Bác Ba Phi còn đang so sánh cái sự cười khi coi hài kịch của người trong nước và người hải ngoại , bất chợt trong bóng tối lù lù xuất hiện một ông cảnh sát Mỹ. Ông ghé vào hàng ghế chị Kelly Thi soi một ánh sáng hạt đỗ vào người chị, lập tức chỉ trỏ tay vào anh chàng đang mải mê quay phim ở hàng ghế trước. Ông cảnh sát tiến tới, đập tay vào vai chàng đó ra hiệu theo ông ra ngoài. Thôi rồi, thủ phạm quay lén bị bắt quả tang, phen này thu máy là cái chắc, có khi còn ra Toà nữa.
Bác Ba Phi chợt vỡ lẽ. Hoá ra chính chị Kelly Thi đã ra ngoài không phải đi restroom mà tố cáo cảnh sát anh chàng quay phim trộm.
Hoá ra là thế...Ghê thật, ý thức công dân, ý thức chấp hành luật pháp của chị và của cả “lão già” nữa cao thật. Dường như nó đã ngấm vào máu thành một thứ bản năng sẵn sàng bật ra mỗi khi gặp trường hợp luật pháp bị xâm phạm. Thật chẳng bù cho người trong nước, nhiều khi chứng kiến thằng ăn cắp chặt dây cáp đồng của bưu điện cũng cứ ngó lơ, sợ bị trả thù không dám báo công an.
Bác Ba Phi cứ suy nghĩ vẩn vương chẳng còn bụng dạ coi tuồng tích trên sân khấu nữa. Bỗng bác thấy thương và lo cho anh chàng quay phim lén. Chắc quay cho vợ con ở nhà coi thôi chứ tối thui thế này , máy quay lại nhỏ, quay được cũng chẳng bán cho ai coi. Xét về lý thì đáng trách nhưng về tình thì lại tội nghiệp. Chắc chẳng phải ra Toà , mất cái máy quay thôi. Ký vào biên bản vi phạm chắc lại được vào coi tiếp . Bác Ba Phi cứ nhấp nhổm chờ hoài, không thấy anh chàng quay vào, đành hỏi chị Kelly Thi :
“Sao không thấy anh chàng quay phim lén vào coi tiếp nhỉ ?”
Chị Kelly Thi dằn giọng :
“ Vào sao được . Người ta đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần cấm quay phim chụp hình, vậy sao còn quay lén. Xâm phạm bản quyền tội nặng lắm đâu có giỡn...”
Bác Ba Phi lo lắng :
“ Chắc nhà nghèo không đủ tiền mua vé nên chỉ đi mình anh quay phim mang về cho vợ con coi...”
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Bác tư duy theo kiểu miệt vườn rồi. Bên này chẳng ai nghèo đến nỗi không tiền mua vé vợ con coi ca nhạc đâu. Hành động vậy là xâm phạm tài sản người khác, tuỳ lỗi nặng nhẹ toà án sẽ tuyên hình phạt và mức độ bồi thường .”
Bác Ba Phi kêu lên :
“ Chèn đéc ôi, chuyện bé xíu xé ra to vậy sao ? Vậy khi tố cáo cảnh sát chị có nghĩ anh chàng đó chịu phạt sao không ?”
Chị Kelly Thi nhún vai :
“ Nghĩ chuyện đó làm gì ? Chỉ biết trước mắt là một vụ vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Hoa Kỳ , tôi là công dân Mỹ tôi có trách nhiệm tố cáo . Đơn giản vậy thôi...”
Bác Ba Phi dè dặt :
“ Nhưng anh ta cũng cùng máu đỏ da vàng, cũng dòng giống người Việt đằng mình ?”
Chị Kelly Thi cười cười :
“ Thế bác không nhớ các cụ ta có câu “pháp bất vị thân” , tức pháp luật là trên hết, ngay người thân cũng vậy thôi, cũng không thể vì thân mà bỏ qua được...”
Bác Ba Phi nhỏ giọng :
“ Vẫn biết thế nhưng vẫn ái ngại sao đó... Mà thực ra hắn quay lén về cho vợ con coi thôi chứ có giết người cướp của gì đâu mà bảo phạm pháp ?”
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Bác này quan niệm về pháp luật buồn cười nhỉ ? Cứ giết người cướp của mới gọi là phạm pháp sao ?”
Vừa lúc đó đèn bật sáng tạm nghỉ , bác Ba Phi nhìn hàng ghế trên vẫn chống một chỗ. Vậy là chàng đó bị đuổi khỏi rạp rồi, biết đâu còn bị phạt tiền nữa. Khổ thiệt. “Lão già” hùa theo chị Kelly :
“ Tôi chắc ở Việt Nam pháp luật lỏng lẻo lắm nên bác mới coi giết người cướp của mới là phạm pháp, còn bên này hả ? Bác thử đánh chó nhà bác coi, hàng xóm gọi điện cho 911 tới còng tay bác liền...”
Bác Ba Phi trợn mắt :
“ Đánh chó cũng phạm pháp à ? Pháp luật gì kỳ vậy ? Chẳng bù cho ở Việt Nam, khối đứa đánh người giữa quán, giữa chợ , giữa công đường mà vẫn cứ nhơn nhơn chẳng pháp luật nào sờ tới .”
Chị Kelly Thi đưa cho bác Ba Phi lon Coke :
“ Vậy mới nói luật ở Việt Nam là luật rừng , đen hay trắng, phải hay trái đều do đảng xử cả. Như tôi có ông anh con ông bác, về quê thăm họ hàng, nghe dỗ ngon dỗ ngọt cho ông cán bộ xã vay 10 ngàn USD đầu tư nuôi tôm, có làm giấy má vay mượn đàng hoàng. Đến hẹn trả ông cán bộ cứ khất lần, mấy vụ tôm ông ta thu lời quá trời nhưng không chịu trả một cắc. Ông anh tôi kiện ra xã. Ban tư pháp xã không giải quyết vì giấy tờ vay mượn viết tay không có giá trị. Ông anh tôi lại nộp đơn lên Toà án huyện. Mấy ông huyện coi giấy tờ rồi phán một câu xanh rờn :” Luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cho phép công dân giao dịch với nhau bằng ngoại tệ. Bởi thế hợp đồng này vô giá trị.” Ông anh tôi cãi :”Nhưng tôi không phải công dân Việt Nam, tôi là công dân Mỹ...”. Toà lại phán :” nếu vậy ông về Mỹ kiện ở Toà án Huê Kỳ nha !” Ông anh tôi chửi một câu rõ tục ở ngay giữa Toà : “quân cướp ngày”, rồi xé béng giấy biên nhận ngay trước mặt các ông Chánh Án , Việt kiểm sát với cả công an...”
Bác Ba Phi kêu lên :
“ Í chết sao dại vậy ? Huyện không được đưa lên tỉnh, tỉnh không được đưa lên Toà án nhân dân tối cao chớ ?”
“Lão già” cười ngất :
“ Có hoạ thần kinh mới theo kiện ở Việt Nam. Cán bộ nó binh nhau. Mình kiện nó khác nào con kiến kiện củ khoai ?”
Bác Ba Phi thắc mắc :
“ Vậy sao không kiện ra Toà án Mỹ ?”
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Kiện ở Toà án Mỹ à ? Mỹ với Việt Nam đã có hiệp định tư pháp, dẫn độ tội phạm đâu ? Vả lại tiền án phí, tiền thuê luật sư có khi gấp mấy lần tiền đòi được nợ thôi thì thí hồ thí cháo cho thằng cán bộ xã cho rồi.”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tệ vậy kia à ? Từ hồi đó ông anh cô có về Việt Nam đòi nợ nữa không ?”
Chị Kelly Thi trợn mắt :
“ Ông ấy kể rằng khi ra phi trường trở lại Mỹ, máy bay vừa cất cánh ông ấy đã vọt miệng chưởi :” Fuckle it”. Rồi thề độc không bao giờ quay trở lại cái xứ sở luật rừng này nữa...”
Bác Ba Phi hít hà :
“ Vậy là mất toi cả 10 ngàn đô la à ?
“Lão già” cười cười :
“ Mất vậy còn ít . Tôi có thằng cháu mang cả nửa triệu đô la về đầu tư vào lãnh vực làm đèn và bảng quảng cáo. Mấy năm đầu có vẻ làm ăn được lắm, lãi đều đều, nhưng rồi chẳng hiểu sao doanh thu cứ tụt dần tụt dần, hoá ra Nhà nước dụ khị Việt kiều mang vốn và công nghệ mới về nước làm ăn. Cho đến khi mấy cha nắm được công nghệ rồi, cơ sở kỹ thuật , trang thiết bị đầy đủ cả rồi mới giở mặt dùng đủ mọi thủ đoạn đê tiện nhất để thằng cháu tôi phải rút hết vốn ra , từ đó ung dung điều hành nhà máy như ông chủ vì chiếm tới hơn 80% cổ phần. Thằng cháu tôi đành bỏ của chạy lấy người vì nếu to gan nấn ná ở lại tụi nó vu cho ông tội xách động, móc nối phản động thì nguy.”
Chị Kelly Thi cười cười :
“ Chẳng cần chụp cho cái tội chính trị làm gì . Nó cứ vu cho cái tội trốn thuế cũng đủ rũ tù...”
“ Lão già” hùa theo :
“ Tôi đi du lịch cũng đã nhiều nước nhưng chẳng thấy cái nước nào pháp luật lạ đời như cái nước Việt Nam. Chẳng hạn Toà án phải phán quyết theo “dự kiến án” của đảng...”
Chị Kelly Thi cười cười :
“ Dự kiến án “ là cái quỷ gì ? Sao Toà lại xử theo “dự kiến” ? Ai dự kiến ?”
“Lão già” cười hềnh hệch :
“ Vậy mới nói. Toà án không phải xử án mà là “diễn án”. Tức bề ngoài cũng vẫn có luật sư, công tố viên, chánh án, Hội đồng xét xử..cũng có Chánh án hỏi các bị cáo, cũng tranh luận...như thật. Nhưng tất cả đều là “diễn” hết. Hội đồng xét xử cũng lui vào phòng kín nghị án , nhưng mà “nghị” cái con mẹ gì, làm ra vẻ vậy thôi, án tuyên ra sao đảng đã dự kiến cả rồi. Chánh án cứ việc dựa vào đó mà tuyên . Bởi vậy mới có cái trò “dự kiến án”. Nhất các vụ án chính trị như xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ...tuốt tuột đều do Ban Bí thư trung ương đảng chỉ đạo dự kiến mức án hết...”
Chị Kelly Thi cau mày :
“ Nếu vậy thì sao đảng không trực tiếp xử án cho rồi, bầy ra Toà án, Viện kiểm sát, luật sư làm chi cho tốn kém...”
“Lão già” cười hềnh hệch :
“ Ấy ấy...cũng phải bày trò “luật pháp giả hiệu” chứ ? Không thì chẳng lẽ thành Nhà nước xã hội đen à ? Dự kiến án đã thành cái “lệ” rồi, nhưng chưa hết đâu, lại còn “khoanh án” nữa kìa ...”
Chị Kelly Thi cau mày :
“ Khoanh án là cái khỉ gì ? Pháp luật gì bầy lắm trò vậy ?”
“ Lão già” giải thích :
“ Có biết tại sao vụ PMU18 ở trong nước lúc đầu sôi sùng sục, bắt giam cả Thứ trưởng Bộ giao thông rồi sau lại tuyên bố vô tội không ? Hay vụ Huỳnh Ngọc Sĩ bị Nhật Bản tố cáo ăn hối lộ hơn 2 triệu USD mà chẳng thấy điều tra , điều con mẹ gì cả ? “
Chị Kelly Thi cười cười :
“ Thì lại nói theo kiểu cù nhầy chưa có chứng cứ chứ gì ?”
“Lão già” lắc đầu :
“ Chưa có thì phải điều tra chớ ? Chẳng qua là mấy cha sợ rút dây động tới thiên tào. Xử thằng Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến chẳng may nó khai đã nộp tiền cho ông Tổng Bí thư thì chết cha . Thằng Huỳnh Ngọc Sĩ cũng vậy. Ăn hơn 2 triệu USD chứ có ít , điều tra điều con lớ ngớ dính tới bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải thì bỏ mẹ. Bởi vậy mới “khoanh án” lại, chỉ điều tra tới đó thôi là tốp tốp. Kiểu như chỉ giới hạn chống tham nhũng tới bụng thôi. Trên rốn một chút là “khoanh” , cái này trong danh từ tố tụng Việt Nam gọi là “khoanh án”....”
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét