Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 14 )



                       ( tiếp theo)




Cô Ut bò ra cười làm bác Ba Phi cũng hết bực mình. Cô ca sĩ Cẩm  Chướng nhân đó vui vẻ :

“ Vậy bác hết giận rồi ? Tối nay bác muốn  nghe bài gì cháu hát tặng bác !”

Co Ut vỗ tay :

“ Good…good…tía thấy chưa…cổ cưng tía lắm mới đề nghị tía yêu cầu cổ hát tặng tía đó…”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tối nay sinh nhật cháu ngoại, hát một bài con nít tặng  nó đi…”

Cô ca sĩ vui vẻ :

“ Bác muốn nghe bài gì cháu hát liền?”

Bác Ba Phi vỗ trán nghĩ mãi chẳng nhớ ra bài hát con nít nào .Cẩm Chướng thấy bác cau trán nghĩ ngợi , vội vàng giao hẹn :

“ Bác yêu cầu bài gì cũng OK, chỉ trừ bài “ Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”  là cháu chịu, không hát được đâu…”

Cô Ut bật cười :

“ Hát bài đó khách khứa chạy hết à ?”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Tao biết rồi, nhập gia phải tuỳ tục chớ, đã sang đây còn hát bài bác Hồ có hoạ là chọc tức thiên hạ ? Thôi mày hát “Ví dầu cầu ván” đi…”

Cô ca sĩ tròn xoe mắt :

“ Oh My God…Bài này sao. bác hát thử con nghe mấy câu !”

Bác ba Phi dọn giọng hát :

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi má dắt con đi

Con đi trường học … má đi trường đời…”

Cô Ut vỗ tay :

“ Hay …hay thiệt…nhưng hát bài đó không ai hiểu gì đâu tía  ơi…”

Cô ca sĩ lắc đầu :

“ Bài đó con cũng chịu…”

Bác Ba  Phi ngẫm nghĩ một hồi rồi vỗ trán :

“ Nếu vậy cháu hát bài tân nhạc tặng thằng Dim- Mi vậy. Bài gì mà có câu :

“ Ngày mai con khôn lớn … bay đi khắp mọi miền

Cô Ut vỗ tay :

“ Bài này của nhạc sĩ Phạm Trọng Cu , hay lắm :

Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa

Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực…”

Nhưng cô hát bài này cháu Jimmy không hiểu gì đâu …”

Cô ca sĩ gật đầu  :

“ Thôi để em hát tặng cháu bài “Happy birthday to you…” …”

Bác Ba Phi cau mặt :

“ Nó là bài gì vậy “

Cô Ut nhanh nhảu :

“ Bài hát mừng sinh nhật đó tía. Bài này phổ biến trên toàn thế giới ai cũng biết đó tía…”

“ Không hát được bằng tiếng Việt hả ?”

“ Không không  … đâu đâu người ta cũng hát bằng tiếng Anh hết…”

Nói rồi cô Ut cùng cô ca sĩ Cẩm Chướng cất giọng đồng ca :

Happy birthday to you….Happy birthday to you…”

Bác Ba Phi xua xua tay :

“ Thôi thôi …thôi để đến tối hát cho thằng Dim- mi nó nghe. Tao có biết tiếng tây tiếng u gì đâu ?”

Cả hai cô bật cười làm bác Ba Phi tức mình bỏ về phòng . Mặc dầu hơi  máy lạnh mát rượi cả người bác vẫn thấy nóng rừng rực. Còn mấy tiếng nữa tới sinh nhật cháu ngoại mà chẳng có gì làm quà , ngay cả chúc nó đôi lời cũng chẳng được. Mà thực ra nó quá đầy đủ rồi, thiếu gì nữa đâu mà làm quà ? Ngay cả trò chuyện cũng chẳng được, ông cháu ngôn ngữ bất đồng chẳng có lúc nào hỏi han nó  một câu. Rồi với cả thằng rể Mỹ nữa, nó đi làm suốt ngày, tối về lại chui tọt vào phòng riêng, có khi nào rảnh rang trò chuyện  với bố vợ lấy dăm ba câu ? Rõ là ruột thịt trong nhà mà xa cách còn hơn cả  hàng xóm ở Việt Nam.

Khi còn ở nhà, bác không hình dung ra tình cảnh gia đình lại diễn ra thế này. Bác hiểu chẳng ai muốn vậy, chẳng qua cuộc sống Mỹ  đưa đẩy, gây ngăn cách vậy thôi. Bác hiểu con gái vẫn thương bác như khi còn ở Việt Nam, nhưng sang đây tình cha con dẫu sâu nặng nhưng mang khuôn mặt khác. Sự khác đó bác chỉ cảm thấy mà không nói được nó ra làm sao ?

Buổi chiều, bác Ba Phi đang nằm lơ mơ cô Ut đập cửa phòng mang vào bộ  comlê cravát ủi cứng. Bác hoảng hồn :

“ Í không …cả đời tía có mặc cái đồ quỷ này đâu. May làm gì tốn tiền ?”

Cố Ut ấn bộ đồ vào tay bác :

“ Tía khỏi lo tốn tiền. Bộ này anh Tommy mới mua, con thấy rất vừa với tía đó. Tối nay sinh nhật cháu Jimmy, khách khứa tới đông, tía là ngoại nó nhất định phải ăn mặc cho lịch sự, trịnh trọng…”

Bác Ba Phi không từ chối được , đành loay hoay mặc thử hết quần tới áo, đến chiếc cravát bác chịu đành phải gọi cô Ut vào giúp. Sau khi bác mặc xong, cô Ut lôi bác sềnh sệch tới đứng trước gương :

“ Này tía nhìn coi…nom đĩnh đạc, lịch sự còn hơn cả ông Chủ tịch huyện ở nhà ấy chớ…”

Bác Ba Phi nhìn mình trong gương, cứng đơ đơ như tượng gỗ, cứ muốn cởi phăng bộ đồ tây ra mà cô Út  không chịu.

 Tối đó phòng khách nhà cô Ut giăng đèn, kết hoa sáng loà. Chiếc bánh sinh nhật cao 4-5 tầng để trên bàn. Khách khứa chật nhà. Mọi người đều ăn mặc chải chuốt, sang trọng và lịch sự, đều vui tươi hớn hở và đều nhiệt liệt chào mừng bác Ba Phi sang thăm Mỹ. Tuy nhiên sau vài câu xã giao, mọi người xoay sang trò chuyện về những điều chẳng dính dáng gì tới bác Ba Phi .

Nào “hồi ấy ông đại tá  A. chỉ huy mặt trận đường 9 Nam Lào, ông đại tá B.  tỉnh trưởng  một tỉnh trên Tây Nguyên…”. Nào“ hồi ấy bà C có tới 3 cái nhà cho thuê ở đường Tự do Sàigòn, ông D làm cho nhà thầu RMK tiền vô như nước…”.  Hết chuyện “ngày xưa” tới chuyện “ngày nay”,  xoay quanh đề tài tham nhũng và sự bao che dung túng của nhà cầm quyền trong nước.

Khách khứa trò chuyện say sưa dường như quên béng sự có mặt của bác Ba Phi.  Sau cùng chàng rể Tommy nói gì đó với vợ, cô Ut gật gật đứng lên thắp nến  bánh sinh nhật . Cô ca sĩ Cẩm Chướng cất tiếng hát và mọi người hoà theo :

” Happy birthday to you…”

Thằng Jimmy bò ngoài người, phồng miệng thổi tắt bốn cây nến trong tiếng vỗ tay râm ran. Tiếng sâm banh nổ lốp đốp. Cô Ut đi tới ấn vào tay bác Ba Phi ly rượu :

“ Tía đi cụng ly với mọi người cho vui đi tía…”

Bác Ba Phi đành nghe theo lời con gái lần lượt đi cụng ly với khách khứa, miệng cứ “thánh kêu…thánh kêu…” liên tục.

 Mãi hơn 11 giờ đêm, cô Ut mới tiễn người khách cuối cùng ra cửa. Quay  vào  phòng ăn ngổn ngang ly tách uống rượu uống trà, bánh sinh nhật, kẹo các loại vương vãi khắp nơi, cô Ut ngáp dài :

“ Thôi đi ngủ đã tía…cứ để nguyên phòng vầy sáng mai con dọn…”

Bác Ba Phi về phòng tưởng đặt mình xuống ngáy kho kho mà nào có được. Nhìn mình trong gương súng sính trong bộ đồ tây bác thấy sao dại dột vậy ? Từ xưa người ta chỉ hình dung, mến mộ bác Ba Phi ở bộ đồ nhà quê, áo ta, tay dài , bốn túi, quần lá toạ, đầu chít khăn cùng lắm khoác bên ngoài chiếc áo the thâm mà cũng chỉ vào dịp  lễ tết. Đằng này diện comlê, thắt cavát nên mọi người dửng dưng , chẳng coi bác ra gì , chuyện riêng với nhau là đúng rồi. Còn nhớ hôm ở nhà, bác vừa ra cửa, bước lên taxi  ra phi trường bà con lối xóm đứng chờ coi đã vỗ tay rần rần :

“ Í mèn ôi, bác Ba Phi thành Việt kiều rồi tụi bay ơi …”

“ Oách hơn cả Việt kiều ấy chớ…Bác Ba Phi đi kỳ này phải trổ hết tài nói dóc cho Mỹ nó biết tay nghen!”

Lúc đó thằng Đậu trợn mắt bênh nội nó :

“ Nói dóc hồi nào ? Nội tôi xưa nay toàn nói thiệt chớ nói dóc hồi nào ?”

Bà con cười ầm ầm :

“ Nội mày không có cái món đặc sản “nói dóc”  thì sao thành “thương hiệu” bác Ba Phi cả xứ ai cũng biết ?”

Buồn vậy đấy thương hiệu “bác Ba Phi” cả xứ ai cũng biết vậy mà cái đám sinh nhật tối nay xem ra chẳng ai biết nó là cái mẹ gì ? Lỗi tại mình, bác cứ lầm bầm tự trách chứ đâu ngờ tối nay dẫu bác có mặc quần vải, áo cánh đi chăng nữa thì mọi người cũng chỉ vỗ tay hoan hô một lượt mà thôi. Thời nay ai mà còn muốn nghe  nói dóc kiểu “quết bánh phồng thứ nếp dẻo của đất U Minh. Do  bổ mạnh tay, bột nếp văng lên xà nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì cái miệng của nó bị dính trong miếng bột ấy, toàn thân nó treo lên xà nhà như cá mắc câu…”.

 Cứ bằng vào những chuyện mọi người nói tối nay, bác Ba Phi nhận thấy  chỉ xoay quanh phần nhiều là chuyện “hồi ấy” và chuyện “ chửi cộng sản” bây giờ. Bởi vậy dẫu có muốn bác cũng chẳng chen vào được nửa lời để mà thực hiện sứ mệnh bà con trao từ nhà :” trổ hết tài nói dóc cho Mỹ nó biết tay…”.

 Mèo mà thôi bắt chuột đâu còn gọi là mèo, bác ba Phi mà không được nói dóc thì đâu còn là bác Ba Phi, gọi là bác Ba Gà Mổ hoặc Ba Thóc Lép cho rồi. Bác Ba Phi chẳng chợp được mắt, cả đêm cứ nghĩ ngợi lẩn mẩn vậy, càng nghĩ lại càng thấy rầu thúi ruột, sau cùng bác ngồi bật dậy, không ngủ được, nằm hoài mắt cứ chong chong nhìn đình màn vầy chắc chết quá.

Bác chợt thấy nhớ nhà thắt cả ruột. Ở nhà, mỗi lúc buồn vầy, bác quát con vợ thằng  Đậu  chạy ra chợ  mua mớ lòng heo, bát tiết canh, hái nắm rau quế mọc góc vườn, ới ông bạn già hàng xóm sang ngồi lai rai tới bến, ít cũng hết ba xị đế. Thế rồi rượu vào lời ra, tha hồ oang oang thét lác chuyện trên trời dưới biển, chuyện trong nhà ngoài xóm tuôn ra ông ổng làm trôi sạch cả bao nhiêu buồn bực . Những lúc đó tha hồ cười  hô hố, kéo quần lên gãi sồn sột, rít điếu cày , nhả khói mù trời. Chẳng bù cho ở đây, cuộc sống bên Mỹ này, biết bao nhiêu điều thắt buộc. Nào tía không được mặc pyjama đi ra phòng khách, bộ đó tía chỉ mặc trong phòng ngủ . Nào tía không được “ợ “ lên thành tiếng trước mặt mọi người trong bữa ăn, vậy bất lịch sự . Nào khách tới tía phải cười lên đừng làm mặt lầm lầm vậy. Nào tía không được hỏi tuổi phụ nữ, không được hỏi lương người ta tháng bao nhiêu…hỏi vậy kỳ lắm. Chèn đéc ôi, biết bao nhiêu thắt buộc khiến bác Ba Phi cứ loanh quanh hết trong buồng lại xuống bếp rồi sang phòng ăn; lắm lúc chỉ muốn chạy ra ngoài vườn, đào một cái hố thật sâu mà hét xuống đó hoặc ngửa cổ lên trời mà kêu to lên :” Vợ  chồng thằng Đậu đâu ? Nội nè…”



                            ( còn nữa )

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

YouTube and ADWEEK Tackle the Super Bowl XLVII Ads with Ad Blitz 2013

Around this time each year, the viewing public gears up for an epic competition of professional powerhouses operating at the top of their respective games. Legends are made, accolades given and dynasties rise and fall through the glory of one night.

Oh, and there's a football game as well!

We kid of course, but it's true that the big game has become as important to the world of advertising as it is to the world of sports. Fans huddle during commercial breaks, eager to see which spots will become conversation pieces both on Monday and well into 2013. To make it easier to catch up on all the commercials, the YouTube Ad Blitz channel will let you watch your favorite ads soon as they air live on TV and vote for your favorite ad at the end of the game.

 

To make this year bigger than ever, we've partnered with ADWEEK to feature the Ad Blitz voting gallery on Adweek.com as well as on YouTube, and ADWEEK’s executive editor James Cooper and senior editor Tim Nudd will break down the night’s highlights via a post-game Google+ hangout. We also added a slew of new social and gaming components to make the Ad Blitz YouTube channel the perfect big game companion whether you’re on your laptop, smartphone, or tablet. New features include:

  • Touchdown dance GIF generator: Create and share your own touchdown dance GIF
  • Smack Talk: Log in to all your social media channels from the channel to share your team spirit with friends and see a real-time visualization of which team is winning the internet (if not the actual game)
  • Paper Football: Test your accuracy in this age old finger flick game
  • Call the Coach: Get instant advertising advice from our resident ad coach, DeStorm
  • Fun Facts: Learn interesting facts about big game advertising, provided by ADWEEK



As seen in last year's viral spots from Volkswagen, Honda, Audi and many others, savvy advertisers are using YouTube to not only generate excitement for their big game plans, but to dramatically bolster the effectiveness of their game-day spend. With new ad innovations to the Ad Blitz program this year, such as Lightbox ads, marketers can now extend their video presence across the web.

As always, voting begins at the end of the game and continues until February 11. So after the broadcast, be sure to vote on your favorite ads from the big game!

Sue McCauley, Ad Blitz Program Manager, recently watched "Road To The Superdome: 49ers"

Our January featured On The Rise partner is MyCupcakeAddiction!

Congratulations to Elise Strachan, the master chef for this month’s "On The Rise” featured partner channel, MyCupcakeAddiction. Not only is her channel the first featured in 2013, but it’s also the first Australian channel we’ve featured in the program, and Elise was recently appointed as one of the 15 Next How-To Gurus! MyCupcakeAddiction hosts tutorials on how to decorate and make cupcakes, cake pops and other sweet treats, and is in the spotlight on YouTube’s own channel today. Check it out to see some of Elise’s delicious creations!

Elise’s kitchen is based in Queensland, Australia, where she’s been cooking up sweet treats for several years. She often bakes for private events and weddings, on top of selling her cupcakes at a local market twice a week. In October 2011, she decided to expand beyond her Gold Coast clientele by producing videos on YouTube to inspire bakers worldwide. Now, no matter where you live, you can find do-it-yourself tips and tutorials for fun creations like Elise’s Angry Birds cake pops, stiletto heel cupcakes, or even a giant cupcake pinata!



Here are a few words from Elise:
This is an exciting accolade for our little channel, and a huge thank you goes out to the best subscribers in the world for your votes and support throughout voting week. We aim to provide high quality, step-by-step instructional videos showing you how to create the weird and wonderful out of cupcakes and cakepops. MyCupcakeAddiction has something sweet and stunning for any occasion. Make sure you head over to our channel to catch all the latest uploads: now bringing you 3 new tutorials each week! 

If you’ve enjoyed this monthly On The Rise blog series, and want to see more rising YouTube partners, check out our Google Hangouts with past featured partners on the Partner Support channel.

You can participate and help us surface YouTube talent by nominating a YouTube partner to be considered for the “On The Rise” program. Feel free to submit nominations for your own channel, or for channels you follow that you think deserve more attention or could be the next YouTube sensation. We’ll continue to feature promising partners who have fewer than 100,000 subscribers and produce engaging content on a regular basis. See you next month!

Christine Wang and Devon Storbeck, YouTube Partner Support, recently watched “Mission Impossible- Lindsey Stirling and the Piano Guys.”

NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 9)




                                                                              
                              
                                   NHÀ VĂN NHẬT TIẾN                                

                                             (tiếp theo)



Đại thể nó có những mục như sau, dùng cho bất cứ môn học nào (.trừ các môn không phải khoa học thực nghiệm thì không có khoản phải làm thí nghiệm) :

I/ Mục đích - Yêu cầu:

- Mục đích về chính trị.

- Mục đích về kiến thức khoa học.

- Yêu cầu về thái độ học tập của học sinh.

- Yêu cầu liên hệ bán thân của học sinh qua bài học.

II/ Hoạt động trong lớp:

    1 ) Kiểm tra và ôn tập bài tuần trước.

     2) Nội dung Bài Giảng:

        - Tóm tắt nội dung sẽ giảng (có ghi thời lượng cho mỗi đoạn phái giảng) .

         - Các dụng cụ thí nghiệm sẽ dùng (thời lượng từng bước cho mỗi thí nghiệm).

     - Các câu hỏi sẽ nêu ra, liên hệ tới bài học

     - Cảc câu trả lởi cho những câu hỏi nêu trên.

3) Thí nghiệm sẽ trình bầy trong lớp:

- Các vật dụng dùng trong thí nghiệm.

- Chia nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận.

- Thầy giám sát, kiềm tra, đôn đốc.

III/ Tổng kết tiết học :

      - Tóm tắt bài giảng.

      - Đánh giá kết quả học tập.

     - Rút kinh nghiệm cho tiết học kế tiếp.

IV – Xác nhận :

     - Xác nhận của Tổ  trưởng tổ Chuyên môn.

     - Xác nhận của Ban Giám Hiệu

Trong đủ thử các điều kể trên - cứ dạy một giờ là phải soạn đủ từng ấy thứ - cái khoản khó nhằn nhất đối với chúng tôi là mấy chữ “Mục đích, Yêu cầu'.

Về mục đích dành cho kiên thức khoa học thì đã rõ ràng đi một lẽ rồi, nhưng sao lại còn thêm cải khoản “chính trị” và “liên hệ bản thân” nữa thì mới là oái oăm.

Bởi vì với các môn học như Sình Học. Đại Số, Vật Lý, Hóa học, Sinh Vật. . . .thì tụi tôi làm sao móc được cho nó dính vào vấn đề chính trị đây ?  Chẳng lẽ một cái phương trình. một cái đồ thị hay hình tròn, hình vuông, hình đa giác..v..v. . .lại cũng có cả vấn đề chính trị trong đó nữa sao ? Đã thế lại còn bắt học trò “liên hệ bản thân" nữa thì mới là cơ khổ.

Hồi đó tôi dạy môn Vật Lý cấp II, và một anh bạn khá thân dạy môn Hóa Học. Anh này vốn cũng lả đồng nghiệp của tôi từ nhiều năm trước ngày 30- 4 -1975. Chúng tôi than thở với nhau : Bài giảng Hoá Học về cách làm Xà Phòng" hay bài Vật Lý về " Bình Accu chì" thì cái vụ "chính trị" nó nằm ở chỗ nào ?

Ấy thế mà anh bạn của tôi cũng đã tía may được một cách tài tình trong giáo án của anh như sau :

" Bài học Cách làm Xà Phòng sẽ bồi dưỡng trình độ Khoa Học Kỹ Thuật, qua đó học sinh được nâng cao kiến thức trong công cuộc tiến hành cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật đế đưa nền kinh tế nước nhà tiến mạnh, tiến mau lên Chủ Nghĩa Xã Hội!".

Tôi đọc xong liền kêu lên:

-                    ôi giời ? Cậu đúng là Thợ Vẽ chuyên nghiệp ! Thôi đổi quách qua dạy môn Hội Họa cho rồi !

Bạn tôi cứ tùm tỉm cười. Anh còn đích thân đọc cho tôi nghe đoạn nói về liên hệ bản thân như sau:

- Học trò sau khi học xong bài này phải biết giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ, lại có ý thức luôn đề cao cảnh giác phòng chống buôn lậu xà phòng vốn đang còn là một vấn đề tồn tại trong các vùng mới giải phóng !

ôi chà chà ? Chẳng biết đoạn này khi đem trình Ban Giám Hiệu thì có được thông qua không, nhưng  theo tôi thì nó thật đúng kiểu, đúng cách, nói lên trúng phóc mối bận tâm của chính quyền cách mạng vào thời điểm đó, khi mà con phe, chợ trời đang buôn lậu, buôn chui đủ thứ, kể cả món . . . .xà phòng ?

Nhưng nói cho ngay, những ai cần xài xà phòng thì tôi không biết, chứ phần đông bà con Sài Gòn, nhất là các bà các cô thì .không ai bảo ai cứ đem quần áo của mình ra nhuộm nâu, nhuộm đen hết ráo. Thì ra, mọi người đều có chung nllau một mối bận tâm :  " Bây giờ mà ăn trắng, mặc trơn sẽ bị coi là giai cấp tư( sản bóc lột. Tốt hon hết là ta cứ đen hay nâu quách cho rồi." Chính vì thế mà đã có một thời thuốc nhuộm lên giá vù vù, đặc biệt là thuốc nhuộm mầu đen hay mầu nâu thì rất hiếm hoi tìm mua được. Tôi lại đã nghe một vài cô giáo mách nhau :

-               Cần gì thuốc nhuộm. Cứ móc cống rãnh lấy bùn lên rồi đem ngâm quần áo vào là xong tất. Tuyệt đối mầu không bao giờ phai.

-               Gớm ! Gái Sài Gòn quả có tinh thần thích ứng với thực tế thật là  mau chóng. Các cô giáo hồi trước thì bao giờ cũng đến trường với những tà áo dài thướt tha đủ mầu, nhưng bây giờ thì ai cũng chỉ có cái quần đen với áo sơ mi mầu nâu hay trắng. Thậm chí phấn son, các cô bây giờ cũng ít xài.

-              Một cô nói nhỏ:

-  Còn bầy vẽ cái gì nữa ! Lớ quớ nó lại vu cho cái tội đồi trụy, phản động !

Thế là lại thêm một khía cạnh nữa cho thấy cái vẻ đẹp yêu kiều của phụ nữ Việt Nam, ở vào thời buổi này cũng đang âm thầm bị bóp chết ! .

Nói đến sự thích ứng với hoàn cảnh, tôi lại nhớ tới một buổi học tập  dành cho các giáo viên tập trung ở ngôi trường Nguyễn Bá Tòng. Hôm ấy, một cô giáo rất xinh đến từ miền Bắc đã nói cho chúng tôi nghe về tinh thần khắc phục gian khổ và óc đầy sáng tạo của nhà giáo trong thời chiến tranh. Cô luôn mồm bảo : "Phải vận dụng óc sáng tạo để thích hợp với hoàn cảnh ! ". Rồi cô nêu ngay thí dụ cụ thể trong thực tế ở miền Bắc. Cô bảo lớp học tiến hành ngay dưới hầm tránh bom thì đào đâu ra dụng cụ để thí nghiệm. Ấy thế mà thầy cô giáo miền Bắc cũng đã sáng chế được thuốc thử Acít thay thế cho rượu quỳ để cho học trò làm thí nghiệm đấy. Rồi cô giải thích cải sáng chế thần tỉnh ấy là hoa Râm Bụt. Hoa Râm Bụt có thể thay thế Rượu Quỳ để thử Acit, nó cũng đang mầu xanh hóa ra mầu đỏ khi nhỏ vào một giọt axít. Nghe thật sướng tai, bọn chúng tôi ai cũng xuýt xoa đúng là các thầy cô miền Bắc biết vận dụng óc sáng tạo. Nhưng rồi tôi là người đã lên tiếng hỏi :

- Vậy thưa thuyết trình viên, việc biến chế hoa Râm Bụt thế nào để thay thế được Rượu Quỳ, xin cô cho biết.

Bỗng nhiên hai gò má hây hây cuả cô giáo mang danh hiệu Tiến sĩ Hóa học ấy chợt đỏ hồng lên. Cô nhìn thắng về phía tôi, miệng chúm chím cười. Rồi thật bất ngờ, cô đã trả lời câu hỏi của tôi với một giọng nghe rất hồn nhiên:

-                  Ấy cái đó cái đó thì tôi cũng chỉ nghe báo cáo như thế, chứ chính  bản thân lôi cũng chưa thí nghiệm thử bao giờ?

Cả nhóm chúng tôi chẳng bảo nhau cùng chợt ùa lên cười ! Cái cười hả hê vì vừa lột mặt nạ được một sự dối trá, nhưng cũng vừa thích thú khi được thấy chính Cô Tiến sĩ Hóa học này đã ngay thẳng nói ra sự thật mà không quanh co biến báo. Cũng chính vì vậy mà chúng tôi không cảm thấy bất mãn về sự tuyên truyền huênh hoang của cô mà trái lại, chúng tôi lại còn rất quy mến cô ở chỗ cô đã cất lên lời nói chân thật. Hầu như đã lâu lắm rồi, dù ở ngay trong môi trường giáo dục này, chúng tôi chỉ toàn được nghe những lời giả dối. Cho nên, khi được nghe một lời nói chân thật từ một báo cáo viên đến từ miền Bắc, chúng tôi có cảm giác như được hưởng một cơn mưa rào sau những ngày nắng hạn.

Tôi còn nhớ, sau những ngày chấm dứt khóa học, chúng tôi có hùn tiền nhau mua tặng cô giáo một cái bút pilot để trong hộp nhung cẩn thận. Một phần lâ để cám ơn cô đã tới thuyết trình cho chúng tôi về một đề tài nghe "rất vui vẻ”  nhưng phần khác, chúng tôi muốn cô đem về miền Bắc những ấn tượng tốt đẹp về thầy cô giáo của miền Nam, những con người chỉ thích nói thật và rất ngay thẳng trong các vấn đề dạy dỗ con em.

Mà đúng như thế. Hôm tiễn cô ra khỏi cổng trường, cô nói nhỏ nhẹ :

- Cái vụ Rượu Quỳ ấy, tôi tưởng cứ trình bầy xong thì thôi. Ai ngờ các anh các chị trong nây lại cứ hay hỏi tới nơi tới chốn. ở ngoài kia, có mấy ai cần hỏi ra đầu ra đũa như thế đâu !

Thì ra cái sự nói dóc đã được nuôi dưỡng từ một môi trường quen thói giả trá. Một khi nó đã thành thói quen rồi thì biến thành quán tính, chứ hẳn trong thâm tâm, nào cô có muốn bịp bợm gì chúng tôi đâu ?



                                        (còn tiếp)

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HẺM "BUÔN CHUYỆN" (KỲ 59) : Bốn tốt hay bốn…tệ (!)




             



Mấy hôm trước hẻm náo loạn vì con vợ thằng bồ cô Ba vợ ông đại tá hưu tới đánh ghen tới tấp. Tiếng người la hét, tiếng chân  thình thịch, tiếng chó sủa ầm ầm.

Thằng Bảy xe ôm trèo lên cột điện oang oang :

“ Rồi…rồi…tới đí…tới  đi…cô Ba xông ra tay bo với con mẻ Hoạn Thư đi…Túm tóc…túm tóc nó……Í chết ông đại tá hưu múa gậy “ đả cẩu bổng ‘ kìa…Thôi rồi…cô Ba tuột cả áo ngực thây lẩy ra hai qủa dừa kìa…”

Cô Phượng cave quát lớn :

“ Tốp đi mầy ! Hay hớm gì chuyện đánh ghen …”

Thằng Bảy xe ôm tụt xuống đất cười hì hì :

“ Cứ để tui tường thuật trực tiếp cho dzui…”

Gã Ký Quèn cười cùng cục :

“ Thế là năm nay ông đại tá hưu mất mẹ nó danh hiệu “ Gia đình văn hóa “ mà không chừng mất cả “đảng viên 4 tốt “ cũng nên…”

Cô Phượng cave trề môi :

“ Sức mấy…chai rượu tây cho mẹ tổ trưởng là xong liền. Gia đinh văn hóa chứ gia cầm, gia súc văn hóa gì cũng OK hết…”

Hôm sau  sau ông đại tá hưu mặt lầm lầm , ngồi góc quán ruồi đậu mép không buồn đuổi. Rồi mấy hôm liền mặt cứ nhũn ra như bánh tráng trụng nước. Vậy nhưng bất ngờ hôm nay ông lại vui như tết, đi ra đi vào , mặt mũi hơn hớn  làm cả quán tròn mắt, đoán già đoán non. Ông đi ra cô Phượng cave ngỏn nghẻn :

“ Hồ hởi phấn khởi vậy đúng rồi. Chắc đêm qua cô Ba khen chớ gì ?”

Thằng Bảy xe ôm lắc đầu :

“ Cổ suốt ngày càm ràm , sức mấy khen ?”

Cô Phượng cave cười rinh rích :

“ Mày hổng biết gì về đờn bà hết trơn. Tuần trước ổng khoe mới mua  thang thần dược Minh Mạng ông uống bà khen dữ lắm. Bởi vậy ổng mới vui  vậy .”

Ông Tư Gà Nướng chen ngang :

“ Trật lấc .... ông đại tá hưu hết điện từ tám đời, giờ có nhai cả nắm viagra cũng chẳng nhằm nhò gì, thang thuốc Bắc ăn thua mẹ gì ...chắc mới trúng quả chứng khoán ...”

Thằng Bảy xe ôm kêu lên :

“ í trời ...chứngkhoán đang tuột tới đáy rồi kìa ... nhà đầu tư đang lo méo mặt, ở đó mà trúng quả ?”

Cô Phượng cave lại đoán :

“ Vậy ông trúng số ?”

Gã Ký Quèn cười cười :

“ Ông đại tá hưu có đánh bạc với Nhà nước bao giờ ?”

Thằng Bảy xe ôm lắc đầu :

“ Chịu... bố ai biết ổng vui chuyện gì ?”

Vừa lúc đó ông đại tá hưu lại tươi cười bước vào. Nhìn ông hồ hởi phấn  khởi , cô Phượng cave hỏi độp :

“ Chú Ba có chuyện gì vui dữ vậy ? Bộ mới trúng số hả ?”

Ông đại tá hưu vui vẻ :

“ Trúng số cũng chẳng phấn khởi bằng chuyện này. “

Gã Ký Quèn ngứa miệng :

“ À thôi phải rồi...chú Ba phấn khởi mới được dự lễ kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Viêt- Trung chứ gì ? Thế thằng Trắc Lôi Minh, Tổng lãnh sự Trung Quốc có cho bì thư không ?”

Ông đại tá hưu cười  khà khà :

“ Tình hữu nghị Việt – Trung keo sơn như môi với răng, rạt rào như nước Hồng Hà – Cứu Long…cần gì phải bì thư ?”

Cô Phượng  cave chợt cười  rinh rích :

“ Chú Ba yêu Trung Quốc vậy bảo cô Ba có bao nhiêu đô la Mỹ đổi hết sang nhân dân tệ Trung Quốc ...”

Gã Ký Quèn lên tiếng :

“ Không không ...Chú Ba là cán bộ, đảng viên nhất định không thèm trữ đô la Mỹ, cũng chẳng thèm xài nhân dân tệ . Chú chỉ xài tiền Việt thôi, vậy mới là yêu nước , yêu chủ nghĩa xã hội chớ ?”

Ông Tư Gà nướng xua tay :

“ Thôi thôi, để yên coi ông Ba đại tá phấn khởi chuyện gì nào ?”

Ông đại tá hưu hãnh diện :

“ Tôi vừa được chi bộ công nhận đảng viên “bốn tốt”…”

Chị Gái hủ tíu tròn mắt :

“ Uýnh nhau ì xèo, mất trật tự an ninh xóm mà vẫn bốn tốt ?”

Cô Phượng cave chợt cười ré :

“ Xưa rồi…xưa rồi…bây giờ đảng không xét “bốn tốt” nữa đâu …”

Ông đại tá hưu bặm trợn :

“ Mày cave biết gì mà nói đảng không xét “bốn tốt” ?|

Cô Phượng cave vênh mặt :

“ Biết chớ …chú cán bộ ngoài Hànội nói tôi biết chớ bộ…”

Nghe cán bộ Hànội ông đại tá hưu chột dạ, im thít. Thằng Bảy xe ôm cười hố hố :

“ Không xét “bốn tốt” thì xét “bốn” gì , bốn “xấu” hả ?”

Cô Phượng ccave cười rinh rich :

“ Không phải “bốn xấu” mà là “bốn…tệ” !”

Chị Gái hủ tíu la :

“ Í trời…“bốn tệ” …là những gì ?”

Cô Phượng cave rành rọt :

“ Thứ nhất là :” quan hệ”. Muốn xin việc, xin dự án không có …quan hệ thì đừng hòng…”

Gã Ký Quèn :

“ Vậy “tệ” thứ hai là gì ?”

Cô Phượng cave :

” Là…tiền tệ đó. Ngày xưa ông Năm Cam nói :” cái gì không mua được bằng tiền thì rồi vẫn mua được bằng nhiều tiền”, giờ vẫn đúng .”

” Vậy “tệ” thứ 3 ?

Cô Phượng cave :

” Là…”hậu duệ “ nghĩa là cha truyền con nối . Như con ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn văn Chi  vô tài bất tướng nhưng đều nhảy tót lên ghế trung ương đảng sau này nối nghiệp cha…”

“ Và “tệ” thứ tư “

Cô Phượng cave cười rinh rich :

” Là…”mặc kệ”. Trung Quốc xâm lấn biển đông, lợi ích nhớm phá nát nền kinh tế…các đồng chí đều biết cả đấy nhưng cứ…mặc kệ, sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi .”

“ Vậy “bốn tệ” tóm lại là “quan hệ - tiền tệ - hậu duệ  và mặc kệ” ?

Cô Phượng cave :

” Chính thế…”

Thằng Bảy xe ôm cười sằng sặc :

” Nếu vậy thì…quá tệ !”

Cả quán cười ầm. Ông đại ta hưu  hầm hầm ra khỏi quán.



29-1-2013