( tiếp theo)
“ Lão già” lắc đầu :
“ Chẳng ăn nhằm gì đâu . Tụi nó bán đứng Việt Nam cho Tàu từ trên chóp bu rồi. Mình là phó thường dân chẳng có làm được gì . Chị có vẽ một bản đồ chứ cả trăm bản đồ cũng không lay chuyển được tình hình nữa rồi. Ngay như bác Ba Phi đây, bác sống ngay trong nước, giờ tôi hỏi bác đã góp phần chống nguy cơ Bắc thuộc ra sao nào ?’
Bác Ba Phi ngơ ngác :
“ Tôi tuy ở trong nước thật đấy nhưng có biết gì đâu ? Qua báo chí với phát thanh truyền hình thì thấy mấy ông nguyên thủ quốc gia vẫn bắt tay, ôm hôn thằng Trung Quốc và hết lời ca ngợi 16 chữ vàng với 4 điều tốt tốt đấy thôi…”
“Lão già” cười ha hả :
“ Đó…các quý vị coi…bác Ba Phi là nông dân thứ thiệt đại diện cho tới 90% dân số Việt nam mà tơ lơ mơ vậy…đầu óc lúc nào cũng bị nhồi nhét Việt Nam với Trung Quốc gắn bó như môi với răng, núi liền núi, sông liền sống, mối tình hữu nghị sáng như biển Đông thì thử hỏi mai kia thằng Trung Quốc nó đánh úp sang Việt nam thì quân và dân ta chạy cả lũ như chuột, lấy đâu ra tinh thần “sát thát” ngày xưa ?”
Bà chủ quán phản đối :
“ Tôi không tin …. Tôi không tin dân mình lại khiếp nhược đến thế … cả ngàn năm đô hộ tàu có khuất phục được dân ta đâu…”
“lão già” cười khì khì :
“ Đó là chuyện của 83 năm trước kia chị ơi !”
Bà chủ quán ngạc nhiên :
“ 83 năm là sao ?’
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Ý ông này muốn nói là 83 năm trước lúc chưa có cộng sản Việt nam kìa…từ khi cộng sản lên nắm cổ dân thì họ đã làm tê liệt tinh thần phản kháng chống ngoại xâm của dân tộc mình rồi…”
Bà chủ quán cười theo :
“ Cô nói vậy là đánh giá quá cao cộng sản…dù cho có tàn độc, mưu ma chước quỷ đến đâu…cộng sản chẳng thể nào mà tiêu diệt được lòng yêu nước của ngưuời Việt Nam. Đó…cứ thử coi…giả sử một ngày nào đó thằng Trung Quốc đem quân tràn xuống đánh biên giới Việt Nam coi, lúc đó tôi tin tưởng hễ là người Việt Nam dù trong nước hay ngoài nước cũng đều sôi sục tinh thần chống âm mưa xâm lược của bè lũ Bắc kinh . Lúc đó chắc phải dùng lại câu nói của ông Hồ :” ai có súng dùng súng, có gươm dùng gươm nhất tề đứng lên đánh đuổi bọn quân xâm lược Bắc Kinh ra khỏi bờ cõi…” bất kể anh là Việt Cộng hay là Việt kiều hễ là Việt Nam thì phải góp phàn đánh đuổi giặc tàu xâm lược…”
Bác Ba Phi buột miệng khen :
“ Chà chà…chị nói trúng ý tôi…khoái cái lỗ nhĩ quá…phải như vậy chớ…sợ gì ba thàng Tàu…”
Bà chủ mời mọi người ra sân coi hoa cây cảnh. Trong một góc sân rộng chừng hai trăm mét vuông có mái che, có nước phun làm mát, chủ nhà trồng đủ các thứ cây đều có ở Việt Nam như tre, trúc, chuối, bưởi, mít, vú sữa. Có cả một dàn hoa thiên lý xanh mát bên cạnh một cây cau nôm chẳng khác gì cảnh quê ngoài Bắc Việt Nam. Góc vườn bên dưới một gốc cây si cổ thụ rễ xum xuê là một hòn giả sơn lớn xung quanh là hồ nước trong veo nhìn thấy cá vàng lội tung tăng. “
“Lão già” ngó nghiêng khắp nơi khắp chỗ , gật gù :
“ Bà chị sống có một mình mà có cái vườn cây công phu thế này ắt hẳn phải bỏ công bỏ sức ra nhiều lắm…”
Bà chủ quán bùi ngùi :
“ Tất cả là do ông nhà tôi đấy. Từ lúc vượt biên sang Mỹ rồi định cư ở đây, ông ấy chẳng đi làm đâu, chỉ sống bằng tiền trợ cấp, bao nhiêu thời gian dốc hết vào chăm sóc cái vườn này, Cứ nghe ở đâu có giống cây Việt Nam là lặn lội đi xin cho bằng được. Về quê ở Long An thăm họ hàng chẳng chịu đi đâu cứ tha thẩn mấy cái vựa cây tìm giống cây…”
Bác Ba Phi buột miệng khen :
“ Hèn gì có được khu vườn cây quý giá thế này… nhất trong vùng khí hậu sa mạc. Trồng được như thế này phải nói là tay nghề trồng trọt cao cường lắm. Chắc khi còn ở Việt Nam ông nhà cũng là chủ vườn cây ?”
Bà chủ nhà gật đầu :
“ Vâng…gia đình tôi có mấy mẫu vườn trồng bưởi…hàng năm thu hoạch cả mấy chục xe tải…”
Bác ba Phi kêu lên :
“ Vậy thì giàu to rồi…còn vượt biên sang đây làm gì ?”
Bà chủ quán ngậm ngùi :
“ Chúng tôi ra đi cũng là vì tương lai xấp nhỏ…Ngờ đâu người tính không bằng trời tính…vượt biên 5 lần 7 lượt mới thoát được hai vợ chồng, còn hai đứa con thì nằm lại dưới đáy biển…”
Bác ba Phi kêu lên :
“ Trời đất… giá đừng đi thì đâu đến nỗi…”
“ Lão già” lên tiếng :
“ Thế bác không biết hồi đó người ta kháo nhau sống với cộng sản thì đến cái cột điện có chân nó cũng đi…”
Chị Kelly Thi phụ hoạ :
“ Ong nói đúng đó… nhớ lại ngày xưa may mà mình vượt biên trót lọt mới có cuộc sống như ngày nay, chẳng may nếu kẹt lại buộc phải sống với cộng sản thì Oh My God….terrible…terrible…”
Bà chủ quán chậm rãi :
“ Cũng tuỳ người thôi…tôi về Việt Nam thấy nhiều người sống cũng được lắm chớ. Như ông bà gìa tôi được tụi tôi đón sang Mỹ sống mà nhất định không đi, khăng khăng đòi ở lại sống nơi miệt vườn…”
“Lão già” cười to :
“ Nếu vậy thì ông bà già nhà chị điên nặng rồi…con cháu có nhà có cửa bên này mà không chịu đi…chẳng bù cho lắm cô phải kết hôn giả để lấy giấy tờ sang đây định cư đó. Tôi có ông bạn có song thân vẫn còn ở lại Việt Nam. Lần nào ông bạn tôi về thăm nhà, bố mẹ cũng giục làm giấy tờ lẹ lẹ lên bảo lãnh hai cụ sang Mỹ sống. Ong con cứ ậm ừ cho qua chuyện. Chứ hai ông bà lo ngoại 80 cả rồi , sang Mỹ vài năm chết , lo tiền ma chay chắc sạt nghiệp…”
Bấc Ba Phi cười như mếu :
“ Tôi nghe nói chết ở Việt nam rẻ hơn bên Mỹ này nhiều lắm…”
Chị Kelly Thi trợn mắt :
“ Rẻ hơn cả chục lần kìa.Bởi vậy nhiều ông bà mua nhà , tậu đất cho bố mẹ già về lại Việt Nam sống. Trước hết là hợp ý các cụ. Sau nữa là vài năm nữa các cụ có nằm xuống thì bay về Việt Nam ma chay đỡ tốn kém hơn ở Mỹ nhiều lắm…”
Bác Ba Phi thở dài :
“ lại còn tính toán chi li vậy hả. Tôi tưởng những ngày cuối đời , người già được sống bên con cháu là hạnh phúc nhất ?”
“ Lão già” cười nhạt :
“ “ Cái đó xưa ròi ông ơi. Ở bên này con cháu đứa nào cũng phải lo đi làm mà kiếm tiền. Cứ cái kiểu động tý nghỉ ở nhà chăm nom bố mẹ già thì mất job liền. Bởi vậy tốt nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão. Ơ đó người ta trông nom săn sóc tốt lắm. Con cháu cứ tới dịp nghỉ là kéo vào thăm bố mẹ, ông bà…như vậy chẳng hơn ở nhà làm khổ con cháu sao ?”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Đó là cái lý sắp xếp sao cho thuận tiện ở bên Mỹ này thôi. Ở quê tôi nhà nào có nội ngoại già cả mà đưa ra khỏỉ nhà, xa con xa cháu là thiên hạ người ta thắc mắc, chê cười ngay…”
Chị Kelly Thi cãi :
“ Chuyện đó xưa rồi bác ơi. Kỳ rồi tôi về thăm nhà.Trừ những gia đình khó khăn không nói làm gì. Những gia đình giàu có hoặc cất nhà cho bố mẹ ở riêng rồi thuê người hầu hạ, hoặc đưa các cụ vào viện dưỡng lão chẳng khác gì bên Mỹ này…”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét