Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

NHÂN SINH NHẬT NHÀ THƠ BÚT TRE

          Quý vị nào ham...vui với thơ hẳn đều biết hai câu thơ này :                    
                             “Anh đi công tác Pờ lây...
                     Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra”
là của nhà thơ Bút Tre. Vậy nhưng cũng có người cho rằng không phải, Bút Tre chỉ làm một số bài thôi, người đời đã “nhại” theo “lối thơ” của ông mà thêm vào kho thơ Bút Tre. Thế gian đa sự, ngay tới một số bài của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương có người cũng bảo không phải của bà, thôi thì ta cứ coi những bài thơ “ấm ớ” mà lại rất vui, rất “cười”, rất dân gian ,rất “ dân chủ”, rất...bút tre là thuộc nhà thơ Bút Tre người đã khai sinh ra một thể thơ độc đáo mà các nhà phê bình bác học không thể đặt cho một cái tên nào khác ngoài cái tên “thơ Bút Tre”.
               Thơ Bút Tre không “dân chủ” sao được , ngay từ thời các lãnh tụ cộng sản, mửa ra khói, ói ra lửa, chỉ một cái lừ mắt khối anh sợ mất vía, ấy thế mà Bút Tre dám giễu đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban nông nghiệp của Đảng bằng hai câu láo lếu :
                       “ Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
                       Anh về phân bắc phân xanh đầy đường...”
       hoặc “dị bản” :
                         “Anh Thanh ơi hỡi anh Thanh
                      Anh về, phân bắc, phân xanh đầy chuồng”
              Tức là anh đi đến đâu thì phân người, phân cây bày ra đến đấy. Riễu đến thế thì ngẫm ra quá “cay” cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh rồi còn gì . Ấy thế mà Ban tuyên huấn không bắt tội được Bút Tre mới tài. Thì đúng là đồng chí Nguyễn Chí Thanh kính mến đã chẳng dấy lên phong trào “phân bắc, phân xanh” ở khắp chốn cùng quê nhờ đó mới phất cao ngọn cờ Hợp tác xã Đại Phong đó là gì. “ca” đó mà lại “chửi” đó mà không “bắt giò” được mới hay.
                       “ Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
                     Giáp ta thắng Điện Biên trở về...”
             Ừ thì Đại tướng Tổng tư lệnh , Uỷ viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng oai danh lẫy lừng suy ra cũng chỉ là Mít ta, Mỗ ta...chứ sao ? Thử hỏi 1000 nhà thơ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam đã có ông nào “sáng tác” được hai câu thơ “dân chủ” đến thế chưa ?
            Chẳng hiểu sao, tâm tình kính mến thế nào, Bút Tre lại làm lắm thơ về các “lãnh tụ” như thế.
            Với Nguyễn Chí Thanh, còn một bài nữa khi “lãnh tụ” về thăm Phú Thọ :
                    “ Anh đi đồng ruộng lắng nghe
                   Lúa mừng phân bắc khoai che mảnh vườn...”        
             Cả hai bài ca ngợi “lãnh tụ” đều có “phân” cả, bài sau phân nặng mùi hơn vì là phân bắc, tức phân chuồng, phân xã viên.
        Với đồng chí Ung Văn Khiêm, Bút Tre cười  tủm tỉm :
            “ Đồng chí Uỷ viên Trung ương Ung văn Khiêm
                    Đi trên tàu bật một que diêm
                   Mắt lim dim nhìn lên đồi cọ
                  Gật gù khen tỉnh ...Phú Thọ”
        Ô hay bao nhiêu “thành tích cách mạng” của đồng chí Uỷ viên trung ương không được nói tới mà lại nói cái chuyện “ bật que diêm”,” mắt lim dim” ...thì thật là phạm thượng, khác gì vẽ ‘chân dung lãnh tụ” thành biếm hoạ.
       Rồi thì tặng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh  :
              “ Anh thăm hợp tác xuống từng nhà
               Vang lừng tiếng trống đỏ cờ hoa
                Đàn bò béo múp, coi bụ bẫm
               Đẹp vườn mía tía đẹp luống cà...”
         Tôi dám đoan chắc Bút Tre chẳng lấy từ chân dung lãnh tụ mà vẽ ra “bò béo múp, coi bụ bẫm” đâu, nhưng sao câu thơ cứ gợi ra cái vẻ như vậy nếu như ta biết rằng đồng chí Nguyễn Duy Trinh vốn ghiền ...”trứng vịt lộn”, sang tới hoà đàm Paris còn bắt lính chở theo thì đủ biết cái sự “ăn uống” đã làm đồng chí...nặng ký tới cỡ nào.
      Tặng đồng chí Bộ trưởng Bùi Quang Tạo , Bút Tre cũng nôm na :
            “ Mùa thu cách mạng sao bay
           Anh về công tác ở ngay tỉnh nhà
            Năm đầu kháng chiến nổ ra
             Khu Mười dìu dắt dân ta diệt thù...”
       Quả thực nếu chưa bị “quy chụp “ là biếm hoạ lãnh tụ thì bài thơ cũng chỉ là vài nét chì nguệch ngoạc vẽ vội. Tuy nhiên, khi không “viết” về lãnh tụ, thơ Bút Tre mới thực là ...bút tre :
             “ Tàu xe đi lại nhịp nhàng
              Thái Nguyên, Yên Bái lại càng Lào Kai...”
      hoặc :
             “ Cầu tiêu giếng nước đủ đầy,
             Chuồng lợn hai bậc dựng xây từng nhà...”
      hoặc :
             “ Đồng Lương, Phú Thọ, Sai Nga...
             Bao nhiêu lợn nái trâu cà bấy nhiêu...”
    Thơ xem ra có vẻ ca ngợi xã hội phát triển, đời sống sung túc, nhưng kỳ thực là ...giễu. Chế độ ưu việt, dân giàu , nước mạnh gì mà chỉ thấy “tàu xe đi lại”, “ cầøu tiêu giếng nước”” chuồng lợn hai bậc” với “ lợn nái, trâu cà”... Ở các nước xã hội chủ nghĩa, ngày xưa thỉnh thoảng lại phát động lên một phong trào gì đó trong toàn Đảng toàn dân. Ở Trung Quốc người ta đã được thấy các phong trào “nhà nhà sản xuất...thép”, “toàn dân ...bắn chim sẻ”, thì ở Việt Nam ta cũng rầm rộ không kém các phong  trào “toàn dân diệt chuột”,”toàn dân tổng vệ sinh”...  và nhất là toàn dân “tăng gia sản xuất”. Một khi phong trào đã được phát động lên , không một ai được phép đứng ngoài, không một ai được phép bàn lùi thậm chí buông một tiếng thở dài. Áy thế mà Bút Tre dám cả gan giễu cợt cái phong trào “toàn dân tăng gia sản xuất “ bằng mấy câu thơ :
           “Núi Voi trong thật giống...con voi...
            Voi cũng như người hăng sản xuất
            đầu thì trồng đậu , đít trồng khoai...”
      Ấy thế, ca ngợi cả một phong trào thi đua rầm rộ như thế mà chơi ngay hai chứ “đầu” với “đít” thì thử hỏi có còn coi “tăng gia sản xuất” ra cái thứ gì ? Tuy nhiên thơ Bút Tre không nhằm “giễu cợt”, ông sống hồn nhiên, vô tư, tâm thiện , chẳng tranh chấp, trách móc gì ai mà phải...”giễu”, đối lập với cái thứ thơ “đội mũ đi hia” của các “quan thơ” trong Hội nhà văn , thơ Bút Tre cốt...vui là chính. Vui để bà con nhân dân lao động cười...một phát, tạm quên đi cái cơ cực , nhọc nhằn.
      “ Con đò dịch đít sang sông,
       Bên kia có một cái làng...thò ra...”
   hoặc :
        “ Anh đi công tác Buôn Mê...
        Thuột xong một cái lại về với em...”
    hoặc :
         “ Em về công tác bảo tàng
         Cũng là công tác cách màng ( mạng) giao cho...”
    hoặc :
           “ Hôm nay trời nhẹ mây cao
           Anh Ga Gà Rỉn bay vào vũ...tru...”
   hoặc :
           “ Trông xa một đống đen xì
             Lại gần mới biết ấy thì là than...”        
          Đọc những câu thơ ấy, quý vị nào không cười thì hẳn là đang bị nhức răng hay bụng đang táo bón....Thơ vui, ‘vô thưởng vô phạt”, không phạm chỗ “nhạy cảm chính trị” thế mà vẫn bị ông Xích Điểu, nhà thơ chuyên châm chích...đế quốc Mỹ, đánh cho một bài trên báo Cứu Quốc kết tội Bút Tre là...tự nhiên chủ nghĩa, thiếu tính giáo dục, tính Đảng , tính....vân vân. Ông Xích Điểu đã được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch cùng với sự nghiệp thơ “châm chích đếù quốc Mỹ” từ lâu lắm rồi, còn thư thơ “tự nhiên chủ nghĩa” mà ông lớn tiếng phê phán – thơ bút tre thì vẫn sống nhăn cho tới tận bây giờ và cả mai sau. Đời trớ trêu vậy. Rõ ràng trong lịch sử thơ ca VN hiện đại, cái tên Bút Tre là không thể thiếu được.
         Công bằng mà nói, hai chứ “bút tre” là của ông nhà thơ kiêm lãnh tụ cộng sản Tố Hữu làm từ năm 1946:
       “   Ta nghèo không mực thì son
           Bút tre phấn gạch bà con tạm dùng ...” 
                                                    ( Trường tôi).
   Bút Tre đã mượn hai từ đó làm bút hiệu cho thơ ‘bút tre” của mình. Vậy phải chăng ông xuất thân từ giai cấp bần cố nông, ít học nên thơ mới “nôm na, tự nhiên chủ nghĩa” như lời kết tội của ông Xích Điểu chăng ?
        Thưa không phải,
     Bút Tre tên thật là Đặng văn Đăng, sinh ngày 23 tháng 8 năm 1932, tại xã Đông Lương, huyện Cẩm Khê nay là Sông Thao tỉnh Phú Thọ. Từ trước năm 1945 ông đã tốt nghiệp tú tài “tây”, đọc văn thơ Pháp lầu lầu, sau đó lên Tuyên Quang  dạy học, được gọi là “ông giáo Đặng”, ở đây ông yêu một cô giáo người Tày. Mối tình này được ông viết truyện in nhiều kỳ tại mục “tiểu thuyết thứ bảy” của báo Đông Pháp với bút danh “ Lục y lang” ( Chàng áo tràm). Với máu lãng mạn đầy chất lý tưởng của tuổi trẻ ông đã đi theo Việt Minh, làm tới chức Trưởng ty văn hoá Phú Thọ, nghỉ hưu năm 1971. Oong sống thanh bạch cho tới lúc ông từ trần ngày 18-5-1987 tại quê nhà.
   Nhà thơ Bút Tre- Đặng văn Đăng đã qua đời , nhưng cho tới tận ngày nay, hàng ngàn câu thơ “bút tre” vẫn sinh sôi trong dân gian và ngày càng đậm màu  phê phán, tố cáo xã hội hơn. Chẳng hạn :
           “ Mỗi người làm việc bằng hai
          Để cho cán bộ mua đài mua xe...”
  hoặc :
          “ Tôn Đản là chợ vua quan
          Đồng Xuân là chợ nhân dân anh hùng “

        Mong sao, một ngày nào đó, các nhà nghiên cứu văn học sẽ sưu tầm được hết các loại thơ “bút tre” như vậy để in thành sách như là ‘chứng tích” của một thời kỳ lịch sử...

               
      
      
  
                 
         

                   

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT (4)

  
                                                   (kỳ 4)

Vậy sang thời “kinh tế thị trường” các cây bút vẫn tự nhận là “thế hệ thứ tư” liệu có làm được cái việc “nói lên sự thật” như ông Phủ Ngọc Tường yêu cầu ?
 Trả lời câu hỏi này, ta cần đi ngược thời gian về thời các quý vị Nhân văn giai phẩm còn đang bị “xử lý nội bộ”.
Còn nhớ ngày lĩnh giải Nobel, Andre Gide có nói  một câu đại ý:
Trong một thời đại càng bị kìm kẹp, hiệu năng của đầu óc con người càng đạt tới mức cao nhất…”. 
Than ôi, ở nước ta thì ngược lại. Ở vào thời đại nhà văn bị bủa vây tương tự như  Liên xô, ta không có được những tác phẩm tràn đầy sự thật của đời sống như Pasternack, Solgiênhítxưn…cũng không có được một dòng văn học “phản kháng samizđát” (tự xuất bản). Sợ đòn vọt, sợ cắt tem phiếu, sợ mất hộ khẩu, sợ đi chăn bò ở Mộc Châu, sợ đi đội than ở Cẩm Phả… phần lớn những nhà văn Nhân văn Giai phẩm còn cầm bút sau đó đều tự dâng tác phẩm lên “anh Năm “ , tức “kính chuyển đồng chí Trường Chinh” để bày tỏ sự “an phận”, không chống đối.
Khi cánh cửa mở vào “sự thật của đời sống” đã đóng lại rồi, thì các nhà văn, nhà thơ “phát huy truyền thống” của nhóm “Xuân thu nhã tập “ ( Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm), tìm tới “cuộc chơi với chữ” cho…an toàn.
 Những chủ soái của phong trào Nhân văn Giai phẩm như Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Lê Đạt… đều đắm mình trong trò chơi lý thú này, cố tạo cho mình một gương mặt mới bằng bẻ cong , lật ngửa, xáo trộn “những con chữ” , gây hình thái mới lạ, kích thích trí tò mò của người đọc và mỗi nhà thơ đều chui vào “phòng thử nghiệm những con chữ “ của riêng mình.
        Nào :
              “Sáng bảnh-bành-banh
               mày vẫn ngủ-ngù-ngu.”
     hoặc :
               “em dài man dại
                 em dài quên che đậy
                em dài tê tái
                em dài quên cân đối
                em dài bối rối”
     hoặc :
               “ Poème – roman à accompagnement

                                                     jờ
                                                            joạcx “
 của chủ soái Trần Dần, rồi thì “Ô mai” của Đặng Đình Hưng, “U gì “  của Hoàng Cầm…mở đầu cho dòng thơ “chơi với chữ”, “thơ ngó lời”  khai sinh ra lớp đàn em như  Lê Huy Quang :
 Em dài mua mùa may…
Em dài hai bàn tay…
Em dài đi vô lối…,
 Dương Tường :
“ tôi thường jặt tôi như người đàn bà jặt trăng…zòm zèm cửa sổ…)
 và sau này là Hoàng Hưng “vụt hiện” :
Háp háp háp…con gà quay, con gà quay…).
Ở đây ta chưa bàn tới  “cơ sở lý luận” về thể loại thơ “chơi với chữ”, cái đó xin giành cho các quý vị trên diễn đàn đemthu, Tiền vệ, Hợp Lưu, tạp chí Thơ….ta cũng khỏi nhắc tới chuyện “ký hợp đồng với những con chữ” của nhà văn gái Phạm thị Hoài… Thôi thì hàng thịt bán thịt, hàng cá bán cá, ở đây ta chỉ khoanh lại cái yêu cầu “ nói lên sự thật” của nhà văn Phủ Ngọc Tường .
Từ thủa khai sinh lập địa, Chúa đã dậy :” Khởi thuỷ là lời”, và rồi cả ngàn năm sau đó , kịch tác gia William Shakepeare lại thêm rằng:
Lời mà không có tư tưởng thì bay sao được lên thiên đàng”.
Đảng ta thì lại nói :
” muốn bay đâu thì bay, lên thiên đàng hay xuống địa ngục mặc kệ chúng mày, miễn là “lời” đừng có tư tưởng”.
Ở đây, chính là tư tưởng “phản kháng”, “xét lại” hoặc “ chống Đảng”. Vậy thì các  nhà thơ “ngoài lời” cứ thoải mái mà “ chơi với chữ”, “thử nghiệm chữ ”, “bẻ cong, xáo trộn chữ”,cứ mạnh dạn ký hợp đồng với “con chữ” đi nhé, cứ “ ngó lời”, cứ “vụt hiện”…miễn sao không có “tư tưởng” hoặc nếu có thì cất kỹ dưới đáy các “con chữ” để các anh Mít nhà ta có trợn mắt lên cũng không nhận ra là OK rồi.
                           “Tôi khóc những người bay không có chân trời
                            Lại khóc những chân trời không có người bay”
                                                                                   (Trần Dần)
 Hai câu thơ bóng gió quá xa xôi như sao hôm sao mai về “những người mơ mộng không được phép mộng mơ” và “một xã hội đã chết hết cả những người mơ mộng ” của thi sĩ  họ Trần  đâu đã “thần Siêu thánh Quát” gì cho lắm mà rất nhiều “trang nhà văn học” trích dẫn và  kéo lên tít tận chín tầng mây xanh .
Không phải vô cớ mà một dạo thơ văn Trần Dần được khá nhiều các web site đồng loạt bốc thơm  như là một “hiện tượng bí ẩn “, “chủ soái viết tự động”,“con hùm, con hổ” trong thi ca Việt Nam.
Vì sao vậy ?
Tài năng nghệ thuật và tinh thần phản kháng của nhà thơ ?
Không hẳn vậy, chính vì “công nghệ” của thơ ông rất phù hợp với “tạng” thơ  lớp trẻ bây giờ. Né xa “chính trị” và “ thoải mái ngôn từ” –  theo đúng tinh thần “ muốn làm gì thì làm, miễn đừng động tới “ghế” của mấy ổng” – “công nghệ Trần Dần” đã giúp các nhà thơ trong nước  rất dễ nổi tiếng mà thơ vẫn in dài dài, một số cây bút hải ngoại tha hồ đăng đàn khoát luận mà khỏi lo Nhà nước đóng trang web, và vẫn còn có cửa xin … visa về Việt Nam tiếp xúc văn nghệ sĩ, vui chơi , tiêu xài  xả láng “giá bèo”.
Ngày nay được hỗ trợ bởi “internet” và xả cảng “đùi vú”; “công nghệ Trần Dần” càng mở cho các cây bút thuộc “thế hệ thứ tư” một chân trời văn học rộng thênh thênh.
Nếu như ngày xưa, truyện  có hơi hướng phản kháng như  “Hòn đá lang thang”  của Lê Bầu, “ Hoang tưởng trắng”  của Xuân Khánh… thơ của vài “nhà thơ chân đất” như Lê Huy Quang, Hoàng Hưng, Phan Đan…chỉ dấm dúi truyền tay nhau đọc trong bạn bè thân thiết, thì bây giờ các tác phẩm gọi là “phi chính thống” của các cây bút “dấu mặt”  như Phan Đan, Nguyễn Quốc Chánh, Bùi Hoàng Vỵ, Trần thị Ngh., Nguyễn Thuỵ Long ….thả sức mà xuất hiện trên mạng internet hoặc in thành sách ở hải ngoại mà vẫn sống “phủ phê” khỏi lo bắt bớ. Các nhà thơ thuộc thế hệ thứ tư  còn “sướng “ hơn nữa, vừa được in thả dàn  trong nước, vừa được “tái bản” tức thời trên mạng với những lời “bốc thơm” mà ngay đến các đồng chí Tố Hữu, Sóng Hồng … lúc sinh thời cũng chẳng có được.
             Vậy thì diện mạo thế hệ “ A còng (@) “ trong văn chương có gì mới ?

                                                                                        (còn nữa)

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Love, fear and car keys

As the world is starting to see Life in a Day—the documentary distilled from 80,000 videos submitted to YouTube from 190+ countries—many people have asked us how the film is structured. Woven into the collage of videos from Australia to Zambia, from the heart of bustling cities to the remote reaches of the earth, are responses to three universal questions: What do you love? What do you fear? What’s in your pocket? Check out some of the answers to these questions in the Life in a Day trailer:



To celebrate the one year anniversary of Life in a Day’s filming date, we’d love to hear your answer to these questions. So tell us, what do you love, what do you fear and what’s in your pocket? Upload a video to YouTube, share a photo on Google+, tweet us with the #lifeinaday hashtag and invite your family and friends to join. Let’s spark a dialogue and continue the passion of Life in a Day by highlighting the things that connect us across the globe.

For more information about Life in a Day and where to see it this weekend, visit the Life in a Day channel.

Raymond Braun, Entertainment Marketing, recently watched “Life in a Day Teaser #1: Slim Up.”

YouTube is what you make it

Did you ever think you’d be a part of a revolution? Wonder if your contributions to the world would add up to something greater?

As we take the stage today at VidCon 2011, I can tell you for certain that they have. This two day gathering of annoying oranges, ukulele stars, voracious vloggers, super fans and thousands of other YouTubers like you is about changing the media landscape—one upload, view and mashup at a time. Not satisfied with just watching media, you've become the media. Not satisfied with flipping channels complaining there’s nothing on, you’ve created new ones with hundreds of millions of viewers, some of which will become as well known as networks like MTV, CNN and ESPN.

To all the people who are creating content on YouTube, THANK YOU. You have built the site into what it is today and we’re as committed as ever to providing you with the tools you need to make high quality videos and drive audiences to your channels. Initiatives like YouTube NextUp, the YouTube Creator Institute, and the revamped Creator Hub are part of this effort, as is the work we’re doing to make YouTube easy to watch on TV. And keep the feedback coming on Cosmic Panda—we look forward to re-inventing with you how YouTube works and feels in the future.

If you weren’t able to make it to VidCon this year and are eager to catch some familiar YouTube faces, we’ll be livestreaming a special VidCon performance on Saturday at 5pm PT. Come by and check it out!

Salar Kamangar, Head of YouTube, recently watched “VidCon 2011 Approaches.”

NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT (3)

                                 (kỳ 3)     
Tất nhiên các nhà văn rường cột của Nhà nước không bao giờ thừa nhận có chuyện “tắc đẻ”. Ngay từ 8 năm trước, năm 2003, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trấn an báo chí :
Văn học ta không hề bế tắc .Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan. Chúng ta từng được mùa với tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hiện nay, chúng ta vẫn có những cuốn sách hay, như truyện ngắn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhất là cuốn Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…. Đó là những dấu hiệu tốt lành để chúng ta hy vọng. Văn học ta không hề bế tắc như một số người lầm tưởng.  “.
Trong những dẫn chứng của nhà thơ, chỉ thấy có “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, dăm bảy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp  phần nào gói ghém được sự thực còn tươi của đời sống, nhưng đó là chuyện của cả vài chục năm trước, còn bây giờ cả hai quý vị này xem ra khó mà rặn được đứa con nào khôi ngô tuấn tú như đứa đầu lòng.
 Các nhà văn viết về đề tài chiến tranh đã vậy , thế còn các ông “dân sự” trong gần 1000 hội viên Hội nhà văn trong mấy thập kỷ qua đã “nói lên sự thật “ như thế nào ?
Trong hai năm ngắn ngủi Đảng “xả xú páp”, cởi trói cho văn nghệ, các ông bà nhà văn đã đẻ toé loe không khác gì quý bà, quý cô một thời tranh nhau đẻ sinh quí tử  tuổi Quý Mùi, tuy nhiên “ còn lại với thời gian”  cũng chỉ đếm được trên đầu các ngón tay : Một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, “ Đi về nơi hoang dã” của Nhật Tuấn, “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” (kịch) của Lưu Quang Vũ, “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài ( Hội viên chưa… kết nạp), “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương  ( Hội viên đã … khai trừ), “ Miền hoang tưởng” cuả Nguyễn Xuân Khánh và sang thời “ hậu cởi trói “ có thể kể thêm “ Nỗi buồn chiến tranh “ của Bảo Ninh,” Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường,“ Bến không chồng” của Dương Hướng, “Thời xa vắng “ của Lê Lựu, “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh... Những tác phẩm này phần nào  đáp ứng được một cách văn chương yêu cầu của ông nhà văn Phủ Ngọc Tường :” Nhà văn cần phải nói lên sự thật…”.
 Thế còn hằng hà sa số các tác phẩm khác từng được báo chí làm rùm beng, từng được các thứ giải thưởng văn học của Nhà nước thì sao ? Nào “ Gặp gỡ cuối năm”,” Cõi nhân gian bé tí”,“ Thượng đế thì cười”của Nguyễn Khải (thật ra “độc giả thì cười” thì đúng hơn, vì cuốn này là sự bày tỏ lòng trung thành của tác giả với cách mạng, phân bua với văn hữu,  nhưng chẳng may lại véo vào chỗ nhạy cảm nhất là “quốc hội” nên mới ăn đòn), nào “Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà, nào “Những đứa trẻ không chịu chết già” của Nguyễn Bình Phương,  nào “Đêm thánh nhân” của Nguyễn Đình Chính, “ Ngược dòng lũ” của Ma văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải vân vân và vân vân ? Xin hãy “wait and see”, xin hãy chờ ông ISO 9000 của lịch sử kiểm định và cấp chứng chỉ.
Tuy nhiên chẳng phải ông nhà văn nào cũng muốn “bảng vàng bia đá”, “ISO của lịch sử”, còn nhiều người vẫn cho rằng  “ chuối chín cây là ngon nhất”, sách ra cứ bán ào ào là được. Đại biểu xứng đáng nhất  cho thứ “ văn học cóc cần hậu thế” này là nhà văn nổi tiếng một thời với cuốn sách gây trấn động “ Cù lao Tràm” và vẫn còn đang rất nổi tiếng với hàng loạt các kịch bản phim truyền hình nhiều tập.
Để hiểu được “công nghệ sáng tác” của các nhà văn chính thống , những người mà trước đây, trên trang nhà Talawas, ông Nguyễn Hữu Liêm xếp vào loại “văn chương tào lao”, ta nhận thấy hầu hết các tác phẩm của họ đều phải theo một quy tắc chung :  muốn viết gì thì viết, viết đến cả “Giám đốc công an hiếp dâm, giết người “ (Nhân danh công lý của Lưu Quag Vũ), “ nông dân biểu tình” ( Đất làng của Nguyễn thị Ngọc Tú), xí nghiệp sắp sập tiệm ( Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ  )…nhưng dứt khoát phải có một nhân vật là công dân của  Nhà nước  xã hội  chủ  nghĩa , là “người của Đảng” đứng ra dẹp loạn, duy trì trật tự xã hội “xã hội chủ nghĩa”.
Còn nhớ làng thôn Nam bộ trong " Cù Lao Tràm" của Nguyễn Mạnh Tuấn vào thời kỳ đầu hợp tác hóa nông nghiệp rất rối ren, lộn xộn. Không sao cả, đã có chị Năm Trà sẵn sàng cơm nắm cơm đùm đi ra Bắc học tập kinh nghiệm xây dựng hợp tác xã để mang về Nam ổn định trật tự và đưa phong trào tiến lên (!)
Cái “tính công dân” trong tác phẩm văn học đó, hoặc hoá thân vào nhân vật, hoặc nhà văn đứng ra thủ vai là bắt buộc, là “chuẩn tắc” đã hằn sâu trong tâm não nhà phê bình và ngay cả độc giả đến mức tác phẩm nào không có cái đó lập tức nếu không bị coi là bốc mùi “tà khí” , là văn chương “bàng thống” thì cũng bị  loại ra khỏi “tầm ngắm”. Không một anh nhà văn nào dám đi đến cùng một sự kiện để làm bật ra sự thật lớn lao của đời sống thời nay là đã đến lúc một lần nữa…bác Hồ phải ra đi tìm đường cứu nước.
Bởi thế yêu cầu của ông Phủ Ngọc Tường “nhà văn phải nói lên sự thật” là chuyện tào lao trong xã hội này. 
Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì” nhưng sự thật dù đã được mô tả tới 90 phần trăm thì cũng vẫn chưa phải là sự thật. Trong cái kho tàng văn học xếp chất ngất của Hội nhà văn VN, thử coi đã có cuốn sách nào “nói lên sự thật” như ông Tường yêu cầu ? 
Hàng loạt những cây bút nổi danh một thời “chống Mỹ” –  Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng,  Lê Lựu, Chu Lai….có ông nào dám tự hào rằng ta đã đưa ra “ một cái bánh mì của sự thật” chăng ? Không, không có ai cả. Và sự thật vẫn luôn luôn là con chó bị đuổi ra khỏi nhà. Cái mà các quý vị vẫn “nói lên” trong tác phẩm chỉ là sự thật đã được nhào nặn để đảm bảo cho một trật tự xã hội : xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ngay cả cuốn truyện vừa “ Cha và con và…” ưng ý nhất của Nguyễn Khải thì  "phê bình gia" Vương Trí Nhàn cũng dán ngay cho cái nhãn “triết luận về chủ nghĩa xã hội” tất nhiên là theo chiều hướng khẳng định nó. Nếu ngày xưa, văn học chính thống đòi hỏi “tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân” thì bây giờ tuy không nói rõ ra, nhưng cả ba tính đó đã hoà nhập vào một cái duy nhất : “tính công dân” của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tất nhiên, yêu cầu đó không được đưa ra một cách thô thiển và trắng trợn như ngày xưa, nhưng những chuẩn tắc của nó đã được “quán triệt” từ khi người viết còn ngồi lớp mẫu giáo, phổ thông…cho tới khi cầm bút viết tác phẩm đầu tay. Tiếc thay, các nhà phê bình cũng vậy và cả bạn đọc cũng thế.
Văn học Sàigòn sau 1975 là một ví dụ tiêu biểu cho sự “kính nhi viễn chi” sự thật của các cây bút trẻ mà tới ngày 30 tháng 4 mới đứng vào hàng ngũ cách mạng.
Vốn không phải “con đẻ” như mấy anh Bắc kỳ mới dzô, lại “khiếp vía” những giai thoại về những :”áng văn bị trừng trị” trước đó ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nên “mấy em” chọn ngay một vị thế cho mình : tránh xa chuyện “thời thế” , cứ khoanh ngòi bút vào chuyện “phòng the”, chuyện gia đình là…chắc ăn.
Vậy là đã ra đời một dòng “văn chương xirô’ với những tên tuổi được Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh “lăng xê “ hết mức “ : Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Lý Lan, Nguyễn thị Minh Ngọc, Lê thị Kim…một thời được coi như những “con gà” của thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó mấy anh Bắc kỳ dẫu đã có hộ khẩu thành phố cả 30 năm nay vẫn bị coi là “ngụ cư” nên dầu có viết “thực” mấy chăng nữa, vẫn không được coi là gương mặt tiêu biểu của văn chương “Sàigòn giải phóng”. Các “em út” đã nhát sợ như vậy lại thêm các bậc “cha chú” cứ khăng khăng giữ lại các quan niệm văn chương thời bao cấp, trách gì có năm Uỷ ban nhân dân thành phố  HCM không trao được giải thưởng cho anh nhà văn nào mà giành hết cho mấy anh…anh cải lương. ?
                                                           (còn nữa)

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Introducing Smarter Every Day, your July On The Rise winner

Congratulations to Smarter Every Day (aka destinws2), who received the most votes in July’s On The Rise poll to become this month’s winner. Smarter Every Day will own the homepage spotlight all day today, thanks to your support.

Smarter Every Day is the result of Destin's fascination with the scientific method and his job as a rocket tester, bringing science to life with experiments like tracking movement patterns of chicken’s head and a DIY high-speed camera. Destin aims to have the channel leave you a little smarter about the science behind our world, while also hoping to motivate his children to explore and even to help with their college education. To kick off your experience with Smarter Every Day, Destin put together a Rube Goldberg system of rockets that’s eye-popping for both the visuals and the fact that he made it in 36 hours.



Here’s a word from Destin about Smarter Every Day:
Imagine a Junior High school science fair except the kids have Master's degrees in Rocket Propulsion and have access to much cooler resources. Since I could talk I've always asked ‘why,’ and I frequently setup experiments to answer just that question. I love to explore creation using the tools of the Scientific method as my map and compass. The saying I've taught my children is that ‘in a world of talkers we are to be thinkers and doers.’ I am very thankful for those who took the time to vote for ‘Smarter Every Day’ in the On The Rise video contest. Come join the fun and contribute science projects you'd like to see in this science fair!
If you’ve enjoyed monthly On The Rise blog series and want to see more rising YouTube partners, check out our On The Rise channel or look for our playlists on the browse page. Keep an eye out for next month’s blog post, as your channel may be the next one On The Rise!

Devon Storbeck, Account Manager, recently watched “Magnet making Current - Smarter Every Day 16.”

NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT (2)


                            (K ỳ 2)

Hành trình đi tìm “sự thật’ và “nói lên sự thật” của các nhà văn “vượt Trường Sơn đi cứu nước” quả có gian nan, vất vả hơn nhiều lắm. Ngoại trừ vài anh  như nguyên Bí thư chi bộ báo Văn Nghệ Xuân Vũ, mới qua một trận “trèo rừng, lội suối” đã la lối “Xương trắng Trường Sơn”, bỏ của chạy lấy người, còn đa số các nhà văn đều “đường đi đã đến” .
Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Khâm (Nguyễn Thi)…người thì tạt ngang sang Khu 5 Trung bộ, người vào trung ương cục Nam bộ… và hầu hết toả đi sống và sáng tác tại các “an toàn khu”, ngày ngày học chính trị, trồng rau, nuôi gà và chờ đón … “tin chiến thắng” các chiến trường bay về để…múa bút.
May mắn nhất Anh Đức, chỉ dự Đại hội mừng công mãi trên rú, cách “Hòn Đất” cả trăm cây số, qua vài buổi hỏi han  gương hy sinh của chị Lê thị Ràng, đã bắt tay viết ngay được cuốn tiểu thuyết “Hòn Đất” lẫy lừng cả nước. Mặc dù sau này khi hoà bình, vào tận nơi nhìn “sự thật”, ông nhà văn té ngửa khi thấy cái hang Hòn ông cho cả tiểu đội du kích vào “trốn Mỹ” trong đó chỉ to ngang cái …hốc đá, con suối Lươn thơ mộng chỉ bằng cái lạch nước, ông vẫn cứ tự hào về đứa con tinh thần của mình đã nói lên được “sự thật “ chiến trường. Cái “sự thật “ đó là “người đằng nguỵ” như Thiếu tá Sành thì ác thiệt ác, người đằng mình” như chị Sứ thì anh hùng thiệt anh hùng. Căn bệnh “giản lược hoá” con người và sứ mạng “phục vụ chính trị” đã làm nhà văn ta đuổi cổ biết cao “con chó của sự thật” ra khỏi tác phẩm của mình.
Rồi thì “ Người mẹ cầm súng  “ của Nguyễn Thi, “Quán rượu người câm” của Nguyễn Quang Sáng, vài chương mở đầu “Ở xã Trung Nghĩa” của Nguyễn Thi …Rồi thì Lê Anh Xuân, Phan Tứ, Nguyễn văn Bổng, Hoài Vũ, Hoàng văn Bổn…Có ông bà nào dám “buông một tiếng thở dài” trước thảm cảnh máu chảy, đầu rơi , xương chất đống ? Không, không có một ai cả. Vậy thì làm sao mở được đôi cánh cửa tâm hồn mà “đón nhận” và “nói lên” sự thật ở chiến trường ?
Nói như ông Lênin “cách mạng là ngày hội của quần chúng”, chiến tranh chống Mỹ là cách mạng, là ngày hội, vậy cớ sao buồn ? Bởi thế cái ‘cảm hứng chủ đạo” xuyên suốt các trang viết là “  Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng ?” (Chế Lan Vien),“Đánh Mỹ là niềm vui bất tận” (Chế Lan Viên) “ Mùa xuân này ta hát khắp Trường Sơn”….đã đẩy xa “sự thật” ra khỏi các trang viết chẳng khác nào những con chó bị  đánh đuổi ra khỏi nhà.
Hội nhà văn Việt Nam thường nhắc nhở nhà văn cố gắng có tác phẩm xứng đáng với tầm vóc cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”. Than ôi, cuộc chiến đã trôi vào lịch sử cả 35 năm nay, trung bình cứ tính đổ đồng mỗi năm Nhà nước chi cho các nhà văn khoảng 3 tỷ đồng, chưa kể nuôi một bộ máy “quản lý công tác văn học” trên trăm người thì   phải nói là “tiền đặt cọc” móc từ túi dân khá là lớn. Tốn kém vậy mà tới nay vẫn chưa thấy xuất hiện tác phẩm nào “xứng đáng với tầm vóc” của sự nghiệp “chiến tranh cách mạng vĩ đại “, mỗi khi hội họp “bàn về sáng tác “ các nhà văn vẫn vò đầu bứt tai :” chúng ta còn nợ lịch sử…”. Món nợ này xem ra khó đòi làm Bộ tài chánh phải đặt vấn đề :” Tại sao các nhà văn được Đảng và Nhà nước đầu tư bạc tỷ , khuyến khích ưu ái hết mức  mà cả mấy chục năm nay vẫn cứ“mang thai” chưa thấy ông nhà văn nào “ hạ sinh quí tử” ?”
Nói cho ngay, cả một đội ngũ đông đảo các nhà văn viết về đề tài  “chiến tranh chống Mỹ” cũng chịu khó “rặn đẻ” lắm ,mỗi tội con đàn con đống mà chẳng đứa nào vượt khỏi những “Dấu chân người lính “ của Nguyễn Minh Châu, “ “Hòn đất” của Anh Đức, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi…dẫu rằng những tác phẩm này cũng chỉ là “những giá trị ảo”, nhất thời được dùng đến và  sẽ phôi pha theo thời gian.
Ba mươi lăm năm nhìn lại, rõ ràng “ tắc đẻ” đang trở thành vấn nạn của văn học chiến tranh. Vì sao vậy ? Phải chăng sự bề bộn của nền kinh tế thị trường đã làm phân tâm các nhà văn ? Nào  lo “chạy ghế, chạy nhà, chạy đất”, “chạy tiền đầu tư sáng tác, chạy đi nước ngoài “” chạy tiền cho con du học…” …Nào lo “giao lưu” với các quý vị “ngày xưa là kẻ thù , ngày nay là chiến hữu” trong William Joiner Center để may được một xuất đi Mỹ, dịch sách…? Phải chăng “vốn sống ở chiến trường” quá lâu trong ký ức ngày càng phai mờ ? Thế nhưng toạ đàm “viết về đề tài chiến tranh”, các nhà văn lại thường đòi hỏi “ cần có độ lùi” (recul) để ngắm nghía “bức tranh của cuộc chiến” cho toàn diện. Than ôi, cái “recul” này không biết còn kéo dài cả mấy kilômét “thập kỷ” nữa đây ?
Thực ra nguyên nhân “tắc đẻ” chẳng ở đâu xa mà ngay trong đầu  nhà văn. Ngay từ thủa ban đầu cầm bút, các đồng chí đó ( 90% là đảng viên cộng sản) đã “quán triệt” câu hỏi của bác Hồ :"Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết thế nào?" . Tất nhiên câu trả lời bây giờ sẽ là :” Viết để được ‘trên khen”, báo chí “tung hô”. Viết cho mấy ông đọc duyệt.Viết thế nào cho khỏi bị…”mất điểm” thi đua…”.
Khổ nỗi 35 năm qua, rất nhiều “sự thật ở chiến trường” đã được phơi bày trước mắt các nhà văn qua tiếp xúc với chính đồng bào miền nam, qua sách báo trước 1975. Hoá ra “người đằng nguỵ” chẳng phải ai cũng “ác thiệt ác” như thiếu tá Sành của ông Anh Đức, “ người đằng mình” không phải ai cũng “anh hùng thiệt anh hùng” như “bà mẹ cầm súng “của Nguyễn Thi. Hoá ra“sự thật ở chiến trường” phức tạp, phong phú, đa đoan hơn là các nhà văn tưởng tượng nhiều lắm.
Lại thêm cái “cảm hứng chủ đạo” “đánh Mỹ là niềm vui bất tận “ đã không còn nữa, nó đã được thay thế bởi nỗi buồn thời thế , “cái đẹp, cái cao cả của lý tưởng đã bị dìm chết trong nền kinh tế thị trường” . Các nhà văn muốn viết về đề tài chiến tranh sẽ xoay xở sao đây khi phải phân đôi con người “nghĩ một đằng, viết một nẻo” ? Cái công việc đầy trái khoáy đó làm sao tránh khỏi gây “tắc đẻ” ? Tất nhiên cũng có người đã dám viết tới cả một “trung đoàn trưởng chiêu hồi” như Nguyễn Trọng Oánh trong “Đất trắng”, hoặc những cảnh “bộ đội cũng giết chóc tàn ác” như một vài đoạn trong “Nỗi buồn chiến tranh “ của Bảo Ninh, “ Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh, nhưng vẫn chỉ là những chấm phá chứ chưa hẳn là “những sự thật cốt lõi” của cuộc chiến. Ngoài sự trật đường rầy hiếm hoi đó ra,  hàng núi truyện ngắn, tiểu thuyết viết về “đề tài chiến tranh” vẫn chỉ là nối dài con đường mòn “ mùa xuân  này ta hát khắp Trường Sơn” của các bậc đàn anh đi trước.
                                      (còn nữa)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

NHÀ VĂN VÀ SỰ THẬT (1)

                                                            (K ỳ 1)

Nhà văn cần phải nói lên sự thật - hồi mới lâm bệnh, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời báo chí nghe rất “có lý” :”Thời đại nào cũng cần sự thật. Nhà văn càng cần phải nói lên sự thật. “.
Nhưng “trăm năm ông Phủ…Ngọc Tường ơi”, sự thật đó là sự thật nào ? Sự thật của đời sống trong dạng nguyên sơ của nó hay sự thật ghi nhận qua đôi mắt “cán bộ” của nhà văn và được xào xáo qua “bút Trường Sơn viết mực Cửu Long” một thời vốn là văn phòng phẩm quốc doanh không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn viết nên chữ nghĩa ?
Về chuyện này, kịch tác gia Shakespeare đã phải thốt lên qua miệng một nhân vật :” Sự thực luôn luôn giống như một con chó bị đuổi ra khỏi nhà ?” . Bằng vào tập ký “Rất nhiều ánh lửa”, “trình diện” sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau đó được Giải thưởng Hội nhà văn VN, bằng vào hàng loạt những ký sự đăng trang nhất báo Văn Nghệ…thử hỏi đã có bao nhiêu “con chó” bị đuổi ra khỏi căn nhà của ông Phủ Ngọc Tường ?
Người Việt Nam ta có biệt tài “nói ngoa”, “ nói phóng “– chẳng hạn về người con gái, các cụ ta “tả” : “lỗ mũi thì…tám gánh lông”, còn “chỗ kín” thì…”rũ một cái ra cả rổ c…”. Phát huy truyền thống cha ông, các nhà văn ta cũng chẳng chịu kém “một tấc đến trời” . Còn nhớ thời Nhân văn Giai phẩm, nhà thơ Phùng Quán viết một câu nghe rất “hình sự” :
“ Yêu cứ bảo là yêu, ghét bảo là ghét
Dù ai cầm dao doạ giết …
Cũng không nói ghét thành yêu…”
(Lời mẹ dặn)
Thề thốt vậy,những tưởng trong ‘căn nhà” của Phùng Quán sẽ nuôi toàn chó ngao thôi, ngờ đâu “Vượt Côn đảo”,” Tuổi thơ dữ dội”….lại cũng vẫn là một thứ văn chương “phải đạo” cả.
Vậy còn các cụ “tiên chỉ” chễm chệ trên chiếu làng văn thì sao ? Đi thực tế thâm nhập cải cách ruộng đất, chẳng hiểu “ba cùng” với cán bộ hay là với nông dân, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết “ Truyện anh Lục”, nhà văn Nguyễn Đình Thi viết “ Mẹ con đồng chí Chanh”, Nguyễn Tuân viết “Làng hoa” …. đọc lại cứ thấy như các cụ lấy “sự thật” từ… phim “ Bạch Mao nữ” , trong đó nông dân đều là các cô gái bị đàn áp, ức hiếp đến trắng cả tóc, còn địa chủ đều là tên Hoàng Chí Nhân khét tiếng độc ác chứ chẳng phải cái “sự thật” tàn khốc, nghiệt ngã của một thời cải cách ruộïng đất tại các làng Vũ Đại. Ôi chao ôi, nếu hồi đó, mỗi cụ chỉ đón một “con chó nho nhỏ, xinh xinh” vào căn nhà của mình thôi , thì biết đâu, bao nhiêu người đã khỏi bị chết oan, bao nhiêu gia đình đã tránh được ly tán ?
Sang thời “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”, các nhà văn ta viết lách lại càng hăng hái lắm. “Xuống” nông thôn thì có Nguyễn thị Ngọc Tú với “Đất làng”, Đào Vũ với “Vụ lúa chiếm”. “Cái sân gạch”, Nguyễn Khải với “ Mùa lạc”, “Hãy đi xa hơn nữa” , Nguyễn Kiên với “Anh Keng”…vân vân và vân vân…Tiếc thay, việc “thẩm định giá trị văn học” lại rơi vào tay mấy anh phê bình gia “tát nước theo mưa” cỡ như Vương Trí Nhàn, Phan Cự Đệ, Vũ Đức Phúc….chứ không tuốt luốt những “ tác phẩm viết về “đề tài nông thôn” hồi đó cứ giao hết cho cụ…Kim Ngọc, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú, người đi đầu trong việc xoá bỏ “bình công chấm điểm”, đề xướng “khoán sản phẩm, trả ruộng cho dân” thì các nhà văn ta sớm tỉnh ngộ ra nhiều lắm lắm.
Ở thành phố, văn học ta cũng sôi nổi chẳng kém gì . Lê Phương với “Tổ đá nhỏ ca A”,”Con chim đầu đàn”, Huy Phương với “ Khói trắng”…rồi thì vô số khác viết về than Quảng Ninh, thép Thái Nguyên, ximăng Hải Phòng…mà “sự thật” được “nói lên” trong đó chính là …”nguyên tắc quản lý xí nghiệp” với tinh thần cốt lõi của thời đại là “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, công đoàn động viên, thanh niên nòng cốt” thông qua các phong trào thi đua “năng suất tăng, giá thành hạ, tiết kiệm nhiều”… Ngày nay đọc lại những “thành tựu văn học này” , ta thật sự lấy làm tiếc rằng giá như hồi đó, Hội nhà văn thay vì đưa “các cây bút trẻ” đi học “trường viết văn Nguyễn Du “thì nên cho “bổ túc” tại “Hội phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật” chắc chắn viết lách sẽ khá hơn nhiều.
May mắn cho các nhà văn viết về đề tài chống Mỹ cứu nước, khỏi cần đi thực tế gặp gỡ công nhân với kỹ sư, khỏi cần biết “cờ lanh ke” là cái quỷ gì mà ở nhà máy xi măng người ta cần đến thế hoặc giả “phốt phát” là cái chi chi mà lại lấy đặt tên cho Nhà máy Lâm Thao ? Cứ ngồi ở phố Đấu Xảo, rung đùi uống rượu tây , cụ Nguyễn Tuân cũng viết được “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, cứ “con một bên, vợ một bên” ở bãi Phúc Xá như Nguyễn Khải cũng viết được “ Họ sống và chiến đấu ở Cồn Cỏ”, “Đường trong mây”, cứ hết hội lại đến họp ở “đất thánh” Hà Nội, Nguyễn Đình Thi cũng viết được “Mặt trận trên cao”…mà “sự thật” chẳng ở đâu xa, cứ sáng sáng vừa uống trà tàu vừa tìm trên … báo “Nhân Dân” là…thấy khối “sự thật”. Bởi thế nhìn lại một giai đoạn cầm bút, nhà văn Nguyễn Khải đã có lần vỗ bụng thở dài :” Tung toé mẹ nó hết rồi…”. Ôi thôi, giá như mấy anh thợ thổi bên Viện Văn Học, báo Văn Nghệ như Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo…nghe được câu than này thì “cảm hứng phê bình” chắc sẽ bớt đi nhiều lắm.
(còn tiếp)

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Celebrating the creativity of YouTube’s Partners

College friends make trick basketball shots into a career. A small blender company gets international attention by blending glow sticks and iPads. A musician goes from bagging groceries to beatboxing around the world. One of the most inspiring things about YouTube is the way people across the U.S. and around the world use it as a way to express their passions—and to turn those passions into careers.

There are more than 20,000 people in the YouTube Partner Program, and numerous other companies and organizations use YouTube to draw attention to their causes and promote their businesses. Hundreds of people are making six-figure incomes on the site, enabling them to hire editors and producers and create even more original content. We’re helping our Partners grow their careers by running programs like YouTube NextUp and Creator Institute, and working to make the site a better and better place for people to grow businesses and build audiences.


To shine a light on the many inspiring things happening on YouTube, we’ve put together a report sharing the stories of 20 YouTube Partners who are changing lives, businesses and in some cases, history. You can download a PDF version of “YouTube: Celebrating the next generation of creative video” or visit it online at youtube.com/awesomeytpartners. YouTube is a very special place because of the passion of our Partners and the positivity they bring, and we hope you’ll find these stories as uplifting as we do.

Tom Pickett, director of content operations and online creators, recently watched “WWII hero and alumnus Louis Zamperini visits USC Annenberg class."

Music Tuesday: Bjork, Mick Jagger and bidding farewell to Amy Winehouse

The death of Amy Winehouse on Saturday has dominated music headlines. This week on youtube.com/music, we commemorate her talent and mourn her passing, while also turning our gaze to a famous rocker’s birthday and a video premiere.

RIP Amy Winehouse
Amy Winehouse came into the music world as a singer-songwriter who had the phrasing of a world-class jazz singer and the swagger of a hip-hop star. She left it as a tragedy and cautionary tale. Winehouse was just 27 years old when she died—the same age as Jimi Hendrix, Janis Joplin and Jim Morrison. It’s both auspicious and grim company to keep, and Ms. Winehouse fulfilled both attributes, grabbing the world’s attention with her ferociously good music (which succeeded, in no small part, thanks to the contributions from her borrowed band The Dap-Kings) and then slowly squandering that attention with increasingly addled behavior that was fueled by her multiple addictions.

After the story fades, the music will remain. People may think of the bravado-laden “Rehab” as her signature song, but the flipside of Winehouse’s bravado was intense vulnerability, which you hear in spades on wonderful songs like “Love Is A Losing Game” or the deceptively upbeat “He Can Only Hold Her.” To pay homage to Winehouse, we shied away from her official music videos and looked for live performances that let you experience her towering talent more directly -- as well as her charm and humor.



Happy Birthday, Mick
Rock’s most dynamic frontman turns 68 years old today. We salute the Jagger-meister with a playlist of videos capturing his onstage antics through the years.



Bjork “Crystalline” video premiere
The Icelandic singer has made a career of subverting expectations and pushing boundaries, so it’s no surprise that her upcoming album Biophilia is in fact not an album but an app that’s due out in September. You can chew on that, or you can check out her mystical new video for “Crystalline,” which debuts with us today.



Sarah Bardeen, Music Community Manager, recently watched “The DL - Amy Winehouse ‘Valerie’ Live.”

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Watch Jane’s Addiction perform live tonight

The band who helped invent alternative rock is breaking new ground yet again—this time in partnership with YouTube and LG. Tonight at 6pm PT / 9pm ET, Jane’s Addiction will perform live at JFK Airport’s Terminal 5—and you can watch the entire show as it happens on youtube.com/comealive. But that’s not the half of it: intrepid audience members will be able to capture 3D footage of the show on their LG Thrill 4G phones and see it edited into a 60-minute 3D documentary which will premiere on YouTube on August 4 right here.

Jane’s Addiction are a combustible band who’ve always pushed boundaries in their videos. They ran afoul of MTV back in 1988 with their opus for the thundering single “
Mountain Song,” off of Nothing’s Shocking, which featured full frontal nudity. The band learned their lesson, and the hilarious “Been Caught Stealing” got heavy rotation on MTV, maintaining the band’s irreverent sense of humor while slipping its celebration of theft past the censors.

But the band was always good for more than just shock value. For the post-punk generation, Perry Farrell’s keening caterwaul and Dave Navarro’s gigantic riffs made rock’n’roll exciting and dangerous again. Along with the Pixies, the band pioneered the “loud-quiet-loud” dynamic that Nirvana would quickly popularize. Though the band split up just as the alternative rock revolution got underway, their music remained a hallmark of the sound, and it’s aged well. Two new releases have proven the band remains a vital force.

So if you’ve got a budding
rock photographer in you, or you’re jonesing to capture Perry Farrell’s primal squawk on camera, get yourself to Terminal 5. And for those of you getting excited for the live stream tonight, get a load of this classic song while you wait.

Sarah Bardeen, Music Community Manager, recently rocked out to “Mountain Song [Clean Version].”

NHÀ VĂN VÀ GIẢI THƯỞNG

Ngay từ những năm đầu cách mạng tháng Mười, ông nhà báo Proudon sau khi đã nghiên cứu cặn kẽ Mác – Lênin , đã đưa ra một định nghĩa động trời :
” chủ nghĩa cộng sản là sự đánh đồng các giá trị - cái thiện với cái ác, cái xấu với cái đẹp, cái cao thượng với cái ti tiện…”
Nói nôm na ra là xã hội có phần nào giống như cái ao, cái hồ - phần bùn nhơ vốn lắng xuống và phần nước trong nổi lên trên. Thế rồi cách mạng nổ ra, làm một cuộc “đảo lộn”. Phần bùn nhơ nổi lên, phần trong sạch bị đè xuống dưới, trời xanh nổi cơn gió bụi là vậy.
Thoạt đầu thấy ông Proudon có lý nhưng rồi ngày càng rõ ông còn xa mới tiếp cận chân lý. Bởi lẽ chủ nghĩa cộng sản không những đánh đồng cái thiện với cái ác, cái cao thượng với cái ti tiện mà còn hơn thế nữa, cái ác diệt trừ cái thiện, cái ti tiện diệt trừ cái cao thượng, cái vô giá trị diệt trừ cái giá trị.
Ngược với chọn lọc tự nhiên, một loài muốn tiến hóa phải giữ lại những gien có lợi, những gien giúp thích nghi với môi trường, “chọn lọc cộng sản” lại loại trừ những phần tử thông minh, ưu tú và thu nhận vào nó bọn cơ hội, tham quan ô lại, buôn dân bán nước, tức giữ lại những gien chỉ gây nên thoái hóa. Phép chọn “ngược” này khiến bộ máy Đảng và Nhà nước suốt từ trung ương xuống tới địa phương thiếu vắng hiền tài, công bộc của dân , lại thừa thãi bọn hèn nhát, nịnh bợ , tham sinh úy tử.
Phép “chọn ngược” chẳng những “thấm nhuần” trong công tác tổ chức nhân sự mà trong mọi việc dính đến “chọn lọc”. Bởi vậy vừa qua Hội nhà văn Việt Nam chon các nhà văn đề cử lĩnh thưởng như thế là rất “quán triệt” tinh thần “chọn ngược” của Đảng ta.Thí dụ những nhà văn thứ thiệt Nhà nước sẽ lấy làm vinh dự nếu được trao giải cho họ thì không thấy như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài... Ngược lại nhan nhản những tên chẳng mấy ai biết : Nguyễn thị Bích,Văn Công, Lê Sĩ Quý...
Mà thực ra, nếu phải làm đơn xin giải thì chắc chỉ có nhà văn loại 2 mới cam tâm hạ mình như thế.
Hoan hô bác Hữu Thỉnh !

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

THÔI CÒN CHI NỮA MÀ MONG ?

Ngày 23-7, Nguyễn Xuân Diện-Blog thông báo:
“ Nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết: Đã có 1 vị trong Bộ Chính trị, và là 1 trong "Tứ trụ" đã xem video clip cảnh nhân viên an ninh đàn áp dã man, đạp vào mặt anh Nguyễn Trí Đức trong cuộc biểu tình yêu nước sáng 17.7 vừa qua.”
Một tuần đã qua kể từ cú đạp vào mặt …nhân dân mà mới chỉ có 1 vị trong 14 vị Bộ chính trị coi cái clip đáng xấu hổ ấy ? Chắc họ bận bàn bạc “chốt “ lại danh sách “tứ trụ trào đình” – lợi ích cốt lõi của Đảng, còn chuyện của dân…cấp dưới lo.
Vậy mà ông nhà văn với ông nhà Nôm đã hí hửng loan đi như một “tin mừng”.
Nghĩ mà thương !
Tối nay thấy ông Tân Chủ tịch quốc hội đọc diễn văn nhậm chức mà cười…té ghế. Câu trước ông nói “ quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của dân” , đến câu sau ông lại nói “ quốc hội mong nhận được ý kiến chỉ đạo của Đảng và Nhà nước” ( coi qua VTV tối 23-7-2011).
Đã gọi là cơ quan quyền lực cao nhất lại mong được “chỉ đạo” là sao ? Có th̓ể thấy trước, từ nay bất cứ dự án nào chính phủ đưa sang, quốc hội cũng OK cái rụp, nhất trí 100% là cái chắc. Thôi sáp nhập vào chính phủ thành “Vụ quốc hội” cho rồi. Gọn nhẹ lại đỡ tốn tiền của dân.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

This Week’s Trends: Rebecca/Rebekah, movie trailers, and the Marine Corps ball

Each weekday, we at YouTube Trends take a look at the most interesting videos and cultural phenomena on YouTube as they develop. We want take a moment to highlight some of what we've come across this week:


Here, PFC Hart asks Miley Cyrus to be his guest for the ball:



Olivia Ma, YouTube News Manager, recently watched "Wendy Deng Murdoch Smacks Pie-Throwing Protester."

Check back every day for the latest about what's trending on YouTube at: www.YouTube.com/Trends


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

ĐẠP LÊN MẶT TỔ QUỐC - SƯỚNG LẮM SAO

TRẦN MẠNH HẢO


Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân
Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc




Biển đảo Việt Nam ta giặc China tràn qua xâm lược
Nhân dân yêu nước biểu tình
Đại úy công an tên Minh
Bốn lần đạp vào mặt người yêu nước
Minh đã đạp thẳng vào mặt Nhân Dân - Tổ Quốc


Trước công an Minh
Giặc Ân từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Thánh Gióng


Trước công an Minh
Giặc Hán từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Hai Bà Trưng


Trước công an Minh
Giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung


Hôm nay công an Minh
Chưa phải là giặc
Lại lặp lại hành vi xưa của kẻ thù phương Bắc
Đạp lên mặt Người -Tổ Quốc - Nhân Dân


Người trả lời bằng im lặng


Công an Minh và đồng đội
Toan dồn Nhân Dân-Tổ Quốc tới chân tường ?
Đạp lên mặt Nhân Dân – Tổ Quốc sướng lắm sao ?


Này, các ông công an
Cứ đạp đi, đạp đi
Đạp vỡ mặt sự im lặng của đám đông nhẫn nhục
Đạp vỡ mặt bọn yêu nước


Im lặng tột cùng
Là lời tuyên ngôn của bão


Sài Gòn ngày 21/07/2011


Trần Mạnh Hảo gửi

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Hometown love for the SF Giants

Since the postseason win and ensuing celebration of the World Champion San Francisco Giants last year, we’ve seen many more shades of orange and black around the YouTube office. We’ve even seen a growth of beards inspired by “certified ninjaBrian Wilson.

So when Showtime said they’d be airing the first episode of The Franchise for a limited time on YouTube, we wanted to share our excitement with you. Check it out:



There’s a lot to love about baseball—fans, highlights and rituals—and after a 56 year wait for a trophy, we’re still celebrating!

Elizabeth Ferdon, YouTube Content Partnerships, just watched “Willie Mays on AirForce One.”

Tickets available for Life in a Day screening in 90 U.S. cities this weekend


Life in a Day, the documentary directed by Oscar-winner Kevin MacDonald, produced by Ridley Scott and made out of thousands of YouTube clips, has been inspiring audiences from the Sundance Film Festival to the Berlin Film Festival to the Sydney Film Festival.

On July 24, one year after thousands of you submitted videos to be a part of the film, many of you across the United States will finally have a chance to see the finished project on the big screen! Check out the channel for a list of the 90 U.S. cities where the film will play this weekend, ranging from Los Angeles, CA to Louisville, KY to Providence, RI to Dallas, TX.


If you don’t see your town listed, don’t panic. You can still vote to bring the film to a theater near you after its theatrical release on July 29 and the folks at National Geographic will do their best to get it to you.


This is your film, and now’s your chance to see a piece of film history!

Sara Pollack, Entertainment Marketing Lead, recently watched “Cobra vs. Mongoose.”

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

NGÓ TỚI TƯƠNG LAI TRÀO NƯỚC MẮT

– Lưỡi bò sẽ liếm hết ngư trường , dân đánh cá dọc dài theo đất nước phải giải nghệ , chuyển sang làm phu bauxite , phu quặng cho chủ Tàu.
– Nếu hồi trước 1945, người Việt hát : ” Đoàn quân Tàu Ô đi…sao mà ốm thế ? Bước chân phù lê thê sang đất Việt Nam…” ( nhái theo Tiến quân ca) thì nay mai một thằng khựa xông vào nhà bóp vú vợ mình, mua hàng mình không trả tiền , bợp tai, đá đít mình , dân Việt ta vẫn phải gục mặt xuống cam chịu chứ không được phản ứng, tổn hại tình hữu nghị giữa hai dân tộc (!).
– Các phố Tàu sẽ trải khắp các đô thị lớn với các biển báo : “CẤM CHÓ VÀ NGƯỜI VIỆT NAM” cùng với đèn lồng treo cao đỏ rực.
– Con gái Việt sẽ phải làm vợ Tàu, con trai Việt sẽ phải đi lính sang Tây Tạng, Nội Mông …dẹp “phản loạn”
– Người Việt lúc đó chỉ còn biết ngửa mặt kêu trời :
” Ai mang ta đến chốn này?
Ban đêm thì tối , ban ngày thì đen…”