(tiếp theo)
Tôi, Dũng, Ánh Phương và Mỹ An liền làm một nhóm với nhau. Chúng tôi chọn các bờ đá thấp thoai thoải không xa chiếc ghe. Dùng các cây bụi nhỏ quét sạch đất đá trên các bờ đá này rồi bẻ các nhánh lá trải xuống và nằm nghỉ ngơi gần bên nhau. Có người nào đó đề nghị nhóm lửa để nấu mì gói ăn cho nóng nhưng phải bỏ ý định đó vì ban đêm đốt lửa rất nguy hiểm. Ghe tàu ngoài khơi xa sẽ dễ dàng biết chỗ chúng tôi đang trú ẩn ở đây.
Trăng từ từ mọc soi ánh sáng vàng vọt, chúng tôi nhìn lên bầu trời qua các tàn cây và nhìn những đốm lấp lánh chớp tắt trên mặt biển mà những tài công cho biết đó là loài sứa đang ăn đêm. Gió biển thổi vào bờ mát rượi làm chúng tôi dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Đang ngủ ngon giấc, đột nhiên có tiếng người thét lên hoảng hốt khiến cả bọn chúng tôi choàng tỉnh ngồi bật dậy. Một cô gái vẻ mặt thất thần cho chúng tôi biết cô vừa trông thấy một đốm lửa mầu xanh lá cây thật lớn loé sáng ở ngay những tảng đá gần chỗ vũng nước ngọt mà hồi chiều chúng tôi đã ghé vô đó để rửa ráy tắm giặt. Anh Tấn đến gần bên cô gái, an ủi cô rồi trấn an mọi người:
- Đừng sợ. Đất có Thổ Công sông có Hà Bá, đảo này không phải quê hương bản quán Việt Nam mình mà mình đặt chân đến thì đốm sáng mà cô này vừa thấy là hương hồn người khuất mặt ở đây muốn cho mình biết có sự hiện của họ. Ai đạo nào thì cầu nguyện theo đạo đó, xin người khuất mặt tha thứ cho những gì mình làm họ không vừa lòng và xin họ che chở cho chuyến đi.
Chúng tôi ngồi yên mà không biết chuyện cô gái vừa kể có thật hay không? Ai cũng cảm thấy rờn rợn.
- Có khấn có thiêng, có kiêng có lành. Thôi! Tất cả nằm xuống nhắm mắt ngủ tiếp đi và nhớ là từ ngày mai nếu ghe mình vẫn còn kẹt lại đây thì đừng có ai làm chuyện gì tầm bậy tầm bạ nghe chưa!
Dứt lời, anh Tấn ngồi im lâm râm đọc thầm kinh hay lời cầu nguyện gì đó. Vài người ngồi gần đấy thấy cử chỉ của anh Tấn cũng bắt chước làm theo. Tự dưng bây giờ mọi người cảm thấy có điều gì huyền bí ở trên hòn đảo. Tuy anh Tấn bảo mọi người nhắm mắt ngủ đi nhưng anh lại không ngủ mà nhập vào một nhóm có hai người tài công để hút thuốc và trò chuyện. Tôi quay về chỗ nằm cũ thì thấy Ánh Phương và Mỹ An bỏ chỗ cũ, kéo đến nằm sát cạnh bên tôi và Dũng. Có lẽ trong những lúc sợ hãi như lúc này, người con gái thường quên hẳn những gì gọi là kín đáo, giữ ý trước mặt nam giới. Ánh Phương, Mỹ An và Dũng thấy tôi thì than là nếu ghe vẫn còn chạy thì bây giờ chắc cũng sắp đến Thái Lan rồi, đâu có phải nằm kẹt ở đây để sợ như vậy. Chúng tôi ngồi bên nhau nói những câu chuyện vụn vặt và cầu mong cho ngày mai tài công sửa được máy để đi tiếp chứ còn ở đây dù có thoải mái hơn khi ở dưới ghe nhưng thật là bất ổn.
Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm các tài công cùng anh Tấn và vài thanh niên trèo về lại ghe, cố hết sức để sửa máy nhưng vẫn không sao làm cho cỗ máy nổ lại được. Khi vào lại bờ nghỉ mệt, anh Tấn nói nhỏ: " Máy ghe bị trục trặc cái gì đó mà các cha tài công tìm không ra. Chỉ biết chạy ghe và sửa chữa hư hỏng lặt vặt thôi, khi máy hư nặng thì coi như bù trất ". Trưa đến, mọi người quyết định nấu nước nóng làm mì gói ăn. Dưới ghe có nồi lớn có gạo nữa nhưng nếu nấu cơm thì lấy gì làm thức ăn đây? Ánh Phương và Mỹ An nhấm nháp các thanh kẹo chocolat còn lại nói là ăn như vậy cảm thấy no rồi còn tôi và Dũng thì bẻ vụn gói mì ra ăn sống từng nhúm một. Chiều đến, các tài công quay trở vào bờ cho mọi người biết là họ không sửa được máy ghe. Nghe xong, ai cũng ngao ngán rồi buồn và lo lắng cho số phận. Vài người đi dọc theo các ghềnh đá bắt được khá nhiều ốc mang về đập bể vỏ móc bỏ ruột rồi nấu món cháo ốc chia cho cả bọn cùng ăn. Khi trời tối, chúng tôi vẫn để lửa cháy và còn kiếm thêm các cành cây khô để ngọn lửa cháy lớn hơn nữa. Giờ thì ai cũng phó mặc cho mọi sự ra sao thì ra. Ngồi quây quần bên nhau gần ngọn lửa khuya trong một khu hoang vắng, nhóm người chúng tôi trông thật không khác gì đang trong một buổi dã ngoại đốt lửa trại về đêm. Có cả một ngày trên đảo hoang mới biết tất cả ghe là 51 người bao gồm 33 nam và 18 nữ. Hai tài công đều mang vợ đi theo và chị Ân cùng đi với cậu con trai 14 tuổi. Những người còn lại đều đi độc thân một mình. Đến khuya thì ngọn lửa tàn dần và mọi người lại trở về chỗ của mình, nằm nói chuyện với nhau chờ giấc ngủ đến. Tôi và Ánh Phương cũng kể cho nhau nghe về gia đình về bản thân của mỗi bên rồi sau đó, cả hai cũng thiếp ngủ lúc nào không biết.
Chợt có bàn tay ai đó lay tôi thức dậy. Tôi mở mắt nhìn thì ra là Dũng và anh Tấn. Theo chân hai người đi đến một chỗ trống, anh Tấn chỉ cho tôi thấy một vệt sáng từ tuốt ngoài khơi xa chiếu thẳng vào bờ ngay chỗ ghe chúng tôi. Vệt sáng này là ngọn đèn pha của một chiếc tàu khá lớn. Tôi quay trở vào, đánh thức Ánh Phương và Mỹ An dậy. Chúng tôi hỏi thì anh Tấn nói con tàu đó không biết có mặt tại đây từ lúc nào, tàu nước nào, loại tàu gì? Vì có người thức khuya không ngủ nên mới thấy nó chiếu đèn vào ghe mình, vào chỗ tụi mình nên mới gọi nhau dậy. Chúng tôi ngồi yên lặng nhìn bóng chiếc tàu. Nó cứ pha đèn rồi tắt rồi lại pha. Không biết có phải là nó đang đánh tín hiệu Morse gì đó cho chúng tôi không? Cuối cùng thì đèn pha chiếc tàu lạ tắt phụt, chúng tôi chỉ thấy lờ mờ ngọn đèn nhỏ của tàu và nó dần dần biến mất vào bóng đêm. Cả bọn chúng tôi không ai ngủ được nữa. Ngồi bên nhau mà lòng lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao đây? Chúng tôi dự trù các diễn tiến xấu có thể xẩy đến và bàn các biện pháp đối phó.
- Chúng ta bị lộ rồi, không thể nán lại đảo được nữa, phải tìm mọi cách lên đường thôi. Anh Tấn nói và mọi người đều đồng ý phải như vậy.
Tôi, Dũng, Ánh Phương và Mỹ An liền làm một nhóm với nhau. Chúng tôi chọn các bờ đá thấp thoai thoải không xa chiếc ghe. Dùng các cây bụi nhỏ quét sạch đất đá trên các bờ đá này rồi bẻ các nhánh lá trải xuống và nằm nghỉ ngơi gần bên nhau. Có người nào đó đề nghị nhóm lửa để nấu mì gói ăn cho nóng nhưng phải bỏ ý định đó vì ban đêm đốt lửa rất nguy hiểm. Ghe tàu ngoài khơi xa sẽ dễ dàng biết chỗ chúng tôi đang trú ẩn ở đây.
Trăng từ từ mọc soi ánh sáng vàng vọt, chúng tôi nhìn lên bầu trời qua các tàn cây và nhìn những đốm lấp lánh chớp tắt trên mặt biển mà những tài công cho biết đó là loài sứa đang ăn đêm. Gió biển thổi vào bờ mát rượi làm chúng tôi dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Đang ngủ ngon giấc, đột nhiên có tiếng người thét lên hoảng hốt khiến cả bọn chúng tôi choàng tỉnh ngồi bật dậy. Một cô gái vẻ mặt thất thần cho chúng tôi biết cô vừa trông thấy một đốm lửa mầu xanh lá cây thật lớn loé sáng ở ngay những tảng đá gần chỗ vũng nước ngọt mà hồi chiều chúng tôi đã ghé vô đó để rửa ráy tắm giặt. Anh Tấn đến gần bên cô gái, an ủi cô rồi trấn an mọi người:
- Đừng sợ. Đất có Thổ Công sông có Hà Bá, đảo này không phải quê hương bản quán Việt Nam mình mà mình đặt chân đến thì đốm sáng mà cô này vừa thấy là hương hồn người khuất mặt ở đây muốn cho mình biết có sự hiện của họ. Ai đạo nào thì cầu nguyện theo đạo đó, xin người khuất mặt tha thứ cho những gì mình làm họ không vừa lòng và xin họ che chở cho chuyến đi.
Chúng tôi ngồi yên mà không biết chuyện cô gái vừa kể có thật hay không? Ai cũng cảm thấy rờn rợn.
- Có khấn có thiêng, có kiêng có lành. Thôi! Tất cả nằm xuống nhắm mắt ngủ tiếp đi và nhớ là từ ngày mai nếu ghe mình vẫn còn kẹt lại đây thì đừng có ai làm chuyện gì tầm bậy tầm bạ nghe chưa!
Dứt lời, anh Tấn ngồi im lâm râm đọc thầm kinh hay lời cầu nguyện gì đó. Vài người ngồi gần đấy thấy cử chỉ của anh Tấn cũng bắt chước làm theo. Tự dưng bây giờ mọi người cảm thấy có điều gì huyền bí ở trên hòn đảo. Tuy anh Tấn bảo mọi người nhắm mắt ngủ đi nhưng anh lại không ngủ mà nhập vào một nhóm có hai người tài công để hút thuốc và trò chuyện. Tôi quay về chỗ nằm cũ thì thấy Ánh Phương và Mỹ An bỏ chỗ cũ, kéo đến nằm sát cạnh bên tôi và Dũng. Có lẽ trong những lúc sợ hãi như lúc này, người con gái thường quên hẳn những gì gọi là kín đáo, giữ ý trước mặt nam giới. Ánh Phương, Mỹ An và Dũng thấy tôi thì than là nếu ghe vẫn còn chạy thì bây giờ chắc cũng sắp đến Thái Lan rồi, đâu có phải nằm kẹt ở đây để sợ như vậy. Chúng tôi ngồi bên nhau nói những câu chuyện vụn vặt và cầu mong cho ngày mai tài công sửa được máy để đi tiếp chứ còn ở đây dù có thoải mái hơn khi ở dưới ghe nhưng thật là bất ổn.
Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm các tài công cùng anh Tấn và vài thanh niên trèo về lại ghe, cố hết sức để sửa máy nhưng vẫn không sao làm cho cỗ máy nổ lại được. Khi vào lại bờ nghỉ mệt, anh Tấn nói nhỏ: " Máy ghe bị trục trặc cái gì đó mà các cha tài công tìm không ra. Chỉ biết chạy ghe và sửa chữa hư hỏng lặt vặt thôi, khi máy hư nặng thì coi như bù trất ". Trưa đến, mọi người quyết định nấu nước nóng làm mì gói ăn. Dưới ghe có nồi lớn có gạo nữa nhưng nếu nấu cơm thì lấy gì làm thức ăn đây? Ánh Phương và Mỹ An nhấm nháp các thanh kẹo chocolat còn lại nói là ăn như vậy cảm thấy no rồi còn tôi và Dũng thì bẻ vụn gói mì ra ăn sống từng nhúm một. Chiều đến, các tài công quay trở vào bờ cho mọi người biết là họ không sửa được máy ghe. Nghe xong, ai cũng ngao ngán rồi buồn và lo lắng cho số phận. Vài người đi dọc theo các ghềnh đá bắt được khá nhiều ốc mang về đập bể vỏ móc bỏ ruột rồi nấu món cháo ốc chia cho cả bọn cùng ăn. Khi trời tối, chúng tôi vẫn để lửa cháy và còn kiếm thêm các cành cây khô để ngọn lửa cháy lớn hơn nữa. Giờ thì ai cũng phó mặc cho mọi sự ra sao thì ra. Ngồi quây quần bên nhau gần ngọn lửa khuya trong một khu hoang vắng, nhóm người chúng tôi trông thật không khác gì đang trong một buổi dã ngoại đốt lửa trại về đêm. Có cả một ngày trên đảo hoang mới biết tất cả ghe là 51 người bao gồm 33 nam và 18 nữ. Hai tài công đều mang vợ đi theo và chị Ân cùng đi với cậu con trai 14 tuổi. Những người còn lại đều đi độc thân một mình. Đến khuya thì ngọn lửa tàn dần và mọi người lại trở về chỗ của mình, nằm nói chuyện với nhau chờ giấc ngủ đến. Tôi và Ánh Phương cũng kể cho nhau nghe về gia đình về bản thân của mỗi bên rồi sau đó, cả hai cũng thiếp ngủ lúc nào không biết.
Chợt có bàn tay ai đó lay tôi thức dậy. Tôi mở mắt nhìn thì ra là Dũng và anh Tấn. Theo chân hai người đi đến một chỗ trống, anh Tấn chỉ cho tôi thấy một vệt sáng từ tuốt ngoài khơi xa chiếu thẳng vào bờ ngay chỗ ghe chúng tôi. Vệt sáng này là ngọn đèn pha của một chiếc tàu khá lớn. Tôi quay trở vào, đánh thức Ánh Phương và Mỹ An dậy. Chúng tôi hỏi thì anh Tấn nói con tàu đó không biết có mặt tại đây từ lúc nào, tàu nước nào, loại tàu gì? Vì có người thức khuya không ngủ nên mới thấy nó chiếu đèn vào ghe mình, vào chỗ tụi mình nên mới gọi nhau dậy. Chúng tôi ngồi yên lặng nhìn bóng chiếc tàu. Nó cứ pha đèn rồi tắt rồi lại pha. Không biết có phải là nó đang đánh tín hiệu Morse gì đó cho chúng tôi không? Cuối cùng thì đèn pha chiếc tàu lạ tắt phụt, chúng tôi chỉ thấy lờ mờ ngọn đèn nhỏ của tàu và nó dần dần biến mất vào bóng đêm. Cả bọn chúng tôi không ai ngủ được nữa. Ngồi bên nhau mà lòng lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao đây? Chúng tôi dự trù các diễn tiến xấu có thể xẩy đến và bàn các biện pháp đối phó.
- Chúng ta bị lộ rồi, không thể nán lại đảo được nữa, phải tìm mọi cách lên đường thôi. Anh Tấn nói và mọi người đều đồng ý phải như vậy.
Đêm chậm chạp qua đi, bình minh đến dần. Từ sáng sớm, hai tài công vội vã trở lại ghe để cố sức sửa máy cho bằng được. Lần này có thêm vài người khác nữa trong số có cả anh Tấn và tôi đi theo. Thực sự ngoài tài công, nhóm người chúng tôi tiếng ra theo phụ sửa máy nhưng cũng chẳng ai biết gì về máy móc cả. Có mặt trên ghe như một khích lệ hai tài công. Mong họ sửa được, cần người quay máy, chúng tôi có mặt sẵn tiếp sức. Cả bọn đang hì hụi bên nhau bất chợt nghe tiếng la từ phía trong bờ. Mọi người trên ghe dừng tay, nhìn vào bờ rồi nhìn ra hướng biển. Một chiếc tàu khá lớn đang từ từ tiến vào thẳng ngay phía ghe chúng tôi. Anh Tấn nói lớn vọng vào bờ:
- Đàn bà con gái lánh mặt trốn ngay đi. Nam giới ai nấy lo kiếm đồ thủ sẵn trong tay để mà chơi với tụi nó nghe.
Chúng tôi cũng vội tản ra ngay. Người cầm cây búa, người con dao hoặc đoạn dây lòi tói sắt... Tàu lạ tiến vào từ từ. Khi cách ghe chúng tôi khoảng 200m, nó ngừng lại. Nó không vào được. Sợ mắc cạn hoặc sợ bể tàu vì các rạn đá ở gần bờ, tôi nghĩ vậy. Im lặng một lúc, hai bóng người nhẩy xuống biển từ con tàu lạ và bơi về hướng ghe chúng tôi. Khi bơi đến gần ghe, chúng tôi thấy họ mang theo mỗi người một thùng nhựa khá lớn. Còn cách ghe chúng tôi khoảng 10m họ ngừng lại. Họ bơi đứng, nói bằng ngôn ngữ lạ chúng tôi không hiểu. Tay họ chỉ vào thùng nhựa mang theo và chỉ vào miệng. Anh Tấn khoát tay ra dấu cho hai người lạ bơi lại ghe. Họ đến sát bên ghe nhưng không dám leo lên vì bộ dạng chúng tôi với những thứ đang cầm trên tay. Hai tài công tiến lại gần người lạ và hỏi hai tiếng Thái Lan thì cả hai gật đầu. Họ đẩy các thùng nhựa lên cho tài công. Hai thùng nhựa được chuyền lên ghe. Ngay sau đó, hai người Thái Lan bơi nhanh về tàu họ. Họ leo trở lại con tàu. Ít phút sau, con tàu từ từ quay lui rồi tăng tốc chạy mất dạng trước sự ngỡ ngàng của đám chúng tôi. Chúng tôi tiến lại xem hai thùng nhựa. Anh Tấn mở nắp một thùng ra xem. Bên trong chứa đầy cơm nếp cùng tảng đường Thốt Nốt mầu vàng nhạt. Tôm thẻ rang chín chung với ớt đỏ. Dưới đáy thùng, một bọc nhựa đầy xoài xanh thái chỉ trộn với cá mắm cùng ớt và tỏi bằm chung. Thùng nhựa thứ hai chứa đầy tới miệng kẹo bánh, thuốc lá thơm hiệu Samit, Gold City và những lon nước ngọt Coca Cola.
Mang hai thùng đồ ăn vào bờ, anh Tấn tập họp mọi người ngồi thành một vòng tròn dưới những tàng cây mát. Chúng tôi chia thức ăn từ hai thùng nhựa đều cho mọi người trong nỗi vui mừng và ngạc nhiên vì thái độ quá sức thân thiện của hai thủy thủ Thái Lan ở con tàu lạ.
- Đâu phải tàu Thái Lan nào cũng hải tặc hết đâu... Có người này người khác chứ.
Ai cũng cho như vậy mà đâu biết những bất trắc từ con tàu lạ sẽ xẩy ra cho ghe chúng tôi... chỉ trong vài tiếng đồng hồ nữa thôi.
- Đàn bà con gái lánh mặt trốn ngay đi. Nam giới ai nấy lo kiếm đồ thủ sẵn trong tay để mà chơi với tụi nó nghe.
Chúng tôi cũng vội tản ra ngay. Người cầm cây búa, người con dao hoặc đoạn dây lòi tói sắt... Tàu lạ tiến vào từ từ. Khi cách ghe chúng tôi khoảng 200m, nó ngừng lại. Nó không vào được. Sợ mắc cạn hoặc sợ bể tàu vì các rạn đá ở gần bờ, tôi nghĩ vậy. Im lặng một lúc, hai bóng người nhẩy xuống biển từ con tàu lạ và bơi về hướng ghe chúng tôi. Khi bơi đến gần ghe, chúng tôi thấy họ mang theo mỗi người một thùng nhựa khá lớn. Còn cách ghe chúng tôi khoảng 10m họ ngừng lại. Họ bơi đứng, nói bằng ngôn ngữ lạ chúng tôi không hiểu. Tay họ chỉ vào thùng nhựa mang theo và chỉ vào miệng. Anh Tấn khoát tay ra dấu cho hai người lạ bơi lại ghe. Họ đến sát bên ghe nhưng không dám leo lên vì bộ dạng chúng tôi với những thứ đang cầm trên tay. Hai tài công tiến lại gần người lạ và hỏi hai tiếng Thái Lan thì cả hai gật đầu. Họ đẩy các thùng nhựa lên cho tài công. Hai thùng nhựa được chuyền lên ghe. Ngay sau đó, hai người Thái Lan bơi nhanh về tàu họ. Họ leo trở lại con tàu. Ít phút sau, con tàu từ từ quay lui rồi tăng tốc chạy mất dạng trước sự ngỡ ngàng của đám chúng tôi. Chúng tôi tiến lại xem hai thùng nhựa. Anh Tấn mở nắp một thùng ra xem. Bên trong chứa đầy cơm nếp cùng tảng đường Thốt Nốt mầu vàng nhạt. Tôm thẻ rang chín chung với ớt đỏ. Dưới đáy thùng, một bọc nhựa đầy xoài xanh thái chỉ trộn với cá mắm cùng ớt và tỏi bằm chung. Thùng nhựa thứ hai chứa đầy tới miệng kẹo bánh, thuốc lá thơm hiệu Samit, Gold City và những lon nước ngọt Coca Cola.
Mang hai thùng đồ ăn vào bờ, anh Tấn tập họp mọi người ngồi thành một vòng tròn dưới những tàng cây mát. Chúng tôi chia thức ăn từ hai thùng nhựa đều cho mọi người trong nỗi vui mừng và ngạc nhiên vì thái độ quá sức thân thiện của hai thủy thủ Thái Lan ở con tàu lạ.
- Đâu phải tàu Thái Lan nào cũng hải tặc hết đâu... Có người này người khác chứ.
Ai cũng cho như vậy mà đâu biết những bất trắc từ con tàu lạ sẽ xẩy ra cho ghe chúng tôi... chỉ trong vài tiếng đồng hồ nữa thôi.
(còn tiêp)