Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( KỲ 41 )



                                                           (tiếp theo )



                                                          nhà văn NHẬT TIẾN



Đang lan man suy nghĩ thì ông chủ nhà lại nhắc tôi ngồi vào ghế sa lon và chỉ vào mấy cái đĩa đặt trên mặt bàn kính như  có ý nói với tôi là xin cứ tự nhiên. Tôi thấy trong một đĩa có gói thuốc lả Tam Đảo còn nguyên vừa mới  được bóc ra, mẩy cái bên cạnh thì xếp đầy nào kẹo lạc kẹo cứng, kẹo mềm, lại có cả bánh đậu xanh Rồng Vàng Hải Dueơng nữa. Sau đó thì một anh nhân viên phục vụ còn bưng ra một khay trà có hai cái tách đang nghi ngút bốc khói. .

Thật tình là tôi đã thấy ngột ngạt về cung cách tiếp đón quá trịnh trọng này, và trong thâm tâm cũng thấy lo lắng không biết mình đang sắp sửa bị đưa vào một hoàn cảnh nào đây. Vì thế, tôi lên tiếng ngay như  để phá vỡ tình trạng băn khoăn:

- Tôi không  được rõ ông mời tôi tới đây là vì lý do gì ?

Ông ta vội vã xua tay : .

- Không . . . không . . . .Không vì lý do gì hết. Thầy là giáo viên chủ nhiệm lớp thằng Tửu nhà tôi. Đáng lẽ tôi phải tới thăm thầy từ lâu mà vì công việc bề bộn quá, nay mới có dịp sắp xếp  được.

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm người  hơn và mỉm cười :

- Cháu Tửu là đứa thông minh. Tuy có nghịch ngợm khác người , nhưng nó học hành cũng không đến nỗi. Mới đầu thì nó cũng hơi đuối......

- Tất nhiên rồi. Chương trình học ở đây hẳn nặng nề hơn là ở ngoài Bắc. Đã thế lại còn chênh nhau tới 2 cấp lớp

Tôi gật đầu :

 - vâng, chương trình trung học 12 năm. , ngoài Bắc rút xuống còn 10 năm. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn cả là vào đây, Tửu nó quen thêm  được nhiều bạn bè, biết thêm  được nhiều cảnh mới, người  mới . . .

Ông ta nhìn tôi, cái nhìn biểu lộ sự đồng tình về điều tôi vừa nói ra. Rồi ông ta gật đầu:

- Đúng vậy. Xã hội bên ngoài cũng mở mang thêm nhận thức của nó chứ. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Các cụ ngày xa đã dạy như  vậy rồi mà. Sách vở nhà trường thì chỉ lý thuyết thôi. Thực tế trực quan sinh động mới là cái đáng kể và đáng học nhiều hơn.

Yên lặng một lát, ông ta lại nhìn tôi chăm chú rồi hỏi :

- Nhưng theo Thầy thì cái sự thằng Tửu cứ thích theo bạn bè đi sâu vào xã hội ở trong này, sẽ tốt cho nó hơn .hay nó sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ đi hơn ?

Tôi ngẫm nghĩ rồi trả lời :

- Thành thực mà nói, học sinh trong này có nhiều đám tốt vì  được ảnh hưởng bởi cả giáo dục gia đình cũng như học đường. Nhưng nếu ông hỏi tôi về thằng Tửu thì  tôi không thể trả lời. Tôi đâu có theo nó sát nút để biết nó hay giao du với những ai, với loại nào !

Ông ta "à" lên một tiếng khoái trá rồi nói:

- Đó là điều tôi vẫn hằng quan tâm. Thực tình tôi muốn thằng con tôi 'bung" ra ngoài để nó mở mang thêm tầm mắt và học hỏi thêm ở những con người  tốt . Nhưng tôi thì lại bận quá nên không có thì giờ kiểm soát sự giao du của nó. Cái ngữ nó mà buông lỏng ra, không kiểm soát thì lợi bất cập hại.

Tôi nhìn ông bằng một cái nhìn băn khoăn, không hiểu ông ta định đẩy câu chuyện đi tới đâu trong vấn đề  này, và tôi cố giữ yên lặng đê không phụ họa theo những lời ông vừa nói. Sau một vài giây yên lặng, ông lên tiếng tiếp:

- Giữa tôi với thầy, có lẽ còn có quá nhiều cách biệt. Nhưng trong thời gian vừa qua, nhìn cung cách giảng dạy của thầy cùng với những tình cảm gắn bó của Tửu đối với thầy, tôi thấy mình tuy khác biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng.

Nói rồi ông ngưng lại và nhìn thẳng vào mắt tôi.

Tôi thấy lấp lánh trong những tia nhìn đó là một biểu lộ tâm tình thân thiện hơn là che giấu một ý đồ thâm hiểm  riêng tư. Nhưng tôi lại vẫn cứ cố làm ngơ như  chưa hiểu ông đang nói gì. Mà đúng vậy. Khi ông ta nói "có những điểm tương đồng", trong nhất thời, tôi cũng không thể nghĩ ra  được giữa tôi và ông ta đã có những điểm tương đồng gì. Chờ vài giây, ông lại tiếp :

 -Xã hội cũng còn nhiều chuyện bất toàn thầy ạ. Nhưng về tương lai lũ trẻ thì mình phải lo lắng trớc tiên. Trong phạm vi thu hẹp, tôi chỉ nghĩ đến thằng Tửu nhà  tôi và tôi mong mỏi nó  được dìu dắt bởi một người  như  thầy . . . .

Tôi vội ngắt lời ông ta:

- Tửu đã qua cấp lớp . . . .tôi đâu còn tiếp tục . . . .

Ông ta vội giơ tay ngăn lại :

- Điều đó tôi biết. Mà tôi cũng không dám yêu cầu gì nhiều. Chỉ mong sao rằng tuy Thầy không còn dạy nó ở nhà trường nữa, nhưng nó vẫn có dịp lui tới để gặp gỡ thầy và thầy vẫn có dịp bảo ban nó. . . Và trong những dịp nó giao du với bạn bè, nhờ thầy tìm hiểu và ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu.”.

Thấy tôi còn ngập ngừng chưa bầy tỏ ý kiến thì ông đã nói tiếp :

 - Thầy đừng nghĩ là phải gánh một trách nhiệm gì to tát quá Nói thẳng ra là tôi chỉ mong muốn thầy lui tới đây mỗi ngày một, hai giờ để trò chuyện trao đổi bất cứ vấn đề gì để nó có dịp mở mang cái đầu óc của mình. Tôi sẽ trả thù lao cho thầy để tăng thêm thu nhập. Tôi biết hoàn cánh của các thầy cô giáo bây giờ rất ngặt nghèo. Nhiều thầy cô đã ra buôn bán chợ trời hay lái xe ôm. . .”

Tôi nhìn thẳng vào mắt ông, rồi nói :

- Vậy xin hỏi thật, ông không ngại tôi tiêm nhiễm cho thằng cháu Tửu những tư tưởng mà chế độ này đã muốn xóa bỏ đi à ?

ông ta nhún vai, mỉm cười :

 - Làm gì mà có chuyện ấy ! Họ nói xóa là xóa mấy cái linh tình bề ngoài thôi kìa. Còn con người , còn cốt cách, còn truyền thống tốt đẹp bao nhiêu ngàn năm, làm sao mà xóa ! Thầy yên tâm đi . Tôi .không phải là con người  quá tâ. Mà tôi có đi theo phục vụ cho cách mạng trong ngần ấy năm cũng không phải là tôi mong muốn xây dựng một xã hội nhếch nhác như  thế này. Nếu không nghĩ như  vậy, tôi đã chằng lo lắng cho thằng Tửu và mình có cuộc gặp gỡ hôm nay . . . '

Tôi suy nghĩ một lát rồi tần ngần :

- Trên nguyên tắc thì tôi xin nhận lời. Với Tửu, tôi cũng có nhiều thiện cảm với nó. Tôi sẽ bảo ban nó về mặt tư cách, đạo đức, ứng xử ngoài đời cho ra một con người . Nhưng kết quả ra sao, tôi không bảo đảm.

Ông ta giơ hai tay lên cất giọng hoan hỉ :

- Thế là xong rồi? Tôi đâu có mong gì hơn. Tôi rất cám ơn thầy đã cất cho tôi  được một mối bận tâm cứ lo canh cánh bên lòng. Tôi quá bận rộn nhiều việc, đâu có dành nhiều thì giờ cho nó  được.

Sau đó, chúng tôi trao đổi thêm vài câu chuyện vu vơ nữa rồi tôi cáo từ. ông tiễn tôi ra tới tận cổng và còn đứng dới hàng rào nhìn theo cho tới khi tôi đạp xe đi khuất.

- Trong thâm tâm, chính tôi cũng không hiểu mình đã vừa đủa ra một quyết định đúng đắn hay sai lầm. Bởi vì, với ông ta, tôi chưa từng quen biết, ồng chí  hiểu rõ thực sự ông ta là loại người  nào. Nói cho ngay, qua cung cách  phát biểu, tôi thấy ông đã có một mối quan tâm chính xác về tương lai thằng Tửu. Nó còn phải  được học hỏi thêm nhiều để rũ bỏ  được những dấu ấn còn in hằn trong tâm hồn của nó sau những năm nó sống theo bản năng ở miền Bắc trong suốt bao nhiêu năm khó khăn của cuộc chiến.

Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy lấn cấn khi nhận lời làm công việc như  ông bố của Tửu mong đợi. Cái lấn cấn là ở chỗ, tôi tự hỏi toàn bộ cái xã hội này với những con người  hiền hòa của miền Nam cũ, và ngay cả với chính tôi, rồi ra mọi người  sẽ gìn giữ bản chất  được bao lâu dưới cái chính thể vẫn đang tiếp tức gieo rắc đầy dẫy những sai lầm trong mọi công cuộc điều hành đất nước?

Đến mình đang lo chẳng giữ được mình, huống hồ còn toan đi dạy dỗ ai ?



                                (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét