Ngay từ những năm đầu cách mạng tháng Mười, ông nhà báo Proudon sau khi đã nghiên cứu cặn kẽ Mác – Lênin , đã đưa ra một định nghĩa động trời :
” chủ nghĩa cộng sản là sự đánh đồng các giá trị - cái thiện với cái ác, cái xấu với cái đẹp, cái cao thượng với cái ti tiện…”
Nói nôm na ra là xã hội có phần nào giống như cái ao, cái hồ - phần bùn nhơ vốn lắng xuống và phần nước trong nổi lên trên. Thế rồi cách mạng nổ ra, làm một cuộc “đảo lộn”. Phần bùn nhơ nổi lên, phần trong sạch bị đè xuống dưới, trời xanh nổi cơn gió bụi là vậy.
Thoạt đầu thấy ông Proudon có lý nhưng rồi ngày càng rõ ông còn xa mới tiếp cận chân lý. Bởi lẽ chủ nghĩa cộng sản không những đánh đồng cái thiện với cái ác, cái cao thượng với cái ti tiện mà còn hơn thế nữa, cái ác diệt trừ cái thiện, cái ti tiện diệt trừ cái cao thượng, cái vô giá trị diệt trừ cái giá trị.
Ngược với chọn lọc tự nhiên, một loài muốn tiến hóa phải giữ lại những gien có lợi, những gien giúp thích nghi với môi trường, “chọn lọc cộng sản” lại loại trừ những phần tử thông minh, ưu tú và thu nhận vào nó bọn cơ hội, tham quan ô lại, buôn dân bán nước, tức giữ lại những gien chỉ gây nên thoái hóa. Phép chọn “ngược” này khiến bộ máy Đảng và Nhà nước suốt từ trung ương xuống tới địa phương thiếu vắng hiền tài, công bộc của dân , lại thừa thãi bọn hèn nhát, nịnh bợ , tham sinh úy tử.
Phép “chọn ngược” chẳng những “thấm nhuần” trong công tác tổ chức nhân sự mà trong mọi việc dính đến “chọn lọc”. Bởi vậy vừa qua Hội nhà văn Việt Nam chon các nhà văn đề cử lĩnh thưởng như thế là rất “quán triệt” tinh thần “chọn ngược” của Đảng ta.Thí dụ những nhà văn thứ thiệt Nhà nước sẽ lấy làm vinh dự nếu được trao giải cho họ thì không thấy như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm thị Hoài... Ngược lại nhan nhản những tên chẳng mấy ai biết : Nguyễn thị Bích,Văn Công, Lê Sĩ Quý...
Mà thực ra, nếu phải làm đơn xin giải thì chắc chỉ có nhà văn loại 2 mới cam tâm hạ mình như thế.
Hoan hô bác Hữu Thỉnh !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét