp đầy trí lực, và cao hơn, tính nhân văn hay nói một cách chính xác là ông đã viết tác phẩm  này bằng một trái tim nhân hậu, biết yêu thương và biết cả căm giận. Theo tôi, tác phẩm đã làm nổi lên hai nhân vật  chính : thằng bé tên Cưng và lão già kéo màn. Đứa bé là một nhân chứng “ hồn nhiên”  cho sự xuống cấp về đạo lý con người trong khi lão kéo màn là một chứng nhân lạnh lùng. Cả hai đã như một thứ đòn bẩy để  đẩy lên cái sân khấu rộng rãi nhất, đó là cuộc đời !

            Để hướng tới cái Đẹp, người ta  phải đánh nhau với bản năng. Người kéo Màn của nhà văn Nhật Tiến đã đem lại cho tôi một niềm tin, đó là : “ Khi đã biết ghê tởm với cái xấu,  cái thói vô trách nhiệm thì  con người sẽ nhận ra cung cách ứng xử với nhau sao cho tử  tế hơn.”

            Từ những năm đầu thập niên 60, ( lúc chúng tôi đang chuẩn bị cho việc tiến hành Mùa Xuân Dân Chủ 1968 tại Tiệp), thì ở Việt Nam, nhà văn Nhật Tiến cũng đã khởi sự sáng  tác tác phẩm này, tôi coi như  ông cũng đã cùng chúng tôi “ làm một cuộc cách mạng về tình yêu thương hướng về cái nhân bản trong con người”.



            Khả năng tiếng Việt của tôi không khá lắm nhưng cũng tạm đủ để hiểu  được cái thông điệp mà nhà văn Nhật Tiến muốn gửi tới  bạn đọc :



            “ Hãy sống cho tử tế, lương thiện với nhau trước khi muốn bầy tỏ tình yêu đối với đất nước.”

                        Tôi hân hạnh được đọc Nhật Tiến và tôi hy vọng  Tổ quốc của các bạn, một ngày không xa sẽ thoát khỏi gông cùm chuyên chế của một thể  chế độc tài.





                                           Dr. LUBOMIR  SVOBODA

                      (Thành viên Nhóm Hiến Chương 77,                                        nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Học )


                                    (còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét