(kỳ 3)
Tất nhiên các nhà văn rường cột của Nhà nước không bao giờ thừa nhận có chuyện “tắc đẻ”. Ngay từ 8 năm trước, năm 2003, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trấn an báo chí :
” Văn học ta không hề bế tắc .Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan. Chúng ta từng được mùa với tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hiện nay, chúng ta vẫn có những cuốn sách hay, như truyện ngắn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhất là cuốn Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…. Đó là những dấu hiệu tốt lành để chúng ta hy vọng. Văn học ta không hề bế tắc như một số người lầm tưởng. “.
Trong những dẫn chứng của nhà thơ, chỉ thấy có “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, dăm bảy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phần nào gói ghém được sự thực còn tươi của đời sống, nhưng đó là chuyện của cả vài chục năm trước, còn bây giờ cả hai quý vị này xem ra khó mà rặn được đứa con nào khôi ngô tuấn tú như đứa đầu lòng.
Các nhà văn viết về đề tài chiến tranh đã vậy , thế còn các ông “dân sự” trong gần 1000 hội viên Hội nhà văn trong mấy thập kỷ qua đã “nói lên sự thật “ như thế nào ?
Trong hai năm ngắn ngủi Đảng “xả xú páp”, cởi trói cho văn nghệ, các ông bà nhà văn đã đẻ toé loe không khác gì quý bà, quý cô một thời tranh nhau đẻ sinh quí tử tuổi Quý Mùi, tuy nhiên “ còn lại với thời gian” cũng chỉ đếm được trên đầu các ngón tay : Một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, “ Đi về nơi hoang dã” của Nhật Tuấn, “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” (kịch) của Lưu Quang Vũ, “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài ( Hội viên chưa… kết nạp), “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương ( Hội viên đã … khai trừ), “ Miền hoang tưởng” cuả Nguyễn Xuân Khánh và sang thời “ hậu cởi trói “ có thể kể thêm “ Nỗi buồn chiến tranh “ của Bảo Ninh,” Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường,“ Bến không chồng” của Dương Hướng, “Thời xa vắng “ của Lê Lựu, “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh... Những tác phẩm này phần nào đáp ứng được một cách văn chương yêu cầu của ông nhà văn Phủ Ngọc Tường :” Nhà văn cần phải nói lên sự thật…”.
Thế còn hằng hà sa số các tác phẩm khác từng được báo chí làm rùm beng, từng được các thứ giải thưởng văn học của Nhà nước thì sao ? Nào “ Gặp gỡ cuối năm”,” Cõi nhân gian bé tí”,“ Thượng đế thì cười”của Nguyễn Khải (thật ra “độc giả thì cười” thì đúng hơn, vì cuốn này là sự bày tỏ lòng trung thành của tác giả với cách mạng, phân bua với văn hữu, nhưng chẳng may lại véo vào chỗ nhạy cảm nhất là “quốc hội” nên mới ăn đòn), nào “Cơ hội của chúa” của Nguyễn Việt Hà, nào “Những đứa trẻ không chịu chết già” của Nguyễn Bình Phương, nào “Đêm thánh nhân” của Nguyễn Đình Chính, “ Ngược dòng lũ” của Ma văn Kháng, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải vân vân và vân vân ? Xin hãy “wait and see”, xin hãy chờ ông ISO 9000 của lịch sử kiểm định và cấp chứng chỉ.
Tuy nhiên chẳng phải ông nhà văn nào cũng muốn “bảng vàng bia đá”, “ISO của lịch sử”, còn nhiều người vẫn cho rằng “ chuối chín cây là ngon nhất”, sách ra cứ bán ào ào là được. Đại biểu xứng đáng nhất cho thứ “ văn học cóc cần hậu thế” này là nhà văn nổi tiếng một thời với cuốn sách gây trấn động “ Cù lao Tràm” và vẫn còn đang rất nổi tiếng với hàng loạt các kịch bản phim truyền hình nhiều tập.
Để hiểu được “công nghệ sáng tác” của các nhà văn chính thống , những người mà trước đây, trên trang nhà Talawas, ông Nguyễn Hữu Liêm xếp vào loại “văn chương tào lao”, ta nhận thấy hầu hết các tác phẩm của họ đều phải theo một quy tắc chung : muốn viết gì thì viết, viết đến cả “Giám đốc công an hiếp dâm, giết người “ (Nhân danh công lý của Lưu Quag Vũ), “ nông dân biểu tình” ( Đất làng của Nguyễn thị Ngọc Tú), xí nghiệp sắp sập tiệm ( Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ )…nhưng dứt khoát phải có một nhân vật là công dân của Nhà nước xã hội chủ nghĩa , là “người của Đảng” đứng ra dẹp loạn, duy trì trật tự xã hội “xã hội chủ nghĩa”.
Còn nhớ làng thôn Nam bộ trong " Cù Lao Tràm" của Nguyễn Mạnh Tuấn vào thời kỳ đầu hợp tác hóa nông nghiệp rất rối ren, lộn xộn. Không sao cả, đã có chị Năm Trà sẵn sàng cơm nắm cơm đùm đi ra Bắc học tập kinh nghiệm xây dựng hợp tác xã để mang về Nam ổn định trật tự và đưa phong trào tiến lên (!)
Còn nhớ làng thôn Nam bộ trong " Cù Lao Tràm" của Nguyễn Mạnh Tuấn vào thời kỳ đầu hợp tác hóa nông nghiệp rất rối ren, lộn xộn. Không sao cả, đã có chị Năm Trà sẵn sàng cơm nắm cơm đùm đi ra Bắc học tập kinh nghiệm xây dựng hợp tác xã để mang về Nam ổn định trật tự và đưa phong trào tiến lên (!)
Cái “tính công dân” trong tác phẩm văn học đó, hoặc hoá thân vào nhân vật, hoặc nhà văn đứng ra thủ vai là bắt buộc, là “chuẩn tắc” đã hằn sâu trong tâm não nhà phê bình và ngay cả độc giả đến mức tác phẩm nào không có cái đó lập tức nếu không bị coi là bốc mùi “tà khí” , là văn chương “bàng thống” thì cũng bị loại ra khỏi “tầm ngắm”. Không một anh nhà văn nào dám đi đến cùng một sự kiện để làm bật ra sự thật lớn lao của đời sống thời nay là đã đến lúc một lần nữa…bác Hồ phải ra đi tìm đường cứu nước.
Bởi thế yêu cầu của ông Phủ Ngọc Tường “nhà văn phải nói lên sự thật” là chuyện tào lao trong xã hội này.
“Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì” nhưng sự thật dù đã được mô tả tới 90 phần trăm thì cũng vẫn chưa phải là sự thật. Trong cái kho tàng văn học xếp chất ngất của Hội nhà văn VN, thử coi đã có cuốn sách nào “nói lên sự thật” như ông Tường yêu cầu ?
Hàng loạt những cây bút nổi danh một thời “chống Mỹ” – Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai….có ông nào dám tự hào rằng ta đã đưa ra “ một cái bánh mì của sự thật” chăng ? Không, không có ai cả. Và sự thật vẫn luôn luôn là con chó bị đuổi ra khỏi nhà. Cái mà các quý vị vẫn “nói lên” trong tác phẩm chỉ là sự thật đã được nhào nặn để đảm bảo cho một trật tự xã hội : xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì” nhưng sự thật dù đã được mô tả tới 90 phần trăm thì cũng vẫn chưa phải là sự thật. Trong cái kho tàng văn học xếp chất ngất của Hội nhà văn VN, thử coi đã có cuốn sách nào “nói lên sự thật” như ông Tường yêu cầu ?
Hàng loạt những cây bút nổi danh một thời “chống Mỹ” – Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai….có ông nào dám tự hào rằng ta đã đưa ra “ một cái bánh mì của sự thật” chăng ? Không, không có ai cả. Và sự thật vẫn luôn luôn là con chó bị đuổi ra khỏi nhà. Cái mà các quý vị vẫn “nói lên” trong tác phẩm chỉ là sự thật đã được nhào nặn để đảm bảo cho một trật tự xã hội : xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ngay cả cuốn truyện vừa “ Cha và con và…” ưng ý nhất của Nguyễn Khải thì "phê bình gia" Vương Trí Nhàn cũng dán ngay cho cái nhãn “triết luận về chủ nghĩa xã hội” tất nhiên là theo chiều hướng khẳng định nó. Nếu ngày xưa, văn học chính thống đòi hỏi “tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân” thì bây giờ tuy không nói rõ ra, nhưng cả ba tính đó đã hoà nhập vào một cái duy nhất : “tính công dân” của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tất nhiên, yêu cầu đó không được đưa ra một cách thô thiển và trắng trợn như ngày xưa, nhưng những chuẩn tắc của nó đã được “quán triệt” từ khi người viết còn ngồi lớp mẫu giáo, phổ thông…cho tới khi cầm bút viết tác phẩm đầu tay. Tiếc thay, các nhà phê bình cũng vậy và cả bạn đọc cũng thế.
Văn học Sàigòn sau 1975 là một ví dụ tiêu biểu cho sự “kính nhi viễn chi” sự thật của các cây bút trẻ mà tới ngày 30 tháng 4 mới đứng vào hàng ngũ cách mạng.
Vốn không phải “con đẻ” như mấy anh Bắc kỳ mới dzô, lại “khiếp vía” những giai thoại về những :”áng văn bị trừng trị” trước đó ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nên “mấy em” chọn ngay một vị thế cho mình : tránh xa chuyện “thời thế” , cứ khoanh ngòi bút vào chuyện “phòng the”, chuyện gia đình là…chắc ăn.
Vậy là đã ra đời một dòng “văn chương xirô’ với những tên tuổi được Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh “lăng xê “ hết mức “ : Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Lý Lan, Nguyễn thị Minh Ngọc, Lê thị Kim…một thời được coi như những “con gà” của thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó mấy anh Bắc kỳ dẫu đã có hộ khẩu thành phố cả 30 năm nay vẫn bị coi là “ngụ cư” nên dầu có viết “thực” mấy chăng nữa, vẫn không được coi là gương mặt tiêu biểu của văn chương “Sàigòn giải phóng”. Các “em út” đã nhát sợ như vậy lại thêm các bậc “cha chú” cứ khăng khăng giữ lại các quan niệm văn chương thời bao cấp, trách gì có năm Uỷ ban nhân dân thành phố HCM không trao được giải thưởng cho anh nhà văn nào mà giành hết cho mấy anh…anh cải lương. ?
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét