Chờ ông hoạ sĩ hết cơn khoái chí, bác Ba Phi ngắm nghía bức tranh vài lần nữa rồi mới lên giọng dặn dò :
“ Ông mê bức tranh này thì ông cứ vẽ , nhưng tôi khuyên ông chỉ nên treo bên Mỹ thôi, ông mang về nước rầy rà cho ông mà rồi cũng chẳng có ma nào coi .”
Ông hoạ sĩ ngạc nhiên :
“ Bác nói gì lạ vậy ? Sao ở Việt Nam không có ai coi ?”
“ Dân mình mải làm mải ăn có ai quan tâm chính “chị”, chính “em” đâu. Nói thật nha, ông vẽ bôi bác thế này chứ bôi bác nữa cũng chẳng ai để ý.Tôi nói thiệt đó ...không tin ông cứ về hỏi dân trong nước”Thủ tướng là ai”, “ Chủ tịch nước là ai” khối anh hổng biết nói gì tới những 15 ông này. Thôi ông ơi, ông vẽ bôi bác vậy chẳng tác dụng gì mà Nhà nước biết được nó cắt VISA , hết về nước tiêu tiền giá rẻ...”
Ông hoạ sĩ lườm dài :
“ Nói như bác chẳng hoá ra trong nước hết người căm thù cộng sản rồi sao ?”
Bác Ba Phi gật đầu :
“ Những người đó vượt biên hết rồi còn đâu. Còn trong nước, ít người quan tâm tới cộng sản hay không cộng sản. Mặc kệ tivi, radô muốn nói gì nói, kệ má ông Nhà nước hô hoán “mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân thắng lợi”, hoặc hò hét “ra sức học tập gương đạo đức của bác Hồ vĩ đại.. ”... mặc kệ mấy ông muốn nói trời nói biển gì nói , việc họ nói thì phải nói, dân không nghe cũng mặc kệ dân ...”
Ông hoạ sĩ Tụng lắc đầu quày quạy :
“ Tôi không tin...tôi không tin dân mình thờ ơ vậy ... bác đọc báo không thấy nói dân biểu tình rần rần đấy thôi...”
Bác Ba Phi gật đầu :
“ Họ chỉ đòi đất bị giải toả thôi. Chẳng động tới đảng và nhà nước, mặc kệ mấy ông mặc sức muốn làm gì làm, tham nhũng, ăn cắp công quỹ, mua quan bán tước, bán trời, bán đất, bán biển, bán mỏ...mặc kệ, đảng, nhà nước tha hồ muốn làm gì làm chỉ đừng động tới đất đai của họ là được...”
Ông hoạ sĩ Tụng cười hô hố :
“ Bác bảo tha hồ tham nhũng , ăn cắp công quỹ mà lại không được động tới đất của dân thì tham nhũng vào đâu ?Ăn cắp không khí à ?”
Ông hoạ sĩ lại cười dài :
“ Ở Việt Nam , không khí mà bán được thì các quan cũng bán rồi ...”
Ông hoạ sĩ lại đưa bác Ba Phi đi tiếp lên lầu hai, lầu ba. Ở đây treo và bày la liệt những bức tranh bác Ba Phi cótrợn rách cả mắt lên cũng chỉ thấy màu sắc loè loẹt mà chẳng ra cái hình thù gì. Ông hoạ sĩ Tụng giảng giải :
“ Đây là những bức tranh tôi vẽ theo kiểu “trừu tượng” thường gọi là “hội hoạ không có hình””
Bác Ba Phi tròn mắt kinh ngạc :
“ Hội hoạ không có hình thì vẽ cái gì ?”
Ông hoạ sĩ lắc đầu :
“ Không vẽ cái gì cả...chỉ là diễn tả cảm xúc bằng mầu thôi...”
Bác Ba Phi lại cố ngắm nghĩa mấy bức “trừu tượng “ rồi gật gật :
“ Đó...ông cứ vẽ “trừu tượng “vậy cũng được, vẽ thế này tha hồ mang về nước triển lãm, trưng bày, chẳng ai nói được ông, chứ cứ vẽ cái kiểu “15 con ma ăn cỗ” thế kia tranh ông cấm treo mà ông còn cấm về Việt Nam nữa kìa...”
Ông hoạ sĩ Tụng lắc đầu :
“ May quá...ông Nhà nước muốn cấm hươu cấm vượn gì cấm, tôi không hề có ý định mang tranh về triển lãm ở trong nước ...”
“ Vậy ông chỉ vẽ cho đồng bào bên này ?”
“ Tất nhiên ...tôi triển lãm cho bà con bên Mỹ coi thôi...”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Bà con bên này bất quá cũng chỉ tới hai triệu người thôi...còn ở trong nước những 90 triệu kia...mang về nước vẫn nhiều người coi hơn chứ ?”
Ông hoạ sĩ Tụng cười nhạt :
“ Được vậy quá tốt rồi...nhưng tôi đồ rằng gọi là 90 triệu người, nhưng phần lớn là nông dân nghèo, suốt ngày lội ruộng kiếm miếng ăn...thời gian, đầu óc đâu mà ngắm tranh triển lãm...”
Bác Ba Phi coi xong những bức tranh “trừu tượng”, cười cười :
“ Các cụ ta thường nói vẽ người khó, vẽ ma dễ...vẽ thế này..tôi vẽ cũng được...”
Ông hoạ sĩ Tụng cười ha hả :
“ Nếu vậy mời bác vẽ thử coi !”
Bác Ba Phi vội chối :
“ Ối thôi thôi...tốn sơn tốn vải...”
“ Không không...đáng bao nhiêu...bác cứ vẽ thử ...biết đâu tài năng hơn cả tôi cũng nên...”
Miệng nói, tay lôi một cái khung đã căng vải, lấy cọ với cả sơn ra ấn vào tay bác Ba Phi, thúc giục :
“ Vẽ đi...bác thử vẽ đi coi...”
Bác Ba Phi không từ chối được, tức mình cầm cây cọ lớn quết một đường dài trên mặt vải rồi tiếp theo vạch một đường ngang nữa. Thế rồi nhân cái đà đó, bác hăng lên, cứ thế bác quệt ngang quệt dọc, càng lúc càng như có ma ám khiến cây cọ càng tung hoành mạnh mẽ , chẳng mấy chốc đã màu sơn đã bôi kín cả khung vải. Lúc đó bác mới vứt cọ , xoa tay ngắm nghía tác phẩm vừa hoàn thành.
Thật lạ, “tác phẩm” của bác Ba Phi nom cũng giông giống, chẳng khác gì mấy bức tranh trừu tượng ông hoạ sĩ vẽ bày cạnh đó và đặc biệt có cái gì đó khác lạ khiến ông hoạ sĩ chợt kêu to :
“Đây mới đúng là tranh trừu tượng đấy ạ...”
Bác Ba Phi trợn tròn cả mắt :
“ Tranh trừu tượng ? Tôi chỉ quậy cà tưng cà tưng vậy mà cũng thành tranh trừu tượng ?”
Ông hoạ sĩ Tụng nghiêm trang gật gật :
“ Đúng đó...nghệ thuật chính là sự bộc phát, sự trào vọt của cảm xúc ...cũng giống như làm thơ ấy...khi câu thơ bất kỳ là câu gì bất ngờ nảy ra cũng có thể gọi là thơ...thơ kiểu này người ta gọi là thơ...”vụt hiện”.
Bác Ba Phi ngớ người :
“ Thơ “vụt hiện” là thơ gì ? Tôi tưởng khi làm thơ phải suy nghĩ tìm câu tìm chữ dữ lắm chớ ?”
Ông hoạ sĩ cười cười :
“ Thơ vậy là thơ thường. Thơ chẳng cần ngẫm nghĩ gì, tự nó nảy ra, hiện ra mới gọi là thơ “vụt hiện”. Chẳng hạn có ông nhà thơ nổi tiếng trong nước đã làm những câu thơ như : “háp háp háp...còn tấy còn nướu..cởi quần chưởi thề...con gà quay con gà quay...”
Bác Ba Phi kêu lên :
“ Chèn đéc ôi...thơ gì kỳ vậy. Nghe không hiểu gì hết trơn ...”
Ong hoạ sĩ cười cười :
“ Thơ không cần hiểu...chỉ cần hiện ra cái...rụp. Thế là thành thơ “vụt hiện”. Cũng như bác vẽ tranh đó. Chẳng cần suy nghĩ hình thù, mầu mè gì hết, cứ cầm cọ phóng bừa mà vẫn thành tranh...à phải rồi tranh...”vụt hiện”.
Bác Ba Phi có vẻ hiểu ra nên khoái chílắm. Bác nghĩ bụng hoá ra sang Mỹ mới biết, vẽ tranh chẳng có gì là khó, cứ cầm cọ với sơn quệt bừa lên vải cũng thành tranh. Tuy nhiên cái loại tranh “vụt hiện” này liệu rồi có được mang đi triển lãm và có ai mua không ? Bác thắc mắc chuyện đó với ông hoạ sĩ, ông này trợn mắt :
“ Có chớ...có mang đi triển lãm chớ...và rồi chắc chắn có người mua...”
Bác Ba Phi mừng rỡ :
“ Vậy hả ? Vậy rồi mua với giá nhiêu ? Mua bằng tiền đô hay tiền Việt nam ?”
Ông hoạ sĩ nghiêm mặt :
“ Bằng đôla Mỹ chớ ? Mình bán tranh ở Mỹ kia mà ? Bức tranh này của bác hả ? Giá chót cũng phải 3000 đô la Mỹ...”
Bác Ba Phi giật thót người. Những 3000 đô la Mỹ, vừa đúng bằng số tiền vợ chồng thằng Đậu cần vay để cứu mấy cái hầm cá.
Bác Ba Phi vội vàng :
“ Thiệt không ? Bán được 3000 đô được không ?”
Ông hoạ sĩ Tụng cười cười :
“ Được chứ sao không ? Có điều phải mang triển lãm cho báo chí tung hô hết cỡ thì mới bán được ...”
“ Vậy ông mang triển lãm đi...ông bán giúp tôi lấy tiền gửi về cho vợ chồng thằng Đậu nó gây lại đàn cá ...”
Ông hoạ sĩ tròn mắt :
“ Gây lại đàn cá ? Vừa mới chết hết cả mấy hầm mà vẫn chưa tởn sao ?”
“ Vậy mới nói thua keo này ta bầy keo khác...”
“ Nhưng keo này lại thua nữa thì sao ?”
Bác Ba Phi cười héo hắt :
“ Thì bán nhà đi mà trả nợ rồi đi ăn mày chứ còn làm sao ?”
“ Không được...làm ăn phải suy tính thiệt hơn chớ, cứ làm đại thua keo này bầy keo khác trách gì dân mình cứ mạt rệp mãi...”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Khó lắm ông ơi...Con người tính mấy cũng không bằng trời tính...Giả tỷ như vụ nông dân Vĩnh Phú ngoài Bắc nuôi bò để vắt sữa bán cho các Công ty đó. Bao nhiêu tài sản, vốn liếng mồ hôi nước mắt dồn hết vào đàn bò. Đùng cái xảy ra vụ mêlamin mãi tận bên Tàu, thế rồi mấy cha Bộ nông nghiệp chẳng biết xét nghiệm ra sao tuyên bố xanh rờn sữa của bà con có mêlamin. Ôi thôi thế là bao nhiêu công sớm tối, mưa nắng trông nom đàn bò, rồi lại còn thức ăn cho nó nữa chớ, tất cả nước lã ra sông , cho cũng chẳng ai dám uống, bà con nông dân đành phải đổ ra đầy đường đầy chợ ...”
Ông hoạ sĩ xua xua tay :
“ Không được ...không được ...sản phẩm anh làm ra không đạt yêu cầu bán không ai mua là đúng rồi, anh phải tìm cách tiêu huỷ sao cho không ô nhiễm môi trường chứ đổ ra đường là phạm pháp rồi...”
Bác Ba Phi thở dài :
“ Khốn nỗi mấy cha Bộ nông nghiệp lại xét nghiệm...sai kìa. Khi bên y tế cho xét nghiệm lại thì không thấy mêlamin đâu cả... vậy mới chết người ta chớ ?”
Ông hoạ sĩ kêu lên :
“ Phải kiện...kiện Bộ nông nghiệp bắt nó phải bồi thường thiệt hại chớ ...”
Bác Ba Phi ngạc nhiên :
“ Ông nói gì kỳ vậy ? Mình là dân sao kiện được Nhà nước ?”
“ Kiện được chớ . Bất cứ anh nào làm sai mình cũng kiện được chớ ? Ở bên Mỹ này ngay cả Tổng Thống làm sai dân vẫn kiện được như thường..”
Bác Ba Phi cười như mếu :
“ Vừa rồi giá gạo ở thị trường thế giới tăng cao, nông dân lại thừa gạo, ông Nhà nước lại ký lệnh cấm xuất mới kỳ chớ ? Cho đến khi giá gạo thế giới xuống thấp , bán ra là lỗ ông mới ký giấy cho người ta xuất làm nông dân thiệt hại cả tỷ đôla. Rõ ràng sai rành rành ra đấy mà có ai dám kiện đâu ? Kiện ông Thủ Tướng à ? Có mà trời sập...”
Ông hoạ sĩ cười cười :
“ Tại cái nước mình đéo có luật, cái gì đảng cũng quyết định hết, mấy ông lãnh đạo chẳng khác gì ông trời con, đéo coi dân ra gì, dọc ngang nào biết trên đầu có ai…Bởi vậy tôi vẽ bức “Ma ăn cỗ” là đúng rồi…”
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét